logo
EN
VN

Logo-bo-gd-dt

Chương trình đào tạo cử nhân hệ chính quy ngành Truyền thông Doanh nghiệp

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP
- Tên ngành: Truyền thông doanh nghiệp
- Trình độ: Đại học
- Mã ngành: 7320109
- Thời gian đào tạo: 04 năm
- Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Pháp
- Tải tài liệu về: Tại đây

  180410 Truyen thong_011 180410 Truyen thong_021

1. Chương trình đào tạo tiên tiến
- Tham khảo có chọn lọc từ các chương trình đào tạo quốc tế của Pháp và Bỉ, đáp ứng xu thế truyền thông hiện đại và phù hợp với đặc thù Việt Nam.  
- Cung cấp kiến thức đa dạng về truyền thông tiếp thị, quảng cáo, quan hệ công chúng, truyền thông điện tử, tổ chức sự kiện... đồng thời rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, xây dựng và quản lý chiến lược truyền thông.
- Nhiều giờ thực hành, làm dự án, thực tập để sinh viên phát huy tối đa khả năng sử dụng kiến thức chuyên ngành và ngoại ngữ, cũng như các kỹ năng mềm.

2. Sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ
- Sinh viên được học đủ số giờ ngoại ngữ để đạt trình độ tiếng Pháp B2 và tiếng Anh B1 để cập nhật các kiến thức mới nhất về ngành truyền thông, phục vụ học tập và công việc sau này.
- Học ngoại ngữ với một trường đại học có truyền thống về giảng dạy ngoại ngữ từ gần 60 năm nay, với các giảng viên nhiệt tình, giỏi chuyên môn, được đào tạo tại Pháp, Bỉ, Canada.

3. Cơ hội nghề nghiệp lớn
Truyền thông đang là lĩnh vực cần một nguồn nhân lực lớn vì mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều cần có bộ phận truyền thông. Sinh viên chuyên ngành có rất nhiều cơ hội thực tập, tìm việc, học tập nâng cao trình độ và phát triển bản thân.
Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc trong nhiều lĩnh vực :
- Truyền thông : trưởng bộ phận truyền thông, cán bộ phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ công chúng, truyền thông nội bộ, vận động hành lang hoặc chuyên viên các hãng truyền thông, v.v.
- Doanh nghiệp : nhân viên marketing, chuyên viên xây dựng và quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện, quản lý nhãn hàng, quản lý khủng hoảng, phụ trách đối ngoại, v.v.
- Báo chí : phóng viên báo viết, báo mạng, quản trị nội dung, v.v.

4. Học trao đổi hoặc chuyển tiếp tại nước ngoài
- Trong thời gian học, sinh viên có thể đi học trao đổi 01 kỳ hoặc 01 năm tại các trường đối tác của Trường Đại học Hà Nội tại Pháp và Bỉ.
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp tục theo học các chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Truyền thông tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài (Pháp, Bỉ, Canada).

5. Giảng viên và chuyên gia về truyền thông cùng giảng dạy
- 100% giảng viên được đào tạo tại nước ngoài, tham gia tích cực vào Mạng lưới nghiên cứu Thông tin – Truyền thông tại Việt Nam, thành viên của Hiệp hội nghiên cứu Thông tin và Truyền thông Pháp.
- Giảng dạy chuyên ngành : 9 giảng viên cơ hữu trình độ Tiến sĩ và Thạc sĩ, cùng các chuyên gia về truyền thông, nhà báo, doanh nhân, giảng viên các cơ sở đào tạo & nghiên cứu có uy tín của Việt Nam, Bỉ và Pháp.
- Giảng dạy ngoại ngữ : 1 Giáo sư, 15 Tiến sĩ và Thạc sĩ.

6. Chương trình đào tạo Cử nhân Truyền thông doanh nghiệp
- Định hướng Truyền thông tiếp thị: 140 tín chỉ
- Định hướng Quan hệ công chúng: 140 tín chỉ


Khối kiến thức chung: 27 tín chỉ (TC)


Cung cấp kiến thức chung mà sinh viên các chương trình đại học cần biết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, Đường lối cách mạng của Đảng CSVN, Tư tưởng Hồ chí Minh, Tin học, Tiếng Anh, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng.

 


Khối kiến thức theo khối ngành ngôn ngữ: 8 tín chỉ (TC)


Cung cấp kiến thức nền tảng để học ngành ngôn ngữ và các định hướng nghề nghiệp liên quan: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử văn minh thế giới, Tiếng Việt thực hành, Soạn thảo văn bản tiếng Việt.

 


Khối kiến thức theo nhóm ngành: 48 tín chỉ (TC)

Khối kiến thức tiếng Pháp: 29 TC gồm các học phần sau: Thực hành tiếng trình độ từ A1 đến B2
Khối kiến thức tiếng Pháp chuyên ngành 6 TC gồm các học phần sau: Tiếng Pháp chuyên ngành Truyền thông, Tiếng Pháp chuyên ngành Kinh tế, Tiếng Pháp chuyên ngành CNTT.
Khối kiến thức cận ngành 13 TC gồm các học phần sau: Lịch sử truyền thông đại chúng, Tâm lý học truyền thông, Lý thuyết Tổ chức và Doanh nghiệp, Lý thuyết Truyền thông, Pháp luật và Đạo đức nghề nghiệp.



Khối kiến thức chuyên ngành: 48 tín chỉ (TC)


Bắt buộc cho cả hai định hướng: 36 TC

- Kỹ năng truyền thông bằng văn bản: 03 TC
- Kỹ năng truyền thông bằng lời nói: 03 TC
- Truyền thông liên văn hoá: 03 TC
- Phương tiện truyền thông đại chúng: 03 TC
- Phương pháp nghiên cứu khoa học trong truyền thông: 03 TC
- Truyền thông tiếp thị: 03 TC
- Truyền thông doanh nghiệp: 03 TC
- Truyền thông điện tử: 03 TC
- Quan hệ công chúng: 03 TC
- Xu hướng truyền thông hiện đại: 03 TC
- Thiết kế và sản xuất sản phẩm truyền thông cơ bản: 03 TC
- Thiết kế và sản xuất sản phẩm truyền thông nâng cao: 03 TC

Định hướng Truyền thông tiếp thị
: 12 TC

- Truyền thông đa phương tiện: 3 TC
- Tiếp thị trực tuyến: 3 TC
- Quảng cáo và sáng tạo quảng cáo: 3 TC
- Truyền thông hình ảnh: 3 TC

Định hướng Quan hệ công chúng: 12 TC

- Truyền thông nội bộ: 3 TC
- Truyền thông sự kiện: 3 TC
- Quản trị vấn đề và xử lý khủng hoảng truyền thông: 3 TC
- Xây dựng và phát triển thương hiệu: 3 TC



Thực tập và khóa luận tốt nghiệp: 9 tín chỉ (TC)


- Thực tập 1: 3 TC
- Khóa luận tốt nghiệp: 6 TC hoặc Thực tập 2: 6 TC