logo
EN
VN

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NGÔN NGỮ NGA

1. Mục tiêu: Đào tạo những nhà khoa học có trình độ lý luận cao về ngôn ngữ Nga và một số ngành học liên quan; có kiến thức sâu rộng về lý luận ngôn ngữ học nói chung, có trình độ cao trong giảng dạy lý thuyết và thực hành tiếng Nga; sáng tạo trong việc phát hiện, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học và thực thiễn trong lĩnh vực ngôn ngữ Nga.
2. Tên chuyên ngành đào tạo, mã số chuyên ngành:
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Nga Mã số: 62 22 02 02
3. Chỉ tiêu: Chỉ tiêu chung cho các ngành đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước là 10.
4. Thời gian đào tạo:
- Đối với người có bằng thạc sĩ là 03 năm tập trung liên tục.
- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 04 năm tập trung liên tục.
5. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
6. Điều kiện dự tuyển
6.1. Về văn bằng: Người dự tuyển cần có bằng thạc sĩ ngành đúng/phù hợp với chuyên ngành Ngôn ngữ Nga hoặc ngành gần của tất cả các hệ đào tạo trong nước cũng như ngoài nước với điều kiện ngôn ngữ giảng dạy và học tập bằng tiếng Nga. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ ngành đúng/phù hợp hoặc ngành gần thì người dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Nga, hệ chính quy, loại khá trở lên.
6.2. Về thâm niên công tác: Người dự tuyển cần có ít nhất hai năm thâm niên nghề nghiệp trong lĩnh vực công tác phù hợp với ngành Ngôn ngữ Nga (kể từ khi tốt nghiệp đại học, tính từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự tuyển), trừ trường hợp được chuyển tiếp nghiên cứu sinh.
6.3. Về công trình nghiên cứu: Người dự tuyển là thạc sĩ ngành đúng/phù hợp hoặc ngành gần phải có ít nhất một bài báo công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển. Người dự tuyển chưa có bằng thạc sĩ ngành đúng hoặc ngành gần phải có ít nhất hai bài báo công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển. Nội dung các bài báo phải phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài đăng ký khi dự tuyển.
6.4. Về bài luận nghiên cứu: Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn, mục tiêu, kết hoạch thực hiện đề tài; đề xuất người hướng dẫn.
6.5. Về thư giới thiệu: Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển. Người giới thiệu cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với người dự tuyển.
6.6. Về ngoại ngữ (Ngoại ngữ 2): Có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau: 1) Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGD-ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD&ĐT), một trong các thứ tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật; 2) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài, không trùng với ngoại ngữ thuộc chuyên ngành đăng ký dự tuyển; 3) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ không trùng với ngoại ngữ thuộc chuyên ngành đăng ký dự tuyển.
6.7. Các điều kiện khác: 1) Được cơ quan quản lí nhân sự giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm, cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật. 2) Có Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định. 3) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật và của Trường Đại học Hà Nội.
7. Thời gian tuyển sinh: Mỗi năm, Nhà trường tổ chức xét tuyển tối đa hai (02) lần.
8. Địa chỉ liên hệ:
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC, Phòng 211 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội, Km9 – đường Nguyễn Trãi – quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 04.3854.4498
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: www.hanu.edu.vn/sdh

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NGÔN NGỮ ANH

1. Mục tiêu: Đào tạo những nhà khoa học có trình độ lý luận cao về ngôn ngữ Anh và một số ngành học liên quan; có kiến thức sâu rộng về lý luận ngôn ngữ học nói chung, có trình độ cao trong giảng dạy lý thuyết và thực hành tiếng Anh; sáng tạo trong việc phát hiện, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học và thực thiễn trong lĩnh vực ngôn ngữ Anh.
2. Tên chuyên ngành đào tạo, mã số chuyên ngành:
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Anh Mã số: 62 22 02 01
3. Chỉ tiêu: Chỉ tiêu chung cho các ngành đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước là 10.
4. Thời gian đào tạo:
- Đối với người có bằng thạc sĩ là 03 năm tập trung liên tục.
- Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 04 năm tập trung liên tục.
5. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
6. Điều kiện dự tuyển
6.1. Về văn bằng: Người dự tuyển cần có bằng thạc sĩ ngành đúng/phù hợp với chuyên ngành Ngôn ngữ Anh hoặc ngành gần của tất cả các hệ đào tạo trong nước cũng như ngoài nước với điều kiện ngôn ngữ giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ ngành đúng/phù hợp hoặc ngành gần thì người dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Anh, hệ chính quy, loại khá trở lên.
6.2. Về thâm niên công tác: Người dự tuyển cần có ít nhất hai năm thâm niên nghề nghiệp trong lĩnh vực công tác phù hợp với ngành Ngôn ngữ Anh (kể từ khi tốt nghiệp đại học, tính từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày đăng ký dự tuyển), trừ trường hợp được chuyển tiếp nghiên cứu sinh.
6.3. Về công trình nghiên cứu: Người dự tuyển là thạc sĩ ngành đúng/phù hợp hoặc ngành gần phải có ít nhất một bài báo công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển. Người dự tuyển chưa có bằng thạc sĩ ngành đúng hoặc ngành gần phải có ít nhất hai bài báo công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển. Nội dung các bài báo phải phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài đăng ký khi dự tuyển.
6.4. Về bài luận nghiên cứu: Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn, mục tiêu, kết hoạch thực hiện đề tài; đề xuất người hướng dẫn.
6.5. Về thư giới thiệu: Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc một thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và một thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của người dự tuyển. Người giới thiệu cần có ít nhất 6 tháng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với người dự tuyển.
6.6. Về ngoại ngữ (Ngoại ngữ 2): Có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ sau: 1) Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGD-ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD&ĐT), một trong các thứ tiếng Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật; 2) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài, không trùng với ngoại ngữ thuộc chuyên ngành đăng ký dự tuyển; 3) Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ không trùng với ngoại ngữ thuộc chuyên ngành đăng ký dự tuyển.
6.7. Các điều kiện khác: 1) Được cơ quan quản lí nhân sự giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm, cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật. 2) Có Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định. 3) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật và của Trường Đại học Hà Nội.
7. Thời gian tuyển sinh: Mỗi năm, Nhà trường tổ chức xét tuyển tối đa hai (02) lần.
8. Địa chỉ liên hệ:
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC, Phòng 211 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội, Km9 – đường Nguyễn Trãi – quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 04.3854.4498
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: www.hanu.edu.vn/sdh

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH, DẠY - HỌC BẰNG TIẾNG ANH

1. Mục tiêu: Nhằm đào tạo thạc sĩ có kiến thức về các phương pháp quản lí tiên tiến, khả năng tổng hợp, đánh giá và áp dụng các kiến thức này đối với các vấn đề thực tế mà doanh nghiệp và tổ chức gặp phải, đồng thời có các kỹ năng quản trị và phát triển doanh nghiệp cập nhật và có thể sử dụng tiếng Anh ở trình độ cao.
2. Các định hướng đào tạo:
- Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh định hướng ứng dụng.
- Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh định hướng nghiên cứu.
3. Chỉ tiêu: 15 học viên / năm
4. Thời gian đào tạo:
- 1,5 năm (bao gồm 03 học kỳ) đối với chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh định hướng ứng dụng.
- 2 năm (bao gồm 04 học kỳ) đối với chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh định hướng nghiên cứu.
5. Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển đối với người Việt Nam và xét tuyển đối với người nước ngoài.
6. Điều kiện dự thi
- Về văn bằng: 1) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành Quản trị Kinh doanh; 2) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần và ngành khác với chuyên ngành đăng ký dự thi và đã bổ sung kiến thức ngành Quản trị Kinh doanh (bậc đại học) của Trường Đại học Hà Nội.
- Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: 1) Có tối thiểu một năm (01) kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trừ người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành Quản trị Kinh doanh ; 2) Có tối thiểu hai (02) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) đối với người tốt nghiệp một số ngành khác đăng ký dự thi vào chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
7. Các môn thi:
- Môn Cơ sở ngành: Quản trị học bằng tiếng Anh
- Môn cơ bản: Xác suất thống kê bằng tiếng Anh
- Môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh): Bài thi ngoại ngữ HANU Test, gồm 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết), tương đương bậc 4/6 theo Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGD-ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD&ĐT).
8. Thời gian tuyển sinh: Mỗi năm, Nhà trường tổ chức thi/xét tuyển tối đa hai (02) lần. Ba tháng trước mỗi kỳ thi/xét tuyển, Nhà trường sẽ ra thông báo tuyển sinh, phát hành và nhận hồ sơ, tổ chức các lớp ôn tập cho thí sinh có nhu cầu.
9. Địa chỉ liên hệ:
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC, Phòng 211 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội, Km9 – đường Nguyễn Trãi – quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 04.3854.4498
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: www.hanu.edu.vn/sdh

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC

1. Mục tiêu: Nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành ngôn ngữ nói chung và chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc nói riêng; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học ngoại ngữ hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
2. Tên chuyên ngành và mã số:
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc Mã số: 60 22 02 04
3. Chỉ tiêu: 168 chỉ tiêu cho các chuyên ngành thạc sĩ ngôn ngữ của Nhà trường
4. Thời gian đào tạo: 02 năm (Năm thứ nhất: Học viên học tập trung tại Trường Đại học Hà Nội; Năm thứ hai: Học viên tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Cán bộ hướng dẫn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp).
5. Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển đối với người Việt Nam và xét tuyển đối với người nước ngoài.
6. Điều kiện dự thi
- Về văn bằng: Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp hoặc ngành gần với chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
- Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: 1) Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp; 2) Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi)
7. Các môn thi:
- Môn cơ bản: Triết học (50% trắc nghiệm, 50% tự luận)
- Môn Ngoại ngữ (Ngoại ngữ 2): Bài thi ngoại ngữ HANU Test, gồm 4 kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết), tương đương bậc 2 theo Khung Năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo thông tư số 01/2014/TT-BĐ ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ GD&ĐT), một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật.
- Môn Cơ sở ngành: Thi HANU Test các kỹ năng thực hành tiếng Trung Quốc theo dạng thức quốc tế.
8. Thời gian tuyển sinh: Mỗi năm, Nhà trường tổ chức thi/xét tuyển tối đa hai (02) lần. Ba tháng trước mỗi kỳ thi/xét tuyển, Nhà trường sẽ ra thông báo tuyển sinh, phát hành và nhận hồ sơ, tổ chức các lớp ôn tập cho thí sinh có nhu cầu.
9. Địa chỉ liên hệ:
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC, Phòng 211 Nhà C, Trường Đại học Hà Nội, Km9 – đường Nguyễn Trãi – quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện thoại: 04.3854.4498
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: www.hanu.edu.vn/sdh

Chuyên mục phụ