logo
EN
VN

Giới thiệu chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Nga

1. Thạc sĩ Ngôn ngữ Nga (thông báo tuyển sinh năm 2019 xem tại đây)
- Chương trình đào tạo chuyên sâu, được thiết kế khoa học, dựa trên nhu cầu của học viên. Chương trình đào tạo cũng mang tính ứng dụng cao về định hướng nghề nghiệp giảng dạy, nghiên cứu.
- Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy hiện đại, luôn được cập nhật, được đào tạo chủ yếu tại Nga.
- Thời gian học linh hoạt, giúp học viên dễ sắp xếp công việc để tập trung học tập, nghiên cứu.
- Môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, có sự hỗ trợ tối đa về mặt học thuật và hành chính, giúp học viên yên tâm học tập nghiên cứu.

190522 Ngon ngu Nga_01 190522 Ngon ngu Nga_03

2. Đối tượng tuyển sinh
- Những thí sinh đã tốt nghiệp cử nhân Ngôn ngữ Nga

3. Điều kiện tuyển sinh
3.1. Văn bằng

- Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi;
- Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ và đã học bổ sung kiến thức theo quy định;
- Văn bằng đại học do cơ sở nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

3.2. Kinh nghiệm công tác chuyên môn
- Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi (tính từ ngày ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trừ trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành đúng, hoặc phù hợp với chuyên ngành dự thi.

4. Đối tượng ưu tiên
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại điểm a).
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

4.1. Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ 2 (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ 2 và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản.

4.2. Yêu cầu:
Các đối tượng ưu tiên phải có đủ các giấy tờ minh chứng hợp lệ và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn cùng với hồ sơ đăng kí dự thi.

5. Cơ hội việc làm
- Có thể đảm nhận công việc nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định kế hoạch chương trình đào tạo giảng dạy ngôn ngữ Nga tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường phổ thông, và các trung tâm đào tạo trong nước và quốc tế;
- Có thể làm việc quản lý ở các trường, sở giáo dục hoặc phòng giáo dục tại các địa phương;
- Có thể tự tạo lập trung tâm, tổ chức giảng dạy ngôn ngữ Nga, hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng trong môi trường quốc tế, hội nhập toàn cầu.

6. Cơ hội học nghiên cứu sinh
- Sau khi tốt nghiệp chương trình thạc sĩ, học viên có thể tiếp tục theo học chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Ngôn ngữ Nga tại Trường Đại học Hà Nội.

7. Chương trình đào tạo
- Thời gian học: 2 năm, tập trung
- Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ¸ cụ thể như sau:
+ Khối kiến thức chung (bắt buộc): 06 tín chỉ
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 39 tín chỉ, trong đó Bắt buộc: 18 tín chỉ và Tự chọn: 21 tín chỉ
+ Luận văn: 15 tín chỉ
- Tên các học phần và số tín chỉ

Stt

Mã số

học phần

Tên học phần

Ghi chú

I

Khối kiến thức chung

 

 1

5001

Triết học

 

5002

Ngoại ngữ 2 (*)
(Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật)

 

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

 

 

Bắt buộc:

 

 1

5210

Viết hàn lâm (Обучение научной речи)

 

5212

Đối chiếu ngôn ngữ Nga-Việt nhằm mục đích nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ (Сопоставление русского и вьетнамского языков в целях обучения иностранным языкам)

 

 3

5213

Phương pháp giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ (Методика преподавания русского языка как иностранного)

 

 4

5214

Phương pháp nghiên cứu khoa học (Методы научных исследований)

 

 

Tự chọn:

 

 1

5211

Hình thái-cú pháp học tiếng Nga (Морфологo-cинтаксис русского языка)

 

2

5215

Từ vựng và thành ngữ học tiếng Nga (Лесикология и фразеология русского языка)

 

3

5216

Một số vấn đề lí thuyết giao tiếp dưới góc độ dụng học (Вопросы теории коммуникации в свете прагматики)

 

4

5217

Nhập môn Ngôn ngữ văn hóa học Nga (Введение в русскую лингвокультурологию)

 

 5

5218

Phong cách chức năng tiếng Nga

(Функциональная стилистика русского языка)

 

5219

Mỹ từ học (Риторика)

 

7

5220

Bình diện văn hoá-xã hội trong giảng dạy tiếng Nga ở môi trường ngoài ngôn ngữ

(Социально-культурный аспект в преподавании русского языка вне языковой среды)

 

 8

5221

Bản sắc văn hóa dân tộc của

tiếng Nga và tiếng Việt

(Национально-культурная специфика русского и вьетнамского языков)

 

 9

5222

Ngữ âm học và âm vị học tiếng Nga (Фонетика и фонология русского языка)

 

10

5223

Những đường hướng phân tích diễn ngôn (Анализ текста)

 

11

5224

Văn học trong dạy tiếng (Литература в преподавании языка)

 

12 

5225

Ứng dụng công nghệ thông tin và tuyền thông trong dạy học ngoại ngữ (Применение технологий/ТСО в препо-давании языка)

 

13 

5226

Lý thuyết dịch (Теория перевода)

 

14

5227

Kiểm tra và đánh giá năng lực ngoại ngữ (Контроль и оценка результатов обучения)

 

III

5201

Luận văn thạc sỹ

(Магистерская диссертация)

 

 

 

 

 


Ghi chú: (*) Học phần ngoại ngữ là học phần điều kiện, có khối lượng 3 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.

8. Địa chỉ liên hệ
- Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Hà Nội
- Địa chỉ: Phòng 211 nhà C, trường Đại học Hà Nội, km số 9, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (024)38544498
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ; Website: saudaihoc.hanu.vn; FB: Sau Dai Hoc Hanu