logo
EN
VN

Các chương trình đào tạo

C hiến lược phát triển của trường là giữ vững vị thế hàng đầu về nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ và quốc tế học ở mọi cấp độ từng bước phát triển đa ngành trên nền ngoại ngữ.. .

KHOA TIẾNG ĐỨC
Địa chỉ: Phòng 519, 521 - Nhà C
Điện thoại: (84.24) 35 53 04 74    
Fax: (84.24) 38 54 45 50    
E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: de.hanu.vn
Tải tài liệu về: Tại đây

          170224 K_Duc_lau_dai_resize              170224 K_Duc_quoc_hoi                170224 K_Duc_TP_Koln

1. TRÌNH ĐỘ VÀ HỆ ĐÀO TẠO
- Cử nhân ngành Ngôn ngữ Đức, hệ chính quy.

2. GIẢNG VIÊN
- 19 cán bộ, giảng viên cơ hữu (01 tiến sĩ, 02 nghiên cứu sinh, 14 thạc sĩ, 02 cử nhân đang học thạc sĩ); 01 chuyên gia người Đức, 01 Trợ lý ngôn ngữ người Đức do Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) phái cử; 05 giảng viên thỉnh giảng;
- Đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, 100% được đào tạo tại nước ngoài, thường xuyên được đào tạo ngắn hạn các trường đại học danh tiếng ở Đức;
- Thường xuyên có thực tập sinh người Đức, Áo hỗ trợ giảng dạy và thực hiện các dự án cùng sinh viên.

3. SINH VIÊN VÀ CƠ HỘI NHẬN HỌC BỔNG, GIAO LƯU QUỐC TẾ
- Tổng số sinh viên: 350-400
- Sinh viên cơ hội thực tập tại các tổ chức của Đức, Áo tại Việt Nam cũng như tại các cơ quan, tổ chức là đối tác của Khoa (viện FES, viện Goethe Hà Nội, Tổ chức DAAD, Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Áo, Tâm Travel, Asiatica Travel…);Học bổng của Trường Đại học Hà Nội, của các tổ chức quốc tế và tổ chức của Đức (DAAD, WUS…);
- Học bổng đi học tập và nghiên cứu 8 tuần tại trường ĐHTH Gießen-CHLB Đức (Chương trình GIP); học bổng DAAD tham dự Khoá học hè và trại hè tại Đức và khu vực Đông Nam Á;
- Tham dự khóa học mùa hè tại trường ĐHTH Munich có ưu đãi học phí;
- Chương trình trao đổi sinh viên tại ĐHTH Ramkhamhaeng (miễn học phí).

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP
- Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Phòng Văn hóa Hessen, Phòng Văn hóa Áo là môi trường rất thuận lợi giúp sinh viên học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, con người của các nước nói tiếng Đức;
- Hệ thống thư viện lớn, được bổ sung hàng năm với sự tài trợ của các tổ chức DAAD, WUS, Viện Goethe, Đại sứ quán Đức, Áo, Thụy Sĩ…;
- Phòng đa chức năng với 15 máy tính, phòng luyện âm với 30 máy tính đảm bảo việc đào tạo chất lượng cao;
- Hệ thống phòng học thực hành tiếng Đức với trang thiết bị hiện đại do Viện Friedrich-Erbert (FES), CHLB Đức tài trợ và được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2018.

4. VIỆC LÀM
Nhóm 1 – Biên-Phiên dịch: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên, phiên dịch viên, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp liên văn hóa tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội, khoa học công nghệ, kỹ thuật và đời sống; có thể đảm nhiệm công việc của biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Đức, chuyên gia hiệu đính bản tin các chương trình thời sự, văn hóa của các cơ quan thông tấn, thư ký, trợ lý dự án trong các doanh nghiệp có sử dụng tiếng Đức;

Nhóm 2 – Giáo viên tiếng Đức: có thể làm giáo viên tiếng Đức tại các cơ sở giảng dạy ngoại ngữ trong nước hoặc ở nước ngoài, ví dụ tại các trường phổ thông, các trung tâm tiếng Đức, các trường đại học có khoa tiếng Đức;
Nhóm 3 – Nghiên cứu viên: có thể bước đầu làm cán bộ nghiên cứu về khoa học giảng dạy ngoại ngữ, về ngôn ngữ, văn học và văn hóa Đức, về chuyên ngành Biên-Phiên dịch tại các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu.

5. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÔN NGỮ ĐỨC
- Thời gian đào tạo: 04 năm
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Đức
- Định hướng Biên - Phiên dịch: 154 tín chỉ
- Định hướng Sư phạm: 154 tín chỉ

Khối kiến thức chung: 43 tín chỉ (TC)
Cung cấp kiến thức chung mà sinh viên các chương trình đại học cần biết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, Đường lối cách mạng của Đảng CSVN, Tư tưởng Hồ chí Minh, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Tin học, Ngoại ngữ 2, Pháp luật đại cương.

 

Khối kiến thức cơ sở ngành: 10 tín chỉ (TC)
Cung cấp kiến thức nền tảng để học ngành ngôn ngữ và các định hướng nghề nghiệp liên quan: Dẫn luận Ngôn ngữ, Tiếng Việt, Văn hóa Việt Nam, Hà Nội học, Lịch sử văn minh thế giới.

 

Khối kiến thức ngành: 64 tín chỉ (TC)
Bắt buộc: 62 TC
- Thực hành tiếng từ trình độ A1 đến C1: 47 TC
- Ngôn ngữ học tiếng Đức: 8 TC
- Đất nước học Đức: 3 TC
- Văn học Đức: 2 TC
- Giao tiếp liên văn hóa: 2 TC
Tự chọn: 2 TC
Chọn 2 trong số 8 tín chỉ của các học phần sau: Từ vựng học tiếng Đức, Ngôn ngữ học đối chiếu, Đất nước học Áo - Thụy Sĩ, Văn học Áo - Thụy Sĩ.

 

Khối kiến thức chuyên ngành: Định hướng Biên-Phiên dịch (28 tín chỉ)

Bắt buộc: 22 TC
- Nhập môn Biên-Phiên dịch: 2 TC
- Thực hành dịch viết: 10 TC
- Thực hành dịch nói: 10 TC

Tự chọn: 6 TC
Chọn 6 trong số 15 tín chỉ của các học phần sau: Dịch chuyên ngành chính trị ngoại giao, Dịch chuyên ngành kinh tế thương mại, Dịch chuyên ngành kỹ thuật, Dịch chuyên ngành du lịch, Phân tích đánh giá bản dịch.
Khối kiến thức chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy tiếng Đức (28 tín chỉ)

Bắt buộc: 22 TC
- Lỗi và chữa lỗi: 2 TC
- Nhập môn Giảng dạy tiếng Đức: 2 TC
- Phương pháp giảng dạy kiến thức ngôn ngữ (Ngữ âm- Từ vựng- Ngữ pháp): 3 TC
- Phương pháp giảng dạy các kỹ năng tiếng (Nghe - Nói - Đọc - Viết): 3 TC
- Phương pháp giảng dạy kiến thức Đất nước học và Kỹ năng giao tiếp liên văn hóa: 2 TC
- Phân tích và thiết kế học liệu: 3 TC
- Thiết kế, thực hiện và đánh giá bài giảng: 3 TC
- Kiểm tra, đánh giá: 2 TC
- Công nghệ trong giảng dạy tiếng Đức: 2 TC

Tự chọn: 6 TC
Chọn 6 trong số 15 tín chỉ của các học phần sau: Phương pháp nghiên cứu trong ngành Sư phạm tiếng Đức, Xây dựng chương trình và chương trình chi tiết, Tâm lý học trong giảng dạy ngoại ngữ, Phương pháp giảng dạy tiếng Đức định hướng nghề.


Thực tập và khóa luận tốt nghiệp: 9 tín chỉ (TC)
- Kiến tập: 3 TC
- Khóa luận tốt nghiệp/thực tập: 6 TC hoặc các học phần thay thế (chọn 6 tín chỉ trong số các tín chỉ tự chọn)