logo
EN
VN

Các chương trình đào tạo

C hiến lược phát triển của trường là giữ vững vị thế hàng đầu về nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ và quốc tế học ở mọi cấp độ từng bước phát triển đa ngành trên nền ngoại ngữ.. .

Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam
Loại hình đào tạo: Chính quy

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam có thể đọc thông viết thạo, nghe nói tiếng Việt tốt; có được vốn kiến thức cơ bản về khoa học xã hội - nhân văn (văn hoá, văn minh, kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam...) và kiến thức nghề nghiệp đủ để hoạt động và công tác hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như: giảng dạy tiếng Việt, biên dịch-phiên dịch, hoạt động kinh doanh, dịch vụ xã hội cần sử dụng tiếng Việt.

1.2. Mục tiêu cụ thể
-    Cung cấp cho sinh viên kiến thức tương đối toàn diện về tiếng Việt, văn hoá xã hội và văn học Việt Nam.

-    Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Việt ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường.

-    Bảo đảm cho sinh viên khi tốt nghiệp đạt được trình độ nghiệp vụ, kiến thức xã hội và kiến thức nghề nghiệp đủ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy tiếng Việt, biên-phiên dịch tiếng Việt sang ngữ đích, các lĩnh vực hoạt động kinh tế và xã hội cần sử dụng tiếng Việt v.v..

-    Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để có thể làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội có quan hệ hợp tác với Việt Nam.

-    Sinh viên hoàn thành chương trình có đầy đủ kỹ năng về ngôn ngữ và văn hóa để làm việc trong môi trường nói tiếng Việt.

-    Trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành ngoại ngữ, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá - văn minh của Việt Nam.

2. Thời gian đào tạo: 04 năm.

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 200 đơn vị học trình (đvht).

4. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Thực hiện theo Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 và Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

6. Thang điểm: Thang điểm 10 (từ 0 đến 10 điểm).

7. Nội dung chương trình
7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
7.1.1. Ngoại ngữ
    Tiếng Anh 1    06 đvht
    Tiếng Anh 2    06 đvht
7.1.2. Tin học - Công nghệ
    Tin học cơ sở     04 đvht
7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp    
7.2.1. Kiến thức cơ sở
-    Kiến thức tiếng (80 đvht) bao gồm các học phần sau:
    Thực hành tiếng 1: 20đvht (400 tiết)
    Thực hành tiếng 2: 20đvht (400 tiết)
    Thực hành tiếng 3: 20đvht (400 tiết)
    Thực hành tiếng 4: 20đvht (400 tiết)
7.2.2. Kiến thức ngành chính
7.2.2.1. Kiến thức chung của ngành chính
-    Kiến thức văn hóa - văn học (17 đvht) bao gồm:
    Cơ sở văn hóa Việt Nam    05 đvht
    Lịch sử văn học Việt Nam    03 đvht
    Trích giảng văn học Việt Nam    06 đvht
    Hà Nội học    03 đvht
-    Kiến thức ngôn ngữ (08 đvht) bao gồm:
    Dẫn luận ngôn ngữ    03 đvht
    Kỹ năng thuyết trình    05 đvht
-    Kiến thức lịch sử - địa lý (07 đvht) bao gồm:
    Lịch sử Việt Nam giản yếu    04 đvht
    Địa lý Việt Nam    04 đvht
 
7.2.2.2. Kiến thức chuyên sâu của ngành chính
-    Bắt buộc:
-    Kiến thức lý thuyết tiếng
    Ngữ pháp tiếng Việt    06 đvht
    Từ vựng tiếng Việt    05 đvht
    Nghi thức lời nói tiếng Việt    04 đvht
    Ngữ âm và chữ viết tiếng Việt    03 đvht
    Phương ngữ tiếng Việt     04 đvht
-    Kiến thức thực hành tiếng nâng cao
    Thực hành tiếng Việt nâng cao 1    05 đvht
    Thực hành tiếng Việt nâng cao 2    05 đvht
    Tiếng Việt chuyên ngành du lịch    08 đvht
    Tiếng Việt chuyên ngành kinh tế - thương mại    08 đvht
    Tiếng Việt thư tín thương mại     04 đvht
-    Tự chọn bắt buộc:
    Ngôn ngữ báo chí    04 đvht
    Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành    04 đvht
    Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa dân tộc (trên tư liệu một số biểu tượng ngôn ngữ - văn hóa của tiếng Việt)    04 đvht
    Phong tục tập quán Việt Nam    04 đvht
    Các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam    04 đvht
    Thực hành dịch     04 đvht
7.2.3. Kiến thức ngành thứ hai (được chọn dưới dạng ngành phụ hoặc ngành chính thứ hai).
-    Bắt buộc: Không
-    Tự chọn: Không
7.2.4. Kiến thức bổ trợ tự do (tùy chọn): Không.
7.2.5. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm (chỉ bắt buộc đối với các chương trình đào tạo giáo viên phổ thông và giáo viên dạy nghề).
-    Bắt buộc: Không
-    Tự chọn: Không
7.2.6. Thực tập tốt nghiệp và làm luận văn (hoặc thi tốt nghiệp)
    Thực hiện theo Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDDT ngày 26 tháng 06 năm 2006