logo
EN
VN

Các chương trình đào tạo

C hiến lược phát triển của trường là giữ vững vị thế hàng đầu về nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ và quốc tế học ở mọi cấp độ từng bước phát triển đa ngành trên nền ngoại ngữ.. .

KHOA QUỐC TẾ HỌC
Địa chỉ: Phòng 204 - Nhà C
Điện thoại: (84.4) 35 53 53 63
E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ; Website: http://fis.hanu.vn
Facebook: www.facebook.com/FISHANU/
Tải file về: Tại đây

200318 Nghien cuu phat trien_04    200318 Nghien cuu phat trien_03  

 

 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

1. Giới thiệu ngành Nghiên cứu phát triển:
Nghiên cứu phát triển là ngành học giúp giải quyết các vấn đề quan trọng liên quan tới phát triển bền vững như nghèo đói, xung đột và bất bình đẳng, môi trường sống và biến đổi khí hậu, nhân quyền và xã hội dân sự, cách mạng số và phát triển… ở các cấp độ địa phương, quốc gia, quốc tế. Các vấn đề này hiện đang tồn tại ở tất cả các quốc gia dù là nước phát triển hay đang phát triển. Do đó, nhu cầu đào tạo và cơ hội việc làm có nhiều tiềm năng.
Hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đều có chuyên ngành đào tạo này. Nghiên cứu phát triển giúp cho sinh viên có kiến thức sâu rộng về Việt Nam đồng thời có tầm nhìn toàn cầu về các vấn đề phát triển, áp dụng được kiến thức đa ngành trong công việc và cuộc sống khi giải quyết các vấn đề phát triển như môi trường, xung đột, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, cách mạng số và phát triển bền vững. Chương trình theo triết lý giáo dục toàn diện, khai phóng, đào tạo sinh viên có tư duy độc lập, phản biện, sẵn sàng hội nhập khu vực và toàn cầu.
Chương trình đào tạo không chỉ cung cấp kiến thức đa lĩnh vực (Kinh tế, Chính trị, Văn hoá, Xã hội, Lịch sử…) mà còn rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cũng như thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp. Do vậy, người học có nhiều cơ hội việc làm trong môi trường đa văn hoá tại các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các cơ quan nghiên cứu và giáo dục. 
Yêu cầu quan trọng đối với người học ngành này là có tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng, có trái tim đồng cảm với những người yếu thế và có lòng kiên định trước những thử thách của cuộc sống. Nếu bạn trăn trở với các vấn đề phát triển xã hội và mong muốn mang lại sự thay đổi tích cực cho thế giới này, ngành nghiên cứu phát triển là sự lựa chọn đúng đắn cho sự nghiệp của mình. 

2. Chương trình đào tạo tiên tiến và cập nhật với thế giới
- Tham khảo có chọn lọc từ các chương trình đào tạo quốc tế của Anh, Úc và Mỹ, đáp ứng xu thế hiện đại và nhu cầu nhân lực mới trong ngành nghiên cứu phát triển.
- Cung cấp kiến thức nền tảng của bốn ngành: Kinh tế, Chính trị, Văn hoá, Xã hội; kiến thức chuyên sâu về các vấn đề phát triển bền vững liên quan tới các lĩnh vực trên.
- Phát triển năng lực nghiên cứu, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát triển thực tiễn thông qua kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Các môn học chú trọng nội dung thực hành với các hình thức đa dạng, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học. Các môn tự chọn phong phú hướng tới các vấn đề cấp bách hiện nay trong phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu, khu vực và quốc gia. 
- Có sự phối hợp tích cực và cam kết hỗ trợ đào tạo của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và một số cơ quan/đơn vị nhà nước; đảm bảo đầu ra sau khi tốt nghiệp.
- Có cơ hội lấy học bổng thạc sỹ và học chuyển tiếp của các trường đối tác tại Ý, Ireland, Anh, Trung quốc, Mỹ…

3. Sử dụng thành thạo tiếng Anh và các kỹ năng hiện đại của thế kỷ 21
- Các kỹ năng của công dân thế kỷ 21 hội nhập quốc tế như phân tích dữ liệu trong cách mạng số, phản biện, tranh biện, truyền thông, hợp tác và sáng tạo, học tập và làm việc trong môi trường đa văn hóa.
- Phát triển và bồi dưỡng cho người học kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thành thạo (đạt năng lực tiếng Anh bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam), có năng lực học tập và nghiên cứu, làm việc trong môi trường quốc tế đa văn hoá. 
- Trau dồi khả năng giao tiếp ngoại ngữ, kiến thức đa văn hóa và kiến thức chuyên ngành qua các cơ hội giao lưu học tập và nghiên cứu với các trường quốc tế như Đại học Gorthernburg (Thuỵ Điển), Đại học Westminster (Anh quốc), Đại học Dublin (UCD – Ailen), các trường đại học nổi tiếng của Italia...
- Phát triển các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và làm việc.

4. Cơ hội nghề nghiệp lớn 
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Nghiên cứu phát triển đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường lao động đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực phát triển, đặc biệt là năng lực ngoại ngữ và kiến thức liên ngành. Do đó, sinh viên tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm, học tập nâng cao trình độ và phát triển bản thân. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại: 
- Các cơ quan/tổ chức phát triển như Ngân Hàng thế giới, UNDP, IMF, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước... với các vị trí như trợ lý dự án, cán bộ dự án/chương trình, cán bộ truyền thông - đối ngoại, cán bộ gây quỹ, điều phối viên... 
- Doanh nghiệp nước ngoài và trong nước như doanh nghiệp liên doanh; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các tập đoàn đa quốc gia; công ty nhà nước, công ty tư nhân; doanh nghiệp xã hội; dự án khởi nghiệp… ở các vị trí như cán bộ nghiên cứu, cán bộ lập kế hoạch và phát triển thị trường, cán bộ phụ trách trách nhiệm xã hội (CSR); cán bộ quan hệ công chúng/cộng đồng; cán bộ kinh doanh/marketing; cán bộ hành chính...
- Cơ quan nghiên cứu-giảng dạy quốc tế và trong nước như các trường đại học, các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, các tổ chức giáo dục trong lĩnh vực khoa học xã hội và nghiên cứu phát triển… và ở vị trí như cán bộ nghiên cứu, chuyên gia phân tích, giảng viên giảng dạy các bộ môn thuộc Nghiên cứu phát triển…
- Các cơ quan hành chính nhà nước như các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí… và vị trí công việc như cán bộ nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển, cán bộ quan hệ công chúng, cán bộ đối ngoại, chuyên viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo…

5. Giảng viên, chuyên gia và doanh nghiệp cùng giảng dạy
- 100% giảng viên được đào tạo tại nước ngoài từ các nước Mỹ, Úc, Đức, Hà Lan, Anh, Pháp… tham gia tích cực vào các chương trình/dự án Nghiên cứu và phát triển trong nước và quốc tế;
- Giảng dạy chuyên ngành: 18 giảng viên cơ hữu trình độ Tiến sĩ và Thạc sĩ, cùng các chuyên gia về Nghiên cứu phát triển là doanh nhân hoặc giảng viên các cơ sở đào tạo & nghiên cứu có uy tín của Việt Nam, Anh, Úc, Mỹ, Ý, Thuỵ Điển, Ailen...
- Giảng dạy ngoại ngữ : Giảng viên uy tín và kinh nghiệm của Trường Đại học Hà Nội là một trường có truyền thống 60 năm về đào tạo chuyên ngữ.
- Các giảng viên/chuyên gia thỉnh giảng từ Mỹ, Châu Âu và các cơ quan uy tín trong nước.

6. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
- Thời gian đào tạo: 04 năm - Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh
- Tổng số tín chỉ: 144 TC

Khối kiến thức chung: 21 tín chỉ (TC) đã tính cả 11 TC GDTC và GDQPAN 
Cung cấp kiến thức chung mà sinh viên cần biết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin; Đường lối cách mạng của Đảng CSVN; Tư tưởng Hồ chí Minh, Giáo dục Thể chất; Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
Khối kiến thức theo khối ngành học phi ngôn ngữ: 48 tín chỉ (TC)
Cung cấp kiến thức và thực hành ngôn ngữ Anh để chuẩn bị sẵn sàng các kỹ năng cho việc học tập chương trình Cử nhân Nghiên cứu phát triển hoàn toàn bằng tiếng Anh: thực hành tiếng Anh, tin học ứng dụng, Lược sử văn hoá Việt Nam.
 

Khối kiến thức cơ sở ngành (bắt buộc): 36 TC

- Kinh tế vi mô: 3 TC; 
- Kinh tế vĩ mô: 3 TC
- Giới thiệu về Nghiên cứu phát triển: 3 TC
- Lý thuyết phát triển: 3 TC
- Chính trị và phát triển: 3 TC
- Quan hệ quốc tế: 3 TC
- Xã hội dân sự: 3 TC; 
- Nhân học văn hoá: 3 TC; 
- Toàn cầu hoá: 3 TC;
- Xã hội học đại cương: 3 TC;
- Kinh tế phát triển: 3 TC;
- Phương pháp nghiên cứu: 3 TC.
 

Khối kiến thức chuyên ngành: 33 TC
Học phần bắt buộc: 21 TC

- Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam: 3 TC
- Quản lý môi trường và biến đổi khí hậu: 3 TC
- Giới và phát triển: 3 TC
- Vốn con người và phát triển: 3 TC
- Tài chính cho phát triển: 3 TC
- Nhân quyền và chính sách quốc gia: 3 TC
- Quản lý dự án: 3 TC.

Học phần tự chọn: 12 TC. Chọn 3 học phần trong số 13 học phần sau:

- Xung đột và phát triển: 3 TC; 
- Các mô hình phát triển: 3 TC;
- Phát triển cộng đồng: 3 TC;
- Chính sách phát triển: 3 TC;
- Tôn giáo và phát triển: 3 TC;
- Truyền thông phát triển: 3 TC;
- Cách mạng số và phát triển: 3 TC;
- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: 3 TC;
- Giao tiếp liên văn hoá: 3 TC;
- Dân số và phát triển: 3 TC;
- Hệ thống thông tin địa lý: 3 TC;
- Phân tích dữ liệu: 3 TC;
- Quan hệ lao động: 3 TC.
 

Thực tập và khóa luận tốt nghiệp: 6 tín chỉ (TC)

Chọn 1 trong 3 phương án sau:
- Dự án/nghiên cứu thực địa: 6 TC;
- Thực tập tốt nghiệp: 6 TC;
- Khóa luận tốt nghiệp: 6 TC.