logo
EN
VN

Hanoi3CK

HanuTuchu

Logo-bo-gd-dt

Chương trình đào tạo cử nhân hệ chính quy ngành Quốc tế học

KHOA QUỐC TẾ HỌC

Địa chỉ: Phòng 204 - Nhà C
Điện thoại: (84.4) 35 53 53 63
Fax: (84.4) 38 54 45 50    
E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: http://fis.hanu.vn
Facebook: www.facebook.com/FISHANU/
Tải file về: Tại đây

180327 QTH_01


1. GIẢNG VIÊN
- 18 giảng viên cơ hữu có học vị Tiến sỹ, Thạc sỹ tại các trường nổi tiếng trên thế giới như ĐH Harvard (Mỹ), Queensland (Ô-xtrây-li-a), ĐH Leeds (Anh), Louvain (Bỉ), Indiana (Mỹ), AIT (Thái Lan)…;
- Nhiều giảng viên mời giảng từ: Mỹ, Anh, Bỉ, Ô-xtrây-li-a, Canada, Thụy Điển, Ca-mơ-run, Pakistan…;
- Đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm thực tiễn; nhiều giảng viên đang làm việc, tư vấn cho các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia và các Đại sứ quán tại Việt Nam.

2. SINH VIÊN, HỌC BỔNG
- Gần 300 sinh viên đang theo học tại Khoa bao gồm cả sinh viên nước ngoài (Mỹ, Úc, Thụy Điển, Cuba, Áo, Venezuela, Ukraine…);
- Sinh viên năng động, tự tin, hội nhập đa văn hoá tốt, chủ động tìm kiếm và tham gia nhiều chương trình ngoại khóa: từ thiện, câu lạc bộ, giao lưu hoặc trao đổi sinh viên với các trường ĐH trong và ngoài nước;
- Ngoài các học bổng toàn phần và bán phần của Nhà trường dành cho sinh viên học giỏi và sinh viên thuộc diện chính sách, sinh viên có thể nhận được học bổng từ các tổ chức, doanh nghiệp, chương trình trao đổi sinh viên của châu Âu như Erasmus+.

3. HỢP TÁC QUỐC TẾ, HỌC TRAO ĐỔI TẠI NƯỚC NGOÀI
- Chương trình giao lưu với ĐH California, Michigan (Hoa Kỳ); SIT, Đại học Westminster (Anh Quốc);
- Chương trình trao đổi sinh viên 01 kỳ hoặc 01 năm với ĐH Gothenburg (Thụy Điển), ĐH University College of Dublin (Ireland);
- Chương trình hợp tác với Quỹ trẻ em của Úc (ChildFund).

4. THỰC TẬP, VIỆC LÀM
- Trong quá trình học, sinh viên được tham gia các khóa tập huấn kỹ năng mềm, kỹ năng tìm kiếm việc làm do Nhà trường và Khoa tổ chức;
- Sinh viên được tham gia các chương trình kiến tập, thực tập; có cơ hội tham gia các dự án phát triển cộng đồng quốc tế cùng với các bạn sinh viên nước ngoài.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể:
- Tiếp tục học thạc sĩ ở trong và ngoài nước;
- Làm việc trong các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế (UNDP, UNICEF…), các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài, các các loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh;
- Nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề quốc tế tại các trường đại học, các viện nghiên cứu;
- Làm công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao ở trung ương và địa phương, các vụ hợp tác quốc tế thuộc các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí (VOV, VTV...).

5. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN QUỐC TẾ HỌC
- Thời gian đào tạo: 04 năm
- Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh
- Định hướng Quan hệ quốc tế: 136 tín chỉ
- Định hướng Kinh tế quốc tế: 136 tín chỉ
- Định hướng Nghiên cứu phát triển: 136 tín chỉ
- Định hướng Chính sách công: 136 tín chỉ


Khối kiến thức chung: 58 tín chỉ (TC)


Cung cấp kiến thức chung mà sinh viên các chương trình đại học cần biết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, Đường lối cách mạng của Đảng CSVN, Tư tưởng Hồ chí Minh, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng, Tin học, Lược sử văn hóa Việt Nam, Thực hành tiếng Anh từ trình độ A2 đến B2.



Khối kiến thức cơ sở ngành: 36 tín chỉ (TC)


Cung cấp kiến thức nền tảng để học ngành ngôn ngữ và các định hướng nghề nghiệp liên quan: Kinh tế vi mô, Kinh tế quốc tế, Lịch sử thế giới, So sánh hệ thống chính trị, Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Nhân chủng học, Toàn cầu hóa, Xã hội học, Kinh tế phát triển, Phương pháp nghiên cứu Quốc tế học.



Khối kiến thức ngành: 36 tín chỉ (TC)


Bắt buộc: 21 TC


- Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam: 3 TC
- Quản lý môi trường và biến đối khí hậu: 3 TC
- Xã hội dân sự: 3 TC
- Nhập môn chính sách công: 3 TC
- Chính sách đối ngoại Việt Nam: 3 TC
- Nhân quyền và chính sách quốc gia: 3 TC
- Quản lý dự án: 3 TC

Tự chọn: 15 TC


- Khu vực học: Chọn 6 trong số 15 tín chỉ của các học phần sau: Nghiên cứu Châu Âu, Nghiên cứu châu Á, Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, Nghiên cứu Trung Đông và châu Phi, Hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Định hướng chuyên ngành: chọn 9TC của một trong bốn định hướng: Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Nghiên cứu phát triển, Chính sách công.

Định hướng Quan hệ quốc tế (9 TC)

Chọn 9 trong số 18 tín chỉ của các học phần sau: Phân tích chính sách đối ngoại, Các học thuyết chính trị, Chính sách đối ngoại Mỹ, Chính sách đối ngoại Việt Nam 2, Dự án/nghiên cứu thực địa.

Định hướng Kinh tế quốc tế (9 TC)

Chọn 9 trong số 27 tín chỉ của các học phần sau: Tài chính quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế học quản lý, Giao tiếp trong Kinh doanh, Lãnh đạo chiến lược trong Kinh doanh, Địa lý kinh tế thế giới, Tài chính công, Dự án/ nghiên cứu thực địa.

Định hướng Nghiên cứu phát triển (9 TC)

Chọn 9 trong số 24 tín chỉ của các học phần sau: Quản trị công, Giới và phát triển, Phát triển cộng đồng, Chính sách và chiến lược phát triển, Quản trị nguồn nhân lực trong môi trường toàn cầu hóa, Dự án/ nghiên cứu thực địa, Huy động nguồn lực cho phát triển.

Định hướng Chính sách công (9 TC)

Chọn 9   trong số 21 tín chỉ của các học phần sau: Quản trị công, Phân tích chính sách công, Cải cách thể chế Việt Nam, Tài chính công, Dự án/ nghiên cứu thực địa, Thương mại quốc tế và các quy tắc thương mại.



Thực tập và khóa luận tốt nghiệp: 6 tín chỉ (TC)

- Khóa luận tốt nghiệp: 6 TC hoặc Thực tập tốt nghiệp: 6 TC