logo
EN
VN

Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra – Ngành ngôn ngữ Pháp

1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo trình độ đại học (CTĐT) hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Pháp của Trường Đại học Hà Nội đào tạo cử nhân Ngôn ngữ Pháp với mục tiêu trang bị các kiến thức  về ngôn ngữ, lý thuyết và thực hành chuyên môn trong lĩnh vực tiếng Pháp định hướng biên phiên dịch hoặc du lịch. Người học có năng lực chuyên môn, có kỹ năng phân tích, tổng hợp, phản biện, làm việc độc lập hoặc theo nhóm, giao tiếp ứng xử và thực hành nghề nghiệp. Trên cơ sở được trang bị những tri thức khoa học có hệ thống và hiện đại, rèn luyện sức khoẻ thể chất, phẩm chất chính trị vững vàng, thái độ và đạo đức phù hợp, người học có khả năng vận dụng đồng bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ được trang bị để làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa; có khả năng thích ứng cao với những thay đổi nhanh chóng của thời đại khoa học công nghệ và toàn cầu hóa.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành ngôn ngữ Pháp nhằm đào tạo người học hình thành các năng lực cụ thể như sau:

MT1: Sử dụng thành thạo tiếng Pháp đạt bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) 6 bậc dùng cho Việt Nam;

MT 2: Có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học và lý thuyết tiếng Pháp để phục vụ việc học tập và nghiên cứu ngoại ngữ và các công việc chuyên môn.

MT3: Có trình độ Ngoại ngữ 2 đạt bậc 3 theo KNLNN 6 bậc dùng  cho Việt Nam;

MT4: Vận dụng được các kiến thức toàn diện về ngôn ngữ Pháp, văn hóa, xã hội, văn học Pháp ngữ và kiến thức nghề nghiệp đủ để hoạt động và công tác có hiệu quả ở lĩnh vực chuyên môn: Biên phiên dịch hoặc Du lịch;

MT5: Vận dụng được các kiến thức v công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại khoa học công nghệ 4.0;

MT6: Phát triển năng lực tự học, tạo tin đ cho việc học tập, nghiên cứu chuyên sâu ở bậc học cao hơn v ngành ngôn ngữ Pháp.

MT7: Tích lũy kiến thức nghề nghiệp, xây dựng kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, phản biện, khả năng thích ứng với môi trường làm việc để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực Biên phiên dịch và Du lịch, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo;

MT8: Có thể chất tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất và đạo đức ngh nghiệp phù hợp.

2. Chuẩn đầu ra

2.1  Kiến thức

Kiến thức chung

Người học CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp sau khi tốt nghiệp có thể: 

KT1: Trình bày được những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

KT2: Vận dụng kiến thức khoa học thể dục thể thao cơ bản để tập luyện và tự rèn luyện nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe, đ phòng chấn thương;

KT3: Xác định đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng-an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới có liên hệ với điu kiện tác chiến thông thường;

KT4: Sử dụng tốt một ngoại ngữ 2 (là một trong các ngôn ngữ đang đào tạo tại trường Đại học Hà Nội) đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

KT5: Ứng dụng kiến thức cơ bản v công nghệ thông tin trong học tập, nghiên cứu và công tác chuyên môn.

Kiến thức cơ sở ngành

Người học CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp sau khi tốt nghiệp có thể:  

KT6: Trình bày được kiến thức v văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống của người Việt, ý thức và trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc và gìn giữ văn hóa truyn thống Việt Nam; kiến thức văn hóa, văn minh nhân loại;

KT7: Phân biệt các quan điểm, trường phái v bản chất, chức năng, nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ; chỉ ra các vấn đ v lý thuyết tiếng Việt để phục vụ việc học ngoại ngữ và các công việc chuyên môn, ngh nghiệp.

Kiến thức ngành

Người học CTĐT ngành Ngôn ngữ Pháp sau khi tốt nghiệp có thể: 

KT8: Vận dụng kiến thức thực hành tiếng để phục vụ cho các hoạt động giao tiếp hàng ngày cũng như trong chuyên môn;

KT9: Khái quát hóa được kiến thức và lý luận cơ bản về ngôn ngữ học tiếng Pháp; về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Pháp ngữ. Vận dụng những kiến thức đó để giao tiếp thành công trong môi trường đa văn hóa và để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, biên-phiên dịch, nghiệp vụ du lịch và các công việc khác liên quan..

* Kiến thức định hướng Biên-Phiên dịch

KT 10a: Trình bày kiến thức về lý thuyết dịch thuật, các kiến thức liên quan về hoạt động biên dịch và phiên dịch; phân biệt và lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật biên dịch và phiên dịch;

KT 11a: Vận dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn  hóa và các kỹ thuật biên-phiên dịch để tác nghiệp trong các lĩnh vực ngoại giao, chính trị, kinh tế-thương mại, du lịch, môi trường.

* Kiến thức định hướng Du lịch

KT 10b: Trình bày được khái niệm về du lịch, kiến thức về địa lý, văn hóa, lịch sử, tuyến du lịch, marketing, hướng dẫn hoặc nghiệp vụ văn phòng du lịch.

KT 11b: Vận dụng các kiến thức về ngôn ngữ, du lịch, văn hóa và các kỹ thuật bán tour, chăm sóc khách hàng hoặc hướng dẫn du lịch để tác nghiệp trong lĩnh vực liên quan.

Thực tập và khoá luận tốt nghiệp

KT 12: Vận dụng các kiến thức được tích lũy trong quá trình học vào công việc thực tiễn tại các cơ sở tiếp nhận thực tập, đồng thời mở rộng các kiến thức khác trong lĩnh vực như biên-phiên dịch, du lịch và thương mại, các kiến thức bổ trợ khác của một biên dịch viên, phiên dịch viên, hướng dẫn viên, trợ lý, thư ký trong các công ty du lịch.

KT 13:  Kiến thức thực tiễn để tiến hành và hoàn thành một đề tài nghiên cứu thuộc nhóm chuyên ngành đào tạo dưới sự định hướng của giảng viên phụ trách; các kiến thức chuyên môn chuyên sâu và khả năng phân tích, thống kê, đánh giá, tư duy phản biện.

2.2 Kỹ năng

CTĐT ngành ngôn ngữ Pháp đào tạo người học hình thành các kỹ năng sau:

Kỹ năng nghề nghiệp

Người học sử dụng thành thạo tiếng Pháp ở bậc 5 theo KNLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể như sau:

KN 1: Vận dụng thành thạo các kỹ thuật nghe để hiểu tốt các nội dung nghe liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống và hoạt động chuyên môn ;

KN 2: Sử dụng thành thạo tiếng Pháp trong các hoạt động giao tiếp xã hội và chuyên môn; có khả năng thuyết trình độc lập tốt hoặc tiến hành thảo luận, biện luận theo nhóm;

KN 3: Thực hiện thành thạo các kỹ thuật đọc để hiểu tường tận nhiều loại văn bản dài, phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong môi trường công việc hay học thuật;

KN 4: Vận dụng thành thạo kỹ năng viết và các phong cách ngôn ngữ viết khác nhau trong các loại hình văn bản thông thường của đời sống hàng ngày cũng như các văn bản mang tính chuyên môn;

Kỹ năng định hướng Biên-Phiên dịch

KN 5a: Phối hợp thuần thục kỹ năng ghi nhớ thông tin thông qua hoạt động nghe và đọc và kỹ năng truyền tải thông tin thông qua hoạt động nói và viết; hoàn thiện kỹ năng phán đoán, đánh giá tình huống, lựa chọn ngôn từ, kỹ năng giải quyết vấn đề nhằm đạt được các mục đích giao tiếp khác nhau trong các hoạt động nghề nghiệp;

KN 6a: Sử dụng được các kỹ năng biên phiên dịch Pháp-Việt và Việt-Pháp để dịch các thể loại văn bản khác nhau, phiên dịch, dịch hội nghị ở mức cơ bản; ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong công tác biên phiên dịch.

Kỹ năng định hướng du lịch

KN 5b: Sử dụng thành thạo kỹ năng thuyết trình, giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác; xử lý các vấn đề đa văn hóa trong thực tiễn nghề du lịch; hoàn thiện kỹ năng phán đoán, đánh giá tình huống, lập luận, tư duy, giải quyết vấn đề trong ngành du lịch;

KN 6b: Có ý thức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin để áp dụng vào giải quyết những vấn đề, sự kiện nảy sinh trong hoạt động du lịch; ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ để hỗ trợ công tác chuyên môn trong ngành du lịch.

Kỹ năng chuyên môn bổ trợ

KN 7: Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể để nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước; hình thành tư duy duy vật biện chứng logic, có hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề cụ thể;  hiểu rõ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; thực hiện nghiêm túc để đóng góp cho đất nước và sự nghiệp phát triển chung.

KN 8: Vận dụng những kỹ thuật, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao cộng đồng, an ninh quốc phòng.

KN 9: Sử dụng thành thạo mạng Internet, mạng xã hội và các công cụ tin học như phần mềm văn phòng Microsoft Office, phần mềm phục vụ công tác chuyên môn (EView, SPSS...).

Kỹ năng mềm

KN 10: Quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân; giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thành thục; trình bày quan điểm và thuyết phục người khác.

KN 11: Thành thạo kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, tự học, tự đánh giá, tư duy độc lập và phản biện; thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường làm việc và bối cảnh kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.

2.3. Thái độ (Năng lực tự chủ và trách nhiệm)

TĐ 1: Có tinh thần tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân; có lòng nhân ái, khoan dung, cảm thông, chia sẻ, cởi mở với mọi người; có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;

TĐ 2: Năng động, nhiệt tình, chủ động, say mê sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc; tự tin, hiểu rõ năng lực bản thân, kiên trì, nhẫn nại, có tinh thần học hỏi cầu tiến; Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành Ngôn ngữ Pháp; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;

TĐ 3: Tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng theo đuổi đam mê nghề nghiệp, tôn trọng sự khác biệt văn hóa. Thể hiện được năng lực tự chủ và ý thức tự chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo. Thể hiện khả năng tự học để nâng cao trình độ về những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến ngành Ngôn ngữ Pháp và định hướng được đào tạo.

2.4. Vị trí công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học ngành Ngôn ngữ Pháp người học có thể đảm nhận những công việc như sau:

Nhóm 1 - Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên: làm việc độc lập với tư cách là biên dịch viên hoặc phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các Nhà xuất bản có xuất bản phẩm dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt hoặc/và ngược lại, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội;

Nhóm 2 - Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại: làm việc trong văn phòng các công ty nước ngoài, công ty liên doanh hoặc công ty Việt Nam; phụ trách các công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài; tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế; xử lý các công việc đòi hỏi năng lực ngôn ngữ tiếng Pháp;

Nhóm 3 - Giáo viên/Nghiên cứu viên: trang bị thêm các chứng chỉ sư phạm cần thiết hoặc nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ Pháp để làm việc tại các cơ sở đào tạo hoặc viện ngôn ngữ;

Nhóm 4- Nhân viên ngành du lịch: làm việc tại các đại lý, công ty du lịch – lữ hành trong và ngoài nước chuyên tổ chức các chương trình du lịch cho du khách nói tiếng Pháp tới tham quan Việt Nam và ngược lại; có thể đảm nhận các vị trí công tác trong ngành du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên kinh doanh, nhân viên điều hành, nhân viên chăm sóc khách hàng.ng đồng và đất nước. Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc. Có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.