logo
EN
VN

Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra – Ngôn ngữ Trung Quốc

Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc theo 02 định hướng: Biên phiên dịchvà Tiếng Trung Quốc Du lịch-Thương mại, nhằm đào tạo ra những nhà chuyên môn có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Trung Quốc và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc (ít nhất tương đương trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu, tức tương đương cấp 5 HSK); có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như năng lực giao tiếp, năng lực xác định vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề); có những kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Trung Quốc được sử dụng như một ngoại ngữ, hay ngôn ngữ quốc tế; có kiến thức về xã hội, văn hóa rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Chuẩn đầu ra
1.    Kiến thức
1.1.    Kiến thức chung
-    Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin - học thuyết khoa học và chân chính nhất được cấu thành từ ba bộ phận lý luận có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau: Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị Mác Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội;
-    Nhớ và giải thích được các kiến thức cơ bản về thông tin, nguyên lý Von Neumann, mạng truyền thông. Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Intemet...). Hiểu và vận dụng được các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Hiểu và áp dụng thành thạo các kiến thức cơ bản về lập trình quản lý với Visual Basic và cơ sở dữ liệu quan hệ trong các trường hợp cụ thể;
-    Trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt chuẩn B1 theo Khung tham chiếu Châu Âu. Hiểu được các ý chính của một diễn ngôn tiêu chuẩn, rõ ràng về các vấn đề quen thuộc trong các chủ đề về công việc, trường học, giải trí, v.v.. Xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra khi đi đến nơi sử dụng ngôn ngữ. Viết đơn giản những liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng và hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích cho ý kiến và kế hoạch của mình;
-    Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe, đề phòng chấn thương. Vận dụng được những kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao cộng đồng;
-    Hiểu rõ nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng-an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Vận dụng kiến thức đã học vào chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.
1.2.    Kiến thức chung theo lĩnh vực
-    Người học có thể nắm bắt và vận dụng được 2 trong số các lĩnh vực sau:
-    Nắm được các kiến thức cơ bản về địa lý thế giới và thể hiện được các kiến thức đó bằng tiếng Trung Quốc;
-    Vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học thống kê trong học tập và nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành đào tạo;
-    Có khả năng tìm hiểu và khám phá mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở tầm quốc gia hay quốc tế và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường tại địa phương.
1.3.    Kiến thức chung theokhối ngành
-    Nắm vững và vận dụng được những kiến thức cơ bản về văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống của người Việt, qua đó có lòng nhân ái, ý thức và trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc và tương lai của văn hóa Việt Nam;
-    Nắm được bản chất và chức năng, nguồn gốc vả sự phát triển của ngôn ngữ, các khái niệm cơ bản về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp và chữ viết để phục vụ việc học ngoại ngữ và các công việc chuyên môn, nghề nghiệp;
-    Nắm vững kiến thức thực hành tiếng Việt như tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản, xác định lỗi và chữa lỗi trong văn bản; nắm được các vấn đề về lý thuyết tiếng Việt như Ngữ âm học, Ngữ pháp học, Từ vựng - Ngữ nghĩa và Dụng học Việt ngữ.
1.4.    Kiến thức chung của nhóm ngành
Sử dụng tốt tiếng Trung Quốc ở trình độ cấp 5 HSK, cụ thể như sau:
-    Nghe hiểu: Nghe hiểuvà nắm bắt được những nội dung cólượng từ vựng phong phú và mẫu câu tương đối phức tạp được giảng bằng tiếng Trung Quốc như giải thích từ ngữ, phân tích ngữ pháp, giới thiệu kiến thức bối cảnh văn hoá Trung Quốc; đặc biệt nâng cao kỹ năng nghe tin tức, nghe bản tin tài chính…;
-    Nói: Có khả năng thuyết trình độc lập hoặc tiến hành thảo luận, phản biện…theo nhóm, thực hiện giao tiếp tốt trong mọi tình huống giao tiếp xã hội;
-    Đọc hiểu: Thành thạo mọi kỹ năng đọc hiểu: đọc lướt, đọc kỹ, đọc tốc độ nhanh, sau khi đọc nắm bắt nội dung vấn đề trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử…, có khối lượng từ vựng phong phú, đọc hiểu toàn diện nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau mà không lệ thuộc sách công cụ;
-    Viết: Nắm được quy cách viết các loại thư tín trong thương mại, hợp đồng, hồ sơ mời thầu… Biết soạn báo cáo điều tra thị trường, trình bày mạch lạc, đúng văn phong;
-    Nắm vững những kiến thức cơ bản về hệ thống ngữ âm và phương pháp phân tích ngữ âm trong tiếng Trung Quốc; hiểu được các nguyên lý phát âm cơ bản và có năng lực phân tích ngữ âm cũng như tự sửa âm cho bản thân và cho người khác. Nắm được những kiến thức và lý luận cơ bản về từ vựng học,ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc, hiểu được một cách toàn diện và nắm được những kỹ năng phân tích ngữ nghĩa, để có thể áp dụng vào các văn bản cần biên phiên dịch cho chuẩn xác;
-    Nắm vững kiến thức về các vấn đề cơ bản của ngữ pháp tiếng Trung Quốc, có thể phân tích thành thạo các thành phần câu trong câu đơn, phân tích mối quan hệ giữa các phân câu trong câu phức, từ đó nâng cao kỹ năng biểu đạt, giúp hoàn thiện các kỹ năng tiếng, vận dụng vào việc biên phiên dịch, và đặt nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc ở giai đoạn học sau đại học;
-    Nắm được kiến thức cơ bản và hệ thống về đất nước,con người, văn hóa Trung Quốc thông qua các chuyên đề cụ thể về địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, phong tục…;Hiểuvề mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giúp người học có thể giao tiếp thành công trong môi trường liên văn hóa, hỗ trợ tích cực cho công tácbiên phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch công tác nghiên cứu và các công việc liên quan khác.
1.5.    Kiến thức ngành
Định hướng ngành Biên phiên dịch
-    Nắm được kiến thức cơ bản về lý thuyết dịch thuật,các kiến thức liên quan về hai hoạt động Biên dịch, và Phiên dịch, các phương pháp và kỹ xảo chính trong Biên dịch và Phiên dịch;
-    Biết cách ứng dụng các kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa vào dịch thuật trong các lĩnhvực ngoại giao, chính trị, kinh tế, giáo dục, du lịch...;
-    Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ biên phiên dịch nói chung vào dịch chuyên đề báo chí, dịch văn học, dịch kinh tế, thương mại du lịch, cũng như vận dụng vào các loại hình dịch khác nhau như dịch song song, dịch nối tiếp, dịch nghe nhìn…
Định hướng ngành Du lịch – Thương mại:
-    Có hiểu biết khái quát về ngành Du lịch - Thương mại. Nắm vững các kiến thức và khái niệm cơ bản được sử dụng trong ngành Du lịch- Thương mại. Nắm được những quy tắc cơ bản về lễ nghi giao tiếp trong thương mại và du lịch trên nhiều phương diện, những quy tắc lễ nghi trong đàm phán thương mại vàdu lịch nói riêng, trong các hoạt động giao lưu nói chung;
-    Nắm vững kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa, lịch sửTrung Quốcđể làm nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng kiến thức chuyên ngành thương mại và du lịch;
-    Thành thạo kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch. Nắm vững kiến thức cơ bản về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cũng như quy phạm về hoạt động hướng dẫn du lịch;
-    Nắm bắt các kiến thức ngôn ngữ liên quan đến các tình huống thương mại thường gặp trong hoạt động thương mại quốc tế như đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu, đàm phán hợp tác kinh doanh, tiếp thị sản phẩm hay giải quyết tranh chấp thương mại…
Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
-    Thông qua chương trình thực tập, cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ Biên phiên dịch hay kiến thức ngành Du lịch - Thương mạiđã học vào công việc thực tiễn tại các cơ quan, văn phòng, công ty… đồng thời mở rộng các kỹ năng cần thiết khác của người phiên dịch, người hướng dẫn viên du lịch, trợ lý làm quen với thực tế thị trường và xã hội, trở nên tự tin với nghề nghiệp hơn;
-    Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp sẽtiến hành một dự án nghiên cứu theo chuyên ngành được đào tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua khối kiến thức tự tìm hiểu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội nghiên cứu sâu về một vấn đề chuyên môn, phát triển khả năng phân tích, tư duy phê phán v.v.. Đối với sinh viên không làm khóa luận, các môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp được thiết kế mang tính tổng hợp cao, thông qua đó sinh viên nắm vững và vận dụng được tốt hơn những kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc nói chung và kiến thức định hướng ngành nói riêng;
2.    Kỹ năng
2.1.    Kỹ năng cứng
Các kĩ năng nghề nghiệp
-    Có khả năng quản lí thời gian, kĩ năng thích ứng, kĩ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích và tổng hợp;
-    Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.
Có kỹ năng nghề nghiệp:
-    Nhận thức được quyền của người phiên dịch, đạo đức nghề nghiệp của biên/phiên dịch, hợp đồng, tiền lương, làm quen với các quá trình biên tập khác nhau và tích luỹ trải nghiệm thực tế của nghề biên/phiên dịch qua các loại hình thực tập, tập sự;
-    Có khả năng tách rời ra khỏi việc dịch máy móc hướng tới việc dịch có tư duy và liên tục cập nhật;
-    Có khả năng ghi nhớ thông tin, phát âm, giọng điệu tốt;
-    Có khả năng nhận diện và tôn trọng các loại văn bản, quy ước và văn phong của các loại thuyết trình;
-    Có khả năng chịu trách nhiệm về sản phẩm thông tin mình dịch về cả chất lượng và số lượng;
-    Có kỹ năng vận dụng kiến thức nền tảng vào thực tiễn công việc, vận dụng được các mẫu câu và từ vựng chuyên ngành vào tình huống giao tiếp thực tế khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch – thương mại;
-    Biết phán đoán tình huống, kiểm soát ngôn từ, đưa ra các phát ngôn có thể giải quyết tình huống hợp lý và tối đa hoálợi íchđại diện;
-    Có khả năng quan sát, đánh giá con người tham gia đàm phán và các vấn đề đang được đàm phán; khả năng nhận định đúng mục đích của mình và phán đoán mục đích của đối tác để điều hướng đàm phán thành công;
-    Có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ như một công cụ để tối đa hoá lợi ích thương mại của bên mình đại diện;
-    Có kỹ năngquản lídịch vụ kinh doanh kháchsạn nhàhàng, kỹ năngxử lýtìnhhuống trong quản lýkháchsạn nhà hàng;
-    Có kỹ năng ứng phó và giải quyết các tình thế phát sinh của một lễ tân, một hướng dẫn viên du lịch hay một người phiên dịch trong quá trình đàm phán…;
-    Có kỹ năng ứng xử chuẩn mực trong giao tiếp thương mại và du lịch nói riêng, trong các hoạt động giao lưu khác nói chung.
-    Có khả năng áp dụng nền kiến thức rộng kết hợp sâu sắc những khái niệm lý thuyết;
-    Có khả năng áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sáng tạo vào các tình huống khác nhau;
-    Có khả năng thường xuyên đưa ra những đánh giá, phán đoán có giá trị;
-    Có khả năng trở thành một phần của thị trường cạnh tranh với kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp và tri thức cao;
-    Có khả năng thí chứng cao với đa dạng các môi trường làmviệc, đặc biệt là môi trường đòihỏi chuyên môn nghiệp vụ và tác phong văn minh lịch sự cao;
-    Có kỹ năngvận dụng linh hoạt kiến thức nền tảng, lý thuyết vào thực tiễn côngviệc;
-    Có kỹ năng tổng hợp,phân tích, nhận định tình hình vàgiải quyết vấn đề;
Chủ động ứng phó và đưa ra các quyết định phù hợp đáp ứng các yêu cầu và hoànthành nhiệm vụ của vị trí công việc.
Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
-    Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước. Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng để xác định, phân tích vả giải quyết các vấn đề cụ thể trong nghiên cứu, học tập vả cống hiến, đóng góp cho cuộc sống xã hội.
-    Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực công việc của mình.
Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
-    Hình thành các giả thuyết, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, tham gia nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định giả thuyết và ứng dụng để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công tác.
Khả năng tư duy theo hệ thống
-    Tư duy logic, có hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực biên phiên dịch nói riêng và các vấn đề kinh tế-văn hóa-xã hội nói chung.
Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
-    Có năng lực xã hội hóa, khả năng thích nghi xã hội và môi trường công tác. Hiểu biết xã hội, thích ứng nhanh với sự thay đổi của kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế.
Bối cảnh tổ chức
-    Nắm vững chiến lược, kế hoạch, mục tiêu và văn hóa của tổ chức để làm việc thành công. Thích ứng nhanh với sự thay đổi của tổ chức trong sự vận động của nền kinh tế thế giới hiện đại.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
-    Có khả năng tự chủ trong giải quyết vấn đề; khả năng nhận diện và giải quyết vấn đề; khuyến khích sáng tạo và tự tin khi làm biên dịch, hướng dẫn viên du lịch,hiểu biết và sử dụng các chiến lược, khả năng quyết định mức độ tin cậy dựa theo công việc và chức năng văn bản, học cách đáp ứng nhu cầu khách hàng, khả năng dịch chất lượng và tốc độ, vượt qua được những áp lực, đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, kỹ năng tự đánh giá và đánh giá chéo.
-    Vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng để thực hiện công việc, phân tích, xử lý các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công việc.
-    Có khả năng tìm hiểu đối tượng và môi trường làm việc,có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của đối tượng, về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, quốc gia và quốc tế sử dụng các thông tin thu được vào công tác biên phiên dịch tiếng Trung Quốc hay hướng dẫn viên du lịch...
Năng lực sáng tạo phát triển và dẫn dắt sự thay đổi nghề nghiệp
-    Sáng tạo, dẫn dắt và phát triển nghề nghiệp thông qua khả năng tự học, học tập suốt đời, phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thực tế.
2.2.    Kỹ năng mềm
Các kĩ năng cá nhân
-    Quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân; thích ứng với sự phức tạp của thực tế; tự đánh giá kết quả công việc, hoàn thành công việc đúng hạn, đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân, tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp.
Kĩ năng làm việc nhóm
-    Có năng lực quản lý, điều phối và phát huy trí tuệ tập thể.
-    Hình thành nhóm làm việc hiệu quả; vận hành và phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm (quản lý, phân công nhiệm vụ, phối hợp cá nhân trong nhóm, sử dụng các phương pháp động viên...), làm việc trong các nhóm khác nhau.
Kĩ năng quản lý và lãnh đạo
-    Có khả năng lãnh đạo, quản lí những thay đổi hoặc áp dụng những tiến bộ mới trong các hoạt động nghề nghiệp.
Kĩ năng giao tiếp
-    Giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình), truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức dưới dạng nói và viết.
-    Có khả năng áp dụng những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế trong các hoàn cảnh cụ thể và đa dạng.
2.3.    Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
-    Giao tiếp được bằng ngoại ngữ (tiếng Trung Quốc) với trình độ tiếng Trung Quốc cấp 5 HSK (tương đương trình độ C1 Khung tham chiếu Châu Âu) trở lên.
-    Giao tiếp được bằng ngoại ngữ khác với trình độ tương đương B1 Khung tham chiều Châu Âu trở lên.
Kỹ năng công nghệ thông tin
-    Sử dụng thành thạo các công cụ tin học như các phần mềm văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) và các phàn mềm phục vụ công tác chuyên môn (EView, SPSS...); thành thạo trong việc tìm kiếm tài liệu trên Internet phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Có khả năng tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính vả sử dụng máy tính để giải quyết các vấn đề thông dụng. Sử dụng tốt một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cụ thể. Có khả năng phân tích, đánh giá và lập trình quản lý thông qua macro và môđun đơn giản trong Visual Basic.
-    Các kỹ năng máy tính cần thiết: làm quen với vị trí làm việc của người phiên dịch, dịch có trợ giúp của máy tính, dịch tự động có sự trợ giúp của con người, học từ các nguồn điện tử: dữ liệu và tiếp cận tới các nguồn số hoá, đơn phương (web) và 2 chiều (email), giao tiếp từ xa...
3.    Phẩm chất đạo đức
3.1.    Phẩm chất đạo đức cá nhân
-    Xác định rõ Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động trong thực tiễn. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng, bồi dưỡng và nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. Có phong cách và lối sống lảnh mạnh, dám hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng.
-    Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
-    Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc, can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn cảnh không thuận lợi; luôn có ý thức học hỏi, không ngừng trau dồi năng lực và có khát vọng vượt khó, vươn lên để thành đạt.
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
-    Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; hành vi chuyên nghiệp, tự tôn dân tộc; Say mê trong công việc, tích cực khám phá kiến thức, khám phá thực tiễn.
-    Đảm bảo tính liêm chính, công bằng, vô tư, không phân biệt đối xử trong nhiệm vụ biên-phiên dịch, trung thành với văn bản (nói/viết) nguyên gốc, không thêm bớt, chỉnh sửa hay bóp méo nội dung thông tin và ý định giao tiếp của tác giả phát ngôn.
-    Đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng trong nhiệm vụ biên-phiên dịch; có thái độ đúng và hiểu tầm quan trọng của nhiệm vụ biên phiên dịch; có tính kiên trì, say mê công việc, có hành vi chuyên nghiệp; thực hiện đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
-    Có khả năng quản lí thời gian, kĩ năng thích ứng, kĩ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích, tổng hợp.
-    Ứng xử tốt, thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp.
3.2.    Phẩm chất đạo đức xã hội
-    Xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, có tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân. Có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước. Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù họp với bản sắc dân tộc; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.