logo
EN
VN

Mục tiêu và chuẩn đầu ra – Ngành Quốc tế học

Mục tiêu
Đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức và kỹ năng căn bản cũng như chuyên sâu về nghiên cứu quốc tế.
Trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương và chuyên sâu về ngành Quốc tế học, cung cấp cho sinh viên bức tranh tổng quát về trật tự thế giới, quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế và các vấn đề về phát triển quốc tế trên nền tảng các kiến thức cơ sở về Việt Nam. Với kiến thức đa ngành và liên ngành, khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn theo chuyên ngành Quốc tế học hoặc các chuyên ngành gần khác tại các cơ sở đào tạo trong nước hoặc ngoài nước.

Chuẩn đầu ra
1.    Kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức, lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:
Kiến thức đại cương: Hiểu biết những kiến thức liên ngành về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ
-    Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học nhữngnguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là đường lối trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội;
-    Có đủ khả năng ngoại ngữ để học tập và nghiên cứu các môn học trong giai đoạn chuyên ngành bằng tiếng Anh;
-    Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác Internet...)
-    Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe, đề phòng chấn thương. Vận dụng được những kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao cộng đồng;
-    Hiểu rõ nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới. Vận dụng kiến thức đã học vào chiến đấu trong điều kiện tác chiến thông thường.
Kiến thức cơ sở ngành: Nắm vững kiến thức cơ sở đối với chuyên ngành Quốc tế học
-    Nắm vững nền tảng kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế, có kiến thức về lịch sử thế giới, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị so sánh…, những nét lớn trong bức tranh tổng quát về quan hệ quốc tế và vị trí, chính sách của Việt Nam.
-    Nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế quốc tế, hiểu được các nguyên lý cơ bản của kinh tế, sự vận hành của nền kinh tế thế giới.
-    Nắm vững kiến thức cơ bản về các vấn đề phát triển trên thế giới, có kiến thức về quá trình toàn cầu hóa, các vấn đề môi trường với phát triển .
-    Hiểu và có kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu quốc tế học nói riêng.
Kiến thức chuyên ngành chung: Nắm vững kiến thức chuyên ngành cơ bản cần thiết, tạo tiền đề để tiếp cận với khối kiến thức chuyên ngành sâu
-    Có kiến thức cơ sở về Việt Nam, tạo nền tảng về thế giới quan, góc nhìn đối với các vấn đề quốc tế, cụ thể nắm vững kiến thức về chính sách đối ngoại của Việt Nam, chính sách nhân quyền của Việt Nam.
-    Có kiến thức cơ sở về xã hội dân sự, chính sách công.
-    Hiểu và vận dụng cách quản lý một dự án trong lĩnh vực nghiên cứu quốc tế và phát triển
Kiến thức chuyên ngành sâu: Hiểu biết những kiến thức trong các lĩnh vực nghiên cứu quốc tế và khu vực
-    Nắm vững các lý thuyết về chính trị và quan hệ quốc tế, khu vực học, biết phân tích chính sách đối ngoại của một quốc gia, hiểu về quá trình vận hành và phát triển của trật tự thế giới cũng như chiến lược của các nước lớn trong lịch sử và hiện tại cũng như có kiến thức nâng cao về chiến lược đối ngoại của Việt Nam.
-    Có kiến thức nâng cao về các vấn đề kinh tế quốc tế, sự vận hành của nền kinh tế thế giới,  hiểu và nắm vững kiến thức về quản lý và truyền thông trong kinh doanh.
-    Có kiến thức chuyên sâu về một số khu vực như châu Âu, châu Mỹ, châu Á – Thái Bình Dương;
-    Có kiến thức chuyên sâu về các vấn đề phát triển như vấn đề bình đẳng giới, vấn đề phát triển cộng đồng, quản trị công…
-    Biết cách triển khai và tiến hành các bước cụ thể của một dự án nghiên cứu trong chuyên ngành quốc tế học.
2.    Kỹ năng
Các kỹ năng nghề nghiệp:
-    Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
-    Xác định vấn đề, sự kiện, hiện tượng quốc tế và toàn cầu cần nghiên cứu;
-    Đưa ra các câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu; Xây dựng khung lý thuyết để nghiên cứu vấn đề; Xác định và vận dụng các phương pháp nghiên cứu; Xây dựng đề cương nghiên cứu; Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu, kiểm định các giả thuyết, trả lời các câu hỏi nghiên cứu; Trình bày các kết quả nghiên cứu;
-    Tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của các đề án phát triển kinh tế - xã hội;
-    Tham gia xây dựng và phản biện chính sách.
Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề:
-    Có khả năng phát hiện các vấn đề, sự kiện, hiện tượng quốc tế và toàn cầu bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu Quốc tế học;
-    Có khả năng đề ra các giải pháp cho các vấn đề quốc tế.
Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
Sử dụng tri thức các chuyên ngành Quốc tế học cơ bản tìm hiểu bản chất các vấn đề, sự kiện, hiện tượng quốc tế và toàn cầu;
-    Có khả năng tìm kiếm và cập nhật kiến thức về quan hệ quốc tế, các vấn đề về nghiệp vụ đối ngoại;
-    Có khả năng nghiên cứu về tổ chức quản lí công tác đối ngoại;
-    Có khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu và thực tiễn vào việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Khả năng tư duy theo hệ thống:
-    Biết tư duy theo hệ thống/logic về các vấn đề;
-    Biết phát hiện vấn đề và mối quan hệ giữa các vấn đề;
-    Biết xác định vấn đề ưu tiên trong công tác;
-    Biết phân tích, lựa chọn vấn đề và tìm ra phương án giải quyết cân bằng giữa các vấn đề;
-    Xây dựng các giải pháp, khuyến nghị để giải quyết các vấn đề.
Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh:
-    Tham gia xây dựng các đề án phát triển kinh tế - xã hội;
-    Đánh giá bối cảnh xã hội và ngoại cảnh liên quan đến chuyên ngành;
-    Lập kế hoạch và tìm phương án thích ứng với những biến đổi và đòi hỏi của công việc, tận dụng được kiến thức, kĩ năng của cá nhân để phát triển;
-    Tận dụng được tiến bộ trong sự phát triển của nghề nghiệp trên thế giới
Bối cảnh tổ chức:
-    Tham gia tổ chức thực hiện các đề án phát triển kinh tế - xã hội;
-    Nhận thức về bối cảnh của tổ chức và thích ứng với yêu cầu công việc trong các mô hình tổ chức khác nhau (chính phủ, phi chính phủ, doanh nghiệp, trường học…)
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn:
-    Suy luận và giải thích hợp lý các vấn đề nghiên cứu;
-    Biết hình thành ý tưởng về công việc;
-    Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức vào thực tiễn công tác đối ngoại và quan hệ quốc tế;
-    Có khả năng sử dụng thành thạo các kĩ năng nghề nghiệp;
-    Làm chủ được các trang thiết bị và kiến thức để phục vụ công việc.
Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp:
-    Vận dụng các phương pháp nghiên cứu trong công việc;
-    Có khả năng dự đoán xu hướng phát triển của công tác đối ngoại trong thời kì hội nhập;
-    Biết thiết lập mục tiêu cho công việc phù hợp với xu thế phát triển;
-    Biết xây dựng kế hoạch nhằm đạt mục tiêu đề ra trong công việc;
-    Biết tổ chức thực hiện các kế hoạch của công việc.
Kĩ năng bổ trợ
Kĩ năng cá nhân:
-    Có khả năng xây dựng các giải pháp và khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu để giải quyết các vấn đề thực tiễn;
-    Suy luận và giải thích hợp lý các vấn đề nghiên cứu từ góc độ Quốc tế học và các khoa học liên ngành;
-    Có khả năng khái quát hóa các kết quả nghiên cứu thành các quan điểm lý thuyết Quốc tế học
Làm việc theo nhóm:
-    Biết và chủ động tham gia các nhóm trong các hoạt động: học tập, nghiên cứu, hoạt động đoàn thể, xã hội, chính trị;
-    Có khả năng thành lập các nhóm nghiên cứu, giảng dạy, hoạt động xã hội;
-    Biết cách phát huy vai trò của nhóm trong các hoạt động của cộng đồng;
-    Nắm vững phương pháp giảng dạy và thuyết trình các vấn đề khoa học.
Quản lí và lãnh đạo:
-    Biết tổ chức xây dựng các chương trình nghiên cứu và chương trình đào tạo ở các cấp độ khác nhau liên quan đến ngành, chuyên ngành;
-    Có khả năng quản lý các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp.
Kĩ năng giao tiếp:
-    Biết cách thuyết trình trước nhiều người;
-    Biết cách giao tiếp liên cá nhân trực tiếp, xử lý các mối quan hệ trong một nhóm nhóm hoặc nhiều nhóm cộng tác công việc.
Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ:
-    Có kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành đủ để học tập và nghiên cứu chuyên ngành Quốc tế học bằng tiếng Anh; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý các tình huống chuyên môn; có thể viết được báo cáo, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn bằng tiếng Anh.
Các kĩ năng bổ trợ khác:
-    Biết cách xử lý các văn bản thông qua việc nắm vững và giải quyết được nhiệm vụ của các loại hình văn bản;
-    Biết cách sử dụng các thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy photo và một số thiết bị kỹ thuật công nghệ khác;
-    Biết cách thuyết trình trước nhiều người;
-    Nắm được kỹ năng giao tiếp đối ngoại.
3.    Phẩm chất đạo đức
3.1.    Phẩm chất đạo đức cá nhân
-    Xác định rõ Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động trong thực tiễn. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng, bồi dưỡng và nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. Có phong cách và lối sống lành mạnh, dám hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng;
-    Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc;
-    Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc, can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn cảnh không thuận lợi; luôn có ý thức học hỏi, không ngừng trau dồi năng lực và có khát vọng vượt khó, vươn lên để thành đạt.
3.2.    Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
-    Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; có lòng tự tôn dân tộc; say mê trong công việc, tích cực khám phá kiến thức, khám phá thực tiễn;
-    Tác phong chuyên nghiệp, chủ động và độc lập
-    Có khả năng quản lí thời gian, có kĩ năng thích ứng, kĩ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kĩ năng phân tích, tổng hợp;
-    Ứng xử tốt thân thiện với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp.
3.3.    Phẩm chất đạo đức xã hội
-    Xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, có tư cách, tác phong đúng đắn của người công dân; có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.