logo
EN
VN

Logo-bo-gd-dt

Giới thiệu chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Việt Nam

1. Thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam
- Chương trình đào tạo chuyên sâu, được thiết kế khoa học, dựa trên nhu cầu của học viên.
- Chương trình đào tạo cũng mang tính ứng dụng cao về định hướng nghề nghiệp, đặc biệt nhấn mạnh vào việc đào tạo học viên trở thành những chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
- Đội ngũ giảng viên là PGS, TS, có phương pháp giảng dạy hiện đại, luôn được cập nhật;
- Thời gian học linh hoạt, giúp học viên dễ sắp xếp công việc để tập trung học tập, nghiên cứu.
- Môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, có sự hỗ trợ tối đa về mặt học thuật và hành chính, giúp học viên yên tâm học tập nghiên cứu.

190527 Viet Nam_01        190527 Viet Nam_03

2. Đối tượng tuyển sinh
2.1. Đối tượng không cần bổ túc kiến thức: 
- Công dân nước ngoài có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Việt Nam học/ Tiếng Việt/ Văn hóa Việt Nam.
2.2. Đối tượng phải bổ túc kiến thức:
- Công dân nước ngoài có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần như Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hóa, Ngữ văn các nước (Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông phương học, Khu vực học, Xã hội học, Quốc tế học, Chính trị học, Luật học, Tâm lý học, Triết học, Báo chí, Công tác xã hội, Du lịch học, Kinh tế học, Quản trị kinh doanh, Nhân học.

3. Điều kiện tuyển sinh
3.1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
3.2. Yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ:
- Tốt nghiệp Đại học loại trung bình khá trở lên;
- Có chứng chỉ năng lực tiếng Việt từ B1 trở lên do các cơ sở đào tạo tiếng Việt tại Việt Nam hoặc các quốc gia khác cấp hoặc có Giấy xác nhận của một cơ sở đào tạo về việc đã tham gia chương trình học tiếng Việt từ 500 tiết trở lên (tương đương 10 tín chỉ).

4.Cơ hội việc làm
- Có thể đảm nhận công việc nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định kế hoạch chương trình đào tạo giảng dạy ngôn ngữ Việt Nam tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường phổ thông, và các trung tâm đào tạo trong nước và quốc tế;
- Có thể làm việc quản lý ở các trường, sở giáo dục hoặc phòng giáo dục tại các địa phương;
- Có thể tự tạo lập trung tâm, tổ chức giảng dạy ngôn ngữ Việt Nam, hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng trong môi trường quốc tế, hội nhập toàn cầu.

5. Chương trình đào tạo
- Thời gian học: 2 năm, tập trung
- Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ¸ cụ thể như sau:
+ Khối kiến thức chung (bắt buộc): 07 tín chỉ
+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 38 tín chỉ, trong đó Bắt buộc: 17 tín chỉ và Lựa chọn: 21 tín chỉ
+ Luận văn: 15 tín chỉ
- Tên các học phần và số tín chỉ

Stt

Tên học phần

I

Khối kiến thức chung

1

Ngôn ngữ học đại cương General linguistics (Vietnamese)

2

Đất nước học - Introduction to Vietnamese studies

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

2.1

Bắt buộc:

3

Tiếng Việt học thuật - Vietnamese for academic purposes

4

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ - Methodologies and methods of language research

5

Ngữ âm học và ngữ âm học tiếng Việt - Phonetics and Vietnamese phonetics and phonology

6

Ngữ pháp học và ngữ pháp học tiếng Việt - Grammatical studies and Vietnamese grammatical studies

7

Từ vựng - ngữ nghĩa học tiếng Việt - Lexicon – Vietnamese semantics studies

8

Ngữ dụng học tiếng Việt - Vietnamese pragmatics

2.2

Tự chọn:

9

Phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ - Vietnamese language teaching methods and methodologies

10

Lý thuyết về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai - Theories of second language acquisition

11

Ngôn ngữ học đối chiếu - Contrastive linguistics (Vietnamese)

12

Chính sách ngôn ngữ Việt Nam - Policies of Vietnamese language

13

Phương ngữ học tiếng Việt - Vietnamese dialect studies

14

Ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á - Language and culture of ethnic groups in Vietnam and Southeast Asia

15

Ngôn ngữ học xã hội - Sociolinguistics

16

Nhập môn ngôn ngữ học ứng dụng - Introduction to applied linguistics

17

Lý thuyết dịch - Introduction to translation and interpreting

18

Phân tích diễn ngôn - Discourse analysis

19

Nguồn gốc và quá trình phát triển của tiếng Việt - Origin and development of Vietnamese

20

Ngôn ngữ trong văn học dân gian Việt Nam - Language in Vietnamese folklore

21

Ngôn ngữ trong văn học viết Việt Nam - Language in Vietnamese written literature

22

Ngôn ngữ trong các loại hình nghệ thuật Việt Nam - Language in Vietnamese art forms

23

Tìm hiểu văn hóa Việt Nam qua thành ngữ, tục ngữ - Vietnamese culture through idioms and proverbs

III

Luận văn thạc sỹ (MA Thesis)

 

6. Địa chỉ liên hệ
- Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Hà Nội
- Địa chỉ: Phòng 211 nhà C, trường Đại học Hà Nội, km số 9, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (024)38544498
- Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ; Website: saudaihoc.hanu.vn; FB: Sau Dai Hoc Hanu