logo
EN
VN

Logo-bo-gd-dt

Du học ngành nghệ thuật và âm nhạc tại Italy, nên theo hay không?

Nhu cầu du học về các ngành liên quan đến các lĩnh vực nghệ thuật và âm nhạc ngày càng tăng nhanh. Nhưng hiện hệ thống trường và việc công nhận giá trị văn bằng của khối ngành này hiện ít được biết đến.

Thực tế cho thấy, không phải tất cả các chương trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học cũng như văn bằng cấp ra của khối ngành này đều được công nhận. Nhằm giúp người học tránh các rủi ro không mong muốn khi chọn trường và chọn được cơ sở đào tạo, chương trình đạo tạo và văn bằng đủ tính pháp lý, nhóm nghiên cứu của dự án Recoasia giới thiệu tới bạn đọc hệ thống các cơ sở đào tạo và bằng cấp của khối ngành AFAM (Alta formazione artistica e musicale) – Hệ đào tạo bậc cao về nghệ thuật và âm nhạc - ở Italy.

201119 hieu-van-bang-quoc-te-the-nao_03

Du học ngành nghệ thuật ở Italy? Khi nói đến đất nước Italy xinh đẹp, người ta sẽ nghĩ ngay đến các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới, đến thời trang cũng như thiết kế nội thất, đến âm nhạc đặc biệt là Opera.

Hệ thống AFAM có gì?
Bao gồm, các nhạc viện công lập, học viện mỹ thuật (công lập và ngoài công lập), học viện âm nhạc đã được chính quyền địa phương công nhận, học viện nghệ thuật múa và kịch công lập, học viện công lập cho các ngành nghệ thuật, cũng như các cơ sở đào tạo tư nhân đủ giá trị pháp lý được Bộ ủy quyền đào tạo cấp bằng.
Các trường thuộc hệ thống AFAM thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực nghệ thuật như visual art (nghệ thuật thị giác bao gồm hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, thiết kế…) âm nhạc, múa và kịch. Hệ thống này gồm 145 trường trong đó có 82 trường công lập và 63 trường ngoài công lập cụ thể là:

20 học viện Mỹ thuật công lập ; 1 học viện sân khấu quốc gia ; 1 học viện múa quốc gia; 55 nhạc viện công lập; 18 viện Âm nhạc nguyên thuộc các địa phương nay được nhà nước công nhận ; 5 viện Mỹ thuật công nghiệp; 18 Học viện Mỹ thuật được nhà nước công nhận, trong đó có 5 học viện có lịch sử lâu đời của Genova, Verona, Perugia, Bergamo, Ravenna; 27 viện được Bộ chủ quản cho phép cấp bằng hợp pháp (được cập nhật đến ngày 12/12/2018)
Việc thành lập mới các cơ sở đào tạo công lập chỉ có thể được thực hiện căn cứ trên các quy định pháp luật cụ thể. Các cơ sở đào tạo mới ngoài công lập có kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật cũng có thể được Bộ ủy quyền cấp bằng sau khi được đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng đào tạo của CNAM (Hội đồng quốc gia đào tạo bậc cao về nghệ thuật và âm nhạc) và được ANVUR (Cơ quan quốc gia phụ trách kiểm định chất lượng hệ thống đại học và nghiên cứu) kiểm định các mặt kinh tế, cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy. Việc đạt được các yêu cầu trên sẽ được kiểm tra định kỳ nhằm mục đích xác nhận sự ủy quyền của bộ.

Văn bằng của AFAM
Văn bằng do các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống AFAM cấp ra tương đương với văn bằng trong hệ thống đào tạo đại học do các khóa học cũng được phân chia thành ba chu kỳ và tổ chức theo cơ cấu tín chỉ của mô hình Tiến trình Bologna đã được áp dụng đối với hệ thống giáo dục đại học. Tuy nhiên do tính đặc thù của khối ngành này, giữa các cở sở đào tạo sẽ có quy định khác nhau về điều kiện đầu vào và chương trình đào tạo.

Hiện nay các khóa học thuộc khối AFAM bao gồm:
• Chu kỳ 1: hoàn thành chương trình của chu kì 1 sẽ được cấp “Diploma Accademico di primo livello” (DA1) tương đương bằng Tốt nghiệp đại học (Laurea).
• Chu kỳ 2: hoàn thành chu kì 2 sẽ được cấp “Diploma Accademico di secondo livello” (DA2) tương đương bằng Thạc sĩ (Laurea magistrale/specialistica).
• Chu kỳ 3: hoàn thành chu kì 3 sẽ được cấp “Diploma Accademico di formazione alla ricerca” tương đương bằngTiến sĩ (Dottorato di ricerca).

Lưu ý rằng hai thuật ngữ “primo livello” và “secondo livello” trong văn bằng DA1 và DA2 không đồng nhất với “primo livello” và “ secondo livello” trong Master Universitario di primo livello (MU1), Master Universitario di secondo livello (MU2) vì về mặt bản chất văn bằng, DA1 và DA2 thuộc hệ thống AFAM có chỉ rõ định hướng học thuật trong tên văn bằng (Accademico). Các trường đại học cũng mở những khóa đào tạo định hướng nghề nghiệp liên quan đến khối ngành nghệ thuật ( ví dụ như thiết kế thời trang) nhưng văn bằng được cấp là MU1 hoặc MU2 và không được công nhận giống như văn bằng tương đương trong hệ thống AFAM.
Để tìm hiểu rõ hơn về yêu cầu đầu vào, thời gian đào tạo và giá trị của văn bằng trong hệ thống AFAM, mời độc giả

Theo: baoquocte.vn