logo
EN
VN

Ý tưởng sáng tạo đối phó với biến đổi khí hậu tại cộng đồng của LCĐ Khoa CNTT đạt giải VID 2010

{mosimage} Dưới sự hướng dẫn của ThS.GV Trần Hữu Tâm, nhóm đoàn viên-sinh viên đại diện cho Liên chi Đoàn Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Hà Nội với đề án “Ứng dụng CNTT trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu” (Application of IT on climate change awareness improvement) đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi. Trong hai ngày 5 và 6/5/2010 nhóm đã bảo vệ thành công đề án ban giám khảo, trở thành một trong 30 đề án xuất sắc đạt giải năm nay và được trao thưởng 15.000 USD (khoảng 270 triệu đồng) để triển khai thực tế.

Ban giám khảo Chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam 2010 với chủ để “Biến đổi khí hậu” hôm nay (6/5/2010) đã trao thưởng cho 30 đề án cộng đồng đạt giải với số tiền lên tới gần 8 tỉ đồng. Mỗi đề án đạt giải sẽ được nhận số tiền tài trợ lên tới 270 triệu đồng để thử nghiệm ý tưởng sáng tạo, cùng góp sức đối phó với biến đổi khí hậu tại các vùng miền của Việt Nam, từ miền núi đến đồng bằng, từ thành thị đến các vùng xa xôi ven biển.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và cũng là một giám khảo của cuộc thi, phát biểu: “Mỗi ý tưởng đạt giải đã thể hiện tính sáng tạo của người dân Việt Nam trong quá trình tìm ra những giải pháp cho các vấn đề phải đối mặt. Những đề án này thể hiện trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng nhằm hỗ trợ chính phủ tìm ra những giải pháp”.

Ban giám khảo, gồm nhiều chuyên gia đầu ngành từ Chính phủ, các nhà tài trợ, viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ và truyền thông, đã đánh giá các đề án dựa trên những tiêu chí chính sau: đóng góp cho chủ đề biến đổi khí hậu, tính sáng tạo, tính khả thi, tính bền vững và sự tham gia của cộng đồng.

Các đề án đạt giải đã đóng góp cho công tác đối phó với biến đối khí hậu theo nhiều cách khác nhau: từ việc tạo ra các đề toán có lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu, lập quán café cho thanh niên để nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, hoặc cải tiến bếp đun truyền thống để giảm thải carbon v.v. Tất cả các đề án đều được đánh giá cao về tính sáng tạo và cam kết của chủ đề án.

Cuộc thi này do Bộ Tài nguyên Môi trường, Trung Ương Đoàn TNCS HCM và Ngân hàng Thế giới tổ chức từ tháng 1/2010 đến nay, đã thu hút được 262 đề án dự thi, trong số đó 61 đề án được lọt vào vòng chung khảo.

Chương trình năm nay đã nhận được sự hỗ trợ của Sứ quán Đan Mạch, Bộ phát triển Quốc tế Anh, Cơ quan Phát triển Quốc tế New Zealand, Cơ quan Phát triển Pháp, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, Sứ quán Phần Lan và Ngân hàng Thế giới.

Dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Trần Hữu Tâm, nhóm đoàn viên-sinh viên đại diện cho Liên chi Đoàn Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Hà Nội với đề án “Ứng dụng CNTT trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu” đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi. Trong hai ngày 5 và 6/5/2010 nhóm đã bảo vệ thành công đề án ban giám khảo, trở thành một trong 30 đề án xuất sắc đạt giải năm nay và được trao thưởng 15.000 USD (khoảng 270 triệu đồng) để triển khai thực tế.

{mosimage}

 {mosimage}

Đề án của nhóm sinh viên đại diện cho Liên chi Đoàn Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Hà Nội là “Ứng dụng CNTT trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu” gồm 02 sản phẩm chính:

1. Phần mềm trò chơi giáo dục “Green city” – “Thành phố xanh”: Đây là một trò chơi tương tác trực tuyến, tạo thành phố ảo với các hoạt động bảo vệ môi trường của người chơi – đóng vai trò là công dân trong thành phố. Mục đích của trò chơi là khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên của thanh thiếu niên.

2. Website đóng vai trò là cổng thông tin trực tuyến, liên tục cập nhật các thông tin về môi trường nói chung và các hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn thế giới nói riêng. Website cũng là nơi cập nhập các thông tin, hình ảnh về các phong trào và chiến dịch hành động vì môi trường. Ngoài ra, website còn có diễn đàn để trao đổi về môi trường, các link liên kết đến các tổ chức vì môi trường lớn trên thế giới, thông tin về trò chơi trực tuyến “Green city”.

 

Theo worldbank.org.vn và fit.hanu.edu.vn