logo
EN
VN

Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra – Ngành Quản trị Kinh doanh

Mục tiêu đào tạo
-    Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh đào tạo sinh vieen có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; thái độ làm việc trách nhiệm, độc lập và hòa đồng với tập thể; yêu nước và tự hào dân tộc; có khả năng làm việc trong môi trường có yếu tố nước ngoài; Kiến thức: nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, kế toán cũng như những kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhau của ngành quản trị kinh doanh như quản trị nhân sự, quản trị vận trù, quản trị tài chính; Có khả năng làm việc ở các doanh nghiệp và các bộ phận kinh doanh, nhân sự, sản xuất, tài chính, cấc quỹ đầu tư các Bộ, Ngành và các cơ quan nhà nước khác; có khả năng lập kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân sự, lên kế hoạch sản xuất, kiểm soát chuỗi cung ứng, tư vấn quản trị chiến lược, chiến lược nhân sự, quản trị tài chính, lên kế hoạch tài chính, thực hiện các nghiên cứu mang tính thực tiễn trong ngành quản trị kinh doanh; tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy về quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, quản trị vận trù, quản trị tài chính; sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc chuyên môn.

Chuẩn đầu ra
1.    Kiến thức
-    Hiểu biết những kiến thức chung về các vấn đề kinh tế, chính trị, pháp lý, xã hội liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp và của ngành Quản trị Kinh doanh
-    Biết, hiểu, phân tích được những nguyên lí, kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong lĩnh vực kinh doanh.
-    Được trang bị những kiến thức cơ bản và cập nhật về quản trị doanh nghiệp tài chính, thị trường tài chính và hoạt động của ngân hàng bao gồm những mảng công việc chính như quản lý, marketing, nhân sự, tài chính, kế toán, cùng các mảng chuyên ngành hẹp như thị trường và thể chế tài chính, hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, quản lý rủi ro, quản lý danh mục đầu tư, quản
-    Hiểu môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng như xu hướng kinh doanh của thế giới
-    Phân tích, đánh giá, vận dụng được những kiến thức cơ bản của khoa học quản lí trong môi trường làm việc và kinh doanh
-    Vận dụng được những kiến thức liên ngành về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học công nghệ, luật pháp… trong công việc chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường kinh doanh thời đại toàn cầu hoá.
-    Hiểu biết những kiến thức cơ bản và chuyên sâu của ngành quản trị kinh doanh
-    Nắm vững nguyên lý chung của hoạt động quản trị kinh doanh, bao gồm những kiến thức nền tảng về tài chính, kế toán, marketing, quản trị nhân sự, và vận trù học.
-    Nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức để lập một kế hoạch, dự án kinh doanh;
-    Hiểu biết về ngành và có thể đưa ra các tư vấn, hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định của người quản lý.
-    Cập nhật và nắm vững kiến thức chuyên ngành sâu:
-    Đối với sinh viên chọn chuyên sâu là quản trị tài chính: Sinh viên hiểu và đọc được báo cáo tài chính, có kiến thức về hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng, thể chế tài chính, quỹ đầu tư. Có kiến thức về tài chính và đầu tư.
-    Đối với sinh viên chọn chuyên sâu là ngành quản trị nhân sự: Sinh viên có kiến thức về quy trình quản trị nhân sự, các công cụ được sử dụng để quản lý nhân sự, kiến thức chung về kế hoạch nhân sự, cách trả lương, thưởng, quản lý vào tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
-    Đối với sinh viên chọn chuyên sâu là ngành vận trù học: Sinh viên có kiến thức về chuỗi giá trị, quản trị hậu cần, quản trị sản xuất, các vấn đề thu mua, chuỗi cung ứng.
-    Đối với sinh viên chọn chuyên sâu vào chuyên ngành Marketing: sinh viên có kiến thức về ngành marketing, bán hàng, hành vi người tiêu dùng, nghiên cứu thị trường, quảng cáo và quan hệ công chúng
-    Đối với sinh viên chọn chuyên sâu vào chuyên ngành kế toán: Sinh viên có kiến thức về kế toán quản trị, kiểm toản, kế toán tài chính.
-    Nắm vững và vận dụng các kiến thức căn bản của ngành quản trị kinh doanh, các chức năng, nhiệm vụ của công việc trong từng lĩnh vực chuyên ngành sâu.
2.    Kỹ năng
2.1.    Kỹ năng chuyên môn
-    Sinh viên có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản trong quản trị kinh doanh như quản trị chiến lược, nhân lực, marketing, tài chính, kế toán để phân tích và đưa ra đánh giá vè tình hình thị trường, xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, marketing, nhân sự và tài chính doanh nghiệp.
-    Có khả năng nắm bắt, đánh giá bối cảnh xã hội, ngoại cảnh, bối cảnh tổ chức để phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp;
-    Có khả năng lập luận, tư duy phân tích, giả quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
-    Có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, có năng lực sáng tạo và phát triển trong nghề nghiệp.
-    Thành thạo phần mềm phần mềm quản lý văn phòng.
-    Khả năng tư duy tốt, logic để xử lý các bảng biểu, con số và những vấn đề phức tạp trong kế toán, kiểm toán
-    Kỹ năng cốt lõi
-    Áp dụng linh hoạt, thành thạo kĩ năng quản lí thời gian và kĩ năng làm việc độc lập trong công việc.
-    Áp dụng linh hoạt kĩ năng thích ứng với các tình huống giao dịch kinh doanh phức tạp, đa dạng.
-    Hiểu và phân tích được hành vi, ứng xử, kĩ năng của các đối tượng giao tiếp trong ngành.
-    Hiểu, áp dụng linh hoạt việc hình thành nhóm làm việc hiệu quả.
-    Biết duy trì và phát triển hoạt động nhóm.
-    Làm việc linh hoạt với các nhóm khách hàng, đồng nghiệp, đối tác đa dạng và
-    Thực hiện được quy trình, áp dụng linh hoạt việc xây dựng kế hoạch công việc.
-    Nhận biết, lựa chọn nguồn lực để thực hiện công việc.
-    Áp dụng linh hoạt việc tổ chức thực hiện công việc thông qua sự điều khiển, phân công trong nhóm và tập thể.
-    Biết kiểm tra giám sát các hoạt động.
-    Biết xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc.
-    Biết đánh giá kết quả thực hiện công việc.
-    Nắm vững kĩ năng lập luận, sắp xếp ý tưởng, và giải quyết vấn đề .
-    Nắm vững kĩ năng giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh bao gồm cả kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, giao tiếp qua thư tín và qua các phương tiện truyền thông.
-    Áp dụng linh hoạt kỹ năng thương lượng, đàm phán
-    Áp dụng linh hoạt kĩ năng thuyết trình trước khách hàng, đồng nghiệp và đối tác.
-    Hiểu, sử dụng thành thạo tiếng Anh ở trình độ B2
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
-    Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
-    Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;
-    Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
-    Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật;
-    Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể;
-    Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
3.    Phẩm chất đạo đức
3.1.    Phẩm chất đạo đức cá nhân
-    Có lối sống lành mạnh.
-    Tự tin khi giao tiếp và thực hành nghề trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài.
-    Linh hoạt, khéo léo, tinh tế khi thực hành nghề & xử lí tình huống.
-    Chăm chỉ, có tinh thần học hỏi, cầu tiến và đặt mục tiêu cho bản thân.
-    Nhiệt tình và say mê công việc.
-    Điềm tĩnh, tự chủ khi ra quyết định.
-    Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
-    Độc lập: Không bị chi phối hoặc tác động bởi lợi ích vật chất, tinh thần làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập trong nghề nghiệp.
-    Chính trực: Thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng
-    Khách quan: Công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị.
-    Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động nghề nghiệp, làm việc với sự thận trọng cao nhất.
-    Tính bảo mật: Bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện nghề nghiệp.
-    Tư cách nghề nghiệp: Trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp
-    Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn: Tuân thủ những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn của nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành
3.2.    Phẩm chất đạo đức xã hội:
-    Có trách nhiệm với công việc, khách hàng, cộng đồng, xã hội và môi trường
-    Tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước, xã hội và cộng đồng