logo
EN
VN

Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra – Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam

Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Hà Nội tuân thủ các quy định của Luật Giáo dục Việt Nam và Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Theo đó, chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, có định hướng nghề nghiệp. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đọc thông viết thạo, nghe nói tiếng Việt tốt (trình độ tối thiểu đạt bậc 5 theo Khung năng lực tiếng Việt 6 bậc dành cho người nước ngoài của Bộ giáo dục và Đào tạo); có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa Việt và có khả năng giải quyết tốt các yêu cầu của ngành nghề chuyên môn (như biên phiên dịch, quản trị văn phòng, nghiên cứu ngôn ngữ và quốc tế học,…) đáp ứng được những yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chuẩn đầu ra
1.    Kiến thức
1.1.    Khối kiến thức chung
Sau khi hoàn thành các môn học thuộc Khối kiến thức chung , sinh viên có khả năng:
-    Nhớ và giải thích được các kiến thức cơ bản về thông tin và mạng truyền thông; Sử dụng được các công cụ xử lý thông tin thông dụng (hệ điều hành, các phần mềm hỗ trợ công tác văn phòng và khai thác internet,…);
-    Có trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc đang áp dụng tại Việt Nam;
-    Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao vào quá trình tập luyện và tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe, đề phòng chấn thương. Vận dụng được các kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao mang tính giao lưu.
1.2.    Khối kiến thức tiếng Việt cơ sở
Sau khi hoàn thành khối kiến thức tiếng Việt cơ sở, sinh viên đạt tối thiểu bậc 3 (trình độ B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người nước ngoài học tiếng Việt do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
1.3.    Khối kiến thức tiếng Việt chuyên ngành
-    Chương trình đào tạo đại học ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam có 3 định hướng chuyên ngành: Biên/phiên dịch, Du lịch – Thương mại, Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng. Theo đó, sau khi hoàn thành chương trình tiếng Việt chuyên ngành, sinh viên sẽ nắm vững và vận dụng được những kiến thức cơ bản theo định hướng ngành như sau:
-    Sinh viên hoàn thành chương trình tiếng Việt chuyên ngành Biên/ phiên dịch có khả năng nắm vững và vận dụng một số kiến thức về nghiệp vụ biên/phiên dịch liên quan đến công việc để có thể biên/phiên dịch ở trình độ trung cấp.
-    Sinh viên hoàn thành chương trình tiếng Việt chuyên ngành Du lịch- Thương mại có khả năng nắm vững và vận dụng một số kiến thức tiếng Việt chuyên ngành về du lịch, thương mại để có thể giao tiếp, giao dịch, lập kế hoạch công tác, biên/phiên dịch từ tiếng Việt sang một ngoại ngữ khác trong lĩnh vực du lịch thương mại.
Sinh viên hoàn thành chương trình tiếng Việt chuyên ngành Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng có khả năng nắm vững và vận dụng một số kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ, vựng, ngữ pháp để tạo tiền đề cơ bản cho việc học tiếp định hướng ngành này ở trình độ chuyên sâu, phục vụ công tác liên quan đến lĩnh vực lựa chọn đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp đại học.
1.4.    Khối kiến thức ngành và chuyên sâu
Chương trình đào tạo đại học ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam có 3 định hướng chuyên ngành: Biên/phiên dịch, Du lịch – Thương mại, Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng. Theo đó, sau khi hoàn thành chương trình thuộc khối kiến thức ngành và chuyên sâu, sinh viên sẽ nắm vững và vận dụng được những kiến thức ở trình độ nâng cao theo định hướng ngành như sau:
-    Sinh viên hoàn thành chương trình thuộc khối kiến thức ngành và chuyên sâu theo định hướng Biên/phiên dịch có khả năng nói thông viết thạo tiếng Việt; hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa Việt; nắm vững kiến thức về nghiệp vụ biên/phiên dịch để có thể biên/phiên dịch ở trình độ cao cấp.
-    Sinh viên hoàn thành chương trình thuộc khối kiến thức ngành và chuyên sâu theo định hướng Du lịch- Thương mại có khả năng nói thông viết thạo tiếng Việt; hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa Việt; nắm vững kiến thức tiếng Việt chuyên ngành về du lịch, thương mại để có thể giao tiếp, giao dịch, lập kế hoạch công tác, biên/phiên dịch từ tiếng Việt sang một ngoại ngữ khác trong lĩnh vực du lịch, thương mại.
-    Sinh viên hoàn thành chương trình thuộc khối kiến thức ngành và chuyên sâu theo định hướng Ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng có khả năng nói thông viết thạo tiếng Việt; hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa Việt; về ngữ âm, từ, vựng, ngữ pháp, nắm vững về ngữ pháp văn bản, về các biện pháp tu từ ngữ nghĩa, về ngữ dụng học tiếng Việt để phục vụ công tác liên quan đến lĩnh vực trong lĩnh vực công tác sau khi tốt nghiệp.
2.    Kỹ năng
2.1.    Các kỹ năng nghề nghiệp
-    Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô phù hợp;
-    Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp;
-    Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc; Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới;
-    Có khả năng áp dụng nền kiến thức rộng kết hợp sâu sắc những khái niệm lý thuyết;
-    Có khả năng áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sáng tạo vào các tình huống khác nhau.
Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết các vấn đề thuộc định hướng đào tạo của mình.
Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
Có khả năng hình thành các giải thuyết, thu thập, phân tích và xử lý thông tin; tham gia nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định giả thuyêt và ứng dụng để nghiên cứu các vấn đề liên quan trong lĩnh vực công tác.
Khả năng tư duy theo hệ thống
Định hình tư duy logic có hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ Việt nói riêng và các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung.
Khả năng thích ứng với môi trường xã hội và môi trường công tác
Có năng lực xã hội hóa, khả năng thích nghi môi trường xã hội và môi trường công tác; hiểu biết xã hội, thích ứng nhanh với sự thay đổi kinh tế, xã hội tại Việt Nam và quốc tế.
Khả năng thích ứng với sự thay đổi của tổ chức xã hội và tổ chức nơi công tác
Nắm vững chiến lược, kế hoạch, mục tiêu và văn hóa tổ chức để làm việc thành công; thích ứng nhanh với sự thay đổi của tổ chức trong sự vận động của xã hội hiện đại.
Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn
Vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng để thực hiện công việc; phân tích, xử lý các vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực công việc;
Có khả năng tìm hiểu đối tượng và môi trường làm việc; có phương pháp thu thập và xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của đối tượng, về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, quốc gia và quốc tế; biết vận dụng các thông tin thu được vào lĩnh vực công tác.
Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
Sáng tạo, dẫn dắt và phát triển nghề nghiệp thông qua khả năng tự học; phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thực tế công việc.
2.2.    Kỹ năng bổ trợ
Các kỹ năng cá nhân
Chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc; Quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân; Thích ứng với sự phức tạp của thực tế; Tự đánh giá kết quả công việc, hoàn thành công việc đúng hạn; đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân; tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp.
Kỹ năng làm việc theo nhóm
Hình thành nhóm làm việc hiệu quả; Vận hành và phát triển nhóm.
Kỹ năng quản lý
Có khả năng quản lý phù hợp năng lực
Kỹ năng giao tiếp
Có khả năng giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói, khả năng truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức.
Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
-    Kỹ năng tiếng Việt chuyên ngành: Có kỹ năng tiếng Việt chuyên ngành tốt để giải quyết được những công việc trong lĩnh vực công tác;
-    Kỹ năng ngoại ngữ 2 khá tốt để có thể giao dịch, làm việc trong thực tế công tác.
Kỹ năng công nghệ thông tin
3.    Phẩm chất đạo đức
3.1.    Phẩm chất đạo đức cá nhân
Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn và hiểu biết văn hóa để thích ứng cao với môi trường, honaf cảnh và điều kiện công tác; có ý thức học hỏi và khát vọng thành đạt.
3.2.    Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy.
3.3.    Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Tuân thủ pháp luật; có trách nhiệm với bản thân và xã hội; tác phong mẫu mực và lối sống lành mạnh.