logo
EN
VN

Thông báo Học bổng La Trobe MBA Excellence Scholarship năm 2016 cho cán bộ giáo viên HANU

Trường ĐH Hà Nội xin thông báo chương trình học bổng La Trobe MBA Excellence Scholarship (học bổng Thạc sỹ QTKD) năm 2016 cho cán bộ, giảng viên HANU như sau:

Xem thêm...

Hỏi đáp về chương trình cử nhân truyền thông doanh nghiệp của Đại học Hà Nội

Truyền thông Doanh nghiệp là chương trình cử nhân hệ chính quy, lần đầu tiên triển khai giảng dạy bằng tiếng Pháp tại Việt Nam, được Trường Đại học Hà Nội (HANU) chính thức tuyển sinh từ năm học 2016 – 2017, xét tuyển đầu vào theo khối D (Toán, Văn, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp), ngoại ngữ nhân hệ số 2. Đây là chương trình đào tạo chất lượng cao, được thiết kế theo mô hình đào tạo truyền thông doanh nghiệp tiên tiến của Pháp và Bỉ, có cập nhật phù hợp với thị trường lao động Việt Nam. Chương trình do các giảng viên Việt Nam và nước ngoài có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, được đào tạo tại Pháp và Bỉ giảng dạy.

Xem thêm...

Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố hình thức xét tuyển ĐH, CĐ 2015

 Ngày 25 tháng 4 năm 2015 Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố hình thức xét tuyển ĐH, CĐ 2015. Sau đây là một số điểm chính:

1) Xét tuyển nguyện vọng I

- Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký vào 01 trường ĐH hoặc CĐ, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4;

- Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác;

- Các nguyện vọng (từ 1 đến 4 trong một trường) của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau;

- Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I, không được đăng ký  ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

2) Xét tuyển các nguyện vọng bổ sung

- Thí sinh có thể dùng đồng thời 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường và trong mỗi trường được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4;

- Các nguyện vọng (từ 1 đến 4 trong một trường) của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau;

- Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo;

 - Thí sinh đã trúng tuyển vào trường, không được tham gia xét tuyển ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.

3) Hồ sơ ĐKXT

Hồ sơ ĐKXT bao gồm:

- Phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, được đăng ký 4 ngành của một trường cho mỗi đợt xét tuyển, các nguyện vọng được xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Mỗi nguyện vọng cần chỉ rõ ngành đăng ký xét tuyển và tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển (theo mẫu quy định tại Phụ lục III);

- Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi ghi rõ đợt xét tuyển và điểm của tất cả các môn thi mà thí sinh đã đăng ký dự thi (theo mẫu quy định tại Phụ lục II) có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi;

- 01 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng, đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh, Hồ sơ ĐKXT có thêm:

- Phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển theo mẫu quy định tại Hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2015;

- Một trong các giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật.

4) Nộp hồ sơ và phí ĐKXT

- Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và phí ĐKXT qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.

- Hồ sơ và phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

- Để tạo điều kiện cho người tham gia ĐKXT, khuyến khích các trường ĐH, CĐ cho các thí sinh thay đổi nguyện vọng ĐKXT theo hình thức trực tuyến. Các trường cần báo cáo Bộ GDĐT để thống nhất sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia và công bố công khai quy trình tiếp nhận thông tin đăng ký của thí sinh để thí sinh thực hiện đúng với quy định.

- Phí ĐKXT được thực hiện theo Quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ GDĐT quy định mức  thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh).

5) Cập nhật dữ liệu ĐKXT và công khai danh sách các thí sinh ĐKXT vào trường

- Ít nhất mỗi ngày một lần, các trường cập nhật thông tin ĐKXT (bao gồm danh sách các thí sinh ĐKXT và danh sách các thí sinh rút hồ sơ ĐKXT) vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia và nhận dữ liệu của thí sinh từ hệ thống để xét tuyển;

- Trong thời gian nhận hồ sơ của một đợt xét tuyển, ba ngày một lần các trường công bố trên trang thông tin điện tử của mình danh sách các thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường theo từng ngành và xếp theo kết quả thi từ cao đến thấp;

- Khuyến khích các trường công bố kết quả trúng tuyển tạm thời cập nhật đến ngày công bố.


Chuyên mục phụ