logo
EN
VN

Nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ “Xây dựng chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngữ các ngành ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp Trung, Nhật theo Khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam” thuộc nhiệm vụ của Đề án

Thực hiện Công văn 139/CV-ĐANN về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc CTMTQG năm 2014, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đề án giao Trường Đại học Hà Nội thực hiện trong năm 2014 là “Xây dựng chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ cho sinh viên chuyên ngữ các ngành ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp Trung, Nhật theo Khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam”. Chương trình do TS Nguyễn Tô Chung và nhóm nghiên cứu thuộc các ngành tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật thực hiện: PGS.TS Trần Quang Bình, ThS Đoàn Quang Trung, ThS Nguyễn Thị Thúy Hạnh, ThS Vũ Minh Hiền, TS Trần Văn Công. Mục tiêu của nhiệm vụ này là đưa ra bộ công cụ các ngành tiếng nêu trên nhằm chuẩn hóa quy trình đào tạo sinh viên chuyên ngữ theo thang đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Chương trình đã được nghiệm thu cấp cơ sở thành công.

Nghiệm thu cấp cơ sở nhiệm vụ “Xây dựng mô hình và chương trình tập huấn khai thác thiết bị dạy-học ngoại ngữ cho các cấp học tại Việt Nam” thuộc nhiệm vụ của Đề án

Thực hiện Công văn 139/CV-ĐANN về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc CTMTQG năm 2014, trong tháng 12, nhiệm vụ “Xây dựng mô hình và chương trình tập huấn khai thác thiết bị dạy-học ngoại ngữ cho các cấp học tại Việt Nam” đã được nghiệm thu thành công cấp cơ sở và cấp Bộ. Chương trình thuộc nhiệm vụ được giao của Đề án NNQG 2020 do TS Đặng Xuân Thu làm chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu là các giảng viên, nhà quản lý Trường Đại học Hà Nội thực hiện, gồm có: TS Nguyễn Thị Cúc Phương, ThS Lương Ngọc Minh, ThS Nguyễn Quang Vịnh, ThS Tăng Bá Hoàng và ThS Phạm Tiến Hùng. Mục tiêu của nhiệm vụ này là đưa ra mô hình và chương trình tập huấn sử dụng, khai thác trang-thiết bị dạy học cho giáo viên giảng dạy ngoại ngữ các cấp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn học này.

Nghiệm thu cấp cơ sở “Xây dựng 4 chương trình dạy tiếng Anh chuyên ngành (ESP) theo Khung NLNN của Việt Nam cho 4 ngành đào tạo trình độ TCCN (Kế toán, Nghiệp vụ nhà hàng- Khách sạn, Nghiệp vụ lễ tân, Quản lý và bán hàng siêu thị)” thuộc nhiệm vụ của Đề á

Cũng thuộc nhiệm vụ được giao của Đề án NNQG 2020 năm 2014, thực hiện Công văn 139/CV-ĐANN về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc CTMTQG năm 2014, nhóm nghiên cứu do ThS Nguyễn Tiến Dũng và chuyên gia ngành Quản trị kinh doanh du lịch giảng dạy bằng tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội thực hiện thành công nhiệm vụ “Xây dựng 4 chương trình dạy tiếng Anh chuyên ngành (ESP) theo Khung NLNN của Việt Nam cho 4 ngành đào tạo trình độ TCCN (Kế toán, Nghiệp vụ nhà hàng- Khách sạn, Nghiệp vụ lễ tân, Quản lý và bán hàng siêu thị)”. Nội dung của các chương trình thuộc nhiệm vụ này là xây dựng các chương trình đào tạo bao gồm chương trình khung và chương trình chi tiết các ngành nêu trên đáp ứng nhu cầu đào tạo bằng tiếng Anh của các trường trung cấp chuyên nghiệp (trường nghề). Nhiệm vụ này đã được nghiệm thu cấp Bộ thành công.

Nghiệm thu cấp cơ sở các chương trình tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn Quốc thuộc nhiệm vụ của Đề án

Trong khuôn khổ nhiệm vụ được giao của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 năm 2014; Thực hiện Công văn 139/CV-ĐANN về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Đề án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc CTMTQG năm 2014, Trường Đại học Hà Nội đã triển khai các nhiệm vụ được giao theo đúng quy trình và tiến độ. Tính đến hết tháng 12/2014, các chương trình đã được xây dựng và nghiệm thu thành công cấp cơ sở như sau:
“Xây dựng Chương trình tiếng Nhật dành cho các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam” do PGS.TS Trần Thị Chung Toàn và nhóm nghiên cứu ngành tiếng Nhật thực hiện; “Xây dựng Chương trình tiếng Nhật dành cho các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam” do TS Đặng Thị Thu Hiền và nhóm nghiên cứu ngành tiếng Đức thực hiện; “Nghiên cứu, xây dựng Chương trình ngôn ngữ Hàn dành cho đối tượng không chuyên khối cao đẳng, đại học tại Việt Nam” do ThS Phạm Thị Ngọc và nhóm nghiên cứu ngành tiếng Hàn Quốc thực hiện. Ba nhiệm vụ này thuộc nhiệm vụ “Xây dựng chương trình tiếng Đức, tiếng Hàn dành cho khối cao đẳng, đại học”.
Mục tiêu và nội dung của các chương trình này là xây dựng chương trình khung tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Hàn áp dụng cho các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ các ngành tiếng Nhật/ tiếng Đức/tiếng Hàn Quốc trình độ cử nhân cao đẳng/ đại học. Các chương trình này đã được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá đạt yêu cầu. Nhiệm vụ “Xây dựng Chương trình tiếng Nhật dành cho các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam” dự kiến được nghiệm thu cấp Bộ trong Quý I/2015.

Họp nghiệm thu công trình “Nghiên cứu xây dựng hệ thống điểm danh trực tuyến cho Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Hà Nội”

Căn cứ quyết định số 2064/QĐ-ĐHHN ký ngày 23/12/2014, ngày 26/12/2014, Hội đồng khoa học Trường Đại học Hà Nội đã họp đánh giá, nghiệm thu đề tài KH&CN cấp cơ sở “Nghiên cứu xây dựng hệ thống điểm danh trực tuyến cho Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Hà Nội” do TS Lê Đức Hậu(Chủ nhiệm), ThS Trần Hữu Tâm và ThS Nguyễn Đình Trần Long thực hiện, Viện Nghiên cứu và phát triển Công nghệ thông tin là đơn vị chủ trì.

Hội đồng khoa học đã đánh giá rất cao sản phẩm của đề tài. Sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện, hệ thống này sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng phần mềm điểm danh sinh viên trực tuyến với nhiều ưu điểm nổi bật và áp dụng cho Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Hà Nội để thay thế cho phương thức điểm danh truyền thống hiện tại…