logo
EN
VN

Nghiên cứu khoa học

M ột trong những yếu tố được coi trọng hàng đầu là việc khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học.. .

Về việc tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế năm 2019 “Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga trong giai đoạn mới”

Hưởng ứng “Năm chéo Việt - Nga” (2019-2020) và thiết thực chào mừng 60 năm thành lập Trường Đại học Hà Nội, Khoa tiếng Nga (1959-2019), Trường Đại học Hà Nội phối hợp với Phân viện Puskin trực thuộc Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga trong giai đoạn mới”.

Hội thảo nhằm giới thiệu các cách tiếp cận sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ, dịch thuật, nghiên cứu liên văn hoá. Đây là diễn đàn để các nhà khoa học, nghiên cứu viên, giảng viên, giáo viên tìm hiểu những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga giai đoạn hiện nay, qua đó tăng cường khả năng liên kết nghiên cứu giữa các nhà Nga ngữ học trong và ngoài nước.

1. Thời gian và địa điểm

Thời gian: Ngày 10 và 11 tháng 10 năm 2019.
Địa điểm: Trường Đại học Hà Nội (Km9, đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội).
(Thông báo đăng trên các website: http://www.hanu.edu.vn, http://puskinhn.edu.vn)

2. Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Nga

3. Nội dung Hội thảo gồm các chủ đề chính sau đây:

Nghiên cứu, giảng dạy Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Nga ở các bậc học: phổ thông, đại học và sau đại học;
Những vấn đề mới về lý luận, phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy tiếng Nga, Văn học Nga và tiếng Nga chuyên ngành;
Dịch thuật Nga-Việt;
Đổi mới trong dạy và học tiếng Nga: ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy và học; đổi mới kiểm tra, đánh giá;
Khảo thí tiếng Nga theo chuẩn của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương với Khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ châu Âu).
Hội thảo gồm hai phần:

Phần I: Hội thảo khoa học quốc tế (Buổi sáng: Phiên toàn thể; Buổi chiều: Phiên làm việc của các Tiểu ban)
Phần II: Tập huấn "Nâng cao trình độ cho giảng viên, giáo viên tiếng Nga".
4. Thành phần: Dự kiến 150 đại biểu.

Ban Giám hiệu, Khoa tiếng Nga, các đơn vị liên quan thuộc Trường Đại học Hà Nội;
Phân viện Puskin;
Các nhà Nga ngữ học và chuyên gia nước ngoài;
Các nhà khoa học, cán bộ giảng viên, giáo viên, học viên, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm.
Các nội dung chi tiết khác: (xin xem file đính kèm)

Ban Tổ chức Hội thảo trân trọng thông báo và mong nhận được sự quan tâm tham gia của các cán bộ, giảng viên và các nhà khoa học.

Trân trọng./.

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

Nguyễn Văn Trào