logo
EN
VN

Nghiên cứu khoa học

M ột trong những yếu tố được coi trọng hàng đầu là việc khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học.. .

LHQ đánh giá cao MGU

TACHIANA CARPENKINA (Đài tiếng nói nước Nga)

{mosimage}Ngày 25 tháng 1 năm 1755, tức là cách đây vừa tròn 255 năm, khi ký Sắc lệnh thành lập Đại học Tổng hợp Matxcơva, Nữ hoàng Nga Êlizabeta Pêtrôpna có lẽ cũng không ngờ rằng mình đã trở thành người sáng lập một “thương hiệu” nổi tiếng trong ngành giáo dục Nga chính là nhờ sắc lệnh này. Ngày nay, Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva (MGU) đã thực sự là cơ sở giáo dục đại học tiên phong và là “ngọn cờ đầu” toàn quốc. Cho dù Trường đứng ở vị trí nào trong bảng xếp hạng quốc tế các trường đại học (trong bất kỳ bảng xếp hạng nào MGU cũng nằm trong tốp 100 trường hàng đầu) thì tấm bằng tốt nghiệp MGU cũng là “mã đăng nhập”, là “dấu kiểm định chất lượng” để mở “cánh cửa” của các nhà tuyển dụng, còn giới khoa học thì buộc phải nể trọng những ai sở hữu tấm bằng đó.

MGU là một "vương quốc” riêng có kinh đô là tòa tháp cao lồng lộng trên đồi Lênin với dân số hơn 40 nghìn người – đó là chỉ tính số sinh viên hiện tại… Một vương quốc có “quốc ca”, “quốc huy” và điều lệ của riêng mình. Vương quốc này cũng có viện bảo tàng, nhà hát và vườn bách thảo. Có cả những vị thánh và những vị anh hùng của mình – nhà vật lý Lep Lanđao, Piôt Kapitxa, Anđrây Xakharôp, nhà văn Bôrit Paxternăc, họ đều là những người được tặng giải thưởng Nôben. Còn một người được nhận giải Nôben nữa – ông Mikhain Goocbachôp – cũng là cựu sinh viên MGU. Tại đây, sinh viên được đào tạo theo 57 chuyên ngành, còn số chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh lên đến 168!

© Pedro J Pacheco/flickr.com

Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi vị quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc (LHQ),  ngài Môhammet Saaban – Phó Tổng thư ký, đã tới thăm MGU trước thềm lễ kỷ niệm 255 thành lập Trường. Nhưng vị quan chức này không chỉ tới thăm với những lời chúc mừng theo thông lệ mà còn mang theo cả đề xuất hợp tác: Cây đại thụ trong làng giáo dục đại học của Nga quyết định sẽ triển khai đào tạo phiên dịch cho LHQ. Rõ ràng, quyết định này đã đánh giá cao Trường Đại học Phiên dịch – một đơn vị tương đương cấp khoa trực thuộc MGU, mới được thành lập vỏn vẹn có 5 năm. Phương pháp dạy-học riêng của đơn vị này đã được nghiên cứu xây dựng. Ông Nhicôlai Garbôpxky – Trưởng Khoa, trong cuộc trò chuyện với phóng viên đài “Tiếng nói nước Nga”, đã nêu rõ bản chất của phương pháp này: “Có hai cách tiếp cận đối với dạy-học phiên dịch. Thứ nhất, là cách tiếp cận rất phổ biến ở phương Tây: Dạy những gì mà giảng viên biết. Ông Nhicôlai Garbôpxky nói: “Như thế là chưa đủ. Nguyên tắc thứ hai, tối quan trọng đối với chúng tôi là: cố gắng lý giải nguyên nhân, mục đích và cách xử lý của người phiên dịch trong các tình huống khác nhau, nghĩa là làm rõ quá trình tư duy trong hoạt động phiên dịch. Tôi cho rằng đây chính là điều rất quan trọng và cần thiết. Tôi cho rằng cách tiếp cận khoa học, một đặc trưng cơ bản của Đại học Tổng hợp Matxcơva, chính là thế mạnh của chúng ta”.

{mosimage}

Đào tạo kiến thức nền là nét đặc thù của MGU và sinh viên Trường Đại học Phiên dịch cũng không phải là ngoại lệ: Sinh viên không chỉ tiếp thu tri thức về chuyên ngành đã chọn mà còn cả các kiến thức luật học, kinh tế học, thậm chí là cả toán học nữa. Tất nhiên, thực hành dịch song song chiếm phần lớn thời gian đào tạo. Ngoài ra, sinh viên còn dành toàn bộ thời gian rỗi của mình để luyện tập trong khu ca bin dịch song song. Đaria Balanđina khẳng định: “Khu ca bin dịch song song là niềm tự hào, là nơi chúng tôi yêu thích. Ở đây có các không gian tác nghiệp, có bàn tròn ở khu vực trung tâm, micrôphôn, màn hình, ba ca bin dịch song song. Điều phức tạp nhất là phiên dịch vừa phải nghe, vừa phải nói và suy đoán cùng một lúc vì  diễn giả thường không kết thúc trọn vẹn một câu trong chuỗi lời nói của mình. Có người thích dẫn nhiều tục ngữ - đây cũng là một rắc rối, hoặc có người nói nhanh, lại có người vừa ho hay vừa uống nước trong suốt thời gian phát biểu. Nghĩa là mỗi diến giả có những thói quen riêng. Dịch sang tiếng Pháp cho Tổng thống Giắc Sirăc thì rất thoải mái vì ông nói rất khúc chiết. Còn dịch cho Tổng thống Nhicôlai Xarcôzy thì khó hơn vì ông diễn đạt rất “đời thường”.
15 sinh viên tốt nghiệp đại học đã trúng tuyển vào khóa đào tạo chuyên gia phiên dịch đầu tiên cho LHQ. Ông Nhicôlai Garbôpxky nói: “Những sinh viên này sẽ học theo chương trình hiện đang áp dụng tại Khoa nhưng với yêu cầu cao hơn”. Bởi vì phiên dịch của LHQ là một ngành nghề đặc biệt.

{mosimage}

Ông Trưởng khoa nhấn mạnh: “Trước hết, nó đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao. LHQ điều tiết toàn bộ đời sống chính trị trên hành tinh của chúng ta. Tất cả phiên thảo luận diễn ra tại đây đều có ảnh hưởng đến đời sống của các quốc gia hoàn toàn khác nhau. Cho nên, tuyệt đối không được phép để xảy ra lỗi phiên dịch.  Điểm thứ hai là quá trình chuẩn bị tâm lý:  Phiên dịch song song thường xuyên phải ở trong trạng thái căng thẳng (những phiên dịch giàu kinh nghiệm nói rằng dịch song song là một trạng thái phân tâm tự nguyện có kiểm soát, tức là người phiên dịch phải biết phân tách ý thức của mình).  Điểm thứ ba là phải nắm được những thuật ngữ nhất định – những “biệt ngữ” của LHQ".

Vì thế, trong số 15 ứng viên, ông Trưởng khoa dự tính chỉ có 4 đến 5 năm người thực sự đạt được chuẩn phiên dịch của LHQ. Iulia Côrenheva, một học viên được tuyển vào khóa đầu tiên, tràn đầy hy vọng: “Tôi đã luôn mơ ước được làm việc tại LHQ vì đây là một tổ chức quốc tế quan trọng. Phiên dịch cho LHQ quả là một nghề tuyệt vời! Đây là đỉnh cao mà tôi có thể vươn tới!”

Có thể thế hệ mới sẽ tiếp nối truyền thống của các bậc tiền bối – cựu sinh viên Đại học Tổng hợp Matxcơva bằng sức lực và tài năng đã dày công vun đắp bấy lâu như Caramzin, Tuôcghênhep, Chêkhôp, Paxternăc, những người không chỉ là các văn hào Nga nổi tiếng mà còn là những dịch giả tuyệt vời!

Trans-Over dịch

---------