logo
EN
VN

Nghiên cứu khoa học

M ột trong những yếu tố được coi trọng hàng đầu là việc khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học.. .

Hoạt động khoa học Quý I/2008

I. Thông tin về hoạt động khoa học sinh viên

- Năm sinh viên xuất sắc của Trường Đại học Hà Nội đạt giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" lần thứ 18 năm 2007 đã vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Lễ trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” và “Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC” được tổ chức ngày 13 tháng 01 năm 2008. Đó là các giải của các sinh viên sau:

1. Giải Nhất: Trần Phương Nhung – lớp CNTN 03 với đề tài “Dịch tiêu đề sách” (Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Lan);

2. Giải Ba: Nguyễn Cẩm Tú – lớp 2T-03 với đề tài “Tìm hiểu về dịch địa danh hành chính Việt Nam sang tiếng Hán” (Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Trà);

3. Giải Khuyến khích:

 Lê Thanh Bình – lớp 2BA-02 với đề tài “Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Lê Thu Nga);

 Nguyễn Bích Ngọc – lớp 3N-03 với đề tài “Tục ngữ có chứa số từ trong tiếng Nga và phương thức dịch sang tiếng Việt” (Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Ngọc Vinh);

 Nguyễn Đắc Quỳnh Hương – lớp 4P-03 với đề tài “Những khác biệt trong văn hóa giao tiếp qua điện thoại trong tiếng Pháp và tiếng Việt” (Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Thanh Hà).

- Ngày 21 tháng 01 năm 2008, trên cơ sở 26 công trình dự thi, Hội đồng xét giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Trường năm 2007 đã họp và nhất trí với kết quả: 08 công trình giải nhất, 06 công trình giải nhì và 12 công trình giải ba. Các công trình dự thi năm nay có số lượng vượt trội so với năm trước và có đề tài rất phong phú trong các lĩnh vực như dịch thuật, văn hóa – văn học, lý thuyết tiếng, du lịch, quản trị doanh nghiệp v.v..

II. Thông tin về hoạt động khoa học giáo viên

- Ngày 25 tháng 01 năm 2008, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đã họp và đánh giá “Đạt” đối với đề tài NCKH cấp Bộ “Mô hình giảng dạy tiếng Pháp từ xa qua truyền hình và Internet (trình độ sơ cấp và trung cấp)” do TS. Nguyễn Thị Cúc Phương (chủ nhiệm) cùng ThS. Trần Văn Công thực hiện. Trong thời gian tới, Trường Đại học Hà Nội sẽ đề nghị Bộ GD&ĐT thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đề tài này.

- Ngày 26 tháng 01 năm 2008 đã diễn ra Hội thảo khoa học giáo viên khoa Quản trị kinh doanh – Du lịch nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập khoa. Kỷ yếu Hội thảo gồm 10 bài được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh.

- Ngày 29 tháng 02 năm 2008, Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đã đánh giá, xếp loại “Tốt” đề tài NCKH cấp Bộ “Cơ sở lý luận dạy dịch và thực tiễn biên soạn giáo trình dịch (chủ đề kinh tế) cho sinh viên chuyên ngữ (ngành tiếng Nga)” - mã số: B-2006-26-03 của chủ nhiệm đề tài là PGS. TS. Vũ Ngọc Vinh.

- Ngày 11 tháng 03 năm 2008, khoa tiếng Trung đã tổ chức một buổi tọa đàm khoa học với bốn báo cáo có chủ đề về văn hóa và phương pháp giảng dạy của các giáo viên vừa hoàn thành chương trình cao học và trở về từ Trung Quốc, đó là:

 “Nghiên cứu điền dã về lễ kỷ niệm thương binh liệt sỹ ở Việt Nam” - ThS. Nguyễn Thị Hảo;
 “Nguyên tắc thiết kế câu hỏi cho phần bài khóa môn Text ở giai đoạn ngữ đoạn trong giảng dạy tiếng Trung Quốc” - ThS. Trần Thu Hiên;
 “Nghiên cứu về diễn biến Tết Nguyên Đán của người Việt Nam trong quá trình từ “truyền bá nghi lễ” đến truyền thống quốc gia dân tộc” - ThS. Đỗ Hồng Thanh;
 “Thành ngữ so sánh Trung – Việt và giảng dạy thành ngữ so sánh tiếng Trung cho sinh viên Việt Nam” - ThS. Nguyễn Thị Thanh.

- Ngày 21 tháng 3 năm 2008, Trường Đại học Hà Nội đã phối hợp với Vụ Giáo dục thường xuyên – Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định “Chương trình khung tiếng Anh thực hành – hệ giáo dục thường xuyên”. Kết thúc buổi họp, Hội đồng quốc gia đã thông qua và sẽ đưa chương trình vào áp dụng một cách phổ biến trong giảng dạy tiếng Anh.

- Nhằm bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho các giảng viên trẻ, đặc biệt là giảng viên bộ môn Dịch của các khoa, bộ môn, ngày 28 tháng 3 năm 2008, trường Đại học Hà Nội cùng với khoa tiếng Đức đã phối hợp tổ chức buổi trao đổi học thuật với chủ đề “Một số nét cơ bản về Trường phái lý thuyết dịch ESIT và kinh nghiệm dạy - học môn Dịch tại khoa tiếng Pháp” do PGS.TS. Vũ Văn Đại (Trưởng khoa Sau đại học) thuyết trình. Tham gia buổi trao đổi có toàn thể giáo viên khoa tiếng Đức và nhiều cán bộ các khoa khác đã và đang giảng dạy tại Nhà trường.