logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 35 (Tháng 6/2013)


lý luËn ng«n ng÷

1. TỪ BÍCH DIỆP, NGUYỄN THÀNH CÔNG – Lý thuyết ngữ pháp kết cấu và những ứng dụng trong giảng dạy tiếng Trung Quốc


2. NGHIÊM THỊ THU HƯƠNG – Bước đầu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới ý nghĩa thể của chỉ tố ~ trong tiếng Hàn


3. VŨ THỊ KIM HOA – Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt trên cơ sở ngữ âm học


4. HOÀNG THANH HƯƠNG – Quan sát các mô thức biểu đạt hành vi hỏi gián tiếp trong tiếng Hán hiện đại xuất phát từ lý thuyết hành vi lời nói


5. VŨ THỊ HIẾU – Nghiên cứu cú pháp và ngữ nghĩa của trạng từ nghi vấn “où”


6. MAI NGUYỄN TUYẾT HOA – Định hướng không gian trong nghĩa động từ chuyển động tiếng Nga đối chiếu với tiếng Việt


ph­¦¬ng ph¸p gi¶ng d¹y

7. NGUYỄN THỊ NHÂN HÒA Nhìn lại phương pháp nghiên cứu thực nghiệm


8. TRẦN THỊ CHUNG TOÀN Bàn về vấn đề khai thác tri thức Hán Việt cho người Việt học chữ Hán trong tiếng Nhật



Trao ®æi - th«ng tin


9. HOÀNG VĂN HOẠT Xây dựng chuẩn đầu ra ngoại ngữ - thực trạng và đề xuất


10. DIEGO GONZÁLEZ GARCÍA Sử dụng luân phiên ngôn ngữ - hiện tượng sinh viên sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp trong môi trường tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ


11. NGUYỄN QUANG VỊNH – Cải cách chương trình giáo dục đại học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế: yêu cầu, khó khăn và đề xuất một số giải pháp


12. ĐOÀN QUANG TRUNG – Bất cập trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên tiếng Anh ở một số trường đại học


13. HỒ THU GIANG – Một số vấn đề khi giảng dạy văn học Việt Nam cho sinh viên nước ngoai


14. Hoạt động khoa học ở Trường Đại học Hà Nội



Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quan Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội • ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. • Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT

1. NCS TỪ BÍCH DIỆP, TS NGUYỄN THÀNH CÔNG – Lý thuyết ngữ pháp kết cấu và những ứng dụng trong giảng dạy tiếng Trung Quốc. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Lý thuyết Ngữ pháp kết cấu được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ XX, tới nay những tư tưởng và kết quả thực tiễn của lý thuyết này cũng đã được ứng dụng trong việc giảng dạy ngoại ngữ. Dựa trên các chủ trương của Lý thuyết ngữ pháp kết cấu, kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống, chúng ta có thể xây dựng những quan điểm mới trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng Trung Quốc nói riêng. Lý thuyết Ngữ pháp kết cấu chủ trương không dựa vào một số quy tắc ngữ pháp đã được giản hóa, mà giảm bớt tác dụng của các quy tắc đó, do đó trong giảng dạy, nên giảm thiểu giới thiệu các quy tắc ngữ pháp nhằm tránh việc suy luận không chính xác. Lý thuyết này cũng chủ trương “thấy được là nắm được” (what you see is what you get), vì vậy chúng ta có thể chú trọng việc giải thích ý nghĩa kết cấu với tư cách là một chỉnh thể chặt chẽ, đồng thời chú trọng tới tính độc lập của các kết cấu, đặc biệt là các kết cấu mới được hình thành và sử dụng. Tin rằng, việc áp dụng tư tưởng của Ngữ pháp kết cấu vào việc dạy học một cách hợp lý có thể giúp chúng ta nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Trung Quốc.

Constructionist theory came into being in the 1980s. Its tenets and empirical findings have now been used in foreign language teaching. Such tenets combined with traditional teaching methodologies give rise to alternative approaches to teaching foreign languages in general and Chinese in particular. Constructionist theory aims to minimize the influence of grammar rules, rather than depends on them. Foreign lanuage teaching should accordingly reduce the introduction of grammar rules so that inaccurate inferences would be avoided. Constructionist theory also posits “what you see is what you get”, so we can focus on explaining the meaning of a construction as a tightly-knit entity as well as its independence; especially those of a novel constrcution. It is hoped that the appropriate application of tennets of constructionist approaches will enhance the efficacy of teaching and learning Chinese.”



2. ThS NGHIÊM THỊ THU HƯƠNG – Bước đầu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới ý nghĩa thể của chỉ tố ~ trong tiếng Hàn. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Thông thường, chỉ tố ~ trong tiếng Hàn diễn tả một sự việc đã diễn ra và kết thúc trước một điểm mốc nào đó. Nghiên cứu này một lần nữa làm sáng tỏ vai trò của hình thái tố bổ trợ thời của động từ ở chỉ tố ~ trong việc đánh dấu thời quá khứ tiếng Hàn, đồng thời kết luận vị từ, bổ ngữ, trạng ngữ và ngữ cảnh luôn có ảnh hưởng tới ý nghĩa thể của ~.

~ in Korean language is often used to describe an event that happens and finishes before a point in time. The present paper enunciates the role of ~ as tense modifier in marking the past tense of Korean verbs and suggests that predicates, modifiers, adverbials and context do have influence on the aspectual meaning of ~.



3. ThS VŨ THỊ KIM HOA – Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt trên cơ sở ngữ âm học. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Có một vấn đề tồn tại trong thực tế hiện nay là vị trí đặt dấu thanh trong cách viết hằng ngày thậm chí trong các văn bản, sách báo tiếng Việt không thống nhất với nhau. Cách đặt dấu thanh trên chữ viết của tiếng Việt – ngôn ngữ có thanh điệu – không phải là tùy tiện mà dựa trên những nguyên tắc nhất định. Xuất phát từ thành tựu nghiên cứu về ngữ âm đặc biệt là những kết quả nghiên cứu về âm tiết của tác giả Đoàn Thiện Thuật, bài viết của chúng tôi xác định vị trí thanh điệu dựa trên cơ sở thành phần cấu tạo âm tiết. Chúng tôi tin rằng cách đặt dấu thanh trên cơ sở ngữ âm học sẽ thuận tiện, đơn giản và hợp lí hơn.

Inconsistent placement of tone markers has been found abundant in Vietnamese texts, including press and books. The placement of the typically diacritical markings or the way they are realized in this tonal language is not at random, but is rules-based. In light of the findings of much research in phonetics; especially Doan Thien Thuat’s studies on phonology, the present article proposes a way to determine the positions of tone marks based on syllabic constituents. The suggested method is hoped to be more appropriate and convenient than other known practices.”

4. ThS HOÀNG THANH HƯƠNG – Quan sát các mô thức biểu đạt hành vi hỏi gián tiếp trong tiếng Hán hiện đại xuất phát từ lý thuyết hành vi lời nói. (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung)

“Xuất phát từ lý thuyết hành động ngôn từ của J.Austin và J.R.Searle, bài viết tập trung nghiên cứu hành vi hỏi gián tiếp trong tiếng Hán hiện đại. Bài viết phân loại các câu hỏi mang hàm ý gián tiếp, qua đó chỉ ra đặc điểm của từng loại nhằm giúp người học tiếng Hán hiểu thêm về hành vi hỏi gián tiếp trong tiếng Hán hiện đại.

Based on the theory of Speech Acts, this article examines Indirect Speech Acts of Asking in the modern Chinese. This essay attempts to provide a taxonomy of indirect asking questions and reveal properties of each type in a bid to help learners to enrich their knowledge about speech acts of indirect asking in modern Chinese.”



5. ThS VŨ THỊ HIẾU – Nghiên cứu cú pháp và ngữ nghĩa của trạng từ nghi vấn “où”. (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)

“Trong tiếng pháp, «où» là một từ ngắn, có một âm tiết, lại có nhiều cách sử dụng khác nhau: où có thể đóng vai trò là trạng từ nghi vấn, đại từ quan hệ hoặc liên từ. Chính sự đa dạng về cách sử dụng của từ này khiến nó trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề về cú pháp và ngữ nghĩa của trạng từ nghi vấn où trong các câu nghi vấn. Về mặt cú pháp: où đóng vai trò là bổ ngữ chính hoặc bổ ngữ phụ trong câu hỏi, nó có thể đứng đầu hoặc cuối câu hỏi. Về mặt ngữ nghĩa: où diễn tả nơi chốn.

In French, «où» is a short word, composed of one syllable, and can be used as an interrogative adverb, a relative pronoun or a conjunction. Its various functions have attracted many linguists. In this article, the syntactic and semantic properties of Où as an interrogative adverb are presented. On the syntactic level, où plays the role of an essential and circumstantial complement in questions; it can be placed at the beginning or the end of a question. Semantically, où denotes a place.”



6. ThS MAI NGUYỄN TUYẾT HOA – Định hướng không gian trong nghĩa động từ chuyển động tiếng Nga đối chiếu với tiếng Việt. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Trong bài báo này tác giả đề cập đến vấn đề định hướng không gian của người Nga và người Việt, phản ánh qua nhóm động từ chuyển động + các tiếp đầu tố trong tiếng Nga và nhóm động từ tương ứng đi, mang, chở; đi, về, đến trong tiếng Việt, nêu lên đặc trung hành chức của chúng trong lời nói của hai thứ tiếng. Tác giả cho rằng chính sự khác biệt trong định hướng không gian và phương thức chuyển động của hai dân tộc Nga và Việt đã không cho phép xác định những tương ứng tuyệt đối từng cặp động từ Nga – Việt của hai nhóm động từ chuyển động trên, mà chỉ có thể xác lập các phương tiện tương tự trong hai ngôn ngữ biểu đạt nội hàm nghĩa của chúng, từ đó mới có thể đưa ra những giải pháp về phương pháp dạy – học nhóm động từ chuyển động tiếng Nga cho người Việt và tiếng Việt cho người Nga.

In the present article, the author discusses the spatial orientation of Russian and Vietnamese people as reflected in Russian verbs of motion + prefixes and corresponding motion Vietnamese verbs đi, mang, chở; đi, về, đến in a bid to reveal their intrinsic performing properties. It is suggested that the differences in the Russian and Vietnamese spatial orientation and manner of motion do not allow o­ne to identify absolute equivalence between each Russian-Vietnamese pair of verbs from the two given groups of motion verbs, but do allow to establish commonalities in the manner(s) used to denote the idea of movement. In light of the findings, the author suggests some pedagogic implications with regards to the motion verbs in Russian for Vietnamese learners of Russian.”



7. TS NGUYỄN THỊ NHÂN HÒA Nhìn lại phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

“Những năm qua trong quá trình tham gia phản biện và hướng dẫn luận văn cho học viên cao học chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Hà Nội, tôi đã chứng kiến nhiều học viên lựa chọn phương pháp thực nghiệm khi tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, dường như họ chưa nhận thức đầy đủ được ưu nhược điểm của phương pháp này. Tôi viết bài báo để một lần nữa giúp chúng ta nhìn nhận lại cả điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp thực nghiệm với hy vọng giúp các học viên cao học hiểu sâu hơn về phương pháp này khi áp dụng vào nghiên cứu của mình.

During the last few years working as an examiner and supervisor for MA TESOL theses at Hanoi University, I have witnessed a number of students in favour of experimental approach when doing research. However, the double-sided aspects of this approach do not seem to be fully aware of. This article, therefore, is an attempt to review both the strong points and weak points of Experimental Approach with a hope to give potential MA students a more in-depth view of this approach.”



8. PGS. TS TRẦN THỊ CHUNG TOÀN Bàn về vấn đề khai thác tri thức Hán Việt cho người Việt học chữ Hán trong tiếng Nhật. (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

“Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu so sánh đối chiếu quá trình hình thành cách đọc Hán Việt trong tiếng Việt và quá trình hình thành và phát triển chữ Hán trong tiếng Nhật, bài viết đưa ra những căn cứ khoa học cho việc tận dụng các tri thức Hán Việt vào việc học chữ Hán trong tiếng Nhật của người Việt. Chúng tôi đề xuất 4 mức độ của quá trình này dựa trên những tương đồng và khác biệt của các quá trình hình thành chữ viết và cách đọc chữ Hán trong mỗi ngôn ngữ, đề xuất cách thức biên soạn các tài liệu bổ trợ, sách tham khảo, từ điển về chữ Hán trong tiếng Nhật cho người Việt. Nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng những tư liệu quan trọng cho việc học chữ Hán của sinh viên Việt Nam, khẳng định những thế mạnh của người Việt và khai thác hợp lí các tri thức về từ Hán Việt.

On the basis of the comparative-contrastive research on the formation of Sino-Vietnamese pronunciation in the Vietnamese language and the creation and development of Kanji in the Japanese language, the article puts forward scientific rationales for the exploitation of Sino-Vietnamese knowledge in learning Japanese Kanji by Vietnamese. We propose 4 levels in process of utilization of Sino-Vietnamese knowledge based on the similarities and differences in the processes of formation of writing systems and pronunciation of Han characters in the two languages. We also initiate an approach of compiling study supplementary materials, reference books, and a glossary of Japanese Kanji for Vietnamese students. This research contributes to building important data for Vietnamese students of the Japanese language, making good use of the Vietnamese’ advantage of Sino-Vietnamese knowledge.”



9. ThS HOÀNG VĂN HOẠT Xây dựng chuẩn đầu ra ngoại ngữ - thực trạng và đề xuất. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)



10. TS DIEGO GONZÁLEZ GARCÍA Sử dụng luân phiên ngôn ngữ - hiện tượng sinh viên sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp trong môi trường tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ. (Ngôn ngữ viết: tiếng Tây Ban Nha)

“Trong việc giảng dạy tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ (sau đây được viết ELE), trong một vài hoàn cảnh nhất định, chúng tôi nhận thấy không có sự giao tiếp ngoại ngữ (sau đây sẽ được viết L2) giữa sinh viên có cùng chung tiếng mẹ đẻ (sau đây sẽ được viết L1), trình độ ngôn ngữ tương đương và các đặc điểm văn hóa xã hội giống nhau. Trước thực trạng này, chúng tôi sẽ phân tích những quan sát ghi nhận được trong các lớp học để xem khi nào sinh viên sử dụng L1 và, điều quan trọng là, khi nào thì sử dụng L2 và lý do tại sao. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu việc sử dụng luân phiên ngôn ngữ (chuyển mã ngôn ngữ) của sinh viên trong giao tiếp và trong văn bản.

In many cases, we find ourselves in classroom contexts which clearly do not promote interactions in the foreign language we are teaching/learning among students with identical mother tongue, similar degrees of language proficiency and the same socio-cultural background. In these educational contexts, we should analyze what happens in these classes when our students use their mother tongue and, more important, when they use the language they are learning and why they do it. In this articlng hội nhập với thế giới trên nhiều lĩnh vực. Giáo dục không thể đứng ngoài tiến trình này, nhất là khi nền kinh tế thế giới trong tương lai là nền kinh tế tri thức. Việc cải cách các chương trình giáo dục đại học ở Việt Nam là yêu cầu cấp thiết trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, cải tổ những gì và theo lộ trình thế nào là vấn đề rất đáng quan tâm đối với những người làm công tác giáo dục.

In the context of globalization, Vietnam has been integrating into the world in all fields, despite the differences in culture, religion, economy and politics. Education is not an exception, especially when the future economy is the intellectual one. The renovation of tertiary curriculum is urgent for Vietnam in the process of integration. However, the content and the roadmap for the renovation remain a matter of great concern for educators.”



12. ThS ĐOÀN QUANG TRUNG – Bất cập trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên tiếng Anh ở một số trường đại học. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Trong những năm gần đây ở các trường đại học, công tác kiểm tra – đánh giá nói chung và đánh giá kết quả học tập nói riêng đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn và đã được thực hiện tốt hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia việc đánh giá kết quả học tập ở nhiều trường đại học vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ của công tác này. Bài viết này tập trung phân tích từ góc nhìn chuyên môn một số bất cập trong việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của sinh viên tiếng Anh ở một số trường đại học và đưa ra một số gợi ý nhằm khắc phục những bất cập đó.

This article focuses on the analysis of several problems commonly encountered in the testing and assessment of students’ achievements at the tertiary level. It is hoped that the suggestions made in this article would help solve the problems and thus would improve the quality of the testing and assessment of the English language in tertiary educational institutions in Vietnam.”



13. ThS HỒ THU GIANG – Một số vấn đề khi giảng dạy văn học Việt Nam cho sinh viên nước ngoài. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)