logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 61 (Tháng 3/2020)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. VŨ XUÂN ĐOÀN – Những yếu tố liên quan đến phân tích diễn ngôn

2. NGUYỄN NHẬT QUANG – So sánh đối chiếu thành ngữ chỉ sự quyết tâm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc nhìn liên văn hóa

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

3. NGÔ VĂN GIANG – Rà soát mô hình công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): Tư duy lại việc giảng dạy trực tuyến ở bậc đại học

4. DƯƠNG ANH CHIẾN, NGUYỄN PHƯƠNG TRINH – Nghiên cứu ứng dụng Anki nhằm gia tăng vốn từ vựng cho sinh viên năm thứ nhất tại một trường đại học ở Việt Nam

5. PHẠM THỊ THÙY LINH – Niềm tin giảng dạy hiệu quả của giáo viên tiếng Anh: Nghiên cứu điển mẫu tại một trường đại học ở Việt Nam

6. NGUYỄN SONG LAN ANH – Tổng quan nghiên cứu về hoạt động hợp tác giữa người học (peer learning) trong giờ học nói tiếng Nhật - Kết quả và những vấn đề còn tồn tại –

7. VŨ THÚY NGA – Đề xuất ứng dụng phương pháp học đảo ngược nhằm cải tiến việc dạy và học chữ Hán trong tiếng Nhật

DỊCH THUẬT

8. VŨ VĂN ĐẠI – Cơ sở của tiêu chí đánh giá dịch thuật

9. ERMILOVA G.G., NGUYỄN THỊ HOÀN – Sự chuyển dịch tư tưởng của Raskolnikov trong các bản dịch tiếng Việt
TRAO ĐỔI THÔNG TIN

10. NGUYỄN THỊ NHƯ – Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học hiện nay

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI
Phó Tổng biên tập: PGS.TS NGUYỄN VĂN TRÀO
Thư ký: TS NGUYỄN NGỌC LÂN
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Bình, PGS.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Văn Khang, TS Đinh Thị Bảo Hương, TS Nguyễn Ngọc Lân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, TS Phạm Ngọc Thạch, TS Đặng Xuân Thu, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tăng Bá Hoàng; ThS Đinh Thị Hải; ThS Lê Thị Thành Huế; ThS Đặng Hoàng Giang; ThS Nguyễn Thị Ngà; ThS Vương Nam Quế; Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Phương Tú
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. VŨ XUÂN ĐOÀN – Những yếu tố liên quan đến phân tích diễn ngôn (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài viết đề cập những yếu tố được coi trọng khi phân tích diễn ngôn. Đó là tình huống giao tiếp, các bên tham gia giao tiếp, hình thức giao tiếp và các phương tiện ngôn ngữ bao gồm các luận chứng và thủ pháp ngôn từ. Quan điểm của nhiều tác giả ở Việt Nam và thế giới như Đỗ Hữu Châu, Đinh Trọng Lạc, David Nunan, Catherine Kerbrat-Orecchioni, John Searle v.v. cũng được viện dẫn. Bài viết cho thấy tùy theo yêu cầu và tình huống phân tích, ta có thể tập trung vào một số yếu tố của diễn ngôn, trong khi vẫn coi các yếu tố khác là quan trọng với các mức độ khác nhau trong quá trình giao tiếp.
Từ khóa: diễn ngôn, giao tiếp, yếu tố, ngôn ngữ, phân tích

The article deals with the essentials of discourse analysis, including the on-going communication situation, participants involved, means of communication and linguistic means such as argumentativeness and rhetorical figures. The paper also analyzes different researchers’ opinions on discourse analysis within and beyond Vietnam, such as Do Huu Chau, Dinh Trong Lac, David Nunan, Catherine Kerbrat-Orecchioni, John Searle, etc. The paper shows that based on purpose and situation, the focus of analysis can be placed on a certain number of discourse features with importance attached to others at various levels in the process of communication.
Keywords: discourse, communications, factor, language, analysis.

2. NGUYỄN NHẬT QUANG – So sánh đối chiếu thành ngữ chỉ sự quyết tâm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc nhìn liên văn hóa (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Để giao tiếp hiệu quả, người học ngoại ngữ cần phải có kiến thức về ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ và văn hóa. Đơn vị ngữ cú, cụ thể trong nghiên cứu này là thành ngữ, là gốc của hầu hết mọi nền văn hóa cũng như một phần quan trọng trong việc tiếp thu ngôn ngữ. Thông qua việc phân tích ngữ nghĩa và đặc điểm liên văn hóa, nghiên cứu này nhằm mục đích chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về thành ngữ chỉ lòng quyết tâm trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở ngôn ngữ học đối chiếu. Từ đó nghiên cứu rút ra những khác biệt theo định hướng liên văn hóa giữa hai ngôn ngữ về hình tượng liên tưởng trong việc dùng thành ngữ. Hơn thế nữa, giáo viên có thể khuyến khích tinh thần ham học hỏi của học viên trong quá trình khám phá vẻ đẹp của thành ngữ trong hai ngôn ngữ. Từ cơ sở nghiên cứu này người học ngôn ngữ sẽ tìm ra mối quan hệ của hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa, từ đó làm giàu kinh nghiệm về ngôn ngữ và đời sống. Các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng có thể dùng nó để tăng yếu tố bản địa Việt Nam trong quá trình biên soạn sách học tiếng Anh.
Từ khóa: determination proverbs, English proverbs, Vietnamese proverbs, contrast.

For the purpose of effective communication, every learner of a foreign language needs knowledge of the language, skills and culture. Phraseological units, particularly proverbs in this study, are the root of almost all cultures as well as a critical part of language acquisition. This research, based on cross-cultural features and semantic analysis, aims to point out the similarities and differences of English and Vietnamese determination proverbs. This research can, therefore, explore the cross-cultural gaps between the two languages in terms of proverbs’ referents. Moreover, teachers can promote the learning spirit of students in their exploration of the beauty of proverbs in both languages. From this study, students can find out the relationship between the two languages and cultures, as well as gain more background knowledge and experience. Coursebook designers can also use this research as a source of reference to localize English coursebooks in Vietnam.
Keywords: determination proverbs, English proverbs, Vietnamese proverbs, contrast.

3. NGÔ VĂN GIANG – Rà soát mô hình công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): Tư duy lại việc giảng dạy trực tuyến ở bậc đại học (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Việc chuyển các phương thức đào tạo truyền thống sang đào tạo trực tuyến khiến các cơ sở giáo dục đại học gặp phải thách thức không nhỏ trong việc tìm kiếm các mô hình ICT với mục tiêu vừa bảo đảm tiến độ dạy học vừa bảo đảm chất lượng giáo dục đại học tư duy bậc cao. Do đó, bài viết này nhằm mục đích giới thiệu 5 mô hình ICT đang được sử dụng rộng rãi trong giáo dục trên thế giới, có thể áp dụng trong giảng dạy trực tuyến ở bậc đại học tại Việt Nam, gồm có: UTAUT, SAMR, TPACK, R2D2, và RAT. Các mô hình được xem xét dưới góc nhìn phản biện trên 3 góc độ: điểm mạnh, điểm yếu, tính linh hoạt và hiệu quả trong việc ứng dụng trong giảng dạy ở bậc đại học ở Việt Nam. Bài viết cũng nhằm nêu bật các hướng mở để tạo ra thông lệ tốt nhất trong giảng dạy trực tuyến, đồng thời đề xuất việc khai thác có hiệu quả các mô hình nêu trên đối với các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
Từ khóa: giáo dục đại học, ICT, mô hình, giảng dạy trực tuyến, hiệu quả.

A change from traditional modality of teaching delivery to online teaching and learning has put high pressure on higher education institutions who are struggling in seeking suitable models for ICT integration so as to achieve both curriculum agenda and the quality assurance of higher order thinking. To this end, this article aims to offer critical insights into five ICT models widely used in the world education, being applicable to online delivery in higher education in Vietnam, mainly: UTAUT, SAMR, TPACK, R2D2 and RAT. These models are reviewed from three fundamental perspectives: strengths, weaknesses, and effectiveness in their application in higher education in Vietnam. The paper also highlights open suggestions for best practices of online teaching/learning as well as recommendations for effective use of these models in Vietnamese educational institutions.
Keywords: higher education, ICT, model, online teaching, effective.

4. DƯƠNG ANH CHIẾN, NGUYỄN PHƯƠNG TRINH – Nghiên cứu ứng dụng Anki nhằm gia tăng vốn từ vựng cho sinh viên năm thứ nhất tại một trường đại học ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Nghiên cứu này khảo sát tính hiệu quả của ứng dụng Anki trong việc học từ vựng tiếng Anh và quan điểm của người học về ứng dụng này dựa trên 3 tiêu chí: sự hữu ích, sự tiện lợi và sự hài lòng. Đối tượng tham gia vào quá trình nghiên cứu là 2 nhóm sinh viên đến từ 2 lớp, có trình độ tiếng Anh được đánh giá là sơ cấp. Cả 2 nhóm đều trải qua bài pre-test, sau đó được tham gia vào 3 tuần học từ vựng trong chương trình KET Vocabulary List của Cambridge TESOL (tương đương khung năng lực bậc A2). Trong đó, nhóm đối chứng (tổng số=18) học phương pháp truyền thống với flashcards; nhóm thực nghiệm (tổng số=18) học từ vựng thông qua ứng dụng Anki. Cả 2 nhóm sau đó được làm bài kiểm tra nhằm so sánh kết quả của 2 phương pháp nêu trên. Kết quả chỉ ra rằng, cả 2 phương pháp đều giúp người học đạt kết quả tốt trong việc học từ vựng; tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có kết quả tốt hơn nhóm đối chứng. Như vậy, có thể kết luận rằng, Anki là ứng dụng hiệu quả trong việc nâng cao vốn từ vựng cho người học.
Từ khóa: Anki, flashcard, công cụ học từ vựng.

This study investigates the impacts of Anki, a web-based flashcard program, on learners’ vocabulary learning and their perceptions towards the program based on three criteria: usefulness, convenience and satisfaction. Participants from two intact classes at elementary level were included in the study. Both groups underwent a pre-test and then participated in a 3-week course to learn the KET Vocabulary List developed by Cambridge TESOL (CEFR level A2). The control group (n = 18) utilized traditional paper flashcards while the experimental group (n = 18) used Anki flashcards. They then took a post-test so that comparisons between these two methods could be drawn. The results showed that both methods would facilitate learners’ vocabulary learning; however, the experimental group had better performance than the control one. Therefore, it can be concluded that Anki is an effective tool for language learners to improve their vocabulary.
Keywords: Anki, flashcard, vocabulary learning tool.

5. PHẠM THỊ THÙY LINH – Niềm tin giảng dạy hiệu quả của giáo viên tiếng Anh: Nghiên cứu điển mẫu tại một trường đại học ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Mục đích của nghiên cứu này là điều tra niềm tin giảng dạy hiệu quả của giáo viên dạy tiếng Anh (TESOL), một lĩnh vực nghiên cứu chưa được chú ý tới nhiều. Nghiên cứu trường hợp này đã tìm hiểu các yếu tố dẫn đến niềm tin giảng dạy hiệu quả của giáo viên tiếng Anh tại một trường đại học ở Việt Nam, dựa trên lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (1986). Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đã cho thấy rất nhiều yếu tố, mà phần lớn nằm trong bốn yếu tố dẫn tới niềm tin giảng dạy hiệu quả xác định bởi Bandura (1997), bao gồm: kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm gián tiếp, đánh giá xã hội, và trạng thái sinh lý và tình cảm. Cuối cùng, dữ liệu cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa những yếu tố này. Đây là một phát hiện nhất quán trong các tài liệu nghiên cứu, cho rằng các yếu tố thường gắn kết củng cố lẫn nhau.
Từ khóa: Niềm tin giảng dạy hiệu quả, giáo viên tiếng Anh, Việt Nam, sự tự tin của khi giảng dạy tiếng Anh.

The study aims to investigate English teachers’ self-efficacy - an under-researched area in the field of TESOL (Teaching English for Speakers of Other Languages). The case study, based on the framework of Bandura’s (1986) social cognitive theory, explores factors contributing to the self-efficacy of English teachers at a university in Vietnam. The semi-structured interviews reveal various factors, most of which are mentioned in Bandura’s (1997) four sources of self-efficacy, namely mastery experiences, vicarious experiences, social persuasion, and physiological and affective states. The data also show high interrelatedness among these identified sources, which implies the consistency of the existing research.
Keywords: Self-efficacy; teachers of English; Vietnam; confidence in teaching English.

6. NGUYỄN SONG LAN ANH – Tổng quan nghiên cứu về hoạt động hợp tác giữa người học (peer learning) trong giờ học nói tiếng Nhật - Kết quả và những vấn đề còn tồn tại – (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

Trong những năm gần đây, kế thừa những kết quả nghiên cứu của hoạt động peer learning trong giờ học kĩ năng viết, hoạt động peer learning đã bắt đầu được áp dụng cho giờ học nói tiếng Nhật. Bài viết này tổng kết lại kết quả của những nghiên cứu về hoạt động peer learning trong giảng dạy kĩ năng nói dựa trên 04 yếu tố mà Ikeda, Harata (2008) đã nêu . Đó là: 1) Sản phẩm bài nói; 2) Quá trình thực hiện hoạt động; 3) Mối quan hệ giữa sản phẩm bài nói và quá trình thực hiện hoạt động; 4) Nhận thức của người tham gia hoạt động. Từ đó, chúng tôi tổng kết lại các kết quả nghiên cứu và các báo cáo tình hình thực hiện hoạt động này. Tuy nhiên, số lượng và nội dung phạm vi nghiên cứu trong giờ học kĩ năng nói vẫn còn rất ít. Kết quả tổng kết các nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, hoạt động peer learning trong giờ học kĩ năng nói mang lại cho người học cơ hội nhìn nhận lại sản phẩm phát ngôn của bản thân. Ngoài ra, hoạt động này cũng có ảnh hưởng tích cực đối với nội dung nói và sự chú ý của người nói tới người nghe. Để đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai, chúng tôi đã đưa ra 04 hướng cho việc thiết kế nghiên cứu cho hoạt động peer learning.
Từ khóa: phản hồi đồng đẳng, giờ học kĩ năng viết, hoạt động nói, phát biểu/ thuyết trình, sự chú ý.

In recent years, on the basis of research findings about peer learning in writing classes, peer learning has been implemented in Japanese speaking classes. The paper synthesizes the findings of research on peer learning in speaking classes based on 04 factors introduced by Ikeda, Harata (2008), and then reports its implementation. Such factors are: 1) presentations; 2) implementation process; 3) the relationship between presentations and implementation process; 4) the awareness of participants. However, the quantity and scope of the studies on speaking classes remain limited. It is found that peer learning in speaking classes allows learners to reflect on their presentations. Besides, it also exerts positive effects on speaking contents and audiences’ attention. For further research, we recommend 04 directions to research on peer learning.
Keywords: peer feedback, writing class, speaking activities, presentation, attention.

7. VŨ THÚY NGA – Đề xuất ứng dụng phương pháp học đảo ngược nhằm cải tiến việc dạy và học chữ Hán trong tiếng Nhật (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Tiếng Nhật có hệ thống chữ viết đa dạng và phức tạp, trong đó, chữ Hán chiếm khoảng 70% trong các văn bản. Hiện đã có nhiều nghiên cứu về tiếng Nhật trên nhiều bình diện, nhưng nghiên cứu liên quan đến dạy và học chữ Hán trong tiếng Nhật còn rất hạn chế. Đặc biệt, ở Việt Nam nghiên cứu về phương pháp dạy và học chữ Hán vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Bài viết đề cập đến những khó khăn khi dạy và học chữ Hán trong giáo trình tiếng Nhật Minna no Nihongo ở Trường Đại học Hà Nội. Qua đó, đề xuất cải tiến sử dụng phần mềm kết hợp ứng dụng phương pháp học đảo ngược để nâng cao hiệu quả trong dạy và học chữ Hán tiếng Nhật.
Từ khóa: Chữ Hán tiếng Nhật, dạy, học, phần mềm, học đảo ngược.

Japanese language has a diverse and complex writing system in which Kanji accounts for about 70%. Nowadays, there have been many studies on Japanese language in various aspects, but those related to teaching and learning Kanji remain very limited. Especially, in Vietnam, there is a lack of research on Kanji teaching and learning methods. This article deals with difficulties in teaching and learning Kanji with the Japanese coursebook Minna no Nihongo at Hanoi University, then proposes improvements in the use of software and flipped learning to improve the effectiveness of teaching and learning Japanese Kanji.
Keywords: Japanese Kanji, teaching, learning, software, flipped learning.

8. VŨ VĂN ĐẠI – Cơ sở của tiêu chí đánh giá dịch thuật (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Cho đến nay giới chuyên môn chưa thống nhất về các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch thuật. Có ý kiến cho rằng cần thay thế tiêu chí “tín, đạt, nhã” thường được nhắc đến trong dịch văn học bằng tiêu chí rõ ràng hơn. Có nghiên cứu đề xuất ứng dụng mô hình của học giả nước ngoài trong phê bình đánh giá bản dịch. Tựu trung lại chưa có nghiên cứu nào về cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xác định các tiêu chí đánh giá. Bài viết này biện luận cho một cách tiếp cận mới là cần xây dựng tiêu chí đánh giá trên cơ sở xác định các năng lực thực hành dịch. Cách tiếp cận này cho phép xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá rõ ràng và có cơ sở khoa học.
Từ khóa: tiêu chí đánh giá, năng lực dịch, chất lượng dịch thuật.

Until now, researchers have not agreed on the criteria for evaluating the quality of a translation. Some propose to replace the criteria “tín (fidelity), đat (normative), nhã (best writing style)” often mentioned in literary translation by other clearer criteria. Others recommend applying models of foreign authors in the evaluation of translation. In short, there is no research on the theoretical and practical basis for developing evaluation criteria. This article justifies a new approach which highlights the need to develop evaluation criteria on the basis of examining translation competence. This approach helps to establish a set of precise and scientifically based criteria.
Keywords: evaluation criteria, translation competence, quality of translation.

9. ERMILOVA G.G., NGUYỄN THỊ HOÀN – Sự chuyển dịch tư tưởng của Raskolnikov trong các bản dịch tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo nghiên cứu tư tưởng của nhân vật chính Rodion Raskolnikov trong tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt” của Dostoevsky qua các bản dịch sang tiếng Việt. Tư tưởng của Raskolnikov là một trong những nguyên nhân chính đẩy nhân vật – một người có bản chất tốt – vào một tội ác khủng khiếp, làm đổ máu “theo lương tâm”. Trên cơ sở trích dẫn liên tiếp những ví dụ, chúng tôi tiến hành đối chiếu ba bản dịch của ba dịch giả khác nhau với nguyên tác, đồng thời đưa ra những phân tích, đánh giá về việc chuyển dịch tư tưởng của Rodion Raskolnikov trong các bản dịch. Từ đó tác giả bài báo rút ra những kết luận về đóng góp của các dịch giả cũng như khó khăn mà họ gặp phải trong khi truyền tải “tư tưởng của Raskolnikov” trong tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt”.
Từ khóa: F.M. Dostoevsky, Tội ác và hình phạt, tư tưởng, anh hùng-tư tưởng, sự tương đương, dịch thuật, giao thoa văn hoá, tôn giáo.

The article studies the thoughts of Rodion Raskolnikov – the protagonist in Dostoevsky’s novel named “Crime and punishment" in various Vietnamese translations. It is the thoughts of Rodion Raskolnikov that forces the protagonist – a man of good nature to commit a serious conscience-related crime. On the basis of citing examples, the authors contrasts three translations by three different translators with the original work, as well as provide analyses of and evaluation on the transformation of Rodion Raskolnikov’s thoughts. Thence, they drew conclusions on the translators’ contributions as well as difficulties encountered during translation process.
Keywords: F.M. Dostoevsky, Crime and Punishment, thoughts, hero-thoughts, equivalence, translation, cultural interference, religion.

10. NGUYỄN THỊ NHƯ – Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học hiện nay (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài báo nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục và đào tạo, đặc biệt việc dạy và học ngoại ngữ thời kỳ đổi mới đến nay trong các trường đại học. Trong bối cảnh mới, việc dạy và học ngoại ngữ thành công ở các trường đại học là một khâu rất quan trọng vì đó là cầu nối liên kết cộng đồng, liên kết các mối quan hệ xã hội, hợp tác kinh tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa, khoa học kỹ thuật của nhân loại tốt hơn. Đảng nhấn mạnh muốn thành công phải tạo sự thống nhất, đồng thuận trong cả hệ thống làm nhiệm vụ từ trung ương đến địa phương, cụ thể đối với cơ sở giáo dục đại học phải đổi mới giáo trình, phương pháp giảng dạy; nâng cao năng lực giảng viên; nắm bắt tâm lý, khích lệ sinh viên để việc dạy và học có hiệu quả.
Từ khóa: Chủ trương của Đảng; chính sách của Nhà nước; giáo dục đào tạo; dạy và học ngoại ngữ.

The article investigates the guidelines and policies of the Communist Party and Vietnamese government on education and training, particularly foreign language teaching and learning at universities in the country since Doi Moi. In the new context, successful foreign language teaching and learning at universities plays a crucial role in bridging the gaps between communities, social relations and business partnerships, as well as better absorbing the quintessence of culture, science and technology. The Party stresses that in order to succeed as a nation, it is of utmost importance that we establish unity and consensus throughout the entire system. In particular, educational institutions should update textbooks and teaching methods; improve lecturers’ competency; and motivate students for effective teaching and learning.
Keywords: guidelines of the Party, policies of the Vietnamese government, education and training, foreign language teaching and learning.