logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 60 (Tháng 12/2019)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. HOÀNG CAO THẮNG, ĐINH THỊ BẢO HƯƠNG – Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ so sánh trong một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiếng Việt và tiếng Anh

2. NGUYỄN VĂN TRÀO – Nghiên cứu đối chiếu về ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU trong tiếng Anh và tiếng Việt

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

3. NGHIÊM HỒNG VÂN – Thử nghiệm áp dụng phương pháp học tích cực vào giờ dạy “Tiếng Nhật Du lịch” tại Khoa tiếng Nhật Bản, Trường Đại học Hà Nội

4. ĐỖ TIẾN QUÂN – Cơ sở khoa học của việc vận dụng đường hướng quá trình trong giảng dạy kỹ năng viết tiếng Trung Quốc năm thứ 2 tại Học viện Khoa học Quân sự

VĂN HÓA-VĂN HỌC

5. VŨ THẾ KHÔI – Tôi dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga như thế nào?

6. NGUYỄN THỊ LAN ANH – Tập thơ “Bóng chữ” của Lê Đạt - Những tìm tòi, đổi mới về ngôn ngữ

DỊCH THUẬT

7. LÊ MINH NGỌC – Vấn đề chuyển dịch sang tiếng Việt câu ghép chính phụ có vế phụ xác định chứa liên từ "откуда"

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

8. LÊ VĂN SỰ – Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa logic và ngôn ngữ

9. NGUYỄN NGỌC LÂN – Nghiên cứu hiện tượng chuyển loại của từ trong văn ngôn tiếng Trung Quốc

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI
Phó Tổng biên tập: PGS.TS NGUYỄN VĂN TRÀO
Thư ký: TS NGUYỄN NGỌC LÂN
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Bình, PGS.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Văn Khang, TS Đinh Thị Bảo Hương, TS Nguyễn Ngọc Lân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, TS Phạm Ngọc Thạch, TS Đặng Xuân Thu, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tăng Bá Hoàng; ThS Đinh Thị Hải; ThS Lê Thị Thành Huế; ThS Đặng Hoàng Giang; ThS Nguyễn Thị Ngà; ThS Vương Nam Quế; Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Phương Tú
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. HOÀNG CAO THẮNG, ĐINH THỊ BẢO HƯƠNG – Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ so sánh trong một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiếng Việt và tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Trong ngôn ngữ của một quốc gia, thành ngữ được quen dùng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn học và là một di sản quý báu. Do đó, thành ngữ cần được nghiên cứu từ nhiều góc độ. Để hiểu và sử dụng đúng các thành ngữ, chúng ta cần có hiểu biết về thành ngữ ở các bình diện cấu trúc ngữ pháp, các yếu tố tâm lý, tôn giáo, văn hóa và ngữ cảnh sử dụng. Bài viết này tìm hiểu thành ngữ so sánh trên hai mặt đặc trưng ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa tiếng Anh và tiếng Việt. Đặc biệt là các tác giả đã cố gắng xác định những tương đồng và khác biệt ở bình diện sử dụng đối với các thành ngữ so sánh trong mười bốn truyện ngắn và tiểu thuyết tiếng Anh và tiếng Việt. Với những phát hiện trong nghiên cứu này, các tác giả mong muốn, ở mức độ có thể, giúp độc giả sử dụng đúng các thành ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
Từ khóa: đặc trưng văn hóa; thành ngữ so sánh tiếng Anh và tiếng Việt; những sự tương đồng và khác biệt.
Idioms, as a part of a language, are commonly used in not only daily communication but also literature and considered a valuable heritage. Therefore, idioms should be studied from different perspectives. In order to understand and use idioms properly, we need to be aware of not only their grammatical forms but also the elements of psychology, religion, culture and contexts of use. This study examines simile-based idiomatic expressions on the basis of linguistic and cultural aspects of English and Vietnamese. In doing that, the researchers attempt to find out the similarities and differences their use in fourteen English and Vietnamese short stories and novels. The findings are expected to help readers, to a certain extent, use idiomatic expressions properly in particular communicative situations.
Keywords: cultural characteristics, English and Vietnamese idiomatic similes, similarities and differences.

2. NGUYỄN VĂN TRÀO – Nghiên cứu đối chiếu về ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU trong tiếng Anh và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Trong bài viết này, tác giả thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về các thành ngữ biểu thị cảm xúc YÊU trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm mục đích phân tích và so sánh ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU giữa hai ngôn ngữ này dưới góc độ liên văn hóa và ngôn ngữ. Thuyết ẩn dụ ý niệm được áp dụng để phân tích ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt một cách độc lập. Bài viết này cũng nhằm chứng minh rằng ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU trong tiếng Anh và tiếng Việt chịu ảnh hưởng không chỉ bởi các yếu tố sinh lý học mà còn cả các yếu tố văn hóa.
Từ khóa: ý niệm hoá ẩn dụ, tình yêu, ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm, thành ngữ tiếng Việt, thành ngữ tiếng Anh, ngôn ngữ học tri nhận.
This paper undertakes an in-depth investigation of the idioms that express the emotion (EIs) of LOVE in English and Vietnamese and aims to offer excellent opportunities for cross-language and cross-cultural comparison and analysis into metaphorical conceptualization of LOVE between the two languages. The analysis of the data was carried out for the English and Vietnamese individually following the Conceptual Metaphor Theory. This paper also aims to prove that the metaphorical conceptualization of LOVE in English and Vietnamese is influenced by not only physiological, but also cultural factors.
Keywords: metaphorical conceptualization, love, conceptual metaphor, conceptual metonymy, Vietnamese idioms, English idioms, Cognitive linguistics.

3. NGHIÊM HỒNG VÂN – Thử nghiệm áp dụng phương pháp học tích cực vào giờ dạy “Tiếng Nhật Du lịch” tại Khoa tiếng Nhật Bản, Trường Đại học Hà Nội (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)
Hiện nay, phương pháp học tích cực - “active learning” - nhấn mạnh quá trình học tập và tiếp thu chứ không chú trọng vào kết quả, giúp cho người học phát triển khả năng tư duy độc lập, kỹ năng tự học và kỹ năng giải quyết vấn đề đang được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng. Bài viết trình bày kết quả thử nghiệm áp dụng phương pháp này vào giờ học “Tiếng Nhật du lịch” tại Khoa tiếng Nhật Bản, Trường Đại học Hà Nội; chỉ ra những tồn tại của giờ học khi áp dụng phương pháp dạy truyền thống, những ưu điểm và thách thức khi áp dụng phương pháp mới này; từ đó đưa ra các chỉ dẫn để áp dụng cũng như đánh giá hiệu quả của phương pháp này nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy môn học.
Từ khóa: phương pháp học tích cực, học lẫn nhau, vai trò của giáo viên, hiệu quả áp dụng.
Nowadays, active learning is used in education systems of many developed countries. It puts an emphasis on learners’ acquisition and learning process rather than outcomes, facilitate their development of individual thinking, self-study and problem-solving skills. This paper presents an experimental study on adopting this approach in “Japanese for tourism” classes at the Japanese Department, Hanoi University. It points out the remaining problems of traditional teaching methods, advantages and challenges of this approach; thence, provides instructions as to effectively use and assess it to improve teaching
Keywords: active learning, mutual learning, teacher’s role, effectiveness.

4. ĐỖ TIẾN QUÂN – Cơ sở khoa học của việc vận dụng đường hướng quá trình trong giảng dạy kỹ năng viết tiếng Trung Quốc năm thứ 2 tại Học viện Khoa học Quân sự (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Phương pháp dạy học theo đường hướng quá trình (process approach) là một trong những phương pháp quan trọng trong giảng dạy ngôn ngữ nói chung, tiếng Trung Quốc nói riêng. Phương pháp này nhấn mạnh tác dụng quan trọng của quá trình viết, coi trọng các khâu sửa bài, luyện tập giữa người dạy và người học, giữa người học và người học, coi trọng sự bồi dưỡng nội dung viết và cách diễn đạt, thông qua quá trình lặp lại việc sửa bài để bồi dưỡng năng lực viết cho người học. Trong phạm vi bài viết này, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bằng phương pháp so sánh, thực chứng, chúng tôi đưa ra một số căn cứ khoa học để áp dụng đường hướng quá trình, từ đó giúp người dạy có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp dạy học theo đường hướng quá trình, nắm chắc hơn về nội dung dạy học và đối tượng dạy học, từ đó có thể áp dụng một cách linh hoạt trong thực tiễn, góp phần nâng cao khả năng vận dụng phương pháp này trong giảng dạy kỹ năng viết tiếng Trung Quốc năm thứ 2 tại Học viện Khoa học Quân sự, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Viết tại đơn vị này trong những năm tới.
Từ khóa: cơ sở khoa học, đường hướng quá trình, kỹ năng viết tiếng Trung Quốc, năm thứ 2, phương pháp dạy học.
Process approach is one of the important teaching methods in teaching languages in general and Chinese in particular. This approach emphasizes the crucial effects of the writing process, the editing stages and the practice between teachers and learners as well as among learners themselves. It also stresses the fostering of writing contents and expressions and the use of repeated corrections to improve learners’ writing skills. Within the scope of this theoretical and practical based study, the author uses the comparative method to provide some scientific foundations for adopting process approach. Thereby, the article helps teachers have a more thorough overview of process approach, teaching contents and learners to flexibly put it in practice; thus, improving the quality of teaching Chinese writing skills at Military Science Academy.
Keywords: scientific bases, process approach, Chinese writing skill, the second year, teaching methods.

5. VŨ THẾ KHÔI – Tôi dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga như thế nào? (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Bài báo này dự kiến là bài dẫn nhập cho chuỗi bài về một số vấn đề dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga. Trong bài đầu tiên này, tác giả:
- Nói qua duyên cớ tác giả được may mắn dịch kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du sang tiếng Nga và đôi điều về những thuận lợi cá nhân đã giúp tác giả hoàn thành nhiệm vụ dịch thuật này;
- Giới thiệu sơ lược lịch sử dịch Truyện Kiều sang các ngoại ngữ và kinh nghiệm của các dịch giả tiền bối trong việc lựa chọn cách dịch phù hợp với mục đích phục vụ của bản dịch;
- Trình bày quan điểm và những nguyên tắc dịch thuật thi phẩm do nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện đã đề xuất khi dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp; tác giả cho rằng quan điểm dịch thuật này phù hợp với mục đích tác giả theo đuổi trong việc dịch Truyện Kiều sang tiếng Nga;
- Thuật lại quá trình và một số thủ pháp tác giả đã thực hiện để hoàn thành bản dịch.
Từ khóa: Truyện Kiều, Dự án dịch Truyện Kiều, bản dịch thơ, bản dịch nghĩa, điển tích.
This article is expected to be an introduction to a series of articles on the translation of The Tale of Kieu into Russian by the author. This first article:
- Briefly describes the opportunity to translate this masterpiece of the great national poet Nguyen Du into Russian and the author’s personal advantages that guided him through the completion of the translation
- Briefly introduces the history of translating The Tale of Kieu into different languages and experiences of predecessors in selecting different ways of translations to suit the purposes of the translations
- Explains viewpoints and principles of translation initiated by the culture researcher Nguyen Khac Vien when he translated The Tale of Kieu into French. The author finds these principles appropriate to adopt when he translated this work into Russian.
- Narrates the process and techniques used to complete the translation.
Keywords: The Tale of Kieu, the translation of The Tale of Kieu, poetry translation, semantic translation, classical reference.

6. NGUYỄN THỊ LAN ANH – Tập thơ “Bóng chữ” của Lê Đạt - Những tìm tòi, đổi mới về ngôn ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Lê Đạt là một trong số những nhà thơ có đóng góp lớn cho sự đổi mới thơ ca đương đại Việt Nam, đặc biệt là trên phương diện ngôn ngữ. Ông nhấn mạnh rằng mỗi nhà thơ phải là một “phu chữ”, luôn miệt mài sáng tạo với những con chữ, bởi theo ông “chữ bầu lên nhà thơ”. Làm thơ, đối với Lê Đạt, là “làm chữ”, và “làm chữ” là cách hữu hiệu nhất để làm mới nghĩa, làm phong phú thêm cho lớp từ vựng tiếng Việt và để khẳng định phong cách, cá tính sáng tạo của mình. Tập thơ “Bóng chữ” của Lê Đạt cho thấy thái độ khước từ hình thức ngôn ngữ thơ ca truyền thống và ý thức mạnh mẽ trong việc sáng tạo một kiểu ngôn ngữ mới.
Từ khóa: Cách tân thơ Lê Đạt, Bóng chữ, đổi mới ngôn ngữ thơ, phu chữ.
Le Dat is one of the poets who have made great contributions to the innovation of contemporary Vietnamese poetry, especially in terms of the Vietnamese language. He emphasized that each poet must be a “phu chu”, the word used by the poet to define whoever devotes his life to word-making, because he believed that “a poet is honored for his words”. Poetry writing, for Le Dat, is an experiment with words or a word game which is the most effective way of making new meanings, enriching the Vietnamese vocabulary and expressing his style and creativity. In his poetry collection - “Shadow of Words”, he rejected the form of the traditional poetic language and showed the strong and acute sense of creating a new language form.
Keywords: innovation in Le Dat’s poems, Bong chu, linguistic innovation, phu chu.

7. LÊ MINH NGỌC – Vấn đề chuyển dịch sang tiếng Việt câu ghép chính phụ có vế phụ xác định chứa liên từ "откуда" (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)
Bài báo nghiên cứu việc chuyển dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt các câu ghép chính phụ có vế phụ xác định chứa liên từ “откуда”. Ngữ liệu phân tích bao gồm những ví dụ lấy từ các tác phẩm văn học và bản dịch sang tiếng Việt đã được công bố. Bài báo phân loại và nêu ra các phương pháp cải biến cú pháp câu gốc và các phương pháp xử lý liên từ “откуда” phổ biến nhất. Dựa trên kết quả phân tích tác giả đưa ra hai chiến lược chuyển dịch sang tiếng Việt các câu ghép chính phụ có vế phụ xác định chứa liên từ “откуда”. Những chiến lược dịch này có thể được tham khảo và sử dụng trong giảng dạy dịch cũng như trong thực tế hoạt động dịch thuật.
Từ khóa: câu ghép chính phụ, vế phụ xác định, liên từ “otkuda”, dịch câu ghép chính phụ.
The article investigates the translation of Russian complex sentences with attributive clause containing the conjunction “откуда” into Vietnamese. It analyses examples of these sentences taken from Russian literature and its translated works into Vietnamese. The author categorizes syntactical transformations of source sentences and lexical transformations of the conjunction “откуда”, then points out the most frequently used. Thence, the article offers two strategies of translating Russian complex sentences with attributive clause containing the conjunction “откуда”, which can be used by learners of translation/interpreting courses as well as professional translators and interpreters.
Keywords: complex sentence, attributive clause, relative pronoun “откуда”, translation of complex sentences.

8. LÊ VĂN SỰ – Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa logic và ngôn ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Ngoài việc nêu khái quát quan niệm chung về logic và ngôn ngữ, bài viết chủ yếu phân tích mối quan hệ biện chứng giữa hai ngành khoa học này, qua đó đề xuất triển khai giảng dạy “Logic” như một môn tự chọn ở Trường Đại học Hà Nội nhằm bổ trợ việc giảng dạy, học tập ngoại ngữ và tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Từ khóa: Logic, Ngôn ngữ, Quy luật, Khái niệm, Phán đoán, Suy luận.
The paper provides the general conception of logic and language and analyzes the dialectical relationship between them. It, then, proposes teaching “Logic” as an elective subject at Hanoi University to support the teaching and learning of foreign languages as well as Vietnamese as a foreign language.
Keywords: logic, language, law, concept, judgement, deduction.

9. NGUYỄN NGỌC LÂN – Nghiên cứu hiện tượng chuyển loại của từ trong văn ngôn tiếng Trung Quốc (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Hiện tượng chuyển loại lâm thời của từ loại là một hiện tượng phổ biến trong văn ngôn tiếng Trung Quốc, thường xuất hiện trong cách sử dụng thực từ, nhằm thực hiện việc gia tăng số lượng từ vựng, phân hóa chi tiết các nghĩa, đa dạng hóa công năng sử dụng của ngôn từ. Bài viết trình bày các kiểu của danh từ, tính từ và số từ chuyển loại thành động từ, đồng thời cũng chỉ ra các điều kiện và cách nhận biết hiện tượng này trong văn ngôn tiếng Trung Quốc.
Từ khóa: Văn ngôn tiếng Trung Quốc, từ loại, chuyển loại, điều kiện, cách sử dụng.
Flexible use of word class is popular in Ancient Chinese especially in the use of contentive words. It aims to expand the vocabulary, differentiate the meanings and diversify the use of collocations. This paper presents types of conversion of nouns, adjectives, numerals into verbs. It also points out conditions and methods to recognize this phenomenon in Ancient Chinese.
Keywords: Ancient Chinese, word class, conversion, condition, method of use.