logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 62 (Tháng 6/2020)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. VÕ ĐẠI QUANG – Âm vị học tạo sinh: Một số vấn đề lý luận cơ bản

2. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Ẩn dụ bản thể với miền đích “cái xấu” trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt

3. SỸ THỊ THƠM – Ẩn dụ tri nhận về mùa hè trong ca từ tiếng Anh và tiếng Việt

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

4. PHẠM NGỌC THẠCH – Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với một khóa học tiếng Anh trực tuyến
ở Việt Nam

5. ĐẶNG NGÂN GIANG – Một số giải pháp nhằm giảm thiểu lo lắng của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trong lớp học
thuyết trình

6. TRẦN VĂN AN, HOÀNG HỮU CƯỜNG – Đánh giá tài liệu giảng dạy Life Pre-intermediate và English File Pre-intermediate dưới góc nhìn văn hóa, chính trị và ngôn ngữ

7. HOÀNG THỊ QUỲNH DƯƠNG, CAO THỊ HẢI HẰNG – Sử dụng ứng dụng Trello trong dạy học môn biên phiên dịch Anh-Việt

VĂN HÓA-VĂN HỌC

8. HOÀNG THỊ YẾN, TRẦN THỊ LAN ANH – Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp
(với t trong cấu trúc so sánh t như B là tính từ)

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI
Phó Tổng biên tập: PGS.TS NGUYỄN VĂN TRÀO
Thư ký: TS NGUYỄN NGỌC LÂN
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Bình, PGS.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Văn Khang,
TS Đinh Thị Bảo Hương, TS Nguyễn Ngọc Lân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, TS Phạm Ngọc Thạch, TS Đặng Xuân Thu,
GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); TS Tăng Bá Hoàng; ThS Đinh Thị Hải; ThS Lê Thị Thành Huế;
ThS Đặng Hoàng Giang; ThS Nguyễn Thị Ngà; ThS Vương Nam Quế; Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Phương Tú
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. VÕ ĐẠI QUANG – Âm vị học tạo sinh: Một số vấn đề lý luận cơ bản (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài viết này là một nghiên cứu tổng quan, trình bày ngắn gọn về một số vấn đề lý luận cơ bản của Âm học tạo sinh trên cứ liệu tiếng Anh. Những nội dung này là:
(i) Ngữ pháp tạo sinh và Âm vị học tạo sinh;
(ii) Nội hàm của các khái niệm: Ngữ năng và Ngữ hành; Cấu trúc chìm và Cấu trúc nổi; Phân tích phái sinh.
(iii) Sự khu biệt giữa đặc tính ngữ âm với đặc tính âm vị học và hình thức biểu hiện những đặc tính đó trong Âm vị học tạo sinh.
Từ khóa: Âm vị học tạo sinh, Ngữ năng, Ngữ hành, Cấu trúc chìm, Cấu trúc nổi.

This article has been designed as a succinct review of some of the basic theoretical considerations in generative phonology with illustrations from English-based data. These issues are:
(i) Generative grammar and Generative phonology;
(ii) Brief definitions of these concepts: linguistic competence vs. linguistic performance, deep structure vs. surface structure, derivational analysis;
(iii) The distinction between phonetic and phonological features in generative phonology.
Keywords: generative phonology; linguistic competence; linguistic performance; deep structure; surface structure.

2. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Ẩn dụ bản thể với miền đích “cái xấu” trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Diễn ngôn chính trị là công cụ quan trọng để nhà chính trị hay tổ chức chính trị theo đuổi và thực hành quyền lực; một trong những công cụ ngôn ngữ được các diễn giả chính trị sử dụng một cách phổ biến là ẩn dụ. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa theo khung lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận để miêu tả và phân tích ẩn dụ bản thể ý niệm hóa “cái xấu” như kẻ thù hoặc vết thương/bệnh tật của con người trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt của một số nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ và Việt Nam.
Từ khóa: Ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ bản thể, diễn ngôn chính trị, cái xấu, kẻ thù, vết thương, bệnh tật.

Political discourses serve as an instrument for politicians and political organizations to pursue and execute power; and a frequently used linguistic device that political speakers opt to is metaphor. The article uses the semantic analysis methodin line with theoretical frameworks of cognitive linguistics to depict and analyse ontological metaphors to conceptualize “bad things” as enemies or wounds/diseases in English and Vietnamese political discourses of some American and Vietnamese political leaders.
Keywords: Cognitive linguistics, conceptual metaphor, ontological metaphor, political discourse, bad thing, enemy, wound, disease.

3. SỸ THỊ THƠM – Ẩn dụ tri nhận về mùa hè trong ca từ tiếng Anh và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Nghiên cứu này nhằm phát hiện ẩn dụ tri nhận trong tiếng Anh qua các ca từ trong bài hát tiếng Anh và tiếng Việt, dựa trên cơ sở lý thuyết về ẩn dụ tri nhận do Lakoff và Johnson khởi xướng vào năm 1980. Nghiên cứu tiến hành dựa trên số liệu được thu thập từ 304 bài hát, trong đó 156 bài tiếng Anh và 148 bài tiếng Việt từ thế kỉ 20 đến nay và tuân thủ theo phương pháp nhận biết ẩn dụ của Steen (1999). Hai phương pháp nghiên cứu chính trong bài là phương pháp mô tả và so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 20 ẩn dụ tri nhận được tìm ra thông qua việc tìm các miền nguồn mang tính cụ thể đã ánh xạ lên miền đích - mùa hè, trong đó có 10 ẩn dụ giống nhau trong hai ngôn ngữ. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra được sự giống và khác nhau của ẩn dụ về mùa hè giữa hai ngôn ngữ này, đồng thời đưa ra những giải thích cho sự tương đồng và khác biệt này dưới góc nhìn văn hóa, gồm kinh nghiệm và môi trường sống của con người.
Từ khóa: Biểu đạt ẩn dụ, ẩn dụ tri nhận, miền đích, miền nguồn, ánh xạ.

This study aims to identify English conceptual metaphors expressed in English and Vietnamese lyrics based on the theory of conceptual metaphors introduced by Lakoff and Johnson in 1980. The data were collected from 304 English and Vietnamese songs (156 and 148 songs respectively) from the 20th century to the present on the basis of Steen’s (1999) procedure for metaphor identification. This descriptive-comparative study identifies 20 conceptual metaphors expressing summer, 10 of which are similar in the two languages. The study also reveals the similarities and differences between English and Vietnamese metaphors of summer, and then provides explanations for them from the cultural aspects, including people’s living experiences and environment.
Keywords: metaphorical expression, conceptual metaphor, target domain, source domain, mapping.

4. PHẠM NGỌC THẠCH – Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với một khóa học tiếng Anh trực tuyến
ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học trong một khóa học tiếng Anh trực tuyến tại một trường đại học ở Việt Nam. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định lượng, định tính và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá, hồi quy đa biến và quy nạp để xử lý các dữ liệu khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với một khóa học trực tuyến thuộc hai nhóm chính: nhóm yếu tố liên quan đến khóa học và nhóm yếu tố liên quan đến người học. Nhóm yếu tố liên quan đến khóa học bao gồm tính hiệu quả, quy định của tương tác giữa người học với nội dung và chất lượng đường truyền Internet. Các yếu tố liên quan đến người học bao gồm ý thức tự học và năng lực ngoại ngữ của họ.
Từ khóa: Ý thức tự học, tính hiệu quả, phân tích nhân tố, sự hài lòng, tương tác, Việt Nam.

This study examines factors that influence learners’ satisfaction with an online English learning course implemented at a Vietnamese university. The researcher utilizes mix-methods approach, exploratory factor analysis, linear regression and deductive analytical techniques to analyze a set of quantitative and qualitative data. The findings of the study indicate that factors related to an online course could be divided into two groups concerning the online course and learners. Factors about the online course were its usefulness, Internet quality and delivery while those concern the learners were their self-regulations and language proficiency.
Keywords: Self-regulation, usefulness, factor analysis, satisfaction, interaction, Vietnam.

5. ĐẶNG NGÂN GIANG – Một số giải pháp nhằm giảm thiểu lo lắng của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trong lớp học
thuyết trình (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng không thể thiếu trong mọi chương trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên đại học bởi kỹ năng này có vai trò quan trọng không chỉ trong quá trình trau dồi trình độ ngôn ngữ mà còn cả trong công việc tương lai của sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thường hay rơi vào trạng thái lo lắng khi thực hiện các bài thuyết trình bằng tiếng Anh. Bài viết này làm sáng tỏ những yếu tố khơi dậy cảm giác lo lắng của sinh viên khi thuyết trình trước đám đông, sau đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm chuyển đổi một lớp học kĩ năng thuyết trình tiếng Anh thành môi trường tích cực giúp xua tan lo lắng của sinh viên. Tác giả hi vọng bài viết sẽ có ích cho giáo viên và sinh viên ngoại ngữ trong việc giảm thiểu lo lắng và cải thiện hiệu quả thuyết trình.
Từ khóa: lo lắng, lo lắng khi thuyết trình trước đám đông, lớp học thuyết trình.

Public speaking has long been proved an indispensable skill in teaching English as a foreign language to students at tertiary level as it plays a vital role in not only their foreign language development but also their future career. However, during their course of study, English majors often feel anxious before and during their oral presentations in English. This paper, therefore, sheds lights on common factors that often provoke students’ anxiety in their oral presentations. It then offers some effective remedies to transform an EFL oral presentation class into a positive, supportive and stress-free learning environment. It is hoped to benefit both teachers and students of a foreign language in reducing students’ anxiety and boosting their public speaking performance.
Keywords: anxiety, anxiety in oral presentation, presentation class.

6. TRẦN VĂN AN, HOÀNG HỮU CƯỜNG – Đánh giá tài liệu giảng dạy Life Pre-intermediate và English File Pre-intermediate dưới góc nhìn văn hóa, chính trị và ngôn ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 đã đặt ra yêu cầu đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục, đào tạo Việt Nam. Trong đó, lựa chọn giáo trình, tài liệu giảng dạy phù hợp được xác định đóng vai trò quan trọng. Do đó, trong nghiên cứu này tác giả tiến hành đánh giá, so sánh hai giáo trình phổ biến trong giảng dạy tiếng Anh hiện nay: Life (được đề xuất bởi Dự án 2000) và English File (nổi tiếng với cách tiếp cận theo đường hướng giao tiếp trong giảng dạy ngôn ngữ) để lựa chọn một giáo trình phù hợp dùng cho giảng dạy học phần tiếng Anh tổng quát tại Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy – Bộ Công an. Nghiên cứu đã đánh giá hai cuốn giáo trình sử dụng bộ tiêu chí trên các mặt văn hóa, chính trị và các nội dung liên quan đến dạy và học ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu là căn cứ để nhà trường cân nhắc, xem xét khi đưa ra lựa chọn giáo trình giảng dạy, đồng thời đáp ứng yêu cầu của đề án, nhu cầu người học và các yếu tố khác. Ý nghĩa của nghiên cứu sẽ được thảo luận trong bài viết.
Từ khóa: Đánh giá giáo trình, Đánh giá tài liệu, Đề án 2020, English File, Life.

The National Foreign Languages Project (the Project 2020/the Project) has required Vietnamese universities to implement various changes to improve the delivery of their English programs. Given the importance of textbook in this implementation, this study evaluates the two textbooks: Life (recommended by the Project 2000) and English File (well-known for its communicative approach to language teaching) to determine one suitable for the context of the University of Fire Prevention and Fighting (UFPF). The study assessed the two books using a framework which allows the evaluator to assess not only cultural and ideological assumptions but also language teaching and learning issues. The findings provide a foundation for the university’s choice of a textbook that meet the requirements of the Project, learners and other factors. Implications of the study are also discussed in the article.
Keywords: textbook evaluation, material evaluation, Project 2020, English File, Life.

7. HOÀNG THỊ QUỲNH DƯƠNG, CAO THỊ HẢI HẰNG – Sử dụng ứng dụng Trello trong dạy học môn biên phiên dịch Anh-Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Nghiên cứu này là một nghiên cứu tác động nhằm tìm hiểu việc sử dụng ứng dụng Trello để tăng tính hiệu quả trong hoạt động làm việc nhóm của sinh viên và giúp giảng viên đánh giá sinh viên công bằng hơn, cũng như đưa các khuyến nghị cho việc áp dụng ứng dụng này trong tương lai. Nghiên cứu được thực hiện trong một khóa học Biên dịch của sinh viên chuyên ngữ năm thứ 3, kéo dài 15 tuần. Công cụ nghiên cứu là quan sát và phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy ứng dụng Trello là một công cụ giúp sinh viên tổ chức hoạt động làm bài tập nhóm, phân chia công việc, quản lý công việc, đọc phản biện và đóng góp ý kiến cho các thành viên trong nhóm một cách thuận tiện, dễ dàng và hiệu quả. Đồng thời, nhờ có ứng dụng này, giảng viên cũng có thể đánh giá chính xác hơn về năng lực và kỹ năng làm việc nhóm của mỗi sinh viên.
Từ khóa: Ứng dụng Trello, hoạt động làm bài tập nhóm, nghiên cứu hành động.

This action research aims to investigate how the use of Trello app can increase the effectiveness of students’ group work and teachers’ fair assessment as well as to provide recommendations for applying it in the future. This study was conducted during a 15-week translation course for third-year English majors. Observations and interviews were employed to collect data. The findings of the study show that Trello app may offer students a convenient and useful platform on which they can divide work, manage their peer involvement and provide comments for each other. Also, teachers can have more precise assessment of each student’s competence and group work skill thanks to this app.
Keywords: Trello app, group assignment, action research.

8. HOÀNG THỊ YẾN, TRẦN THỊ LAN ANH – Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp
(với t trong cấu trúc so sánh t như B là tính từ) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Khác với tín hiệu ngôn ngữ, trong đó quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện được Ferdinand de Saussure (1973) cho là võ đoán, tính có lí do trong quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong tín hiệu thẩm mĩ khiến cho các hình tượng, sự vật được đề cập đến trong tục ngữ luôn mang tính khái quát, có giá trị biểu trưng cao. Trong bài viết, chúng tôi phân tích đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của nhóm tục ngữ so sánh tiếng Hàn có chứa yếu tố chỉ con giáp với t trong cấu trúc so sánh t như B là tính từ ở hai tiểu nhóm: nhóm tính từ chỉ phẩm chất, tính cách của con người, nhóm tính từ chỉ trạng thái cảm xúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là tính từ, chất liệu thẩm mĩ được liên tưởng, hoặc là đối tượng so sánh đều gần gũi với con người, những hình ảnh hay tình huống thể hiện trong cấu trúc mô hình chất liệu cũng rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người dân. Đặc biệt, đặc điểm về ngoại hình, sinh học hay thuộc tính, tính cách đặc trưng của 12 con giáp cũng bộc lộ rõ nét qua chất liệu thẩm mĩ của các đơn vị tục ngữ. Đây chính là lí do mang lại cho tục ngữ sức truyền cảm lớn, hàm chứa nhiều thành tố văn hóa của dân tộc Hàn.
Từ khóa: tín hiệu thẩm mĩ, tục ngữ so sánh, con giáp, tiếng Hàn, cấu trúc so sánh.

Unlike linguistic signs with an arbitrary relation between the signifier and the signified as argued by Ferdinand de Saussure (1973), the signifier and the signified in aesthetic signs provides the referents in proverbs with highly generic and symbolic values. This paper analyzes features of aesthetic signs of Korean proverbs of comparison containing zodiac animals in which the t in the comparative structure t like B is an adjective.These adjectives are categorized in two groups: adjectives of human attributes and qualities, and adjectives of emotions. The findings show that among the aesthetic signs with the t as an adjective, associated aesthetic materials, or objects of comparison are all familiar to people, and so are the images or situations referred to in proverbs’ structures and elements. Especially, the biological features or typical attributes of the twelve Chinese zodiac animals are also explicitly revealed through the aesthetic materials used in proverbs. As a result, proverbs hold enormous emotional values and significant Korean cultural elements.
Keywords: aesthetic sign, proverbs of comparison, zodiac animal, Korean language, comparative structure.