logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 64 (Tháng 12/2020)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. NGUYỄN VĂN TRÀO – Ẩn dụ ý niệm TỨC GIẬN trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

2. NGUYỄN VŨ THU HÀ – Nghiên cứu tổng quan về các chiến lược học kỹ năng nói tiếng Anh như một ngoại ngữ

3. NGUYỄN HỒNG HẢI – Xây dựng tiêu chí đánh giá tính mạch lạc văn bản lập luận tiếng Pháp của sinh viên Việt Nam


4. PHẠM VĂN HIẾU, VŨ THỊ THU – Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và mối lo lắng khi học ngoại ngữ của sinh viên đại học

5. PHẠM NGỌC THẠCH, PHẠM THỊ MAI VUI, ĐỖ QUỲNH HƯƠNG, TĂNG BÁ HOÀNG – Yếu tố tác động tới sự hài lòng của giảng viên và sinh viên khi dạy và học trực tuyến trong đại dịch Covid-19

6. ĐÀO XUÂN PHƯƠNG TRANG, NGUYỄN MINH TRÍ – Ứng dụng mạng xã hội trong đánh giá việc học ngoại ngữ

7. NGUYỄN QUANG VỊNH, NGUYỄN HỒNG GIANG – Nâng cao tính tự chủ của người học: Vai trò quan trọng của giáo viên

DỊCH THUẬT

8. VÕ THỊ LIÊN HƯƠNG – Nhận thức của sinh viên ngành biên dịch tiếng Anh về vai trò của năng lực dịch trong thực hành tác nghiệp

9. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG, NGUYỄN THỊ HOA, VŨ THÙY LINH – Đặc điểm phương thức cấu tạo của từ ngữ rút gọn trong báo cáo chính trị tại các kì đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

10. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO, PHẠM BÍCH NGỌC, NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT, HOÀNG THU THỦY – Tiến trình Bologna và quá trình quốc tế hóa tại Trường Đại học Hà Nội

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI
Phó Tổng biên tập: PGS.TS NGUYỄN VĂN TRÀO
Thư ký: TS NGUYỄN NGỌC LÂN
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Bình, PGS.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Văn Khang,
TS Đinh Thị Bảo Hương, TS Nguyễn Ngọc Lân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, TS Phạm Ngọc Thạch, TS Đặng Xuân Thu,
GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); TS Tăng Bá Hoàng; ThS Đinh Thị Hải; ThS Lê Thị Thành Huế; ThS Đặng Hoàng Giang; ThS Nguyễn Thị Ngà; ThS Vương Nam Quế; Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Phương Tú
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. NGUYỄN VĂN TRÀO – Ẩn dụ ý niệm TỨC GIẬN trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Bài báo này nghiên cứu ý niệm hóa cảm xúc TỨC GIẬN trong tiếng Anh và tiếng Việt. Bài báo tiến hành đối chiếu mô hình văn hóa hay còn gọi là lược đồ khái niệm (Quinn, 1991) về cảm xúc TỨC GIẬN thông qua khảo sát cơ tầng ngữ nghĩa ẩn sau các thành ngữ biểu đạt TỨC GIẬN giữa hai ngôn ngữ. Bài báo cũng khẳng định rằng các ẩn dụ ý niệm ẩn chứa trong các thành ngữ không chỉ chịu sự chi phối của trải nghiệm thể chất, mà còn chịu sự chi phối của tri thức văn hóa.
Từ khoá: thành ngữ giận dữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt, ẩn dụ cảm xúc, ẩn dụ khái niệm, mô hình đa văn hóa, ẩn dụ giận dữ, ngôn ngữ học tri nhận.

This paper is concerned with the conceptualization of ANGER in English and Vietnamese. The paper offers a critical contrastive analysis of English and Vietnamese conceptual schemata or cultural models (Quinn, 1991) of ANGER by examining the semantic motivation behind the idioms that express the emotion in the two languages. This paper also aims to prove that the metaphors involved in the idioms have a strong link not only to physiological, but also to cultural, influences.
Keywords: anger idioms in English and Vietnamese, metaphors of emotion, conceptual metaphors, cross-cultural models, anger metaphor, cognitive linguistics.
Keywords: cognitive linguistics, category, categorization, prototype, adjectives.

2. NGUYỄN VŨ THU HÀ – Nghiên cứu tổng quan về các chiến lược học kỹ năng nói tiếng Anh như một ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Hơn bốn mươi năm qua, chiến lược học ngôn ngữ đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục học. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới để tìm hiểu về chiến lược học, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn, đặc biệt là về các chiến lược học kĩ năng nói tiếng Anh như một ngoại ngữ. Do đó, tác giả đã thực hiện một nghiên cứu tổng quan có hệ thống các nghiên cứu về chiến lược học nói tiếng Anh như một ngoại ngữ đã thực hiện trên thế giới để thấy được thực trạng nghiên cứu cũng như những vấn đề liên quan. Dựa trên kết quả thu được, tác giả sẽ đưa ra các kết luận cũng như một số đề xuất cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: chiến lược học ngôn ngữ (LLSs), chiến lược học kỹ năng nói (SLSs), tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL).

Language learning strategies (LLSs) have received much attention from educators for over forty years. Though many studies relating to the question of strategies have been carried out all over the world, there are still gaps to be filled, especially in the area of strategies to learn speaking skill in the context of EFL learning. This article, therefore, aims to provide a systematic review of previous studies which focused on the use of strategies in learning to speak English as a foreign language conducted worldwide in order to investigate the current status and related research issues. Then, based on the results, some conclusions and suggestions for further studies are provided.
Keywords: language learning strategies (LLSs), speaking learning strategies (SLSs), English as a foreign language (EFL).

3. NGUYỄN HỒNG HẢI – Xây dựng tiêu chí đánh giá tính mạch lạc văn bản lập luận tiếng Pháp của sinh viên Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)

Trong bài báo này, chúng tôi trình bày những kết quả nghiên cứu bước đầu về cơ sở lý thuyết cho việc xác định tính mạch lạc của văn bản (cohérence textuelle). Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá tính mạch lạc của văn bản lập luận phục vụ cho việc dạy học tiếng Pháp như một ngoại ngữ. Bộ tiêu chí này là công cụ cần thiết cho việc đánh giá của giáo viên và hoạt động tự học của sinh viên.
Từ khoá: Tính mạch lạc, văn bản lập luận, tính liên kết, quan hệ, các quy tắc, bảng đánh giá.

This article presents initial results of a research on the theoretical basis for determining the text coherence. On that basis, it proposes a set of assessment criteria for the coherence of argument text to facilitate teaching French as a foreign language. This criteria set is crucial to teacher assessment and student self-study.
Keywords: coherence, argumentative text, cohesion, relation, rules, assessment grid.

4. PHẠM VĂN HIẾU, VŨ THỊ THU – Mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và mối lo lắng khi học ngoại ngữ của sinh viên đại học (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc EQ (khả năng nhận thức và điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ, hành động của bản thân và của người khác) và mối lo lắng khi học ngoại ngữ của sinh viên không chuyên tiếng Anh. Đối tượng tham gia nghiên cứu là 300 học viên được lựa chọn ngẫu nhiên trong số sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai tại Trường Đại học Phòng cháy và Chữa cháy, trong đó bao gồm cả sinh viên là học sinh phổ thông và cán bộ, chiến sỹ đi học. Các tác giả đã sử dụng hai bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu nhằm xác định mức độ lo lắng và mức độ trí tuệ cảm xúc của người học. Bảng câu hỏi đầu tiên là thang đo mức độ lo lắng trong lớp học ngoại ngữ (FLACS) của Horwitz, Horwitz and Cope (1986), bảng câu hỏi thứ hai là thang đo trí tuệ cảm xúc (EQ-i) của Bar-on (1997) (phiên bản ngắn gọn). Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối tương quan nghịch giữa trí tuệ cảm xúc cũng như tất cả các thành tố của trí tuệ cảm xúc và mối lo lắng ở sinh viên khi học ngoại ngữ.
Từ khoá: mối liên hệ, trí tuệ cảm xúc, mối lo lắng khi học ngoại ngữ, sinh viên không chuyên ngữ, Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy.

This study aims to explore any specific relationship between non-English major students’ emotional intelligence and their foreign language anxiety levels. The population of the study were 300 participants randomly selected among first-year and second-year undergraduate students and in-service students at University of Fire Prevention and Fighting. Two questionnaires were employed to collect the data in order to determine the levels of foreign language classroom anxiety and emotional intelligence. The first questionnaire is foreign language classroom anxiety scale (FLCAS) developed by Horwitz, Horwitz and Cope (1986) and the second one is the adapted version of EQ-i by Bar-on (1997). The findings show that there is a negative correlation between the students’ emotional intelligence as well as all of its factors and foreign language anxiety.
Keywords: relationship, emotional intelligence, foreign language anxiety, non-English major students, University of Fire Prevention and Fighting.

5. PHẠM NGỌC THẠCH, PHẠM THỊ MAI VUI, ĐỖ QUỲNH HƯƠNG, TĂNG BÁ HOÀNG – Yếu tố tác động tới sự hài lòng của giảng viên và sinh viên khi dạy và học trực tuyến trong đại dịch Covid-19 (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hầu hết tất cả các khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh đó, hầu hết các trường phổ thông và đại học ở các nước đã tổ chức cho học sinh, sinh viên học trực tuyến theo chủ trương “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả một nghiên cứu so sánh trải nghiệm của giảng viên và sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của họ khi dạy và học trực tuyến tại một trường đại học ở Việt Nam trong giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19. Sử dụng phương pháp kết hợp phân tích định lượng và định tính, nghiên cứu cho thấy tương tác trực tuyến có tác động đến sự hài lòng của cả giảng viên và sinh viên nhưng năng lực sử dụng internet của sinh viên và khả năng tự học lại không có tác động tới sự hài lòng của họ khi học trực tuyến. Ngược lại, năng lực sử dụng internet của giảng viên lại có tác động đến sự hài lòng của chính bản thân họ khi dạy trực tuyến. Cả giảng viên và sinh viên cho rằng mặc dù việc học trực tuyến trong giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19 đã phần nào đáp ứng nhu cầu duy trì việc học tập nhưng trong tương lai và nên kết hợp học trực tuyến với trực tiếp nhằm mang lại kết quả học tập tối ưu.
Từ khóa: COVID-19, hài lòng, tương tác, năng lực tự học, năng lực sử dụng internet, học kết hợp.

The COVID-19 pandemic has exerted enormous influences upon almost all aspects of life, particularly education and training. In that context, online learning has been adopted in most schools and universities. This article presents the results of a comparative study factors affecting teacher and learner satisfaction with online teaching and learning at a university in Vietnam during the COVID-19 pandemic. Adopting both quantitative and qualitative methods, the study shows that teacher and learner satisfaction is affected by online interaction rather than learners’ Internet literacy and self-study. However, teachers’ Internet literacy does affect their satisfaction with online teaching. Both teachers and learners believe that despite its contribution to maintaining learning during the COVID-19 pandemic, online learning should be integrated with traditional learning in order to yield optimal results.
Keywords: COVID-19, satisfaction, interaction, self-study capacity, Internet literacy, blended learning.

6. ĐÀO XUÂN PHƯƠNG TRANG, NGUYỄN MINH TRÍ – Ứng dụng mạng xã hội trong đánh giá việc học ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Sự phát triển của các công cụ học tập trực tuyến đang trở thành thách thức lớn đối với các nhà giáo dục và các nhà thiết kế phần mềm trong việc đánh giá kết quả học tập của học viên. Bài viết nhằm khảo sát tác động của việc tích hợp sử dụng mạng xã hội như một phương thức kiểm tra mới trong mô hình dạy học theo dự án và thảo luận những lợi ích và bất lợi của hình thức này trên các bình diện học thuật, xã hội, quản trị, công nghệ và đạo đức. Dữ liệu được thu thập thông qua các nhóm Facebook với sự tham gia của 40 sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh thương mại của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình tích hợp mạng xã hội để đánh giá việc học ngoại ngữ theo dự án giúp cải thiện năng lực của sinh viên, tăng động lực học tập và kĩ năng tư duy phản biện cũng như tinh thần tự học và sự hứng thú trong việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên, khó khăn chính trong giảng dạy trực tuyến là sinh viên thiếu năng lực về công nghệ, vì vậy giáo viên phải hỗ trợ họ thường xuyên trong suốt quá trình dạy học để giải quyết những vấn đề liên quan.
Từ khóa: mạng xã hội, đánh giá, e-learning.

Advances in online learning tools are currently challenging educators and courseware designers in assessing student learning outcomes. This paper aims to investigate the impact of integrating social networking as an assessment tool into EFL project-based classroom and discuss the advantages and disadvantages of this type of e-assessment in terms of academic, social, administrative, technological, and moral issues. The data were collected through Facebook groups joined by 40 Business English major students at the Ho Chi Minh City University of Education, Vietnam. The findings reveal that integrating social networking services in EFL project assessment could help to boost learners’ performance, increase their motivation and critical thinking, as well as develop their autonomy and engagement. The students’ insufficient technical skills and the demand for teachers’ immediate support for students are two main challenges during the process.
Keywords: social networks, assessment, e-learning.

7. NGUYỄN QUANG VỊNH, NGUYỄN HỒNG GIANG – Nâng cao tính tự chủ của người học: Vai trò quan trọng của giáo viên (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Tính tự chủ của người học được coi là một mục tiêu quan trọng cần đạt được trong đào tạo ngôn ngữ. Một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hình thành tính tự chủ của người học là quan niệm của giáo viên về năng lực này cũng như khả năng hỗ trợ cho năng lực đó phát triển. Bài viết này làm rõ sự ảnh hưởng đó thông qua việc tổng hợp phân tích một số nghiên cứu liên quan đến vai trò của giáo viên trong việc phát triển năng lực tự chủ trong học tập của người học. Bài viết cũng bàn luận một vài yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tính tự chủ trong học tập, sau đó điểm lại một số khuyến nghị của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ hai (EFL/ESL). Bài viết nhằm gợi mở một số ý tưởng, từ cả góc độ lý thuyết lẫn thực hành, giúp giáo viên có thể lồng ghép việc phát triển năng lực tự chủ của người học vào quá trình dạy học của mình.
Từ khóa: tính tự chủ của người học, dạy và học ngôn ngữ, vai trò của giáo viên, thúc đẩy, hỗ trợ.

Learner autonomy is seen as an important goal in language education. One of major impacts on learner autonomy is the teacher’s perception about autonomy as well as their ability to foster it. This paper attempts to clarify this impact by critically reviewing a range of studies related to the teacher's role in promoting learner autonomy. Some factors that influence the development of learner autonomy are discussed, followed by a number of suggestions recommended by researchers in different EFL/ESL contexts. The review introduces some theoretical and empirical ideas for language teachers to incorporate learner autonomy promotion into their teaching.
Keywords: learner autonomy, language teaching and learning, teacher’s roles, promote, support.

8. VÕ THỊ LIÊN HƯƠNG – Nhận thức của sinh viên ngành biên dịch tiếng Anh về vai trò của năng lực dịch trong thực hành tác nghiệp (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài báo này là một phần của công trình nghiên cứu đang được tiến hành nhằm đánh giá tác động của năng lực dịch đối với hiệu quả công việc của biên dịch viên từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nội dung của bài tập trung phản ánh nhận thức của sinh viên ngành Biên dịch tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế về vai trò của năng lực dịch trong thực hành tác nghiệp, nhằm tìm hiểu và đánh giá mức độ ý thức của sinh viên về năng lực dịch. Trên cơ sở đó, đề xuất những định hướng phù hợp cải tiến chương trình đào tào Biên dịch áp dụng tại khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế.
Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được thu thập thông qua bảng hỏi và được phân tích định lượng dưới dạng thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên nhận thức chưa đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và chiến lược cần thiết để tạo nền tảng phát triển nghiệp vụ sau khi ra trường. Điều này đã dẫn đến việc người học biên dịch gặp nhiều khó khăn trong thực tế công việc. Kết quả nghiên cứu đã gợi mở một số vấn đề cần xem xét trong chương trình đào tạo Biên dịch cũng như có giá trị tham khảo cho các cơ sở đào tạo có chương trình tương đương.
Từ khóa: năng lực dịch, biên dịch, nhận thức.

This paper is part of a larger multi-faceted project that evaluates the impact of translation competence on the translators’ work outcomes from various perspectives. The paper particularly reports the perceptions of the students of Translation Studies at the University of Foreign Languages, Hue University (HU-UFL) towards the role of translation competence in career practice. Accordingly, recommendations are proposed to improve the Translation Studies training program at the English Department, HU-UFL.
The data were collected through questionnaires and analyzed statistically. The findings indicate that students have not been fully aware of the system of knowledge, skills and strategies essential for future professional development, which causes them many difficulties in their practice. The findings also point out some considerations for developing the Translation Studies training program at HU-UFL, which serve as a reference for similar training programs.
Key words: translation competence, Translation Studies, perceptions.

9. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG, NGUYỄN THỊ HOA, VŨ THÙY LINH – Đặc điểm phương thức cấu tạo của từ ngữ rút gọn trong báo cáo chính trị tại các kì đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Từ ngữ rút gọn được hình thành chủ yếu bằng cách rút gọn các tổ hợp ngôn ngữ phức tạp và là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Hán. Trong báo cáo chính trị các kì đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ ngữ rút gọn được sử dụng tương đối nhiều, một số mục từ lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc hiểu và sử dụng đúng từ ngữ rút gọn gặp một số khó khăn nhất định do chúng được hình thành từ một số phương thức khác nhau. Trên cơ sở khảo sát 7 bản báo cáo chính trị các kì đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã thống kê được 522 mục từ ngữ rút gọn với các phương thức cấu tạo là Phương thức sử dụng số (chiếm 5,9%) và Phương thức rút gọn tổ hợp (chiếm 94,1%). Các nhóm từ ngữ rút gọn này có những đặc điểm rất khác nhau về cấu tạo.
Từ khóa: Từ ngữ rút gọn, Báo cáo chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc điểm, phương thức cấu tạo.

Abbreviations, an important part of the Chinese vocabulary, are mainly formed by shorterning the components of complex language combinations. Abbreviations are frequently used in political reports at the National Congresses of the Chinese Communist Party with the repetition of some words. There are some difficulties in properly understanding and using abbreviations as they are formed by different methods. By analyzing 7 political reports at the National Congresses of the Chinese Communist Party, the authors have listed 522 abbreviations formed by using numbers (5.9%) and shortening combinations (4.1%). These abbreviations hold a variety of structural characteristics.
Keywords: abbreviation, political report, Chinese Communist Party, characteristic, formation.

10. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO, PHẠM BÍCH NGỌC, NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT, HOÀNG THU THỦY – Tiến trình Bologna và quá trình quốc tế hóa tại Trường Đại học Hà Nội