logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 63 (Tháng 9/2020)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. NGHIÊM HỒNG VÂN – Tính từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

2. NGUYỄN HỒNG GIANG, NGUYỄN QUANG VỊNH – Các yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế chương trình học tiếng Anh
theo hình thức kết hợp

3. PHẠM NGỌC HÀM, PHẠM HỮU KHƯƠNG – Phương pháp giới thiệu bài mới trong giảng dạy kĩ năng nói và viết
tiếng Trung Quốc


4. PHẠM THỊ HƯƠNG, ĐINH THỊ BẢO HƯƠNG – Nhận thức của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất về các yếu tố ảnh hưởng tới việc học từ vựng tiếng Anh

5. NGUYỄN THỊ CẨM LINH – Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học nghe hiểu tiếng Pháp như một ngoại ngữ

6. NGUYỄN VĂN TOÀN – Từ thất bại của mô hình khóa học MOOC đến việc xây dựng mô hình khóa học SPOC. Chia sẻ
kinh nghiệm thiết kế và triển khai khóa học online với facebook

DỊCH THUẬT

7. ERMILOVA G.G, NGUYỄN THỊ HOÀN – “Văn bản Phúc âm” trong tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt” qua các bản dịch

8. NGUYỄN NGỌC LÂN – Bàn về câu phức trong văn ngôn tiếng Trung Quốc và những lưu ý khi dịch sang tiếng Việt

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

9. VÕ THỊ HỒNG LÊ – Xây dựng bộ bài tập tương tác on-line hỗ trợ chương trình tiếng Anh thương mại đạt chuẩn đầu ra

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI
Phó Tổng biên tập: PGS.TS NGUYỄN VĂN TRÀO
Thư ký: TS NGUYỄN NGỌC LÂN
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Bình, PGS.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Văn Khang,
TS Đinh Thị Bảo Hương, TS Nguyễn Ngọc Lân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, TS Phạm Ngọc Thạch, TS Đặng Xuân Thu,
GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); TS Tăng Bá Hoàng; ThS Đinh Thị Hải; ThS Lê Thị Thành Huế; ThS Đặng Hoàng Giang; ThS Nguyễn Thị Ngà; ThS Vương Nam Quế; Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Phương Tú
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. NGHIÊM HỒNG VÂN – Tính từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái ngôn ngữ học vận dụng kiến thức liên ngành, nghiên cứu ngôn ngữ trên cơ sở vốn kinh nghiệm và sự cảm thụ của con người về thế giới khách quan cũng như phương thức mà con người tri giác về thế giới khách quan đó. Hiện nay, những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ học tri nhận đang là một hướng nghiên cứu rất thịnh hành, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ học tri nhận như: phạm trù, phạm trù hóa, điển mẫu, không điển mẫu. Từ đó chúng tôi chỉ ra những tương đồng và khác biệt về phạm trù tính từ trong tiếng Nhật và tiếng Việt cũng như yếu tố quyết định các điển mẫu trong phạm trù này ở hai thứ tiếng.
Từ khóa: Ngôn ngữ học tri nhận, phạm trù, phạm trù hóa, điển mẫu, tính từ.

Cognitive linguistics is an interdisciplinary branch of linguistics that studies language on the basis of human experience and perceptions of the objective world. Nowadays, issues related to cognitive linguistics have attracted much attention from many researchers. This article presents some basic concepts in cognitive linguistics, such as category, categorization and prototype. It then points out similarities and differences between adjectives in Japanese and Vietnamese language as well as factors forming prototypes of this category in the two languages.
Keywords: cognitive linguistics, category, categorization, prototype, adjectives.

2. NGUYỄN HỒNG GIANG, NGUYỄN QUANG VỊNH – Các yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế chương trình học tiếng Anh
theo hình thức kết hợp (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Bài viết tổng hợp và phân tích các yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế chương trình học tiếng Anh theo hình thức kết hợp (blended learning). Chúng tôi cho rằng một mô hình học kết hợp được thiết kế rõ ràng là điều kiện quan trọng để chương trình được thực hiện thành công. Mô hình học kết hợp nên phát huy được thế mạnh và giúp hai hình thức học trực tuyến và trực tiếp bổ sung cho nhau. Ngoài ra, những phương pháp giảng dạy áp dụng cho mô hình học kết hợp cần tương thích với việc học chủ động trong một môi trường có tính tương tác cao. Thiết kế mô hình học kết hợp cần đảm bảo nâng cao khả năng tương tác của giáo viên và người học, phát triển học liệu theo hướng giúp thúc đẩy hợp tác và tương tác, cũng như phù hợp với tổ hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau. Vai trò đa dạng của người dạy và người học cũng là một yếu tố cần cân nhắc khi thiết kế mô hình học kết hợp. Cuối cùng, mô hình học kết hợp cần được thiết kế trên tinh thần các hình thức hỗ trợ được duy trì liên tục trong quá trình triển khai.
Từ khóa: học ngôn ngữ kết hợp, thiết kế, triển khai, tích hợp, tiếng Anh như một ngoại ngữ/tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.

This paper aims to review important factors that should be considered in designing a blended language learning (BLL) programme in EFL/ESL context. We suggest that a clearly designed BLL model is crucial for an effective BLL program. The model should incorporate synthesis and complementarity of face-to-face and online modes. In addition, pedagogical preparation for the BLL model should correspond to an active and integrated learning format in an interactive learning environment. The design should enhance multi-level of interaction among teachers and learners, develop learning resources that promote collaboration and interaction, and enable the use of a repertoire of teaching methods. Different roles of teacher and learner should also be taken into consideration when designing a BLL model. Lastly, it is important to include ongoing support during the implementation.
Keywords: blended language learning, design, implementation, integration, EFL/ESL.

3. PHẠM NGỌC HÀM, PHẠM HỮU KHƯƠNG – Phương pháp giới thiệu bài mới trong giảng dạy kĩ năng nói và viết
tiếng Trung Quốc (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Trong các bước thực hiện bài giảng trên lớp, giới thiệu bài mới đóng vai trò quan trọng đối với việc cuốn hút sinh viên vào hoạt động dạy học. Sự mở đầu ấy có tạo được hứng thú hay không đều ảnh hưởng đến cả tiến trình bài giảng. Giới thiệu bài mới có thể coi là một nghệ thuật dựa trên mức độ làm chủ kiến thức trọng tâm mỗi bài giảng của giáo viên và cần được thể hiện một cách tự nhiên, sinh động, phù hợp với đối tượng. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên không chú trọng bước giới thiệu bài mới mà chỉ quan tâm đến triển khai nội dung chính của bài học, vì vậy khó gây được hứng thú cho sinh viên ngay từ khi bài học bắt đầu. Trong bài viết này, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, làm rõ vai trò và phương pháp giới thiệu bài mới, trước hết là kỹ năng thực hành nói và viết tiếng Trung Quốc giai đoạn trung cấp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng bài giảng.
Từ khóa: Giới thiệu bài mới, vai trò, phương pháp, nói, viết, tiếng Trung Quốc.

Introducing a new lesson plays an important role in attracting students into teaching activities. Whether or not that opening creates excitement or not affects the whole lesson. An introduction of a new lesson can be considered as an art based on the mastery of the teacher's central knowledge of each lesson and should be presented in a natural, vivid and suitable way with the target audience. However, in teaching practice, many teachers only pay attention to the implementation of the lesson rather than its introduction, making it difficult to attract learners right from the beginning. This article synthesizes, analyzes and clarifies the roles and methods of introducing new articles, first of all, the intermediate Chinese speaking and writing skills, in order to improve the teaching quality.
Keywords: introducing a new lesson, role, method, speaking, writing, Chinese language.

4. PHẠM THỊ HƯƠNG, ĐINH THỊ BẢO HƯƠNG – Nhận thức của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất về các yếu tố ảnh hưởng tới việc học từ vựng tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Nghiên cứu điều tra nhận thức của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên (DBTTC) về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng tiếng Anh và tác động của các yếu tố đối với việc học từ vựng. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp thăm dò tuần tự được sử dụng trong nghiên cứu này. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi dành cho 104 sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất và phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện với 10 sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong số tám yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng của sinh viên, thì các yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố tình huống, thái độ và động lực của sinh viên, phát âm và phương pháp giảng dạy với các hoạt động đa dạng là các yếu tố quan trọng nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên ít bị ảnh hưởng bởi việc học thuộc lòng mặc dù yếu tố năng khiếu có tác động đáng kể. Dựa trên những phát hiện này, các khuyến nghị cho giáo viên và sinh viên được đưa ra để giúp họ dạy và học từ vựng tiếng Anh tốt hơn.
Từ khóa: Các yếu tố, học từ vựng, sinh viên không chuyên Tiếng Anh năm thứ nhất.

The current study investigates the perceptions of the first-year non-English major students at Dien Bien Teacher Training College (DBTTC) regarding the factors affecting English vocabulary learning and their impacts. A sequential exploratory mixed methods approach was used in this study. The data were collected by a questionnaire administered to 104 first-year non- English major students and semi-structured interviews conducted with 10 of them. The research findings indicated that among eight factors affecting students’ vocabulary learning, the most important ones include individual and situational factors, students’ attitude and motivation, pronunciation and teaching methods with various activities. The findings also showed that students were less influenced by rote learning despite significant impacts of their aptitude. Based on these findings, recommendations for both teachers and students are produced to facilitate English vocabulary teaching and learning.
Keywords: Factors, vocabulary learning, first- year non- English major students.

5. NGUYỄN THỊ CẨM LINH – Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học nghe hiểu tiếng Pháp như một ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)

Nghe hiểu luôn là một môn học đặt ra nhiều thách thức với người bắt đầu học ngoại ngữ. Trong khuôn khổ của bài viết này, sau khi đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu chúng tôi sẽ trình bày các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả nghe hiểu bao gồm: cách nói, các khoảng ngắt nghỉ, giải mã thính giác, loại văn bản nghe hiểu và các nhiệm vụ phải thực hiện trong quá trình nghe hiểu theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới như Brown, Mueller, Eykyn, Vygotsky. Quá trình tổng hợp này sẽ giúp định hướng và cải thiện hiệu quả việc dạy và học nghe hiểu trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Pháp nói riêng.
Từ khóa: Nghe hiểu, tiếng Pháp.

Listening comprehension poses many challenges to beginners in learning a foreign language. In this article, factors affecting listening comprehension will be discussed, including speaking style/accents, rhythms, auditory decoding, types of audiovisual texts, and tasks in the listening process from the perspectives of linguists such as Brown, Mueller, Eykyn, and Vygotsky. The article helps orient and improve the teaching and learning of listening comprehension in foreign languages in general, and in French language in particular.
Keywords: Listening comprehension, French.

6. NGUYỄN VĂN TOÀN – Từ thất bại của mô hình khóa học MOOC đến việc xây dựng mô hình khóa học SPOC. Chia sẻ
kinh nghiệm thiết kế và triển khai khóa học online với facebook (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)

Trước thực trạng sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kỹ năng nghe hiểu tiếng Pháp và sự thất bại của mô hình Khóa học mở, miễn phí đại trà (MOOC), bài viết này sẽ phân tích các yếu tố cho phép phát triển kỹ năng nghe hiểu và những nguyên nhân của việc người học bỏ giữa chừng đối với các khóa học MOOC. Những phân tích này làm tiền đề để tác giả đề xuất xây dựng những hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe hiểu từ tài liệu thực trích lọc trên các phương tiện truyền thông Pháp ngữ và tích hợp chúng vào mô hình khóa học trực tuyến dành cho một nhóm đối tượng cụ thể SPOC (Small private online course) trong đó tác giả sử dụng nhóm Facebook như một nền tảng e-learning
Từ khóa: Nghe hiểu, Khóa học trực tuyến, Facebook, e-learning.

Given that students face many difficulties in developing French listening comprehension and the free and open access MOOC model has failed, this paper analyzes some factors affecting listening comprehension and some reasons why learners do not complete the MOOC course. From that basis, the author proposes designing activities for listening comprehension practice from authentic materials extracted on French media and integrating them into an online course model for a specific learner group called SPOC (small private online course) using Facebook groups as an e-learning platform.
Keywords: listening comprehension, online course, Facebook, e-learning.

7. ERMILOVA G.G, NGUYỄN THỊ HOÀN – “Văn bản Phúc âm” trong tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt” qua các bản dịch
(Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo nghiên cứu “văn bản Phúc âm” trong tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt” qua các bản dịch sang tiếng Việt. “Văn bản Phúc âm” được đề cập đến là các trích dẫn trong Tân ước, lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong sáng tác của Dostoevsky nói riêng và trong văn học Nga của thế kỷ 19 nói chung. Đối tượng nghiên cứu của bài báo là đoạn độc thoại của Marmeladov "say xỉn" trong quán rượu (phần 1, chương 2) và cảnh đọc kinh phúc âm về sự hồi sinh của Lazarus (phần 4, chương 4). Trên cơ sở trích dẫn liên tiếp những ví dụ, chúng tôi tiến hành đối chiếu ba bản dịch của ba dịch giả khác nhau với nguyên tác, đồng thời đưa ra những phân tích, đánh giá về việc chuyển dịch “văn bản Phúc âm” trong tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt” sang tiếng Việt. Từ đó bài báo rút ra những kết luận về đóng góp của các dịch giả cũng như khó khăn mà họ gặp phải trong khi dịch “văn bản Phúc âm” trong tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt” sang tiếng Việt.
Từ khoá: Văn bản Phúc âm, Dostoevsky, “Tội ác và hình phạt”, giao thoa văn hoá, Chính thống giáo, tương đương, dịch, khó khăn.

The article studies the "Gospel text" in the novel "Crime and punishment" and its Vietnamese translations. The "Gospel text" mentioned consists of quotes from the New Testament first widely used in Dostoevsky's works in particular and in the Russian literature of the 19th century in general. The research subjects include the monologue of "drunk" Marmeladov in the pub (part 1, chapter 2) and the scene of the gospel recitation of Lazarus' resurrection (part 4, chapter 4). On the basis of cited examples, we compare three translations by three different translators with the original text, and provide an analysis and evaluation of the translation of the "Gospel text" in the novel "Crime and punishment" into Vietnamese. Thence, the article draws conclusions about the contributions of translators as well as the difficulties they encounter in translating the "Gospel text" in the novel "Crime and punishment" into Vietnamese.
Keywords: Gospel text, Dostoevsky, “Crime and punishment”, cultural interference, Orthodox, equivalent, translation, difficulties.

8. NGUYỄN NGỌC LÂN – Bàn về câu phức trong văn ngôn tiếng Trung Quốc và những lưu ý khi dịch sang tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Văn ngôn Trung Quốc thường sử dụng từ đơn âm tiết và câu đơn. Câu phức tuy không thường xuất hiện, nhưng bao hàm nhiều nội dung liên quan đến từ, đoản ngữ, câu đơn và các các loại hình câu. Bài viết trên cơ sở phân tích, tổng kết những loại hình, đặc điểm của câu phức trong văn ngôn, chỉ ra những điểm cần lưu ý khi chuyển dịch câu phức văn ngôn sang tiếng Việt, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của bản dịch văn ngôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người học, tìm hiểu và nghiên cứu văn ngôn Trung Quốc.
Từ khóa: Câu phức, Đặc điểm, Dịch văn ngôn.

One-syllable words and simple sentences are often used in Ancient Chinese. Despite being rarely used, complex sentences contain many contents related to words, phrases, simple sentence and forms of sentences. This article provides implications for translating ancient Chinese complex sentences into Vietnamese based on the analysis of their forms and features. It is hoped to improve the quality and effectiveness of the translation of ancient Chinese, thus, facilitate leaners’ exploration of ancient Chinese.
Keywords: complex sentence, features, translation of ancient Chinese.

9. VÕ THỊ HỒNG LÊ – Xây dựng bộ bài tập tương tác on-line hỗ trợ chương trình tiếng Anh thương mại đạt chuẩn đầu ra
(Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Việc làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa chương trình đào tạo tiếng Anh ở trường đại học và nhu cầu doanh nghiệp vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý giáo dục. Trước tình hình này, các trường đại học chú trọng việc cải tiến phương pháp dạy-học nhằm đạt chuẩn đầu ra của chương trình. Bài viết này thảo luận về việc xây dựng một bộ bài tập tương tác on-line dựa trên thuyết kiến tạo, lấy người học làm trung tâm, có thể hỗ trợ tích cực cho việc ứng dụng các phương pháp dạy-học giao tiếp hiện đại. Điều này góp phần tạo điều kiện cho người học có thể đạt được kỹ năng ngôn ngữ và cả kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.
Từ khóa: chuẩn đầu ra, dạy-học trực tuyến, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, nhu cầu doanh nghiệp.

How to shorten the gap between English training programs at tertiary level and businesses’ demands has been of educational administrators’ top concern. Accordingly, universities focus on improving their teaching-learning methods so that students can meet the program outcome standards. This article discusses the design of a set of online interactive exercises based on constructivism and student-centered approach to positively support communicative teaching-learning methods. Thus, students can better achieve language and professional skills as well as the program outcome standards.
Keywords: outcome standards, online teaching and learning, language skills, professional skills, businesses’ demands.