logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 36 (Tháng 9/2013)


LÝ LUẬN NGÔN NGỮ


1. HOÀNG VĂN VÂN – Tính đa chức năng: nguyên tắc tổ chức của ngôn ngữ

2. NGUYỄN VĂN TRÀO – Ý niệm hóa cảm xúc “sợ hãi” trong tiếng Anh và tiếng Việt

3. NGUYỄN ĐỨC NAM – Khảo sát giá trị biểu đạt ý nghĩa thời gian của ba phó từ “đã”, “đang” và “sẽ” trong tiếng Việt


PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY


4. NGUYỄN VĂN NHÂN Những biện pháp sư phạm nhằm giảm thiểu các lỗi ngữ pháp của học viên tiếng Pháp

5. NGUYỄN TÔ CHUNG Tìm hiểu cách sử dụng một số từ Hán-Nhật như Hán-Việt /kỷ luật, 生産/sinh sản, 生活/sinh hoạt, 注意/chú ý, 士農工商/sĩ nông công thương,...

6. TRƯƠNG THỊ DUNG Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực của học sinh phổ thông Việt Nam trong việc dạy nói tiếng Nga

7. NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH – Một số đề xuất nâng cao chất lượng giảng dạy biên dịch Hàn-Việt


VĂN HÓA - VĂN HỌC


8. HOÀNG LIÊN Nét độc đáo của thể thơ Haiku Nhật Bản và việc truyền bá Haiku tại Việt Nam


DỊCH THUẬT


9. NGUYỄN DANH VU Bàn về dịch văn học nhân đọc bản dịch “Kiệt tác không người biết” của đại văn hào Ban-dắc


TRAO ĐỔI THÔNG TIN


10. ĐẶNG ĐÌNH CUNG – Tổng thuật hội thảo “Phụ lục văn bằng giáo dục đại học các nước khối APEC”

11. VŨ HÀ NGUYÊN Lỗi giao thoa của sinh viên Việt Nam học song ngữ Anh-Pháp

12. BÙI VIỆTTìm lại những từ tiếng Việt bị thất truyền

13. Hoạt động khoa học ở Trường Đại học Hà Nội



Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quan Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội • ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. • Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT

1. GS. TS HOÀNG VĂN VÂN – Tính đa chức năng: nguyên tắc tổ chức của ngôn ngữ. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Bài viết nghiên cứu về một trong những đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ - tính đa chức năng. Bài viết gồm ba phần; phần một thảo luận tính đa chức năng của ngôn ngữ trong ba mô hình đa chức năng nổi tiếng: mô hình Malinowski, mô hình Bühler và mô hình Morris; phần hai kiểm tra chi tiết mô hình đa chức năng Halliday, lấy bài thơ tình nổi tiếng Hai sắc hoa ti-gôn của nhà thơ T.T. K. H. làm ngôn ngữ minh hoạ; phần ba tóm tắt lại những nội dung đã nghiên cứu trong phần một và phần hai và khẳng định lại rằng ngôn ngữ có tính đa chức năng và đa chức năng là nguyên tắc tổ chức của ngôn ngữ.

Từ khóa: chức năng, đa chức năng, năng thực dụng, chức năng ma lực, chức năng biểu đạt, chức năng cầu khiến, chức năng mô tả, chức năng thơ, chức năng xã giao, chức năng siêu ngôn ngữ, siêu chức năng, siêu chức năng tư tưởng, siêu chức năng kinh nghiệm, siêu chức năng liên nhân, siêu chức năng ngôn bản, siêu chức năng lôgic.

This article attempts to explore one of the most important features of language – its multifunctionality. It consists of three parts; part one discusses the multifunctionality of language as conceptualized in three widely known multifunctionality models: the Malinowski model, the Bühler model and the Morris model; part two examines in some depth the Halliday multifunctionality model, taking the famous Vietnamese poem Hai sắc hoa ti-gôn by T.T.K.H. as the language of illustration; and part three provides a résumé of the issues discussed in part one and part two and reaffirms that language is multifunctional and that multifunctionality is the organizing principle of language.”



2. TS NGUYỄN VĂN TRÀO – Ý niệm hóa cảm xúc “sợ hãi” trong tiếng Anh và tiếng Việt. (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

“Những ý niệm cảm xúc (hay tình cảm) như VUI, BUỒN, hay SỢ HÃI có cấu trúc ý niệm rất phức tạp (Lakoff & Kövecses, 1987,tr. 195; Plutchik, 2002) vì chúng có một đặc tính là khó hiểu và nhất thời, đặc tính này vì thế rất khó hình dung và miêu tả bằng ngôn ngữ tự nhiên, thường nhật, mặc dầu chúng vẫn có tên gọi bằng ngôn ngữ thông thường, ví dụ như THÈM MUỐN, GHÉT, hay SỢ HÃI (Fainsilber & Ortony, 1987). Cảm xúc phản ánh “những trải nghiệm cá nhân và chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa”, điều này lý giải tại sao ngôn ngữ diễn đạt và quá trình ý niệm hóa cảm xúc có tính văn hóa rất cao” (Kövecses, 2005, tr. 35). Bài viết này nghiên cứu từ bình diện xuyên ngôn các thành ngữ biểu thị tình cảm SỢ HÃI trong tiếng Anh và tiếng Việt. Quá trình phân tích đối chiếu hứa hẹn sẽ “không chỉ là một phương thức đầy triển vọng, mà còn là một thủ pháp hợp lý theo kinh nghiệm luận trong việc thu thập và phân tích mô hình dân gian tiêu biểu về ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc” (Niemeier, 2000, tr. 197). Bài viết cũng chứng minh rằng ẩn dụ và hoán dụ hiện diện trong các thành ngữ biểu thị tình cảm con người có mối liên hệ chặt chẽ không chỉ với yếu tố tâm-sinh lí học, mà còn gắn liền với văn hóa dân tộc của người bản ngữ

Emotions such as happiness, sadness, and fear are known to possess an extremely complicated conceptual structure (Lakoff & Kövecses, 1987, p. 195; Plutchik, 2002) in the sense that they have an elusive and transient quality that is difficult to visualize and therefore also difficult to describe using literal language, although, of course they are labelled using literal language such as desire, fear, or disgust (Fainsilber & Ortony, 1987). Emotions are also claimed to “be private and heavily culturally dependent experiences that are inaccessible to others”, which explains why “the language and underlying conceptualization of emotional experience are expected to be highly culture specific” (Kövecses, 2005, p. 35). This paper undertakes an in-depth investigation of the idioms that express the emotion of fear in English and Vietnamese and aims to offer excellent opportunities for cross-language comparison and analysis. The contrastive analysis is therefore, “not only a potentially rich but also a heuristically legitimate way of collecting and analyzing a folk model sample of the language of emotions” (Niemeier, 2000, p. 197). This paper also aims to prove that metaphors and metonymies involved in the emotion-expressing idioms have a strong link not only to physiological, but also to cultural, influences.”


3. NCS NGUYỄN ĐỨC NAM – Khảo sát giá trị biểu đạt ý nghĩa thời gian của ba phó từ “đã”, “đang” và “sẽ” trong tiếng Việt. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Trong tiếng Việt, đã có nhiều bài viết về các phó từ như: “đã”,“đang”, “sẽ”. Những phó từ này thường được cho là phương tiện chủ yếu thể hiện ý nghĩa thời gian. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều xuất phát từ các cứ liệu tiếng Việt và các ý kiến đưa ra không thống nhất. Bài viết này sẽ nghiên cứu cách dùng của ba phó từ này trên cơ sở dữ liệu song ngữ Việt-Pháp, Pháp-Việt và nhất là trên cơ sở lý thuyết khác, theo đó các thông tin về thời gian sự kiện của một phát ngôn được xác định bởi sự liên kết của ba yếu tố: đoạn thời gian trong đó sự kiện được miêu tả phát sinh (event time-ET), khoảng thời gian được sử dụng để đánh giá, miêu tả sự kiện (Topic time-TT) và khoảng thời gian được sử dụng làm tham chiếu (Reference time-RT).

There have been a number of papers written in Vietnamese about such adverbs as “đã”,“đang”, “sẽ” referring to the past, the present progressive and the future frequently viewed as time reference instruments. Still, most are based on Vietnamese materials and ideas given are far from being consistent. This article looks at the use of these three adverbs on the base of bilingual Vietnamese – French, French – Vietnamese materials and other theories, according to which information about the event time of an utterance is determined by the linkage of three factors: event time (ET), topic time (TT) and reference time (RT).”



4. TS NGUYỄN VĂN NHÂN Những biện pháp sư phạm nhằm giảm thiểu các lỗi ngữ pháp của học viên tiếng Pháp. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Tiếng Pháp và tiếng Việt có những khác biệt cơ bản về loại hình, vì vậy giữa hai ngôn ngữ này có nhiều khác biệt, đồng thời cũng có những hiện tượng «bạn giả», nguyên nhân của những hiện tượng được các nhà giáo học pháp ngoại ngữ gọi là giao thoa tiêu cực (interférence négative), gây nhiều khó khăn đối với học viên người Việt trong quá trình học và sử dụng tiếng Pháp. Trong thực tế, người học tiếng Pháp, kể cả sinh viên các chuyên ngành tiếng Pháp ở các trường đại học còn mắc nhiều lỗi ngữ pháp qua diễn đạt nói và viết, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học dịch ở các năm cuối. Điều này có vẻ nghịch lý bởi lẽ chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Pháp ngày một tăng do được đào tạo chính quy và bài bản hơn, chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy ngày một cải tiến, điều kiện vật chất và phương tiện dành cho dạy và học ngoại ngữ ngày một tốt hơn. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên? Làm sao để khắc phục nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Pháp ở Việt Nam, đặc biệt ở bậc đại học.

Với những băn khoăn trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sư phạm và áp dụng những loại hình bài tập ngữ pháp mang tính hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu các lỗi mà học viên học tiếng Pháp thường gặp.

The linguistic typology defines French and Vietnamese as two different types of language with numerous distinctions and the phenomenon of "faux amis" (false friends or deceptive cognate), being the cause of the so-called “negative interferences” by experts in foreign language education, leading to many difficulties for Vietnamese students while learning and using French. As a matter of fact, learners of French, including those majoring in the language in language schools and universities, are likely to make quite a large number of errors in grammar through oral and written expression, exerting a grave impact on their translation-interpretation studies in the final years. This may seems paradoxical because French teachers are nowadays formally trained with improved quality; programs, curriculum and teaching methods are by far innovative; facilities and infrastructure for foreign language teaching and learning are much better. So what causes this situation? How could we overcome these difficulties in order to improve and enhance the quality of French teaching and learning in Vietnam, especially in higher education?

With such concern in mind, we propose a number of measures to teach and to apply some effective types of grammar exercises in an attempt to reduce the errors that students frequently make while learning French.”



5. TS NGUYỄN TÔ CHUNG Tìm hiểu cách sử dụng một số từ Hán-Nhật như Hán-Việt /kỷ luật, 生産/sinh sản, 生活/sinh hoạt, 注意/chú ý, 士農工商/sĩ nông công thương,.... (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Phần lớn từ Hán-Nhật, Hán-Việt đang được sử dụng trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện nay đều giống nhau về hình thức, cấu trúc và nội dung nghĩa. Tuy nhiên, cũng có không ít những từ ngữ về hình thức thì giống nhau nhưng nội dung nghĩa lại khác nhau. Điều này gây không ít khó khăn cho việc dạy/học tiếng Nhật, tiếng Việt cho người Việt/người Nhật. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng một số từ Hán-Nhật, Hán-Việt, tập trung ở những từ dễ gây nhầm lẫn về nghĩa dùng trong giao tiếp khi chúng được chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Most Sino-Japanese and Sino-Vietnamese words in use in Japanese and Vietnamese are similar in form, structure and meaning but a large number of words are similar in form but different in meaning, causing grave difficulties to Japanese teaching / learning of Vietnamese people and Vietnamese teaching / learning of Japanese people alike. In this article, we investigate the use of certain Sino-Japanese and Sino-Vietnamese words with the focus being placed on those with confusing meaning in communication when being rendered from one language to another.”



6. ThS TRƯƠNG THỊ DUNG Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực của học sinh phổ thông Việt Nam trong việc dạy nói tiếng Nga. (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

“Tính tích cực trong học tập là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả học tập. Nâng cao tính tích cực của học sinh trong học tập từ lâu đã trở thành vấn đề bức thiết khiến nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các vấn đề nhằm nâng cao tính tích cực của học sinh phổ thông Việt Nam trong việc học tiếng Nga nói chung và việc học nói tiếng Nga nói riêng trong giai đoạn hiện nay vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Với mong muốn giải quyết vấn đề này, bài viết sau đây của chúng tôi đề cập đến một số yếu tố chính ảnh hưởng đến tính tích cực của học sinh Việt Nam trong việc dạy nói tiếng Nga.

Positiveness is one of the important elements to ensure efficiency in study. Enhancing students’ positiveness has long been a pressing matter of common concern. Still, it is currently fresh to study how to improve Vietnamese school students' diligence in learning Russian in general and in speaking Russian in particular. In order to solve this problem, the article analyzes some major determinants of Vietnamese school students’ positiveness in learning Russian speaking skill.”



7. NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH – Một số đề xuất nâng cao chất lượng giảng dạy biên dịch Hàn-Việt. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Với bề dày hơn 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, quan hệ kinh tế, văn hoá giữa hai nước phát triển mạnh mẽ. Trong đó dịch thuật Hàn - Việt đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ giữa hai nước. Song lực lượng biên dịch tiếng Hàn ở nước ta vẫn chưa nhiều do một số trường đào tạo tiếng Hàn chưa tập trung vào đào tạo nghề dịch chuyên nghiệp theo đúng nghĩa của nó.

Trên cơ sở một số vấn đề còn tồn tại trong phương pháp giảng dạy mộn dịch viết, tác giả đề xuất một số phương pháp dạy mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giảng dạy và dịch thuật tiếng Hàn, đồng thời giúp sinh viên học tiếng Hàn hiệu quả hơn và là hành trang vững chắc cho sinh viên ra trường.

20 years’ diplomatic relations between Vietnam and South Korea have robustly boosted the economic and cultural relationship between the two nations with Korean – Vietnamese translation playing an important role. However, the number of Korean translators in Vietnam is relatively small since some Korean language training institutions do not offer professional translation training.

Based on the analysis of some problems in the teaching of translation, the author proposes innovative teaching methods to improve the quality and efficiency of the Korean language teaching and translation with the hope to help students learn Korean language better and be well prepared for the graduation.”



8. TS HOÀNG LIÊN Nét độc đáo của thể thơ Haiku Nhật Bản và việc truyền bá Haiku tại Việt Nam. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Thi ca là một nghệ thuật thẩm mỹ xây dựng trên chất liệu ngôn từ mà tạo nên ý thơ, nhịp điệu, cảm xúc… Trên thế giới có rất nhiều thể loại thơ hay, đặc sắc. Nhưng khi nói đến thi ca Nhật Bản thì ta phải nói đến thơ Haiku. Thơ Haiku được coi là “linh hồn Nhật Bản” và mang một sắc thái đặc trưng riêng biệt của nền văn hóa Nhật Bản.

Bài viết này xin đi sâu tìm hiểu về nét đặc trưng ấy, để bạn đọc có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp của một thể loại thơ đặc sắc nhất Nhật Bản. Haiku là thể loại văn học độc đáo, không chỉ có sức sống trường tồn ở Nhật Bản mà còn phổ biến rộng khắp thế giới. Thơ Haiku tuy mới xuất hiện từ thế kỷ XVII nhưng nó đã có ảnh hưởng lớn đến văn học Nhật Bản cũng như một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Thơ Haiku đã du nhập vào Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, cùng với sự phát triển và truyền bá văn hóa Nhật Bản…

Poetry is an aesthetic art built on words to make up the poem, rhythm, emotion, etc. In the world there are numerous special types of poetry, but when it comes to Japanese poetry, Haiku is the typical. Haiku poetry is considered the "Japanese spirit" with a distinct characteristic of Japanese culture.

This article investigates the characteristic to help readers feel the beauty of the most special genre of Japanese poetry, which is unique and has an everlasting life in Japan and worldwide. Having just emerged in the seventeenth century, Haiku has exerted a great influence on Japanese literature as well as the literature of a number of other countries, including Vietnam.”



9. TS NGUYỄN DANH VU Bàn về dịch văn học nhân đọc bản dịch “Kiệt tác không người biết” của đại văn hào Ban-dắc. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Để góp thêm tiếng nói bàn về lý thuyết dịch nói chung và dịch văn học nói riêng, cũng như cách đánh giá một bản dịch, một số thao tác trong dịch thuật, phân tích những lỗi mà một dịch giả có thể mắc phải và đề xuất cách khắc phục, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập và làm sáng tỏ hai vấn đề: a/ Nhận diện và thử tìm lời giải cho những lỗi trong bản dịch “Kiệt tác không người biết”; b/ Bàn về dịch văn học như một hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Do khuôn khổ có hạn của bài viết, tác giả không sử dụng phương pháp đối chiếu ngôn ngữ (tức là không đối chiếu bản dịch này với nguyên văn tiếng Pháp) mà chỉ làm việc trên bản dịch tiếng Việt, mặc dù đối chiếu ngôn ngữ là một phương pháp, một công cụ hiệu quả để phân tích và đánh giá một bản dịch trên cơ sở so sánh, đối chiếu với nguyên bản trên các bình diện và cấp độ ngôn ngữ.

In an attempt to contribute to the discussion of translation theory in general and literary translation in particular, as well as the evaluation of a translation work, some translation techniques, the analysis of the possible translation errors and proposed solutions, this article investigates two issues: a / Identifying and trying to find a solution to the error in the translation work "Unknown masterpiece " ; b / Discussing the literary translation as an art creation activity.

Within the scope of this article, the author does not use language contrast method (i.e. the author refrains from comparing this translation work with the original text in French) but works on the Vietnamese version only, though language comparison and contrast is a powerful tool to analyze and evaluate a translation work in comparison to the original on various language aspects and levels.”



10. ThS ĐẶNG ĐÌNH CUNG – Tổng thuật hội thảo “Phụ lục văn bằng giáo dục đại học các nước khối APEC”. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)



11. ThS VŨ HÀ NGUYÊN Lỗi giao thoa của sinh viên Việt Nam học song ngữ Anh-Pháp. (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)

“Tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ châu Âu rất gần gũi nhau. Chúng có rất nhiều điểm tương đồng (cả về mặt hình thái, cú pháp lẫn từ vựng…) nhưng lại không tương đương với nhau. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho người học tiếng Pháp vốn đã học tiếng Anh trước đó. Thông qua việc phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ, bài báo này chỉ ra những lỗi cơ bản mà người học tiếng Pháp (sau khi đã học tiếng Anh) hay mắc phải và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

English and French are two very close languages with numerous similarities in terms of morphology, syntax and vocabulary but hardly any equivalence, posing interference errors to learners of French. This paper considers how similarities and differences between English and French languages can cause errors for learners of French who have learned English as their first foreign language and offer some suggestions for a better teaching and then a better learning of French.”



12. BÙI VIỆTTìm lại những từ tiếng Việt bị thất truyền. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Phát hiện và chứng minh rằng, từ “prince” trong tiếng Anh hoàn toàn tương đương với từ “vương” trong tiếng Việt. Nghĩa phổ quát của “prince” là “vương”. Hoàng tử = king’s son chỉ là một trong nhiều nghĩa dẫn xuất của từ “prince”. Cho đến nay, khi dịch ra tiếng Việt, mọi “prince” đều biến thành “hoàng tử”. Các từ điển Anh-Việt gọi Charles là Hoàng tử xứ Wales, Reiner là Thái tử! Hậu quả của tình trạng này là dịch sai hàng loạt cụm từ tiếng Anh, đem lại những lời dịch mà nghĩa hiển ngôn trong tiếng Việt hoàn toàn toàn mâu thuẫn với thực tế. Đồng thời, một số từ tiếng Việt bị thất truyền.

It is found and proved that the word Prince in English is equivalent to the word Vương in Vietnamese. The general meaning of the word Prince is Vương in Vietnamese but Hoàng tử just means king’s son. So far the translation of the word Prince into Vietnamese is always as Hoàng tử. For example, in English-Vietnamese dictionaries Charles is called son of the king of Wales and Reiner is called the crown king’s son. As a result, many English expressions are incorrectly translated into Vietnamese and a number of Vietnamese words have no longer been in use, existing only in Vietnamese dictionaries.”