logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 37 (Tháng 12/2013)


LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
 

1. VŨ MINH HIỀN – Đối chiếu hệ thống từ xưng hô trong tiếng Nhật và tiếng Việt

2. VƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN – Nghiên cứu về tính từ loại của từ kandoushi (từ cảm thán) qua ngôn ngữ giới trẻ Nhật

3. TRƯƠNG THỊ MAI – Một vài khảo sát về động từ tiếng Nhật (dưới góc độ nội động-ngoại động)

4. SUZUKI TAI – Phương thức biểu thị thời gian qua phạm trù thời trong tiếng Nhật hiện đại

5. NGUYỄN THỊ ĐĂNG THU – Đặc trưng từ vựng tiếng Nhật (nhìn từ thực trạng giảng dạy môn từ vựng học tại khoa tiếng Nhật, Trường Đại học Hà Nội)

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 

6. NGUYỄN SONG LAN ANH – Những thay đổi về chất trong phần tự nhận xét của sinh viên Việt Nam, trường hợp ứng dụng Peer feedback vào giờ học thuyết trình không chuẩn bị trước

7. NGUYỄN THỊ ÁI TIÊN – Cấu trúc “Temorau” trong tiếng Nhật và những mẫu câu tương đương trong tiếng Việt

8. NGHIÊM HỒNG VÂN – Câu điều kiện sử dụng các hình thức nối 「たら(tara)」「ば(ba)」「と(to)」「なら(nara)」

9. LƯƠNG HẢI YẾN – Khảo sát tính chủ động của sinh viên trong hoạt động tự luyện dịch nói

DỊCH THUẬT

10. MAKINO SEIICHI – Những yếu tố bị mất đi trong quá trình biên dịch

TRAO ĐỔI - THÔNG TIN 

11. LÉNÁRT, ISTVÁN – Các doanh nhân Hungari và Việt Nam ứng xử như thế nào? (Một nghiên cứu về văn hóa nghịch giao)

12. Hoạt động khoa học ở Trường Đại học Hà Nội
  

Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quang Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội • ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. • Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT

1. VŨ MINH HIỀN – Đối chiếu hệ thống từ xưng hô trong tiếng Nhật và tiếng Việt. (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)
Tiếng Nhật và tiếng Việt sử dụng nhiều cách khác nhau để chỉ người nói (ngôi thứ 1), người đối thoại (ngôi thứ 2), và người thứ ba (ngôi thứ 3), ví dụ dùng tên gọi, dùng đại từ nhân xưng (わたし、ぼく、かれ; tôi, mày, hắn…), dùng tên chức vụ (社長、部長; bộ trưởng, giám đốc…), nghề nghiệp (せんせい; thầy, cô, bác sĩ…)… Nghiên cứu này đối chiếu những điểm chung và điểm khác biệt giữa những từ chỉ người trong hai ngôn ngữ, qua đó làm sáng tỏ đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa của mỗi nước để có thể ứng dụng vào việc dạy – học tiếng Nhật và tiếng Việt.
Vietnamese language and Japanese language have various ways to refer to the speaker (first person), the addressee (second person) and others (third person). Some notable examples are the use of proper names, personal pronouns (わたし、ぼく、かれ; tôi, mày, hắn…), titles (社長、部長; bộ trưởng, giám đốc…), professions (せんせい; thầy, cô, bác sĩ...) and so o­n. This study aims at comparing and contrasting similarities and differences of person reference words in the two languages to thoroughly understand some distinctive characteristics of the two languages as well as of the two cultures in an attempt to serve as an useful material for Japanese and Vietnamese language teaching and learning.

2. VƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN – Nghiên cứu về tính từ loại của từ kandoushi (từ cảm thán) qua ngôn ngữ giới trẻ Nhật. (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

Trong sách giáo khoa Nhật Bản, các từ như ``hum, um, ế, ồ, hồ, hê, há, oa, óa, á, ố`` được gọi là kandoushi (từ cảm thán). Các nghiên cứu trước đây cho rằng các từ kandoushi là những từ độc lập, không biến đổi hình thái; và có thể trở thành một ngữ độc lập của câu. Đó là những từ được tạo ra một cách trực tiếp tùy ý trong khi nói, không có nghĩa khái niệm, và những sắc thái cảm thán của người nói mà chúng biểu đạt không phân tích được. Chính vì vậy, kandoushi được coi là khác với các từ loại khác như danh từ, tính từ, động từ, phó từ, không có ý nghĩa khái niệm, không bổ nghĩa cho các từ khác trong câu, và được sử dụng như những từ ứng đối, như tín hiệu của người nói và người nghe khi trao đổi thông tin trong hội thoại thuộc fillers hay aizuchi. Lý do là, kandoushi và các từ như filler có nhiều điểm giống nhau về hình thức ngữ âm, chức năng, cũng như quá trình hình thành.
Tuy nhiên, quan sát ngữ cảnh của các phát ngôn thu được từ 5 cuộc điều tra khảo sát với đối tượng là ngôn ngữ giới trẻ Nhật Bản, ta lại thấy các kandoushi có chức năng như những filler, những aizuchi, mặt khác lại có chức năng giống như các loại từ phân tích được như danh từ và phó từ.
Trong bài viết này, tác giả sử dụng thành quả nghiên cứu trên để thảo luận về tính từ loại của các kandoushi trên quan điểm của cấu trúc luận và từ loại luận.
Such words as [hum], [u:m],[estts],[ò:],[he:],[ho:],[hátts],[wa:],[átts], [otts] are called Kandoushi (exclamation word)in Japanese textbooks. In the course of research so far, Kandoushis are seen as independent words without alternative form, and can serve as an independent phrase of a sentence. They are words utterred directly and spontaneously without a notional concept. The emotion of the speaker is unanalytical. As a result, Kandoushis are thought to be different from other parts of speech such as nouns, adjectives, verbs, adverbs o­n the aspect that they have no conceptual meanings, no supplementary function for other words in the same sentence. Besides, they are used as responsive words, fillers or aizuchi (receptive signal of speakers & listeners in a conversation) as Kandoushis and fillers have a number of similarities in terms of phonetic form, function aswell as formation process.
Nevertheless, having a look at the context of the examples taken from 5 investigations in Vuong Thi Bich Lien`s Ph.D thesis o­n Japanese youngsters’ language, it can be seen that Kandoushis have the function of both fillers or aizuchi and of analytical parts of speech such as noun and adverbs.
In this paper, the research findings are used to discuss the part of speech characteristics of Kandoushi from the perspective of structuralism and the theory o­n parts of speech.

3. TRƯƠNG THỊ MAI – Một vài khảo sát về động từ tiếng Nhật (dưới góc độ nội động-ngoại động). (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

Bài viết khảo sát thực tế sử dụng động từ tiếng Nhật dưới góc độ nội động từ - ngoại động từ thông qua nguồn ngữ liệu là tác phẩm “Bottchan” của nhà văn Natsume Souseki. Chúng tôi đã thống kê được 1555 động từ ở dạng từ điển hoạt động trong 6582 ngữ cảnh, trong số đó có 1330 động từ thuần Nhật và tập trung khảo sát hoạt động của 1330 động từ này dưới góc độ nội động từ - ngoại động từ. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi bước đầu rút ra được một số nhận định sau đây: với các động từ đơn thuần Nhật, ngoại động từ được sử dụng nhiều hơn nội động từ. Thêm vào đó, trong số các nội động từ được sử dụng thì các nội động từ tương đối chiếm số lượng nhiều hơn các nội động từ tuyệt đối. Trong số các ngoại động từ được sử dụng thì các ngoại động từ tuyệt đối lại chiếm số lượng nhiều hơn các ngoại động từ tương đối. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành phân tích một số động từ tiêu biểu trong các trường hợp cụ thể như “~ o iu”, “[hito] ga aru”, cặp động từ đối ứng “deru” và “dasu” , thông qua đó, bàn về thực tế sử dụng của chúng trong các ngữ cảnh khác nhau, đối chiếu chúng với những vấn đề lí luận được nêu ra trong các nghiên cứu lí luận ngôn ngữ và đối chiếu với những nội dung được đưa vào trong các giáo trình dạy tiếng, xác nhận lại những sự khác nhau, độ chênh của cách đưa vấn đề trong các giáo trình dạy tiếng, chỉ ra những điều cần lưu ý đối với các giảng viên giảng dạy thực hành tiếng từ góc độ lí luận, và đồng thời góp phần tìm hiểu rõ hơn một trong những đặc điểm quan trọng của động từ tiếng Nhật là sự phân biệt giữa nội động từ và ngoại động từ.
In this paper, with the purpose of contributing to the study and teaching of Japanese verbs, we have carried out a survey o­n Japanese transitive and intransitive verbs with the data from "Bottchan" by the famous Japanese writer, Natsume Souseki. We filtered out 1,555 verbs in dictionary form in 6,582 contexts, and 1330 verbs of which have Japanese descent. We found that in the case of the verbs with Japanese descent, transitive verbs are more frequently used than intransitive verbs. Among the intransitive verbs in use,relative verbs outnumber absolute verbs but among the transitive verbs in use, absolute verbs outnumber relative verbs. We also analysed such typical verbs in specific cases as "~ o iu", "[hito] ga aru" ,and the corresponding pair of “deru" and "dasu " to clarify their use in different contexts, compare with what is discussed in linguistic theory research and language textbooks, identify the differences from the approaches in language textbooks so as to offer theoretical support to language teachers and to further understand the important distinction between transitive and intransitive verbs in Japanese.

4. SUZUKI TAI – Phương thức biểu thị thời gian qua phạm trù thời trong tiếng Nhật hiện đại. (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

Tác giả phê phán quan niệm của Ngữ pháp phổ thông và một số nhà ngữ pháp khác, khi tách các ý nghĩa ngữ pháp trong cấu trúc nội bộ động từ thành một từ loại “trợ động từ”, tạo ra một hệ thống phân loại không thống nhất khi nhìn nhận về động từ trong tiếng Nhật. Từ đó, tác giả bàn đến một số khái niệm cơ bản có liên quan đến động từ tiếng Nhật như các phạm trù thời, thể, tình thái... trong đó, phạm trù thời có liên quan chặt chẽ đến phạm trù thể, và xem xét chúng từ góc độ các ý nghĩa cụ thể và trừu tượng của động từ, liên quan đến đó là các cách phân loại động từ của các nhà ngôn ngữ Nhật.
Trong tiếng Nhật có sự phân loại giữa phạm trù thời tương đối và phạm trù thời tuyệt đối. Hơn nữa, với các ý nghĩa biểu thị quá khứ - hiện tại – tương lai, cần có những lưu ý về cách biểu thị một thực tế đã xảy ra tại một thời điểm nhất định, những cách biểu thị mang tính trừu tượng hơn và cuối cùng là các biểu thị những thực tế không bị hạn định về mặt thời gian. Các cách biểu thị này luôn liên quan đến ý nghĩa về thể và tình thái trong tiếng Nhật.
The author criticizes the universal grammar for splitting the grammatical meaning of the internal structure of verbs into the auxiliary, creating an inconsistent classification system with the verbs in Japanese. The author then discusses such fundamental concepts related to Japanese verbs as tense, aspect, modal, of which tense is in close connection with aspect. These categories will be investigated from the perspective of the concrete and abstract meanings of verbs in relation to the verb classification of Japanese linguists.
In Japanese there is a distinction between the relative tense and the absolute tense. Regarding the reference to the past, the present and the future, attention should be paid to descriptions of an event happening at a certain point in time, abstract descriptions and descriptions of non-time restrictive facts.

5. NGUYỄN THỊ ĐĂNG THU – Đặc trưng từ vựng tiếng Nhật (nhìn từ thực trạng giảng dạy môn từ vựng học tại khoa tiếng Nhật, Trường Đại học Hà Nội). (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Từ vựng học là một bộ môn của ngôn ngữ học, nghiên cứu vốn từ vựng của ngôn ngữ cũng như sự hình thành và hoạt động của từ trong lời nói. Đơn vị chủ yếu của từ vựng học là từ. Ngôn ngữ không tồn tại nếu thiếu từ vựng.
Cũng giống như các ngôn ngữ khác, từ trong tiếng Nhật là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Từ vựng tiếng Nhật biến đổi và kết hợp với nhau trong câu theo quy luật của ngôn ngữ Nhật.
Xuất phát từ mục đích phục vụ cho việc giảng dạy môn Từ vựng học tiếng Nhật tại Khoa tiếng Nhật trường Đại học Hà Nội, chúng tôi tổng hợp và làm rõ một số đặc trưng tiêu biểu của từ vựng tiếng Nhật (có so sánh với tiếng Việt) nhìn từ góc độ từ vựng học.
Lexicology is a branch of linguistics which deals with word formation and its use in speech. The basic unit of lexicology is word without which a language could not be formed.
Like other languages, words in Japanese have existed by its nature, evolved and collocated with others in the sentences in accordance with the rules of Japanese language.
Within the scope of this study from the situation of teaching Japanese lexicology in Department of Japanese Studies, Hanoi University, we have synthesized a number of significant characteristics of words in Japanese language from the lexical perspectives (in comparison with Vietnamese language).

6. NGUYỄN SONG LAN ANH – Những thay đổi về chất trong phần tự nhận xét của sinh viên Việt Nam, trường hợp ứng dụng Peer feedback vào giờ học thuyết trình không chuẩn bị trước. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Trong nghiên cứu này, tác giả đã tổ chức hoạt động nhóm cho sinh viên tự nhận xét lẫn nhau (peer feedback) trong giờ học thuyết trình không chuẩn bị trước. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định xem liệu việc thực hiện peer feedback trong một quãng thời gian liên tục có giúp sinh viên cải thiện được khả năng tự nhận xét (self-feedback) đối với phần thuyết trình của mình hay không? Đối tượng của nghiên cứu này là sinh viên năm thứ 3, Khoa tiếng Nhật, Trường Đại học Hà Nội.
Kết quả so sánh phần self-feedback trước và sau khóa học của hai sinh viên S1 và S2 cho thấy: Trong phần self-feedback có thêm nội dung “đánh giá đi kèm với ví dụ cụ thể”, “đánh giá từ góc độ người nghe”, “đề xuất phương pháp cải tiến”… Tiếp theo, ở kết quả khảo sát nội dung trao đổi trong hoạt động peer feedback của buổi học với sinh viên S1 là người thuyết trình, sinh viên S2, S3 ở vị trí người nghe, tác giả nhận thấy: Nội dung trao đổi trong peer feedback cũng tương tự như trên. Với kết quả phân tích này, tác giả cho rằng có một mối tương quan nhất định giữa peer feedback và self-feedback của những sinh viên này.
In this study, the author has carried out the peer feedback activities of students in the presentation class without prior preparation. The study was conducted in order to find out whether the continuous implementation of peer-feedbackactivities can improve the students’ self- feedback. The participants of this study are the third year students of the Department of Japanese Language at Hanoi University.
Comparing the self-feedback before and after the experimented course for the two students, S1 and S2, showed that there are some additional contents in the self-feedback of "giving evaluation with the specific examples","giving evaluation from the perspective of the listeners" and "proposing solutions for improvement"… Additionally, the results of the survey on peer feedback activities in the class with student S1 being the present and students S2 and S3 being the audience showed that the students had similar comments. Such results suggested that there is a certain correlation between peer feedback and self- feedback of these students.

7. NGUYỄN THỊ ÁI TIÊN – Cấu trúc “Temorau” trong tiếng Nhật và những mẫu câu tương đương trong tiếng Việt. (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

Cấu trúc “~temorau” trong tiếng Nhật có thể hiểu theo nghĩa “bị động (hưởng lợi)” hoặc nghĩa “cầu khiến” (causative). Chính vì thế, đối với những học viên Việt Nam học tiếng Nhật, trường hợp nào phải hiểu cấu trúc “~temorau” theo nghĩa “bị động (hưởng lợi)” hoặc theo nghĩa “cầu khiến” là một vấn đề rất nan giải. Mục đích của bài viết này, là khảo sát tính đa nghĩa của “~temorau”, trên cơ sở đó đưa ra những mẫu câu tương đương trong Tiếng Việt. Qua quá trình khảo sát, người viết đưa ra những kết luận như sau:
Thứ nhất, trong cấu trúc “NP1 wa NP2 ni V temorau”, khi NP1 tiếp nhận “ảnh hưởng” từ hành động do NP2 tạo ra thì có thể hiểu theo hai cách cả “bị động (hưởng lợi)”, và “cầu khiến”. Còn nếu NP1 không tiếp nhận “ảnh hưởng” đó, thì chỉ được hiểu theo “cầu khiến”.
Thứ hai, trong trường hợp hành động của NP2 được hiển thị ở dạng phủ định, hoặc hành động đó chưa xảy ra thì khó được hiểu theo nghĩa “bị động (hưởng lợi)”
Cấu trúc “NP1 wa NP2 ni V temorau”, trong trường hợp hiểu theo nghĩa “bị động (hưởng lợi)” thông thường thì sẽ tương đương với cấu trúc “được + V” trong tiếng Việt. Còn trong trường hợp được hiểu theo nghĩa “cầu khiến” thì sẽ tương đương với cấu trúc “nhờ”. Ngoài ra, cấu trúc “yêu cầu”, “đề nghị”, “mời” cũng tương đương với cấu trúc “te morau” theo nghĩa “cầu khiến”.
The “~temorau” structure in Japanese language can be interpreted as passive or causative. As such phenomenon isnot found in their native language, it is proven to be not an easy task for Vietnamese learners of Japanese language to distinguish between the two interpretations. This paper will further explain the polysemy of “~temorau” structure and suggest corresponding expressions in Vietnamese language. After thorough observation, the author has come up with the following conclusions.
Firstly, with the structure “NP1 wa NP2 ni V-temorau” in Japanese language, if NP1 is under the influence of NP2’s action, both “passive” and “causative” interpretations can be applied. Otherwise, it can only be interpreted as “causative”.
Secondly, if NP2’s action is in the negative form, or has yet to occur, it is hardly interpreted as “passive”.
Lastly, if the “NP1 wa NP2 ni V-temorau” structure is interpreted as “passive”, it is corresponding to the expression “được” (to be benefited) in Vietnamese language. If it is interpreted as “causative”, “nhờ” (to request) is correspondent. In addition, when the structure is “causative”, “yêu cầu” (to demand), “đề nghị” (to propose) or “mời” (to invite) can also be considered matching expressions.

8. NGHIÊM HỒNG VÂN – Câu điều kiện sử dụng các hình thức nối 「たら(tara)」「ば(ba)」「と(to)」「なら(nara)」. (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

Câu điều kiện sử dụng các hình thức nối「たら(tara)」「ば(ba)」「と(to)」「なら(nara)」là một trong những phạm trù ngữ pháp khó đối với người nước ngoài học tiếng Nhật bởi bên cạnh những cách sử dụng đặc trưng của mỗi loại, chúng còn có rất nhiều cách sử dụng tương đối giống nhau về mặt ý nghĩa. Hơn nữa, việc các sách giáo khoa tiếng Nhật trình độ sơ và trung cấp hiện nay chưa có sự thống nhất trong trình bày cũng như vẫn còn một số bất cập trong việc giải thích cách sử dụng của chúng khiến người học càng dễ nhầm lẫn và cảm thấy khó khăn khi tiếp thu. Để giúp người học hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa「たら(tara)」「ば(ba)」「と(to)」「なら(nara)」, từ đó tránh được những lỗi sai cơ bản, bài viết sẽ phân tích, so sánh sự giống và khác nhau của bốn hình thức nối này khi chúng có cùng một cách sử dụng là “ diễn đạt điều kiện giả định”.
Conditional sentences with such linkers of「たら(tara)」「ば(ba)」「と(to)」「なら(nara)」are a challenging grammatical category to learners of Japanese since they share numerous similarities in meaning apart from their own characteristics. In addition, the inconsistence in the elementary and intermediate Japanese textbooks in terms of formation and usage has made it confusing and difficult to learners. In order to help learners distinguish the differences between「たら(tara)」「ば(ba)」「と(to)」「なら(nara)」and avoid basic usage mistakes, the paper analyzes, compares the similarities and contrast the differences of the four types of linkers when they have a common usage as “unreal conditionals”.

9. LƯƠNG HẢI YẾN – Khảo sát tính chủ động của sinh viên trong hoạt động tự luyện dịch nói. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Theo kết quả điều tra, sau một học kì học dịch, phần lớn sinh viên tiếng Nhật đều yêu thích môn học này và hơn một nửa có ý định sẽ làm công việc phiên dịch sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, vẫn theo kết quả điều tra, hầu hết sinh viên đều đánh giá đây là môn học khó. Trong khi đó thời gian học trên lớp chỉ có hạn, giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống là cho nghe toàn bộ một lượt, sinh viên dịch, giáo viên cho từ mới, sinh viên nghe và dịch lại nên sinh viên sẽ không có nhiều thời gian luyện các kĩ năng dịch cần thiết. Theo tác giả, trong quá trình đào tạo dịch, việc cải cách phương pháp giảng dạy cũng rất cần thiết, giáo viên cần có những hướng dẫn về các dạng bài tập luyện dịch nói và phương pháp luyện tập cụ thể, giúp sinh viên chủ động hơn trong việc tự luyện dịch một cách hiệu quả.
According to a survey findings, after one term of interpretation studying, most Japanese studentsare fond of this subject, and over half of them intend to become interpreters after their graduation though most see this subject a very difficult one. Meanwhile class time for this subject isrestricted and teachersstill use the traditional teaching method of letting the students listen to all the contents once before starting to interpret, teachersthen explain the new words and ask students to listen and interpret again, leaving little time left for the practice of necessary basic skills of interpreting. From the author's point of view, in the interpreter training courses, it's necessary to innovatethe teaching method; teachersshouldprovidestudents with various kinds of interpreting practices and particular practicing methods so the students can practice effectively themselves.

10. MAKINO SEIICHI – Những yếu tố bị mất đi trong quá trình biên dịch. (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài báo nêu một số yếu tố bị mất đi trong bản dịch như từ tượng thanh, tượng hình, ẩn dụ, hoán dụ. Ngoài ra còn có một số yếu tố như tranh ảnh, cách giải thích các đại từ nhân xưng. Vậy làm thế nào để bù đắp những hao hụt này. Bài viết đưa ra những giải pháp hợp lý như tăng cường kiến thức nền, phân tích các yếu tố chữ Hán, tìm hiểu các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ tương đồng, phân tích kỹ văn bản.
The article mentions a number of elements lost in the process of translation, namely onomatopoeia,metaphors, metonymies apart from pictures and explanation of personal pronouns. To make up for this loss, the article proposes appropriate solutions such as consolidating background knowledge, analyzing kanji factors, investigating metaphorical images, similar metonymies, and discourse analysis.

11. LÉNÁRT, ISTVÁN – Các doanh nhân Hungari và Việt Nam ứng xử như thế nào? (Một nghiên cứu về văn hóa nghịch giao). (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)