logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 38 (Tháng 3/2014)


LÝ LUẬN NGÔN NGỮ


1. NGUYỄN VĂN TRÀO – Nghiên cứu giao văn hóa quá trình ẩn dụ ý niệm tình cảm ghét (DISGUST) trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại

2. HOÀNG THANH HƯƠNG – Nghiên cứu hành vi hỏi trực tiếp trong tiếng Hán hiện đại

3. VŨ THÀNH CÔNG – Trật tự từ trong câu hỏi tiếng Nga (Có đối chiếu với tiếng Việt)

4. DƯƠNG QUỐC CƯỜNG – Một vài nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong các tác phẩm của nhà văn L.Tonxtoi

5. NGUYỄN ĐỨC NAM – Về chức năng của phó từ “đã” trong tiếng Việt

6. PABLO J. ARAGÓN – Cụm động từ tiếng Tây Ban Nha. Một số vấn đề ngữ pháp cần lưu ý cho sinh viên học tiếng Tây Ban Nha

7. NGUYỄN VIỆT NGA – Một số chiến lược giảm nhẹ tranh cãi trong gia đình người Mỹ

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

8. NGUYỄN QUANG VỊNH – Nâng cao tính tự chủ của người học ngoại ngữ tại Việt Nam

9. LÊ HƯƠNG HOA, NGUYỄN THỊ VÂN ANH – Kết hợp giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học ngoại ngữ

10. ĐỖ TIẾN QUÂN – Một cách nhìn khác về giảng dạy lượng từ tiếng Hán

VĂN HÓA-VĂN HỌC

11. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG – Nghiên cứu địa danh trên bình diện ngôn ngữ văn hóa (Trường hợp địa danh ở Quảng Bình)

DỊCH THUẬT

12. PHẠM THỊ THỦY – Phân tích cách dịch đại từ nhân xưng tiếng Anh trong bản dịch truyện ngắn “Đêm nóng nhất thế kỷ” từ quan điểm ngữ dụng học

13. TRỊNH THỊ VĨNH HẠNH – Khảo sát cách dùng lượng từ trong hai ngôn ngữ Trung Quốc-Việt Nam và một số thủ pháp dịch

TRAO ĐỔI-THÔNG TIN

14. LÊ CÔNG SỰ – Ngôn ngữ với tư cách là phương tiện của quyền lực mềm

15. Hoạt động khoa học ở Trường Đại học Hà Nội

 

 

Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quang Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội • ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. • Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

 

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. NGUYỄN VĂN TRÀO – Nghiên cứu giao văn hóa quá trình ẩn dụ ý niệm tình cảm ghét (DISGUST) trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
“Lý thuyết ẩn dụ ý niệm nhận định rằng “chúng ta chỉ có thể hiểu được tư duy trừu tượng thông qua việc dùng ẩn dụ” (Goatly, 1997 p. 14). Bởi vậy, ẩn dụ có vai trò rất quan trọng và thường được dùng để biểu đạt tình cảm (Fainsilber & Ortony, 1987). Bài viết này sẽ tập trung trình bày tình cảm disgust trong tiếng Anh và tình cảm ‘GHÉT’ (Ố) trong tiếng Việt được ý niệm hóa như thế nào đồng thời sẽ thảo luận những nét tương đồng và dị biệt của quá trình ý niệm hóa tình cảm này giữa hai thứ tiếng. Bài viết cũng muốn khẳng định rằng ẩn dụ và hoán dụ hiện diện trong các thành ngữ biểu thị tình cảm GHÉT (‘disgust’) có mối liên hệ chặt chẽ không chỉ với yếu tố tâm-sinh lý học, mà còn gắn liền với văn hoá dân tộc của người bản ngữ.
The revolutionary argument of conceptual metaphor theory is that “abstract thought is only possible through the use of metaphor” (Goatly, 2007, p. 14). For this reason, metaphor is necessary and frequently utilized to express emotions (Fainsilber&Ortony, 1987). This article shows how disgust, an abstract concept, is metaphorically conceptualized in English and Vietnamese. The article then discusses the commonalities and mismatches in conceptualizing disgust between the two languages. The article also aims to indicate that metaphors and metonymies involved in the idioms that denote disgust have a strong link not only to physiological, but also to cultural, influences.”
2. HOÀNG THANH HƯƠNG – Nghiên cứu hành vi hỏi trực tiếp trong tiếng Hán hiện đại (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung)
“Xuất phát từ chức năng giao tiếp của lời nói, ngữ dụng học đã chia hành vi “hỏi” thành hai loại: hỏi trực tiếp và hỏi gián tiếp. Theo các nhà nghiên cứu, hành vi hỏi trực tiếp là hành vi “lấy thông tin”. Người nói sẽ thực hiện hành vi “lấy thông tin” thông qua câu hỏi và yêu cầu người nghe có hành vi phản hồi (đáp lời).Trong bài viết này, chúng tôi dựa vào mối quan hệ Hỏi-Đáp của người nói và người nghe, và tập trung nghiên cứu các mô thức hỏi trực tiếp trong tiếng Hán hiện đại.
Based on the functions of speech in communication, in Pragmatics, asking is divided into two speech performance types, namely, the direct speech act and the indirect speech act. Researchers assert that the direct asking is aimed at “getting information”. Thus, speaker will use interrogative sentences to perform this act and require the hearer to make some corresponding response. This essay will further examine the connections respecting the acts of asking and answering of both the speaker and the hearer and the direct speech act modes of modern Chinese.”
3. VŨ THÀNH CÔNG – Trật tự từ trong câu hỏi tiếng Nga (Có đối chiếu với tiếng Việt) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Dựa theo mục đích thông báo câu chia ra thành câu kể, câu hỏi và câu mệnh lệnh. Mỗi loại câu trên có những đặc điểm riêng về hình thái, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trật tự từ có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện các đặc điểm đó. Trật tự từ trong tiếng Nga, đặc biệt là trong câu hỏi tiếng Nga, cũng vậy, có những đặc điểm riêng. Bài viết này nghiên cứu trật tự từ trong câu hỏi dùng ngữ điệu, trong câu hỏi có dùng các từ và trong câu hỏi có dùng các trợ từ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở các tiểu loại câu hỏi trên, trật tự từ cùng với các phương tiện khác đóng vai trò quan trọng trọng việc thể hiện tình thái hỏi. Cách thức thể hiện tình thái hỏi ở tiếng Nga và tiếng Việt cũng có những đặc điểm riêng biệt.
Sentences can be divided into declarative, interrogative and imperative. Each type of them has its own formal, semantic and pragmatic virtues. Word order invariably plays an important role in those aforementioned functions. Word order in Russian has its own feature. In this article word order in some types of Russian interrogative sentences have been studied in comparison with their Vietnamese counterparts. Some results have demonstrated that word order and other means play a crucial role in clarifying the interrogative functions and pointed out some discrepancies between the two languages in such respects.
4. DƯƠNG QUỐC CƯỜNG – Một vài nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong các tác phẩm của nhà văn L.Tonxtoi (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)
“Thành ngữ Nga chứa đựng thành tố văn hóa dân tộc Nga đậm nét trong ngữ nghĩa, rất phong phú về cảm xúc và cô đọng, có tính hình tượng cao làm tăng hiệu quả cảm nhận một phát ngôn và làm cho phát ngôn trở nên đậm đà màu sắc dân tộc hơn. Thành ngữ phản ánh đời sống tinh thần của con người, cho phép nhà văn dùng làm phương tiện để mô tả ý nghĩ, hành động, tình cảm của nhân vật, thể hiện mối quan hệ sinh động giữa con người với sự kiện làm cho tính cách nhân vật cũng như nội dung tác phẩm phong phú thêm. Đại văn hào Nga L.Tônxtôi sử dụng rất tài tình, có chọn lọc các thành ngữ có tính hình tượng rất đặc trưng trong các tác phẩm bất hủ của mình. Bằng bút lực thiên tài của mình ông đã đưa thành ngữ vào xâu chuỗi chung các hình tượng tác phẩm văn học giúp người đọc cảm nhận tính hiện thực trong tác phẩm và đưa tác phẩm vào thực tế cuộc sống.
Russian idioms are thought to be rich in its culture, semantics and emotions, which has successfully elevated and highlighted the cultural abundance in discourse comprehension. Idioms are also perceived to be reflective of people’s spiritual life. Authors invariably deploy idioms as an effective means to breathe a wind of life into thoughts, actions and emotions of their characters, further clarifying the relationships between people and events and enriching the characters and storylines. Our greatly august writer Leo Tolstoy is adept at utilizing select idioms to best represent his works. His exceptional skills of weaving idioms into his prominent figures help readers sense the implied practicality and that in real life.”
5. NGUYỄN ĐỨC NAM – Về chức năng của phó từ “đã” trong tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Trong các đề tài nghiên cứu về tính thời gian trong tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ thống nhất kết luận rằng, phó từ “đã”, là một trong những phương tiện để biểu đạt thông tin thời gian trong tiếng Việt. Tuy nhiên, Do Hurinville (2007), nối tiếp Nguyễn Kim Thản, Cao Xuân Hạo lại cho rằng đây là phó từ chỉ thể. Tác giả chỉ ra rằng mặc dù có nhiều cách sử dụng khác nhau, ý nghĩa chung nhất của phó từ «đã» là để chỉ sự chuyển biến trạng thái theo đó trạng thái X’ đã kết thúc tại thời điểm được chọn làm thời điểm mốc và một trạng thái khác X bắt đầu. Thời điểm mốc có thể là trước, sau hoặc đồng thời với thời điểm phát ngôn
Mặc dù đúng với hầu hết các trường hợp sử dụng «đã» trong tiếng Việt, định nghĩa của Do Hurinville gặp một số khó khăn trong việc lý giải việc tại sao một sự kiện khi kết hợp với phó từ này có thể mang hai giá trị thể khác nhau. Hơn nữa, tại sao một phát ngôn như “tàu đã chạy” lại bao gồm đồng thời cả ý nghĩa khởi phát và ý nghĩa tiếp diễn. Nói cách khác, phát ngôn trên được hiểu là tàu đã bắt đầu chạy và tiếp tục chạy. Để giải quyết các vấn đế trên, chúng tôi đề nghị sử dụng lý thuyết của Klein (1994; 2000) để xác định giá trị của phó từ «đã» theo đó thể biểu đạt quan hệ giữa thời đoạn sự kiện được miêu tả diễn ra (Situation intervalle-SI) và thời đoạn được sử dụng để đánh giá sự kiện được miêu tả (Assertion Intervalle-AI). Theo quan điểm của Klein, «đã» biểu đạt quan hệ AI bao trùm một phần thời đoạn trước SI và một phần SI hoặc toàn bộ SI.
For research related to the temporality in Vietnamese, it is quite common to state that “đã” marks pass tense. However, Do Hurinville (2004; 2007) along with Nguyen Kim Than (1977), Cao Xuan Hao (1998, 2000)… considered this preverbal as aspectual marker. He pointed out in his article in 2007 that đã put an end to the situation X’ at a certain time chosen as a reference point and that a new situation X starts since this chosen point. The reference timeframe can be before, simultaneous or post to the time of enunciation.
This article aims to prove that although Do Hurinville’s conclusion in his article in 2007 seems to be right in almost any case in Vietnamese, it remains difficult to explain why the process in phases such as “tàu đã chạy”- train-đã-run acquires two aspectual values including inchoative and imperfective aspects ?. In fact, it can be interpreted as the train started to run and it continues to run. Or why the process in “Chị ấy đã ốm” can have two interpretations. The first one is that she started to be sick and that she is still sick. The second one is that she has been sick and that her sickness is over. Such questions would be solved with Klein’s theory according to which aspect would be defined as relation between situation interval (time interval at which process describe in the statement takes place) and assertion interval (time interval used to make assertion on the process). In Klein theory, đã represents that AI precedes and overlaps a part or the whole SI.”
6. PABLO J. ARAGÓN – Cụm động từ tiếng Tây Ban Nha. Một số vấn đề ngữ pháp cần lưu ý cho sinh viên học tiếng Tây Ban Nha (Ngôn ngữ viết: tiếng Tây Ban Nha)
“Động từ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong một ngôn ngữ. Cần xem xét nó trong cả cụm từ, có nghĩa là, cùng lúc phải xem xét một từ trong mối tương quan tổng thể với các từ khác, và mối tương quan này có được dựa trên những nguyên tắc nhất định trong đó có tính thống nhất về thời, thể, giống, số, đồng thời cũng phải xem xét động từ tách biệt khỏi cụm từ. Động từ nằm trong phạm vi của một diễn ngôn, tại ranh giới giữa những tín hiệu đã được phát ngôn và đang được phát ngôn, ngay tại nơi mà ký hiệu đó trở thành ngôn ngữ. Động từ là từ loại chịu nhiều biến đổi về mặt ngữ pháp nhất và đa dạng nhất về hình thái, vì vậy người học tiếng Tây Ban Nha cần phải đặc biệt chú ý đến loại từ này.
The threshold of essence of a particular language lies at the point where its verb first appears. This verb must therefore be treated as a composite entity, at the same time a word among other words, subjected to the same rules of case and agreement as other words, and yet set apart from all other words, in a region which is not that of the spoken, but rather that from which one speaks. It is on the fringe of discourse, at the connection between what is said and what is saying itself, exactly at that point where signs are in the process of becoming language. Verbs vary by type, and each type is determined by the kinds of words that follow it and the relationship those words have with the verb itself. The verb is full of shades, and for these reasons and more Spanish learners are supposed to give them a special attention.”
7. NGUYỄN VIỆT NGA – Một số chiến lược giảm nhẹ tranh cãi trong gia đình người Mỹ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Tranh cãi nói chung và tranh cãi gia đình nói riêng thường được nhìn nhận là được cấu thành nên từ nhiều lượt phản đối liên tiếp nhau. Tuy nhiên, sẽ chỉ là một mặt của vấn đề khi coi tranh cãi chỉ mang tính chât “đối đầu” vì đôi khi người tham gia tranh cãi có thể áp dụng một số chiến lược nhằm làm giảm nhẹ tranh cãi dù họ đang bị kích động và vẫn luôn cố gắng để bảo vệ quan điểm của mình. Dữ liệu thu thập được cho nghiên cứu này chỉ ra rằng trong tranh cãi gia đình, các bên tham thoại không chỉ sử dụng các lượt phản đối, mà còn sử dụng rất nhiều chiến lược mang tính hợp tác và hai dạng chiến lược này đan xen nhau. Các chiến lược giảm nhẹ này chính là những dấu hiệu thể hiện người phát ngôn không muốn gia tăng tranh cãi nữa, mà thay vào đó muốn nó kết thúc. Bài báo này nhằm chỉ ra và phân tích một số chiến lược mà người Mỹ dùng để giảm nhẹ tranh cãi trong gia đình họ.
Disputes in general and family disputes in particular are commonly perceived as sequentially accomplished by the interlocutors via successive exchanges of oppositional moves. However, it is only one side of the battle if we only view any dispute as ‘confrontational’ because disputants may also resort to some strategies to mitigate the dispute despite being agitated while always trying their best to protect their own propositions. This study’s findings suggest that in family disputes, participants not only use oppositional moves, but also cooperative moves and these two kinds of strategies are alternated successively. Such dispute-relief strategies are considered signals that an interlocutor seeks to put an end to any dispute instead of fueling its adverse effects. This article is aimed at pointing out and analyzing some strategies that American family members employ to alleviate their disputes.”
8. NGUYỄN QUANG VỊNH – Nâng cao tính tự chủ của người học ngoại ngữ tại Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm cho thấy nhiều ưu điểm đối với các nền văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, khi áp dụng vào các nền văn hóa phương Đông như Việt Nam, dường như cách tiếp cận này không phát huy được nhiều tác dụng như các nhà giáo dục thường mong đợi. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng lâu năm của các hệ tư tưởng phong kiến, đặc biệt là Nho giáo, thứ bậc trong xã hội vẫn còn rất quan trọng. Bài viết này mong muốn đưa ra những gợi mở về nguyên nhân và giải pháp cho những khó khăn khi áp dụng các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm từ góc nhìn văn hóa.
Learner-centered approach may work well in Western societies. However, in an Eastern culture like Vietnam, the approach is not as successful as expected by educators. In Vietnam, due to the influence of philosophical traditions, especially those of Confucianism, hierarchy remains an important part of social life. This paper probes further into problems that the learner-centered approach is inclined to face and suggests some solutions from a cultural perspective.”
9. LÊ HƯƠNG HOA, NGUYỄN THỊ VÂN ANH – Kết hợp giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Trong dạy-học ngoại ngữ ở trường đại học, giảng viên và sinh viên thường gặp khó khăn bởi sự khác biệt về văn hóa. Thông thường, đó là quan niệm về vị trí của người dạy và người học trong truyền thụ - tiếp nhận kiến thức của phương Tây hoàn toàn khác so với lớp học truyền thống của người phương Đông. Từ thực tế đó, tác giả đưa ra một số phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng người học.
In the course of foreign language learning and teaching in higher education settings, cultural differences are seen as a substantial stumbling block to both teachers and learners. Normally, they are caused by the fact that the concept of the position of teacher and learner in the knowledge acquisition process in Western cultures varies greatly from that in Eastern cultures. Accordingly, some pedagogic principles and methods that are better personalized will be further elaborated as follows.”
10. ĐỖ TIẾN QUÂN – Một cách nhìn khác về giảng dạy lượng từ tiếng Hán (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Bài viết nêu ra một số phương pháp giảng dạy lượng từ tiếng Hán dưới góc độ ứng dụng ngôn ngữ học, hi vọng góp phần giải quyết một số khó khăn của giáo viên khi giảng dạy điểm ngữ pháp này.
The article lays some foundational methods for teaching measure words in Chinese based on the linguistic application. I hope it will help to resolve teacher’s specific difficulties in teaching this particular grammar point.”
11. NGUYỄN ĐÌNH HÙNG – Nghiên cứu địa danh trên bình diện ngôn ngữ văn hóa (Trường hợp địa danh ở Quảng Bình) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Bài viết trình bày phương pháp xác định nghĩa của địa danh, tiêu chí phân loại và những đặc điểm về ý nghĩa của địa danh trên tư liệu địa danh Quảng Bình. Những đặc điểm này được thể hiện ở ý nghĩa từ vựng - mô tả, ý nghĩa ngữ pháp (từ loại) và ý nghĩa liên tưởng (ý nghĩa ngữ dụng); đồng thời bài viết cũng nêu ra tính rõ ràng về nghĩa và hiện tượng không rõ nghĩa ở địa danh Quảng Bình. Đặc điểm đó giúp chúng ta thấy được những điểm chung về vấn đề ý nghĩa của địa danh và những điểm riêng thể hiện trong địa danh Quảng Bình, làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về sự phản ánh đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa trong địa danh của một vùng lãnh thổ, cụ thể là vùng địa lý Quảng Bình.
The article is intended to present methods of identifying place-name meaning, classifying criteria and characteristics of place-name meaning, based on Quang Binh’s place-name documentation. These characteristics are expressed in descriptive or lexical, grammatical and connotative or pragmatic meanings. The article also shows the phenomenon of clear meaning and that of dim sense in Quang Binh’s place names. In doing so, the article simultaneously highlights the general points of the place-name meaning and specific characteristics of Quang Binh’s place-name meaning, which contributes to more intensive investigation on the reflection of Quang Binh province in terms of language and culture particularity in place names.”
12. PHẠM THỊ THỦY – Phân tích cách dịch đại từ nhân xưng tiếng Anh trong bản dịch truyện ngắn “Đêm nóng nhất thế kỷ” từ quan điểm ngữ dụng học (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Việc dịch đại từ nhân xưng tiếng Anh sang tiếng Việt luôn thu hút được sự quan tâm của các dịch giả, độc giả và các nhà nghiên cứu. Cùng một đại từ nhân xưng tiếng Anh có thể chuyển ngữ thành các đại từ nhân xưng khác nhau trong tiếng Việt. Trong bản dịch truyện ngắn “Đêm nóng nhất thế kỷ”, với cùng một đại từ nhân xưng tiếng Anh ngôi thứ ba “he”, dịch giả đã đưa ra bốn phương án khác nhau: lúc là “ông”, lúc là “ông ta”, lúc là “nó”, lúc lại là “thầy”. Tương tự như vậy với các đại từ nhân xưng tiếng Anh khác trong truyện. Vậy, ẩn ý của dịch giả ở đây là gì? Cái gì là cơ sở cho việc chọn đại từ nhân xưng tiếng Việt của dịch giả? Bài viết này nhằm mục đích lí giải cho các cách dịch khác nhau sang tiếng Việt của cùng một đại từ nhân xưng tiếng Anh từ quan điểm ngữ dụng học.
The translation of English personal pronouns into Vietnamese has always piqued the translators’, readers’ and researchers’ interests. The same English personal pronoun can be rendered into different Vietnamese personal pronouns. In the translation of “The Hottest Night of the Century”, four different ways of translating the English third person personal pronoun “he” have been provided: “ông”, “ông ta”, “nó”, and “thầy”. Other personal pronouns have been translated in a similar manner. So, what is the translator’s implication? What is the basis for his choice of Vietnamese personal pronouns? This paper intends to elaborate varied ways of translating the same English personal pronoun into Vietnamese from linguistic pragmatics approaches.”
13. TRỊNH THỊ VĨNH HẠNH – Khảo sát cách dùng lượng từ trong hai ngôn ngữ Trung Quốc-Việt Nam và một số thủ pháp dịch (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)
“Kết quả khảo sát cách dịch lượng từ trong tác phẩm tiếng Trung Quốc “Một nửa đàn ông là đàn bà” và tác phẩm “Đất rừng phương Nam” cho thấy thường xuất hiện các trường hợp dịch tương đương và dịch không tương đương. Trong bài viết này, dịch tương đương được hiểu là một lượng từ trong văn bản gốc được dịch thành một lượng từ cùng loại và có ý nghĩa tương ứng. Dịch không tương đương là một lượng từ trong văn bản gốc hoặc không được dịch hoặc được dịch thành một lượng từ loại khác và có ý nghĩa khác. Khi lượng từ xuất hiện trong cấu trúc “Số từ + Lượng từ + Danh từ”, phần lớn lượng từ được chuyển dịch tương đương, tuy nhiên trường hợp lượng từ được chuyển dịch không tương đương cũng tương đối phổ biến, đặc biệt khi số từ là 1, phần lớn lượng từ được chuyển dịch không tương đương. Lượng từ trong kết cấu “Lượng từ + Danh từ” trong tiếng Việt khi dịch sang tiếng Trung Quốc được chuyển dịch bằng nhiều cách khác nhau. Việc khảo sát cách dịch lượng từ trong hai ngôn ngữ Trung và Việt giúp ta có thể hiểu thêm về cách dùng lượng từ của hai dân tộc Trung, Việt, thấy được sự khác nhau trong phương thức biểu đạt phạm trù lượng của hai cộng đồng ngôn ngữ, từ đó đề xuất một số thủ pháp dịch.
When Chinese measure words are translated into Vietnamese measure words or vice versa, two methods to translate are equivalent translating and nonequivalent translating. When the structure "number + measure word + noun" is translated from Chinese to Vietnamese or vice versa, equivalent translating method is mainly used, but when "number" is one, nonequivalent translating method is mainly used. When the structure "measure word + noun" is translated from Vietnamese into Chinese, nonequivalent translating method is used. In order to deeply understand about the measure word usage of two nations we made an investigation on Chinese - Vietnamese measure words in the translation activities to disclose the discrepancies in using measure word of two nations, which is inclined to lay solid foundational methods for Chinese - Vietnamese measure words translation.”
14. LÊ CÔNG SỰ – Ngôn ngữ với tư cách là phương tiện của quyền lực mềm (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)