logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 39 (Tháng 6/2014)


LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

1. ĐẶNG THỊ THU HIỀN –
Tính động từ đa thành phần-Một hiện tượng bên lề của ngữ pháp tiếng Đức

2. VŨ THÀNH CÔNG –
Trật tự từ trong câu cầu khiến tiếng Nga (Có đối chiếu với tiếng Việt)

3. ĐOÀN THỊ THU HÀ –
Bước đầu tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa-chức năng của quán ngữ tình thái tiếng Việt

4. NGUYỄN VĂN TRÀO –
Nghiên cứu giao văn hóa quá trình ẩn dụ ý niệm tình cảm DESIRE (DỤC) trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

5. NGUYỄN THỊ KIM DUNG –
Lý thuyết về ngôn ngữ trung gian và phân tích lỗi trong tiếp thu ngoại ngữ

6. VŨ VĂN ĐẠI –
Ngữ pháp luận giải trong đào tạo bậc đại học

7. DIEGO GONZÁLEZ GARCÍA –
Về việc dạy phát âm trong lớp học tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ

8. PHẠM THỊ NGỌC –
Cơ sở xây dựng định dạng đề thi năng lực tiếng Hàn cấp độ C1

9. TẠ THANH BÌNH –
Chuyển từ mô hình truyền thụ kiến thức truyền thống sang mô hình xây dựng kiến thức theo quan điểm văn hóa xã hội: Những gợi ý để cải tiến công tác đào tạo giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam

10. NGUYỄN KHÁNH HÀ –
Khảo sát nội dung dạy học tiếng Việt như một ngoại ngữ qua một số giáo trình tiếng Việt

11. ESTELA ENE, ULLA CONNOR –
Những ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ

VĂN HÓA-VĂN HỌC

12. PHAN THANH HÙNG –
Giá trị văn hóa-lịch sử của hệ thống địa danh trên các báo địa phương khu vực Bắc Trung Bộ từ năm 2010 trở về trước

TRAO ĐỔI-THÔNG TIN

13. TRẦN THỊ THANH THỦY –
Xây dựng khung chuẩn đánh giá năng lực của giảng viên tiếng Anh ở Việt Nam

14.
Hoạt động khoa học ở Trường Đại học Hà Nội

 

 

Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quang Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội • ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. • Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

 

NỘI DUNG TÓM TẮT
1. ĐẶNG THỊ THU HIỀN – Tính động từ đa thành phần-Một hiện tượng bên lề của ngữ pháp tiếng Đức (Ngôn ngữ viết: tiếng Đức)
“Đối tượng nghiên cứu của bài viết là dạng thức định ngữ tính động từ đa thành phần trong tiếng Đức. Đây là một dạng thức ngữ pháp có cấu trúc đặc biệt, rất hiếm gặp và sự tồn tại của nó cho đến nay hầu như chưa được các nhà ngữ học Đức quan tâm. Dựa trên những ngữ liệu cụ thể cũng như thông qua việc khảo sát tần suất sử dụng của dạng thức này, đồng thời trên cơ sở đánh giá tổng quan các tài liệu ngữ pháp và những bài nghiên cứu liên quan, bài viết chứng minh sự tồn tại của một dạng thức ngữ pháp chưa được thừa nhận (được coi là „hiện tượng bên lề“) của ngữ pháp tiếng Đức. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để công nhận định ngữ tính động từ đa thành phần là một bộ phận của hệ thống ngữ pháp tiếng Đức cũng như cho việc đưa nó vào sách ngữ pháp tiếng Đức.
The research subject is the form of predicate with multi-unit participle in German. This is a grammatical form with a special and rare structure. Its existence has hardly been interested in so far by German linguists. Based on specific linguistic data as well as the survey on the frequency of this form, the overall assessment of grammar materials and relevant research studies, the article demonstrates the existence of an unacknowledged grammatical form (considered a “ marginal phenomenon”) in German grammar. The findings provide an important basis for predicate with multi-unit participle to be recognized as a part of German grammar system as well as to be introduced in German grammar books.”
2. VŨ THÀNH CÔNG – Trật tự từ trong câu cầu khiến tiếng Nga (Có đối chiếu với tiếng Việt) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Bài viết tìm hiểu, nghiên cứu trật tự từ trong câu cầu khiến tiếng Nga có đối chiếu với tiếng Việt. Câu cầu khiến tiếng Nga có thể chia thành các nhóm sau: Câu cầu khiến ngôi thứ hai, câu cầu khiến ngôi gộp, và câu cầu khiến ngôi thứ ba. Ở mỗi nhóm, vị trí của vị từ cầu khiến, của bổ ngữ, của chủ ngữ – đại từ có những đặc điểm riêng. Trong tiếng Việt, ý nghĩa cầu khiến ngôi thứ hai, ngôi gộp, ngôi thứ ba cũng như vị trí và cách thể hiện của vị từ cầu khiến, chủ ngữ – đại từ, bổ ngữ được thể hiện bằng những phương tiện riêng.
In Russian there are three sorts of imperatives: second – person, first – person (inclusive person) and third – person imperatives. Word order in each sort of imperative sentences has its own characteristics. The positions of subject - pronoun, object and verb in these sentences are different from those in Vietnamese. In this paper the word order in second – person, first – person and third – person imperatives has been studied and some interesting findings have been discovered.”
3. ĐOÀN THỊ THU HÀ – Bước đầu tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa-chức năng của quán ngữ tình thái tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Quán ngữ tình thái (QNTT) là một kiểu đơn vị ngôn ngữ tiềm tàng rất được quen dùng trong tiếng Việt. Bài báo này bước đầu tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa-chức năng của QNTT theo hướng chức năng và dụng học. Theo đó, chúng tôi đã phát hiện ra ba chức năng quan trọng của loại ngôn ngữ đơn vị này: (1) tham gia vào khung tình thái (modus) của câu, hành chức như một loại phương tiện bổ trợ, tác động vào nội dung mệnh đề (Proposition – P) đi kèm, gắn câu với hoàn cảnh giao tiếp hiện thực; (2) chuyển tải thông tin siêu ngôn ngữ; (3) liên kết văn bản.
Vietnamese modal habitual collocations are potential lexical units which are frequently used in Vietnamese language. In light of lexical function and pragmatics, this article focuses on identifying the functional-semantic features of Vietnamese modal habitual collocations. We have found out three following important functions of them: (1) taking a part in modality frame of sentences, functioning as supplement devices for the attached propositions; (2) conveying metalinguistic information; (3) textual cohesion.”
4. NGUYỄN VĂN TRÀO – Nghiên cứu giao văn hóa quá trình ẩn dụ ý niệm tình cảm DESIRE (DỤC) trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
“Ẩn dụ hiện diện trong ngôn ngữ với biên độ sử dụng rất rộng (Paprotte and Dirven, 1985) và điều đặc biệt quan trọng là ẩn dụ chi phối quá trình biểu đạt tình cảm của con người (Fainsilber & Ortony, 1987). Tình cảm với tư cách là một thành tố quan trọng trong tâm lý con người, bao hàm những trải nghiệm cá nhân phức tạp, một sự kết hợp giữa xúc cảm (feeling) và tư duy (thought). Bài viết này sẽ tập trung trình bày tình cảm DESIRE trong tiếng Anh và DỤC trong tiếng Việt được ý niệm hóa như thế nào đồng thời sẽ thảo luận về những tương đồng và khác biệt trong quá trình ý niệm hóa tình cảm này giữa hai thứ tiếng.
Metaphor is omnipresent in language (Paprotte and Dirven, 1985) and we are especially reliant on it when we talk about emotional states (Fainsilber & Ortony, 1987). Emotion, as a fundamental component of the human psyche, involves a complex subjective experience, a combination of feeling and thought. This article aims to demonstrate how desire is metaphorically conceptualized in English and Vietnamese. In light of contrastive analysis, this article discusses the similarities and dissimilarities in conceptualizing DESIRE between the two languages.”
5. NGUYỄN THỊ KIM DUNG – Lý thuyết về ngôn ngữ trung gian và phân tích lỗi trong tiếp thu ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Tây Ban Nha)
“Mỗi ngôn ngữ trên thế giới đều có đặc điểm riêng. Việc nắm bắt và sử dụng một ngôn ngữ với các mục đích khác nhau đã và đang là chủ đề mà các nhà ngôn ngữ học và những người quan tâm cùng hướng đến. Họ dành nhiều thời gian nghiên cứu quá trình tiếp thu tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ bằng cách quan sát và phân tích các ngôn bản hay phát ngôn của người học. Mặc dù đã thu thập được nhiều dữ liệu và kiến thức về vấn đề này trong một thời gian tương đối dài, đến nay vẫn chưa có bất cứ sự đồng thuận nào về khái niệm tiếp thu ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng.
Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu một vài lý thuyết và luận điểm của những nhà ngôn ngữ học như Wardhough (1991- lý thuyết Phân tích đối chiếu), Corder (1991- Phân tích lỗi và Lý thuyết về ngôn ngữ trung gian) và Fernández (1997- lý thuyết Phân tích lỗi) và vai trò của những lý thuyết này trong quá trình tiếp thu một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ cũng như giúp phân tích và mô tả ngôn ngữ của người học một cách toàn diện nhất. Sau đó chúng tôi trình bày một số kiến thức thu thập được về hai luận điểm, phân tích lỗi và liên ngôn ngữ trong việc tiếp thu một ngoại ngữ. Qua những nghiên cứu này, chúng ta có thể hiểu đặc trưng của hệ thống ngôn ngữ mà người học sử dụng, đưa ra các giả thuyết về quá trình học, tìm ra nguyên nhân và hiểu được phương pháp người học sử dụng trong quá trình này. Điều cần thực hiện giờ đây là phân biệt những lý thuyết và nghiên cứu này để làm cơ sở cho việc học tập và giảng dạy một ngoại ngữ.
Each language in the world owns their idiosyncrasies. Its domination and application with different purposes has been the subject of investigation of linguists and others. They take a lot of time investigating the acquisition of the mother tongue and foreign language, making observations and analysis of learner language production. Although they have come a long way with extensive data and knowledge about this topic, they have not yet reached any agreement on what is the language acquisition in general and the foreign language acquisition in particular.
Throughout the paper we introduce several theories and analysis of linguists such as Wardhough (1991) with his Contrastive Analysis, Corder (1991) with Error Analysis and Interlanguage and Errors Analysis of Fernández (1997), etc. and their roles in the process of acquiring a non-native language as well as to help analyze and describe the whole language of the student. Then we present some knowledge collected on the two aspects, error analysis and interlanguage in the acquisition of a foreign language, from the very theoretical point of view. Thanks to the work, it is possible to characterize the linguistic system used by the learner, make assumptions about the learning process, and discover its causes and know the strategies used by students in this procedure. The need now is to differentiate these theories and studies and to use its results as a basis for learning and teaching a foreign language”
6. VŨ VĂN ĐẠI – Ngữ pháp luận giải trong đào tạo bậc đại học (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)
“Cần áp dụng chiến lược giảng dạy ngữ pháp nào trong chương trình đào tạo đại học trước thực tế sinh viên đã tiếp thu một khối lượng lớn kiến thức cơ bản sau 3, thậm chí 6 năm học tại trường phổ thông? Giải pháp sư phạm nào giúp sinh viên tổng hợp và đào sâu những kiến thức ngữ pháp đã tích lũy đồng thời sử dụng những kiến thức đó để phát triển các năng lực ngôn ngữ và dịch thuật? Sau khi phân tích những yếu tố cần tính đến trong giảng dạy ngữ pháp bậc đại học, bài báo chứng minh tính thích đáng, phù hợp của ngữ pháp luận giải đối với trình độ đào tạo đại học và trình bày một ví dụ cụ thể về một bài dạy theo đường hướng này.
Given that students have received a great amount of fundamental knowledge after 3 or even 6 years in high school, which grammar teaching strategies need to be applied in higher education? Which pedagogic solutions can help students synthesize and deepen their accumulated knowledge in grammar as well as use them to develop language competence and translation? After analyzing necessary factors in teaching grammar in higher education, the article demonstrates the adequacy of explanatory grammar in higher education and provides a vivid example of a lecture based on this approach.”
7. DIEGO GONZÁLEZ GARCÍA – Về việc dạy phát âm trong lớp học tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Tây Ban Nha)
“Tại sao khó xây dựng một mô hình giảng dạy phù hợp với thực hành và nâng cao chất lượng phát âm, được công nhận bởi cộng đồng giáo dục và đem lại kết quả tốt lại quá phức tạp? Vì sao một số giáo viên còn chưa quan tâm đến mục đích này? Câu trả lời cho những câu hỏi trên không hề đơn giản và được đúc kết từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn luận về vấn đề này.
Why is it so complicated to establish a valid and accurate pedagogic model to practice and improve pronunciation skills which is, at the same time, accepted by the teaching community and provides with good results? Why do we find among teachers a lack of interest towards this goal? The answer to these questions is not easy and is conditioned by several factors which we will explain in this article.”
8. PHẠM THỊ NGỌC – Cơ sở xây dựng định dạng đề thi năng lực tiếng Hàn cấp độ C1 (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Khoa tiếng Hàn Quốc – Trường Đại học Hà Nội (ĐHHN) đã xây dựng định dạng đề thi năng lực tiếng Hàn cấp độ C1 để chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Hàn đối với sinh viên cuối khóa bắt đầu từ năm học 2013-2014. Đề thi được xây dựng trên cơ sở các quy định về năng lực ngoại ngữ bắt buộc đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (KNLNN VN) của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) ; các tiêu chí đánh giá năng lực tiếng Hàn cấp 5 Topik (Test of proficiency in Korean)  của Bộ Giáo dục và Khoa học công nghệ Hàn Quốc (Bộ GDKHCNHQ); Chương trình đào tạo ngành tiếng Hàn Quốc của Trường Đại học Hà Nội (ĐHHN) , Định dạng đề thi năng lực Tiếng Hàn cấp độ C1 có nêu rõ các tiêu chí, yêu cầu và số lượng câu hỏi, dạng câu hỏi, thời gian làm bài, thang điểm ở từng phần kỹ năng tiếng Hàn. Đây là cơ sở để Khoa tiếng Hàn Quốc xây dựng đề thi năng lực tiếng Hàn cho sinh viên cuối khóa, là căn cứ để giảng viên Khoa tiếng Hàn Quốc có thể triển khai giảng dạy, kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Hàn theo đúng yêu cầu chuẩn đầu ra năng lực tiếng Hàn đối với sinh viên ngành tiếng Hàn Quốc – Trường ĐHHN.
Korean Department – Hanoi University (HANU) has determined the format of the Korean Language Proficiency Test level C1 applied for senior students from academic year 2013-2014. The Test is prepared on the basis of the regulations on required foreign language proficiency of language-majored graduates according to the Vietnam Language Proficiency Framework (VLPF) of Ministry of Education and Training (MOET); criteria of assessment for the Test of Proficiency in Korean of Korean Ministry of Education, Science and Technology (MEST); Korean Training program of Hanoi University, the format of Korean Language Proficiency Test level C1 clarifies criteria, requirements and the number of questions, format, time, score in each language skill. This acts as a basis for Korean Department to determine the proficiency test applied for senior students, a foundation for lecturers at the Korean Department to teach, examine and evaluate Korean language proficiency as required for Korean majors – Hanoi University.”
9. TẠ THANH BÌNH – Chuyển từ mô hình truyền thụ kiến thức truyền thống sang mô hình xây dựng kiến thức theo quan điểm văn hóa xã hội: Những gợi ý để cải tiến công tác đào tạo giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
“Đường hướng đào tạo giáo viên ngoại ngữ truyền thống thường bị phê phán là đã coi giáo sinh như là những người thụ động tiếp nhận tri thức thông qua các bài giảng và giáo trình. Một đường hướng mới về đào tạo giáo viên ngoại ngữ đang bắt đầu phổ biến trên thế giới với tên là Văn hóa xã hội, nhấn mạnh vai trò tích cực của giáo sinh trong việc xây dựng kiến thức thông qua quá trình tham gia vào thực tiễn dạy và học ngoại ngữ. Bài viết sau đây sẽ phân tích nguyên lý giáo dục ẩn sau phương thức đào tạo truyền thống, và giới thiệu các quan điểm theo đường hướng Văn hóa xã hội trong công tác đào tạo giáo viên ngoại ngữ. Bài viết này cũng đưa ra các gợi ý nhằm cải tiến công tác đào tạo giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam.
One major criticism against the traditional approach to second language teacher education is that it treats teacher trainees as relatively passive recipients of knowledge transmitted via lectures and course-books. An alternative approach to second language teacher is Sociocultural perspective, which puts emphasis on teacher trainees’ active role in constructing their own knowledge from participating in social practices of language teaching and learning. This paper critically reviews the educational theory underlying the traditional approach, and introduces sociocultural perspectives to language teacher education. It also attempts to make suggestions for the improvement of English language teacher education in Vietnam.”
10. NGUYỄN KHÁNH HÀ – Khảo sát nội dung dạy học tiếng Việt như một ngoại ngữ qua một số giáo trình tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát nhỏ trên 12 giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (cấp cơ sở) với những nội dung sau: (1) cấu trúc tổng thể của giáo trình; (2) cấu trúc của các bài học trong giáo trình; (3) nội dung các bài học theo các bình diện kiến thức ngôn ngữ học (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp); (4) nội dung các bài học theo các kĩ năng ngôn ngữ (nói, nghe, đọc, viết). Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đánh giá những ưu, nhược điểm của các giáo trình này, đồng thời đề xuất một số ý tưởng biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
In this paper, 12 Vietnamese textbooks are investigated in such aspects as (1) overall structure of the textbook; (2) structure of units; (3) content of units in terms of linguistic knowledge as phonetic, vocabulary, and grammar; (4) content of units in terms of language skills such as speaking, listening, reading and writing. Following results of investigation, some comments on their advantages and disadvantages are offered, and some ideas of compilation of Vietnamese textbooks are proposed.”
11. ESTELA ENE, ULLA CONNOR – Những ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ (Trường hợp địa danh ở Quảng Bình) (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
“Bài viết đề xuất những nguồn giảng dạy ngôn ngữ phục vụ các mục đích chung hoặc cụ thể sử dụng công nghệ dựa trên web. Các tác giả đề cập đến những thuật ngữ công nghệ, những sự lựa chọn và ứng dụng sư phạm phổ biến nhất hiện nay.
This paper suggests resources for teaching language for general or specific purposes with web-based technology. The authors review the most widely spread technological terms, options, and pedagogical uses.”
12. PHAN THANH HÙNG – Giá trị văn hóa-lịch sử của hệ thống địa danh trên các báo địa phương khu vực Bắc Trung Bộ từ năm 2010 trở về trước (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
“Bắc Trung Bộ là một vùng đất có bề dày về lịch sử và văn hóa. Có thể nói, hệ thống địa danh được giới thiệu trên báo các tỉnh Bắc Trung Bộ hết sức phong phú và đa dạng. Tìm hiểu các giá trị văn hóa-lịch sử của hệ thống địa danh này sẽ góp phần quảng bá hình ảnh, bảo lưu những truyền thống văn hóa địa phương và giáo dục ý thức lòng tự hào về quê hương đất nước. Đồng thời giúp chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về "sự giàu có về lịch sử" của vùng đất Bắc Trung Bộ.
The North Central region is a land of a long history and culture in Vietnam. It can be said that the system of geographic names which is introduced in newspapers of the North Central provinces is abundant and diversified. Understanding cultural- historical values of this system will promote the image, reserve the traditional local culture and educate a sense of pride of our country. At the same time, it helps us see the panorama of "the richness of history and culture" of the North Central region.”
13. TRẦN THỊ THANH THỦY – Xây dựng khung chuẩn đánh giá năng lực của giảng viên tiếng Anh ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
“Giảng viên đóng vai trò then chốt không những trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học mà còn cải thiện kết quả của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Điều đó có nghĩa là chất lượng giảng viên có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đại học. Năng lực giảng viên có ảnh hưởng to lớn tới thành tích học tập của sinh viên. Vì vậy, xây dựng chuẩn để đánh giá năng lực của họ có ý nghĩa to lớn đối với các quyết định cấp cao, cấp phép, tuyển dụng, lựa chọn, trợ giúp cho các hoạt động phát triển chuyên môn, quản lý việc thực hiện đổi mới chương trình dạy học và là nguồn so sánh kết quả đầu ra giữa các cơ sở đào tạo (Roelofs, 2005). Bài viết này nhằm (i) phân tích các mô hình đánh giá năng lực giảng viên hiện có trên thế giới, (ii) phân tích tình hình thực tế của Việt Nam trong công tác đánh giá năng lực giảng viên ở các trường đại học cao đẳng, (iii) đưa ra đề xuất các chuẩn đánh giá toàn diện giảng viên nói chung và giảng viên tiếng Anh nói riêng trong bối cảnh của Việt Nam.
Lecturers play an essential role in improving not only the training quality of tertiary institutions but also the results of the overall educational system. The performance of lecturers will have great impact on students’ achievements. Therefore, developing instruments to assess their competence is of great significance for high stake decisions, licensing, hiring or selection; supporting professional development; monitoring implementation of curriculum motivations and accountability (Roelofs, 2005). This paper (i) reviews tertiary teacher competence assessment models found in the literature, (ii) analyzes the current situation of assessing lecturer competence in Vietnam and (iii) recommends a framework and procedures for assessing lecturer competence in general and English lecturer competence in particular in universities and colleges in the Vietnamese context.”