logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 40 (Tháng 9/2014)


1. FRANÇOIS VICTOR TOCHON –
Môi trường học tập cá nhân phục vụ phương pháp học tập chuyên sâu

2. ĐOÀN QUANG TRUNG – Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học ngoại ngữ: Một số điều cần lưu ý

3. BÙI LÊ MINH – Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tăng hiệu quả việc dạy và học trong giờ học phát âm

4. NGUYỄN QUANG VỊNH – Nâng cao tính tự chủ của người học thông qua CALL – Vai trò quan trọng của giáo viên để đảm bảo thành công

5. NGUYỄN VĂN LONG, PHẠM THỊ TỐ NHƯ – Tác dụng của phần mềm Dyned đối với sinh viên năm 1 và 2 tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

6. TĂNG BÁ HOÀNG, TRẦN MINH TUẤN, VŨ THANH YẾN – Một số phần mềm truyền hình trực tuyến có thể sử dụng trong dạy học ngoại ngữ

7. NGUYỄN THỊ CÚC PHƯƠNG – Hướng dẫn học ngoại ngữ trực tuyến

8. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Sử dụng nguồn thông tin trên internet phục vụ hoạt động dạy-học ngoại ngữ

9. ĐẶNG XUÂN THU, NGUYỄN MINH PHÚC – Những nhân tố tác động tới việc giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học ngoại ngữ ở Việt Nam

10. ĐINH THỊ BẢO HƯƠNG Những kiến thức cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy

11. NGUYỄN BẢO CHÂU – Tối ưu hoá việc sử dụng bảng tương tác trong dạy-học ngoại ngữ

12. LÊ THỊ KIM CÚC – Hành động hỏi trong giao tiếp xã hội trên tư liệu truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam

13. LÊ THANH HÒA Phân tích lỗi phát âm tiếng Anh: Trường hợp sinh viên Trường Đại học Đồng Nai

14. Hoạt động khoa học ở Trường Đại học Hà Nội


Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quang Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội • ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. • Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT

1. FRANÇOIS VICTOR TOCHON – Môi trường học tập cá nhân phục vụ phương pháp học tập chuyên sâu (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Tài liệu hướng dẫn học trực tuyến dành cho học viên học ngoại ngữ có thể được áp dụng nhằm tạo môi trường học tập cá nhân (gọi tắt là PLE). Thiết bị số PLE có thể được ứng dụng với những cách thức học tập hàn lâm hơn. Khái niệm “học tập tổng hợp” là bối cảnh lớp học mà trong đó, học viên sử dụng tài liệu học tập trực tuyến và học theo nhóm, học với bạn cùng lớp, hoặc với giáo viên hướng dẫn môn học. Khái niệm “học tập lai ghép” là sự chuyển đổi của lớp học thực tiễn và hoạt động trực tuyến diễn ra ngoài phòng học. Các PLE có thể được sử dụng cho cách thức học tập tổng hợp và học tập lai ghép. Những giáo viên đã từng đề xuất phương pháp học ngoại ngữ có ứng dụng môi trường học tập cá nhân đều cho biết rằng năng lực và sự chính xác của việc học ngôn ngữ và văn hóa đều tăng lên, cũng như nhận thấy khả năng tiếp nhận ngôn ngữ theo một cách thức phong phú

Online instructional material can serve to create personal learning environment (PLE) to learn a foreign language. Digital PLEs can be used in tandem with more formal learning strategies. Blended learning defines a situation in the classroom setting in which the learners use both online materials and team, peer or instructor guided learning. Hybrid learning defines an alternation of in class and out of class online activities. PLEs can be used both for blended and for hybrid learning. Instructors who propose self-regulated language learning using personal learning environments report increased growth in proficiency and increased accuracy in linguistic and cultural learning, as well as language acquisition in a rich format.”

2. ĐOÀN QUANG TRUNG – Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học ngoại ngữ: Một số điều cần lưu ý (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Bài viết trình bày một số lưu ý đối với giáo viên khi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong giảng dạy ngoại ngữ. Các lưu ý được đề cập trong bài nằm trong ba tiểu loại: (1) một số điều mà giáo viên cần biết về công nghệ ICT; (2) một vài yêu cầu đối với giáo viên để đảm bảo thành công khi ứng dụng ICT; và (3) một số vấn đề mà giáo viên có thể gặp phải khi ứng dụng ICT. Đối với những vấn đề thuộc loại 3, bài viết đã lồng ghép giải pháp gợi ý ở cuối phần trình bày về từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, các biện pháp gợi ý này cũng được tóm tắt thành một mục riêng ở phần cuối của bài viết.

The present article provides some notes for teachers on the incorporation of information and communications technology (ICT) in language instruction. The notes are of three types: (1) things that teachers should know about ICT; (2) some requirements for teachers while implementing ICT; and (3) some issues that teachers may encounter when they incorporate ICT into their instruction. Some suggested solutions to deal with the issues are also embedded in the analysis of each issue.”

3. BÙI LÊ MINH – Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tăng hiệu quả việc dạy và học trong giờ học phát âm (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Công nghệ thông tin (CNTT) đã mang lại những thay đổi tích cực trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục. Một trong những thay đổi tích cực đó là CNTT đã góp phần làm tăng hiệu quả trong việc dạy và học, cũng như giúp các giáo viên linh hoạt và hiệu quả hơn ở trên lớp. Theo đó, các giáo viên sẽ nắm chắc hơn từng đối tượng sinh viên và trình độ của họ (Mills, 2006). Như vậy, mối quan hệ giữa giáo viên và sinh viên sẽ được cải thiện và sinh viên sẽ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học tập, góp phần hình thành môi trường giảng dạy, học tập hài hòa, hiệu quả (Wheeler, 2000). Tác giả bài viết mong muốn làm rõ phần mềm Pronunciation Power có thể giúp việc giảng dạy phần Phụ âm tiếng Anh hiệu quả hơn trong lớp học được trang bị CNTT.

Irrefutably, the popularity of information communications technology (ICT) has changed almost all aspects of our life for the better and been of especial essence in education. Specifically, classroom instructions have been further facilitated, encouraging teachers to be more flexibly effective in their teaching with a view to thoroughly understanding varied types of leaners and their levels of competence (Mills, 2006). Hence, the relationship between teachers and students can be fostered, which is a substantial incentive for students to be more inclined to remain engaged in task assignment and fulfilment, forming a harmonious and meaningful teaching and learning environment (Wheeler, 2000). This paper is aimed at elucidating the efficacious teaching of some English consonants by using Pronunciation Power in computer-based classroom instructions.”

4. NGUYỄN QUANG VỊNH – Nâng cao tính tự chủ của người học thông qua CALL – Vai trò quan trọng của giáo viên để đảm bảo thành công (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Việc học chủ động đem lại một thách thức mới cho giáo viên dạy tiếng Anh. Trên thực tế, tạo ra một môi trường học chủ động là rất khó khăn. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải tính toán kỹ lưỡng, chuẩn bị chu đáo cũng như liên tục điều chỉnh mình cho phù hợp với nhu cầu của người học. Giáo viên cũng cần tích cực hoàn thiện mình nhằm đủ sức đảm nhận nhiều vai trong một môi trường học tập theo định hướng hỗ trợ người học.

Autonomous learning puts forward a new challenge to English teachers. In fact, creating a good autonomous learning environment is difficult. It takes careful thoughts, thorough preparations and an ongoing commitment to adjusting to learner needs. Technology provides a wealth of resources and potential, but is not a solution on its own. Teachers need to improve themselves in order to be qualified for the multi roles in a supportive learning context.”

5. NGUYỄN VĂN LONG, PHẠM THỊ TỐ NHƯ – Tác dụng của phần mềm Dyned đối với sinh viên năm 1 và 2 tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Cùng với khuynh hướng tăng cường sử dụng ICT (ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy) trong việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng phần mềm Dyned, một phần mềm do công ty Dyned Corporation sản xuất nhằm phát triển các kỹ năng cho sinh viên. Việc ứng dụng phần mềm này đã mang lại nhiều tiến bộ đáng kể. Bài viết này sẽ đề cập đến những bước phát triển đó, đồng thời đề cập đến những điểm mạnh cũng như đưa ra những giải pháp để việc ứng dụng Dyned đạt kết quả cao hơn.

Together with the increasing trend to use ICT (Information and Communications Technology) in teaching and learning English in Vietnam, University of Foreign Languages Studies, affiliated to the University of Danang, has strongly emphasized the use of Dyned, a courseware made by Dyned Corporation to enhance English skills of its students. This trend has gained considerable progress which will be analyzed in this article. Prominent features of Dyned as well some recommendations are also presented in this article.

6. TĂNG BÁ HOÀNG, TRẦN MINH TUẤN, VŨ THANH YẾN – Một số phần mềm truyền hình trực tuyến có thể sử dụng
trong dạy học ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài viết trình bày khái niệm chung về đào tạo từ xa ứng dụng công nghệ, nêu một số phương pháp dạy học ngoại ngữ, yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng tới việc triển khai một chương trình đào tạo có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; việc sử dụng các ứng dụng truyền hình trực tuyến hỗ trợ dạy học ngoại ngữ. Đồng thời, bài viết cũng gợi ý, giới thiệu một số ứng dụng truyền hình trực tuyến hỗ trợ dạy học ngoại ngữ hiện tại đang là các công cụ phổ thông, đa phần là miễn phí, có thể áp dụng vào việc dạy-học ngoại ngữ trong các cơ sở đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam.

The article presents a general concept of distance training technology with ICT applications, summarizing some foreign language teaching-learning methods, technical factors affecting the implementation of a training program with ICT; the use of online videoconferencing to support language teaching and learning. At the same time, the article also suggests and introduces some popular videoconferencing programs, mostly free of charge, to be used in foreign language training institutions in Vietnam.”

7. NGUYỄN THỊ CÚC PHƯƠNG – Hướng dẫn học ngoại ngữ trực tuyến (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Dạy-học ngoại ngữ không phải là một nghề mới mẻ ở Việt Nam nhưng dạy-học ngoại ngữ trực tuyến có hướng dẫn thực sự là một hoạt động mới, hiện đang được áp dụng tại một số trường chuyên ngữ lớn ở bậc đại học hoặc do các công ty tư nhân triển khai tới cá nhân người học theo dạng mua tài khoản học trực tuyến.

Bài viết này sẽ đề cập tới 4 nội dung: 1) các khái niệm cơ bản về dạy học trực tuyến và hướng dẫn học trực tuyến; 2) các thành tố của một hệ thống học ngoại ngữ trực tuyến (LMS); 3) vai trò của thày hướng dẫn học ngoại ngữ trực tuyến; 4) đề xuất và khuyến nghị cho hoạt động hướng dẫn học trực tuyến tại Việt Nam. Một số nghiên cứu về dạy-học trực tuyến tại Việt Nam nói chung cũng như trong khuôn khổ hoạt động của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 nói riêng sẽ được đề cập trong phần 4 này..

Teaching foreign languages is not new in Vietnam; but teaching and learning foreign languages online under the instruction of a tutor is a novel experience which is currently being applied in some well-known universities which specialize in foreign language teaching or is implemented in private companies which sell online learning accounts to individual learners.

This article focuses on four main points: (1) basic concepts of e-learning and online tutoring; (2) components of a learning management system (LMS); (3) roles of tutors in e-learning foreign languages; (4) suggestions and recommendations of e-learning activities in Vietnam. Some studies on online tutoring in Vietnam generally as well as within the scope of the National Foreign Languages Project 2020 particularly are mentioned in the last section.”

8. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Sử dụng nguồn thông tin trên internet phục vụ hoạt động dạy-học ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và Internet nói riêng trong hoạt động dạy và học ngoại ngữ. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất phương cách ứng dụng Internet và giới thiệu một số phần mềm có thể hữu dụng đối với cả giáo viên và học viên học ngoại ngữ.

The article highlights the magnitude of ICT application in general and the Internet use in particular in foreign language teaching and learning. The article then proposes how to make good use of the Internet to this end and introduces a number of software programs applicable to both teachers and learners of foreign languages.”

9. ĐẶNG XUÂN THU, NGUYỄN MINH PHÚC – Những nhân tố tác động tới việc giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học ngoại ngữ ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Được phân tích trên quan điểm của lý thuyết Thống nhất về sự chấp thuận và ứng dụng công nghệ (UTAUT), kết quả của một điển cứu tại Trường Đại học Hà Nội cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của giáo viên ngoại ngữ có thể bị tác động bởi 4 nhân tố chính: lợi ích khi ứng dụng, độ khó-dễ sử dụng, ảnh hưởng của xã hội và các điều kiện thuận lợi. Bài viết này trình bày sâu hơn về những nhân tố này đồng thời đề xuất: tập huấn sử dụng CNTT và sự ủng hộ của lãnh đạo được coi là chìa khoá dẫn tới việc tích hợp CNTT thành công vào dạy-học ngoại ngữ trong thời gian tới..

Through the lens of the Unified Theory of Acceptance and Use of Technology, the results of a recent case study at Hanoi University show that foreign language teachers’ use of ICT can be impacted by four main factors: performance expectancy, effort expectancy, social influence and facilitating conditions. These factors are unpacked in more depth, leading to the suggestion that ICT training and leadership support should be the key to successful integration of ICT in the time to come.”

10. ĐINH THỊ BẢO HƯƠNG Những kiến thức cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục nói chung và giảng dạy tiếng Anh nói riêng nhờ vào những lợi ích to lớn của chúng. Việc áp dụng CNTT &TT vào giảng dạy đã làm thay đổi vai trò của giáo viên, và điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức và kỹ năng mới. Trước tình hình này, rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những danh sách kiến thức và kỹ năng mới mà giáo viên phải có để giảng dạy với CNTT &TT. Tuy nhiên, những danh sách này thường không dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc. Bài viết này lập luận rằng lý thuyết Kiến thức về nội dung, phương pháp và công nghệ (viết tắt là TPACK) do Mishra và Koehler đưa ra năm 2006 có thể cung cấp nền tảng lý thuyết cho các nghiên cứu về kiến thức và kỹ năng giáo viên cần khi ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy. Bài viết cũng đưa ra một danh sách các kiến thức và kỹ năng giáo viên dạy tiếng Anh cần có để có thể ứng dụng CNTT &TT vào giảng dạy một cách có hiệu quả dựa trên cơ sở lý thuyết TPACK nêu trên.

Increasingly, Information and Communications Technologies (ICTs) are being used in education and in English as a Foreign Language (EFL) instruction because of their enormous benefits. The application of ICTs in classroom instruction has presented changes to the teacher’s role in classes, which in turn requires the teacher to develop new sets of knowledge and skills. In response to this, researchers have come up with long lists of teachers’ knowledge and skills. Yet, these long lists were not based on sound theoretical frameworks. This paper argues that the Technological Pedagogical Content Knowledge –TPACK (Mishra & Koehler, 2006) framework could be utilised to provide theoretical foundations to research on the teachers’ knowledge and skills, and then provides a revised list of knowledge and skills that an EFL teacher needs to have to effectively integrate ICT in classroom instruction in light of the TPACK framework.”

11. NGUYỄN BẢO CHÂU – Tối ưu hoá việc sử dụng bảng tương tác trong dạy-học ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bảng tương tác (BTT) - công nghệ mới trong giáo dục, có tính tương tác mạnh mẽ và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy-học tại tất cả các cấp - đã được sử dụng phổ biến hơn một thập kỷ nay tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, BTT ít được sử dụng do giá thành cao và cần các thiết bị đi kèm như máy chiếu, máy tính, loa... Một số trường tuy đã trang bị BTT nhưng chưa khai thác được nhiều tính năng. Vì vậy, mục tiêu của bài viết là cung cấp những thông tin cô đọng nhất về BTT để giúp độc giả hình dung rõ nét về trang thiết bị này, đồng thời đưa ra một số đề xuất giúp tối ưu hoá việc sử dụng BTT trong giảng dạy ngoại ngữ.

Interactive Whiteboard (IWB), a new technology in education that offers strong interactive features and effectively supports teaching and learning activities, has been widely used in many countries around the world over the past decade. In Vietnam, IWB is less explored due to the associated high cost and the need for other accessories such as projector, computer and speakers. Some schools are equipped with IWB but only limited features of IWB have been utilized. Thus, the aim of this paper is to provide readers with a succinct description of IWB, and to make recommendations on how to maximize the usage potential of IWB in teaching and learning foreign languages.”

12. LÊ THỊ KIM CÚC – Hành động hỏi trong giao tiếp xã hội trên tư liệu truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Trong giao tiếp có thể sử dụng nhiều hành động hỏi trực tiếp khác nhau. Có hành động hỏi trực tiếp được thể hiện bằng biểu thức ngôn hành tường minh và hành động hỏi trực tiếp được thể hiện bằng biểu thức ngôn hành nguyên cấp. Truyện cổ tích thần kì Việt Nam khi phản ánh giao tiếp ngoài xã hội đã sử dụng cả hai loại hành động hỏi trực tiếp này. Tuy nhiên, kết quả khảo sát tư liệu cho thấy, chỉ có 1 mô hình cấu trúc hành động hỏi trực tiếp thể hiện bằng biểu thức ngôn hành tường minh và 3 mô hình cấu trúc (cùng các biến thể) hành động hỏi trực tiếp thể hiện bằng biểu thức ngôn hành nguyên cấp. Đây là thói quen sử dụng hành động hỏi của con người trong xã hội xưa.

In communication, various kinds of direct questions can be used. There are direct questions which can be performed by either explicit performative utterances or primary performative utterances. Vietnamese fairy tales used both types of performatives when reflecting real-life communication. However, the results of the study show that there is only one question formula being performed by the explicit performative utterances and 3 question formulae (including their variants) being expressed by primary performative utterances. This is the habit of speech act of question in the old days.”

13. LÊ THANH HÒA Phân tích lỗi phát âm tiếng Anh: Trường hợp sinh viên Trường Đại học Đồng Nai (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Khi học tiếng Anh, học viên Việt Nam thường mắc lỗi do hai ngôn ngữ có nhiều sự khác biệt quan trọng ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi chỉ quan tâm đến những lỗi phát âm tiếng Anh. Trước hết dựa vào những kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi sẽ trình bày các kiểu lỗi phát âm đoạn tính điển hình mà sinh viên chuyên ngữ ngành sư phạm tiếng Anh tại Trường Đại học Đồng Nai thường mắc. Sau đó chúng tôi sẽ đề xuất một số phương pháp luyện tập giúp sinh viên khắc phục những kiểu lỗi này.

While learning English, Vietnamese students occasionally make errors since the two languages differ in various important aspects. This paperwill only deal with pronunciation errors. Firstly, based on the findings of an empirical study, we will present the typical types of segmental pronunciation errors which English majors in education at Dongnai University usually make. Then we will make suggestions which help students overcome these types of errors.”