logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 41 (Tháng 12/2014)


lý luËn ng«n ng÷

1. GONÇALO FERNANDES, CARLOS ASSUNÇÃO – Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên (Rome 1651): Đóng góp từ chế độ bảo trợ của Bồ Đào Nha đối với ngôn ngữ học Phương Đông.

2. Pedro Gabriel Gil Gonçalves Sebastião – Cách diễn ngôn trên khía cạnh ngữ dụng học của ngôn ngữ.

3. VŨ LINH CHI – Đặc điểm định danh xét từ góc độ nguồn gốc của nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh).

ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y

4. VÍTOR MIGUEL DUARTE SILVA – Động lực trong dạy và học tiếng Bồ Đào Nha tại Việt Nam.

5. ANGELA KAJITA – Phát triển chương trình đào tạo cho việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Brazil tại Malaysia.

6. NGUYỄN THU LOAN – Một số khó khăn trong việc dạy tiếng Bồ Đào Nha như một ngoại ngữ tại Việt Nam đối với giáo viên không phải là người bản địa.

7. ĐỖ THỊ THU GIANG – Sinh viên Đại học Ngoại thương nhìn nhận về dạy và học Tiếng Pháp thương mại như thế nào?

V¨n hãa - v¨n häc

8. NGUYỄN VĂN NHÂN – Văn bản văn học: Tài liệu hỗ trợ dạy/học ngoại ngữ và liên văn hóa.

DÞCH THUËT

9. NguyỄn Vũ Thu Hà – Những khó khăn trong việc dịch hô ngữ từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Việt.

Trao ®æi - th«ng tin

10. Maria Antónia Nicolau Espadinha Giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha tại Trung Quốc.

11. Carlos Ascenso André – Giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha ở Trung Quốc và châu Á: Sự bùng nổ và thay đổi mô hình.

12. ĐOÀN THỊ THU HIỀN – Tiếng Bồ Đào Nha ở Braxin.

13. TrẦn ThỊ HẢi YẾn – Tóm tắt các trào lưu văn học Bồ Đào Nha.

14. TRẦN NguyỄn Minh Trang – Ảnh hưởng của Bồ Đào Nha đối với ẩm thực Braxin.

 

Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quang Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội • ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  ,  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  • Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT

1. GONÇALO FERNANDES, CARLOS ASSUNÇÃO – Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên (Rome 1651): Đóng góp từ chế độ bảo trợ của Bồ Đào Nha đối với ngôn ngữ học Phương Đông (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tóm lược tầm quan trọng của bộ môn ngôn ngữ học mới nhất được gọi là Ngôn ngữ học truyền giáo, và bối cảnh lịch sử về chế độ (quyền) bảo trợ của Bồ Đào Nha, đặc biệt là ở vùng Viễn Đông. Tuy nhiên, mục đích chính của bài viết là mô tả công trình nghiên cứu ngôn ngữ đầu tiên ở Việt Nam do người Bồ Đào Nha thực hiện theo cách sử dụng chung của người dân vùng Đàng Trong và Đàng Ngoài. Chúng tôi chỉ ra rằng người đã Latinh hóa bảng chữ cái Việt Nam, mà ngày nay gọi là chữ quốc ngữ, là Francisco de Pina, S.J. (1585/1586-1625), một người Bồ Đào Nha, đã hợp tác và giảng dạy tiếng An Nam cho giáo sĩ Alexandre de Rhodes, S.J. (1593-1660). Chúng tôi cũng chỉ ra quyển từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Rome 1651) (Việt-Bồ- La) do Alexandre de Rhodes biên soạn bao gồm 2 quyển từ điển (hiện đã thất lạc) của Gaspar do Amaral, S.J. (1594-1646), Việt-Bồ, và của António Barbosa, S.J. (1594-1647), Bồ-Việt. Giáo sĩ Rhodes chịu trách nhiệm hiệu chỉnh và hoàn thành bản thảo cuối cùng và bổ sung phần tiếng Latinh, theo vốn kiến thức ông có được trong thời gian 12 năm giao tiếp với người bản địa. Giáo sĩ Rhodes cũng viết một quyển dạng ngữ pháp “The Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio”, dày 31 trang, bằng tiếng Việt, đi kèm cùng cuốn từ điển. Vậy nên, bên cạnh việc miêu tả quyển Dictionarium and the Brevis Declaratio, chúng tôi cũng phân tích phần miêu tả của giáo sĩ này về 6 thanh điệu trong tiếng Việt và chủ yếu là cách sử dụng nghĩa của một số đại từ, động từ, từ cấp cao đến cấp thấp và ngược lại.

In this paper, we summarize the importance of the latest linguistic discipline known as Missionary Linguistics and the historical context (the right) of the Portuguese Patronage, particularly in the Far East. However, the main objective of this paper is the description of the first linguistic works in Vietnam, known amongst the Portuguese by the generic designations of Cochin China and Tonkin. We show that those who first had fixed the Romanization of the Vietnamese, currently called Quốc ngữ (“national language”), was a Portuguese man named Francisco de Pina, S.J. (1585/1586-1625) who worked with and taught the Annamese language to missionary Alexandre de Rhodes, S.J. (1593-1660). We also show that the Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Rome 1651) (an Annamese – Portuguese – Latin dictionary) by Alexandre de Rhodes included two (currently lost) dictionaries: an Annamese-Portuguese one by Gaspar do Amaral, S.J. (1594-1646) and a Portuguese-Annamese dictionary by António Barbosa, S.J. (1594-1647). Rhodes corrected them, completed the earlier versions and added the Latin translation, using his own knowledge of the Annamese, which he had learned during almost twelve years in direct contact with the local people. Rhodes also wrote a (kind of) grammar book in Annamese: “the Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio”, 31 pages long, as a companion to the dictionary. Thus, besides the description of the Dictionarium and the Brevis Declaratio, we analyze Rhodes’ description of the six tones in Annamese and, mainly the use and meaning of certain honorific pronouns and particles, as well as several honorific verbs and forms of address, from superiors to inferiors and vice versa.”


2. Pedro Gabriel Gil Gonçalves Sebastião – Cách diễn ngôn trên khía cạnh ngữ dụng học của ngôn ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Bồ Đào Nha)

Bài viết này trình bày giá trị ngôn hành của ngôn ngữ dưới góc độ giao tiếp, nói cách khác là theo cách thức diễn ngôn được biểu đạt thông qua phát ngôn nói và viết trong đàm thoại hàng ngày. Đối tượng nghiên cứu gồm kho dữ liệu văn bản được xác định theo các khía cạnh ngữ dụng của ngôn ngữ, ví dụ yếu tố trực chỉ, khái niệm ngôn hành, ý đồ diễn ngôn, phép lịch sự trong giao tiếp, và việc (tái) cấu trúc diễn ngôn nói trong những tình huống đặc thù.

This article exposed the performative value of the language from the communicative perspective, or in other words, how speech expresses itself in oral utterances and written forms in everyday conversations. The research looked at a text corpus well-defined by such pragmatical aspects of the language as the deixis, the speech acts concept, the discursive intentionality, the politeness rituals in a communicative context and the (re)construction of oral narratives in unremarkable situations.”


3. VŨ LINH CHI – Đặc điểm định danh xét từ góc độ nguồn gốc của nhóm từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Phong tục cưới xin là phong tục có ở tất cả các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, giữa các dân tộc, phong tục này có sự khác biệt. Và không phải ai cũng có thể hiểu hết những ý nghĩa của phong tục đó. Vì thế, tìm hiểu về những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin ở các dân tộc sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào ý nghĩa những nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc đó. Sự phản ánh đặc trưng văn hóa-dân tộc có thể được thể hiện qua nhiều bình diện khác nhau như: trong ý nghĩa của từ, qua “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”, trong cách biểu trưng và qua định danh ngôn ngữ. Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu về đặc điểm định danh xét từ góc độ nguồn gốc của những từ ngữ biểu thị phong tục cưới xin trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh.

Wedding customs exist in many nations all around the world. However, these customs vary and not everybody can fully understand the meaning of those customs. Thus, an investigation of words expressing wedding customs in different nations will provide a better knowledge of their cultural characteristics. The cultural characteristics can be expressed through a variety of aspects such as semantic structure, “language picture of the world”, symbolic meanings and characteristics of nomination. This article will study deeply the nominative characteristics regarding the origin of words expressing wedding customs in Vietnamese in comparison with English.”


4. VÍTOR MIGUEL DUARTE SILVA – Động lực trong dạy và học tiếng Bồ Đào Nha tại Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Bồ Đào Nha)

“Bài viết này tập trung vào vai trò của động cơ trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Để có thể hiểu các đặc tính ảnh hưởng đến yếu tố động cơ, góp phần tạo nên sự thành công hay thất bại trong việc học ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam, chúng tôi chú trọng đến bối cảnh văn hoá xã hội và giáo dục của Việt Nam đầu thế kỷ này, tiếp đó là những đặc trưng của người học và của cộng đồng ngôn ngữ xung quanh họ, trên cơ sở xem xét các lý thuyết khác nhau về động cơ, bao gồm mô hình giáo dục-xã hội để xác định xem quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của người học chịu sự chi phối chủ yếu của động cơ nội tại hay động cơ ngoại lai.

This article focuses on the roles that motivation plays in the second language acquisition. To understand the features that influence the motivations attributing to the Vietnamese students' success or failure in learning a foreign language, we highlight the socio-cultural and educational context of Vietnam at the beginning of this century. The study then investigates the specific features of learners and their linguistic community, considering different motivational theories, including the socio-educational model to find out whether the second language acquisition process is conditioned more by intrinsic or instrumental motivation.”

 
5. ANGELA KAJITA – Phát triển chương trình đào tạo cho việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Brazil tại Malaysia (Ngôn ngữ viết: tiếng Bồ Đào Nha)

Khóa học Văn hóa Brazil ở Trường Đại học Malaya (Malaysia) không chỉ giới thiệu với sinh viên về văn hóa và ngôn ngữ, mà còn phát triển các kĩ năng quý báu khác: kĩ năng làm việc nhóm, tư duy phê phán, cách giải quyết vấn đề, v.v... Bài viết này mô tả và giải thích về sự phát triển chương trình khóa học.

The course on Brazilian Culture at the University of Malaya, Malaysia, not only introduces students to the culture and the language but also develops other valuable skills such as team work, critical thinking, problem solving, etc. This paper describes and explains the development of the course program.”


6. NGUYỄN THU LOAN – Một số khó khăn trong việc dạy tiếng Bồ Đào Nha như một ngoại ngữ tại Việt Nam đối với giáo viên không phải là người bản địa (Ngôn ngữ viết: tiếng Bồ Đào Nha)

Ngôn ngữ Bồ Đào Nha đã chính thức được giảng dạy tại Việt Nam từ năm 2004, vì vậy việc giảng dạy ngoại ngữ này có nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với giáo viên không phải là người bản địa. Bài viết này giới thiệu về việc dạy tiếng Bồ Đào Nha như một ngoại ngữ. Đầu tiên bài viết đưa ra một số khái niệm chung về văn hóa và văn hóa trong giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha. Sau đó dựa trên một số nội dung trong tài liệu giảng dạy để phân tích các cấu trúc ngữ pháp gây khó khăn cho giáo viên không phải là người bản ngữ gặp phải. Bài viết cũng đề cập đến một số vấn đề còn tồn tại trong giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha tại Việt Nam.

The Portuguese language was officially taught in Vietnam in 2004, not long ago therefore the teaching of Portuguese as a foreign language is challenging especially for non-native teachers. This article presents the teaching of Portuguese as a foreign language. Firstly, some general concepts about the culture and culture in Portuguese teaching are introduced. Then, on the basis of selected activities in the teaching materials, analyses are made, focusong on Portuguese grammatical structures which cause difficulties to non-native Portuguese teachers. Moreover, this article mentions existing problems that non-native teachers face in teaching Portuguese in Vietnam.”
 

7. ĐỖ THỊ THU GIANG – Sinh viên Đại học Ngoại thương nhìn nhận về dạy và học Tiếng Pháp thương mại như thế nào? (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)

Tiếng Pháp thương mại là một trong những ngôn ngữ nước ngoài được giảng dạy tại Trường Đại học Ngoại thương nhằm mục tiêu hướng nghiệp. Nó mang tính quyết định đến chất lượng đầu ra của sinh viên. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, sinh viên chưa hài lòng với môn học này. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhằm đánh giá xem việc giảng dạy tiếng Pháp thương mại ở Trường Đại học Ngoại thương được sinh viên nhìn nhận như thế nào. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi có thể kết luận: sinh viên Trường Đại học Ngoại thương suy nghĩ một cách tiêu cực về Tiếng Pháp thương mại. Môn học quan trọng này trong suy nghĩ của sinh viên, đang mang một hình ảnh xấu.

Business French is taught at Foreign Trade University (FTU) for career orientation. This subject directly affects the quality of graduates. However, our observation shows that students have not been satisfied with this subject. As a result, we have carried out a survey about students’ course evaluation. The survey results show that FTU students have negative impressions on Business French. In students’ point of view, this subject has a bad image.”


8. NGUYỄN VĂN NHÂN – Văn bản văn học: Tài liệu hỗ trợ dạy/học ngoại ngữ và liên văn hóa (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)

Bất kỳ ai khi học một ngoại ngữ đều phải học văn hóa của nước đó. Học một ngoại ngữ dẫn đến học văn hóa vì mục đích của việc học là giao tiếp với người bản ngữ, bằng ngôn ngữ của họ. Vì không một ngôn ngữ nào lại không hàm chứa yếu tố văn hóa và ngược lại không có văn hóa nào lại thiếu yếu tố ngôn ngữ, cho nên giáo viên dạy tiếng nước ngoài có vai trò rất quan trọng. Khi bắt đầu tìm tài liệu giảng dạy có nội dung liên văn hóa, mọi giáo viên đều tự hỏi nên chọn và khai thác tài liệu nào. Với nhiều lý do khác nhau, trích phẩm văn học là nguồn tài liệu nên chọn. Abdallah-Pretceille et Porcher (1996) xem văn học như biểu tượng của liên văn hóa, và văn bản văn học tượng trưng cho văn hóa ở bậc cao, nơi hội tụ các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, lịch sử, chính trị; nơi phản ánh nền văn hóa của một dân tộc. Tác giả Porcher (2004, tr.55) khẳng định il y a du culturel dans le linguistique (trong ngôn ngữ có văn hóa).

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập vấn đề tiếp xúc liên văn hóa. Sau khi nêu định nghĩa khái quát một số khái niệm căn bản liên quan đến liên văn hóa, xung đột văn hóa, bản sắc văn hóa, chúng tôi sẽ đề cập vấn đề giảng dạy liên văn hóa và đề xuất bài tập ứng dụng trên cơ sở khai thác tác phẩm À l’étranger của nhà văn Nicole Malinconi..

Learners of a foreign language must study the culture of that language. Learning a foreign language leads to cultural studies because the main purpose of learning is to communicate with native speakers in their languages. Since every language embraces cultural subtances and vice versa, every culture comprises different language elements, foreign language teachers play an important role. While looking for teaching materials with intercultural contents, teachers often ask themselves which document to choose and to use. For differents reasons, literary excerpts are advisable. According to Abdallah-Pretceille and Porcher (1996), literature is the intercultural symbol, and literary texts embody the high culture, embracing, on the one hand, different fields such as literature, arts, history, politics; and on the other hand, reflecting the culture of a nation. Porcher (2004, p.55) asserts: “Il y a du culturel dans le linguistique” (There is culture in language).

This paper presents our research on intercultural communication. First, we will provide general definitions of basic concepts concerning intercultural, cultural conflicts, cultural characteristics; then we will discuss intercultural teaching using literary texts and suggest some exercises working on the novel “À l’étranger” of Nicole Malinconi.”


9. NguyỄn Vũ Thu Hà – Những khó khăn trong việc dịch hô ngữ từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Bồ Đào Nha)

Mỗi dân tộc đều có một hệ thống ngôn ngữ riêng mà trong đó hô ngữ là một phần tất yếu của giao tiếp. Là một người học và giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha, người viết bài này đã thấy được những khác biệt về hô ngữ của tiếng Việt và tiếng Bồ Đào Nha. Những khác biệt này đã gây nhiều khó khăn cho những người học tiếng Việt, đặc biệt là người nói tiếng Bồ Đào Nha và cho sinh viên Việt Nam khi phải sử dụng từ xưng hô tiếng Bồ Đào Nha hay khi phải dịch từ xưng hô từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Việt và ngược lại. Trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ so sánh từ xưng hô trong tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt, đồng thời đưa ra một vài chú ý trong việc dịch loại từ này.

Each nation has its own system of language, of which language of address is indispensable for communication. As a student and also a teacher of Portuguese, the author of this article can see the differences in the address forms between the Portuguese and the Vietnamese languages. Such differences cause difficulties for learners such as Portuguese speakers when studying Vietnamese or Vietnamese people using or doing translation from Portuguese into Vietnamese. This article aims to show comparisons between the address forms of the two languages and then presents practical considerations in translation from Portuguese into Vietnamese.”


10. Maria Antónia Nicolau Espadinha Giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha tại Trung Quốc (Ngôn ngữ viết: tiếng Bồ Đào Nha)

Một bài viết ngắn về việc giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha ở Trung Quốc và Ma Cao: từ nỗ lực thu hút người học đến phát triển những chương trình giảng dạy mới, phương pháp giảng dạy, thành công và thất bại.

This is a brief article about the teaching of Portuguese in China and Macau: from attempts to attract learners to development of new curricula, methodologies, successes and failures.”

 
11. Carlos Ascenso André – Giảng dạy tiếng Bồ Đào Nha ở Trung Quốc và châu Á: Sự bùng nổ và thay đổi mô hình (Ngôn ngữ viết: tiếng Bồ Đào Nha)

Trong những thập niên gần đây, nhu cầu học tiếng Bồ Đào Nha ở các trường đại học của Trung Quốc và trên toàn Châu Á đã tăng theo cấp số nhân. Hiện nay số lượng các trường đại học, sinh viên và giảng viên sử dụng tiếng Bồ Đào Nha rất ấn tượng.

Nguyên nhân dẫn đến gia tăng nhu cầu chính là sự thay đổi của các quốc gia trong cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha: từ những vùng đất không có bản sắc, không có chiến lược trọng điểm và đặc biệt là không có tầm quan trọng về kinh tế đã chuyển mình thành những nền kinh tế mới nổi. Braxin, Angola và Mozambic là những ví dụ điển hình.

Điều đó nói lên rằng nhu cầu học tiếng Bồ Đào Nha tăng lên theo các nhà nghiên cứu từ thế kỷ trước là do yếu tố thị trường, hay nói cách khác là do nền kinh tế thực, không phải do yếu tố văn hóa, văn học và ngôn ngữ Bồ Đào Nha.

Bài viết này phân tích quá trình phát triển và chỉ ra rằng quá trình này đòi hỏi phải có sự thay đổi trong mô hình và thay đổi sâu sắc trong chính sách về ngôn ngữ, trong phương pháp và trong lựa chọn.

During recent decades, there has been an exponential growth in the demand for  learning Portuguese in Chinese universities and in Asia. The number of universities, students and teachers of Portuguese is impressive.

The reasons for this increasing demand have many things to do with the changes in the countries of the lusophone community: from lands almost without identity, without focal strategy and especially without economic importance, they become emerging economies. Brazil, Angola and Mozambique are typical examples.

This means that the increase in demand for Portuguese is due to the market factors, i. e. the real economy, rather than due to the cultural, literary or linguistic factors, as pointed out by the studies in the previous century.

This paper analyses the process of growth and shows that this evolution requires a change in models and deep changes in policies of language, methods and selection.”


12. ĐOÀN THỊ THU HIỀN – Tiếng Bồ Đào Nha ở Braxin (Ngôn ngữ viết: tiếng Bồ Đào Nha)

Tiếng Bồ Đào Nha là một ngôn ngữ hệ Latinh, được sử dụng như ngôn ngữ chính thức ở Bồ Đào Nha, Braxin, các nước và các khu vực thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha. Trong thời kỳ mở rộng thuộc địa, người Bồ Đào Nha đã mang theo ngôn ngữ của mình đến những quốc gia và khu vực này, và như một điều tất yếu tiếng Bồ Đào Nha có sự tiếp xúc, trao đổi với những ngôn ngữ của người bản địa, và dần dần tiếp nhận những ảnh hưởng của những ngôn ngữ này. Bài viết đề cập đến sự hình thành và các giai đoạn phát triển của tiếng Bồ Đào Nha Braxin, đồng thời giới thiệu một số nét khác biệt giữa tiếng Bồ Đào Nha Braxin và tiếng Bồ Đào Nha châu Âu.

Portuguese is a Roman language, used as the official language in Portugal, Brazil, the regional countries and former colonies of Portugal. During the period of colonial expansion, the Portuguese brought their language to the above-mentioned countries and regions, and as a matter of course, Portuguese enters into direct contact, exchange with the local languages, and has been gradually influenced by the local languages. This article will address the formation and stages of development of Brazilian Portuguese, and will introduce some differeces between Brazilian Portuguese and European Portuguese.”

 
13. TrẦn ThỊ HẢi YẾn – Tóm tắt các trào lưu văn học Bồ Đào Nha (Ngôn ngữ viết: tiếng Bồ Đào Nha)

Văn học là một môn học quan trọng trong nhà trường và là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc giảng dạy ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như ngoại ngữ. Ngoài ý nghĩa ngôn ngữ ra, thông qua văn học, người đọc còn hiểu thêm về văn hóa và lịch sử, bởi văn học là tấm gương phản ánh lịch sử và văn hóa. Bài viết tập trung vào việc nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa bối cảnh lịch sử với sự ra đời của các trào lưu văn học Bồ Đào Nha từ thời Trung cổ đến thế kỷ XX cùng những đặc điểm chính của các trào lưu này. Từ đó giúp người học có cái nhìn toàn diện và xuyên suốt hơn đối với văn học Bồ Đào Nha.

Literature is an important subject in schools and is an extremely useful tool in teaching the first language as well as foreign languages. In addition to meanings, readers also learn more about the culture and history through this subject. Literature is a mirror that reflects the history and culture. This article focuses on emphasizing the close relationship between historical contexts and the literary movements in Portugal from Medieval to the 20th century, depicting their main characteristics and helping learners to have an an overview of the Portuguese literature.”


14. TRẦN NguyỄn Minh Trang – Ảnh hưởng của Bồ Đào Nha đối với ẩm thực Braxin (Ngôn ngữ viết: tiếng Bồ Đào Nha)

Nhắc đến Braxin là chúng ta không thể không nhớ ngay tới những vũ điệu Samba sôi động, thiên nhiên hùng vĩ. Bên cạnh đó, Braxin còn sở hữu một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Ẩm thực tại mỗi quốc gia luôn phản ánh nền văn hóa của quốc gia đó. Và chúng ta không thể phủ nhận, ẩm thực Braxin chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ Bồ Đào Nha sau hàng trăm năm thuộc địa.

It is impossible to talk about Brazil without mentioning the vibrant Samba and breath-taking nature. Besides, Brazil also owns an extremely rich and diverse cuisine. The cousines of a country always reflect its culture. And we cannot deny that the Brazilian cuisines have been strongly influenced by the Portuguese counsines as a result of hundreds of years of colonial domination.”