logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 42 (Tháng 3/2015)


LÝ LUẬN NGÔN NGỮ


1. NGUYỄN VĂN CHIẾN – Điển cố - Định nghĩa, đối chiếu văn hóa và một số gợi ý giảng dạy.

2. TRƯƠNG THỊ MAINhững vấn đề cơ bản trong nghiên cứu động từ tiếng Nhật.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

3. NGUYỄN CAO THÀNH – Các tiêu chí biểu thị một người học tự chủ ở bậc giáo dục đại học.

4. TRẦN THỊ PHƯƠNG THU – Sự cần thiết của việc dạy thành phần rào đón trong hành vi hỏi và hồi đáp.

5. ĐÀM TẤT ĐẠT – Phương thức xây dựng quan hệ hợp tác giảng dạy chung hiệu quả tại Khoa Đào tạo Đại cương.

6. TRẦN LÊ THU HÀ – Hiệu quả sử dụng hình ảnh trong dạy kỹ năng viết miêu tả cho sinh viên năm thứ nhất hệ chuyên ngữ, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

7. PHẠM THỊ ANH ĐÀO – Lỗi diễn đạt viết của sinh viên tiếng Anh năm thứ nhất và một số đề xuất chữa lỗi.

8. HOÀNG NAM HẢI Trọng âm tiếng Anh đối với sinh viên Việt Nam – Những khó khăn và giải pháp.

9. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI Một số mô hình năng lực giao tiếp và ứng dụng của nó trong dạy và học ngoại ngữ.

VĂN HÓA - VĂN HỌC

10. HOÀNG LIÊNVăn hóa Nhật Bản trong hoạt động giảng dạy và giao lưu của giáo viên và sinh viên Khoa tiếng Nhật, Trường Đại học Hà Nội.

 

Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quang Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội • ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  ,  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  • Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT
 
1. NGUYỄN VĂN CHIẾN – Điển cố - Định nghĩa, đối chiếu văn hóa và một số gợi ý giảng dạy (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Điển cố là những phương tiện văn học vốn được dùng trong tất cả các thể loại văn chương cũng như các dạng ngôn bản khác, thậm chí cả trong văn hóa đại chúng và ngôn ngữ quảng cáo. Điển cố có thể là các quy chiếu trực tiếp hay gián tiếp tới văn học, tới các sự kiện lịch sử, thần thoại, tôn giáo, địa lý, quân sự, tâm linh v.v.. Bài viết này nghiên cứu bản chất của điển cố sử dụng trong văn học phương Tây và Việt Nam, tập trung khảo sát đối chiếu các bình diện ngôn ngữ, văn học, lịch sử, tôn giáo của điển cố để giúp người học hiểu các chức năng quan trọng trong biểu đạt tư tưởng.

Việc điển cố Việt Nam không hiện diện trong văn học phương Tây có thể làm cho nghiên cứu này có ý nghĩa cần thiết hơn cho thụ đắc điển cố ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Những khác biệt và tương đồng trong cấu trúc ngữ nghĩa của điển cố được làm rõ nhằm chứng minh rằng điển cố không phải là thành ngữ tuy hai khái niệm này tương đối giống nhau ở vài nét. Một số bối cảnh lịch sử hay tiến trình phát triển văn học có thể tạo ra một vài điển cố dường như là tương đồng trong cả hai hệ thống điển cố phương Tây và Việt Nam, nhưng đó chỉ là hãn hữu và chúng chỉ gần nhau ở nghĩa bóng mà thôi. Các dữ liệu thu được từ nghiên cứu đối chiếu có thể hữu ích dạy ngoại ngữ. Điển cố có thể là những minh họa tốt cho các khóa trình ngôn ngữ học văn bản, phân tích diễn ngôn và ngữ dụng học. Ngoài ra, các đơn vị điển cố hỗ trợ giảng viên lý giải một số vấn đề phức tạp trong từ vựng học hay ngữ nghĩa học. Cách tiếp cận đối chiếu trong khảo sát điển cố giúp luận giải các nếp tư duy, các đặc trưng lịch sử, văn hóa và văn học trong những nền văn minh phương Đông và phương Tây.

Allusions are the literary devices used in all genres of literature and different kinds of verbal texts, even in pop culture or in advertising etc. The allusions might be direct or indirect references to literary, historical, mythical, religious, geographical, military and spiritual events. This article reports a study about an investigation of the nature of allusions that are used particularly in Western and Vietnamese literature. The paper emphasises on contrastive study of linguistic, literary, historical, religious aspects of Western and Vietnamese allusions, which helps readers to better understand their important functions of expressing human thoughts.

That Vietnamese allusions are absent in western literature could make this study become more significant for the acquisition of allusions in Western countries and Vietnam. The differences and similarities in semantic structure of allusions are explained to prove that allusions are not the same as idioms, though those lexical units are relatively similar in several features. Some contexts of history or development of literature could form some units which seem to be equivalents in the Western and Vietnamese systems of allusions, but they are rare and similar in figurative sense only. The data from contrastive analysis are used to make useful suggestions for teaching languages. The allusions could be good illustrations for such courses as text linguistics, discourse analysis and pragmatics. Besides, allusions assist lecturers to interpret some complicated issues in lexicology or semantics. The contrastive approach in the investigation of allusions helps to make sense of human manners of thinking, characteristics of history, culture and literature in Oriental and Occidental civilisations.”

  

2. TRƯƠNG THỊ MAINhững vấn đề cơ bản trong nghiên cứu động từ tiếng Nhật (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

Động từ tiếng Nhật được sử dụng rộng rãi trong các phát ngôn. Với chức năng làm thành phần câu, đặc biệt là chức năng vị ngữ, động từ tiếng Nhật tập hợp xung quanh mình nhiều vấn đề ngữ pháp liên quan đến các phổ niệm ngôn ngữ nói chung và đặc thù của tiếng Nhật nói riêng. Bởi vậy, động từ tiếng Nhật là một vấn đề được các nhà ngôn ngữ học Nhật bàn tới từ rất sớm. Trong bài viết này, chúng tôi sơ lược những vấn đề cơ bản về nghiên cứu động từ tiếng Nhật trong thời kì hiện đại, từ thời kì Minh trị (1868) trở lại đây, và về sự phân loại động từ tiếng Nhật. Về cơ bản, hiện nay, giới nghiên cứu tiếng Nhật hiện đại thống nhất cho rằng động từ tự mình có thể đóng vai trò vị ngữ của câu và kết hợp với các thành phần khác như chủ ngữ hay tham tố có thêm các giới từ cách để làm thành câu. Cho tới nay, có rất nhiều cách phân loại động từ tiếng Nhật khác nhau theo những hướng tiếp cận khác nhau. Ở đây, chúng tôi giới thiệu một số cách phân loại động từ tiêu biểu như phân loại động từ dưới góc độ thể, phân loại động từ theo nguồn gốc, theo ngữ trị... Bên cạnh đó chúng tôi cũng điểm lại tình hình nghiên cứu về động từ tiếng Nhật theo một số hướng nghiên cứu khác nhau. Đây là những tổng quan ban đầu về nghiên cứu động từ tiếng Nhật, làm cơ sở lí luận cho những nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề này.

Japanese verbs are widely used in utterances. As a part of a sentence, especially as a predicate, Japanese verbs include many grammatical elements relating to language concepts in general and the Japanese language in particular. Therefore, Japanese verbs have been discussed very early. In this article, we briefly mention studies about Japanese verbs in modern times from 1868 up to now and the classifications of Japanese verbs. Basically, there is a general agreement among researchers of Japanese that verbs themselves can play the role of predicate in a sentence and can combine with other parts such as subject or prepositions to make a sentence. Until now there have been different classifications of Japanese verbs using different approaches. We introduce typical classifications of Japanese verbs such as classification by voice, origin and language control, etc. Moreover, we also review the literature regarding Japanese verbs in different approaches. These are initial overviews about Japanese verbs, creating a theoretical background for further research in this area.”

  

3. NGUYỄN CAO THÀNH – Các tiêu chí biểu thị một  người học tự chủ ở bậc giáo dục đại học (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

“Bài báo nghiên cứu về tầm quan trọng của việc học tập tự chủ đối với sinh viên đại học, đồng thời chỉ ra các tiêu chí để có thể trở thành những người học tự chủ. Căn cứ vào nghiên cứu của các nhà khoa học thì có các yếu tố cơ bản mà người học cần đạt được trong quá trình học tập tự chủ. Các tiêu chí bao gồm: Sự sáng tạo; khả năng tự quyết và giải quyết vấn đề; khả năng sử dụng các nguồn tài liệu học tập; khả năng cộng tác trong học tập và sự kiên trì trong học tập. Bài viết kết luận rằng, mặc dù các sinh viên cần nỗ lực bản thân để trở thành những người học tự chủ thì vẫn không thể thiếu được vai trò của người giáo viên.

The article examines the importance of autonomous learning in higher education and indicates criteria that learners need to attain to become autonomous learners. Based on suggestions and indications of researchers, there are key factors to becoming an autonomous learner at university level. These criteria include: Learner initiative; Problem solving and decision making; Using learning resources; Collaborative learning; Persistence in learning. The paper sums up that even with endeavor of learners on the way to learn autonomously, the role of teachers still cannot be absent.”

  

4. TRẦN THỊ PHƯƠNG THU – Sự cần thiết của việc dạy thành phần rào đón trong hành vi hỏi và hồi đáp (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Rào đón đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp. Bài viết này khảo sát việc sử dụng thành phần rào đón trong hành vi hỏi và hồi đáp của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, Trường Đại học Thăng Long đang học các học phần thực hành tiếng cuối cùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù nhóm sinh viên này tham gia vào các tình huống giao tiếp hỏi và hồi đáp bằng tiếng Anh khá thường xuyên nhưng sự nhận thức cũng như khả năng sử dụng thành phần rào đón khi hỏi và hồi đáp còn hạn chế. Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất về giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc sử dụng thành phần rào đón khi giao tiếp, giúp sinh viên diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả hơn và giảm thiểu các xung đột giao tiếp.

Hedging devices play an important role in oral communication. This article investigates the use of hedging expressions in the spoken discourse by the English major students at Thang Long University. The findings show that although students take part in a lot of activities involving questions and responses, their ability to employ hedging devices in their speech is limited. Based on the research findings, a number of suggestions have been put forward to integrate the instruction of hedging devices into the process of teaching and learning English so that students can use these devices appropriately when communicating in English in particular and minimise communication conflicts in general.”

 

5. ĐÀM TẤT ĐẠT – Phương thức xây dựng quan hệ hợp tác giảng dạy chung hiệu quả tại Khoa Đào tạo Đại cương (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Hợp tác giảng dạy hay xây dựng nhóm giảng dạy là phương pháp giáo dục ngôn ngữ hiện đại và gần đây đã trở nên phổ biến hơn giảng dạy độc lập. Do vậy, cách thức để xây dựng quan hệ hợp tác giảng dạy hiệu quả trở thành vấn đề rất đáng quan tâm và quan trọng đối với sự phát triển chuyên môn của giáo viên. Dựa vào kết quả của các nghiên cứu về chủ đề này, bài viết phân tích lợi ích và thách thức của quan hệ hợp tác giảng dạy và thảo luận phương thức xây dựng quan hệ cộng tác hiệu quả. Các biện pháp như cam kết quản lý thời gian, giao tiếp hiệu quả, điều chỉnh cách thức đánh giá giáo viên, chính thức hóa việc tự đánh giá phân tích quá trình giảng dạy và việc đào tạo đồng cấp là chìa khóa của quan hệ hợp tác hiệu quả. Một số biện pháp đã được áp dụng thành công tại Khoa Đào tạo Đại cương, Trường Đại học Hà Nội. Bài viết hi vọng cung cấp thêm thông tin cho các giáo viên và cán bộ quản lý về chủ đề hợp tác giảng dạy chung, đồng thời khơi gợi ý tưởng cho các công trình nghiên cứu khoa học thực tiễn tại Trường Đại học Hà Nội và các cơ sở giảng dạy tiếng Anh khác tại Việt Nam.

Collaborative teaching or team teaching as a modern approach to language education is currently more prevalent than individual teaching in isolation. How to build effective team teaching partnership becomes a critical issue in teachers’ professional development. Based on the results of various studies, this paper analyzes the benefits and challenges of team-teaching collaboration so as to discuss measures to develop effective team teaching partnership. Time management commitment, effective communication, revised teacher evaluation and formalized reflective teaching and peer coaching are efficient tools to build a better institutional culture. Several measures were applied successfully at the Foundation Studies Department. The discussion is hoped to provide teachers and administrators with a deeper understanding of team teaching collaboration and inspire further localized research on the issue at Hanoi University and in other English as a Foreign Language (EFL) contexts in Vietnam.”

 

6. TRẦN LÊ THU HÀ – Hiệu quả sử dụng hình ảnh trong dạy kỹ năng viết miêu tả cho sinh viên năm thứ nhất hệ chuyên ngữ, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Nghiên cứu này tìm hiểu tính hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh trong dạy viết văn bản miêu tả cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất. Hình ảnh thể hiện cái nhìn trực quan về một đối tượng, một cảnh hoặc một người vì thế người học có thể sử dụng chúng để viết văn miêu tả một cách dễ dàng. Phương pháp nghiên cứu hành động được sử dụng trong nghiên cứu này với đối tượng nghiên cứu là 26 sinh viên lớp đại học tiếng Anh 2C K8 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Công cụ nghiên cứu bao gồm phiếu điều tra, quá trình quan sát và hai bài kiểm tra viết luận. Kết quả khảo sát từ phiếu điều tra và quan sát lớp học cho thấy phần lớn sinh viên có thái độ tích cực đối với việc sử dụng tranh ảnh để học viết văn bản miêu tả, đồng thời họ cũng tham gia nhiệt tình các buổi học kỹ năng viết sử dụng tranh ảnh. Quan trọng hơn cả là kết quả điểm số chứng minh việc sử dụng hình ảnh giúp sinh viên nâng cao khả năng viết văn miêu tả với số điểm trung bình của họ tăng từ 56,12 (điểm trước khi áp dụng phương pháp mới) lên 79,86 (điểm sau khi áp dụng phương pháp mới) (điểm tính từ 0-100).

This study focuses on the effectiveness of using pictures to teach descriptive writing to English major freshmen. Pictures generally present a visual presentation of an object, a scene, and a person that can help students to write descriptive paragraphs easily. This study used classroom action research on 26 first-year students of class E2C K8 at the Faculty of Foreign Languages, Hanoi University of Industry (HaUI) who have difficulties in writing descriptive paragraphs. The data collection tools include a questionnaire, an observation checklist and two composition tests. The data from the questionnaire showed that the vast majority of the students had a positive attitude towards the use of pictures to learn descriptive writing. Moreover, the result of observation data indicated that the students participated actively in learning process using pictures. Finally, the result of the tests proved that the use of pictures helped the students improve their ability in descriptive writing with their average score increasing from 56.12 (0-100 scale) prior to the teaching-learning process to 79.86 at the end of the treatment.”

 

7. PHẠM THỊ ANH ĐÀO – Lỗi diễn đạt viết của sinh viên tiếng Anh năm thứ nhất và một số đề xuất chữa lỗi (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Bài viết nghiên cứu các lỗi diễn đạt viết mà sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành tiếng Anh, Trường Đại học Công nghiệp, thường mắc phải và ý nghĩa của việc sửa lỗi trong giảng dạy kỹ năng viết tiếng Anh. Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng hợp hai phương pháp: phân tích định tính và định lượng, với 2 công cụ chính là: bảng câu hỏi khảo sát và phân tích bài viết của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy lỗi diễn đạt viết tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất là do thiếu vốn từ vựng và chưa làm chủ các quy tắc ngữ pháp thông thường trong tiếng Anh. Những nguyên nhân chính là sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, phương pháp giảng dạy, sự bất cẩn và tâm lý người học, trong đó sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ được coi là nguyên nhân lớn nhất. Từ đó tác giả đề xuất một số phương pháp và kỹ thuật dạy viết như hướng dẫn sinh viên tự sửa lỗi, sửa lỗi chéo theo cặp, sửa lỗi trực tiếp giữa giáo viên và sinh viên với hy vọng có thể giúp giáo viên sửa lỗi hiệu quả và giúp sinh viên tiến bộ hơn trong kỹ năng viết.

This paper studies the common written errors that first year English major students make and the significance of error correction in teaching English writing skills. To achieve the desired aims of the current study, we combined both qualitative and quantitative methods, including observation, survey questionnaire and student writing analysis. Research results show that errors first year English major students often make are basically due to the lack of vocabulary and problems with grammatical rules in English. The main causes of these errors are the interference of mother tongue, teaching methods, carelessness and psychology of learners. The interference of the first language is the biggest cause. Therefore, some correction methods and techniques, including self – correction, peer – correction, student – teacher correction and remedial exercises are strongly suggested to help teachers with effective error corrections and also help to improve students’ writing proficiency.”

 

8. HOÀNG NAM HẢI Trọng âm tiếng Anh đối với sinh viên Việt Nam – Những khó khăn và giải pháp (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Ngữ âm học luôn là mảng đề tài thu hút sự quan tâm của giáo viên và các nhà nghiên cứu. Đã có khá nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực âm tiết, trọng âm, nhịp điệu, và ngữ điệu của tiếng Anh trên thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu về việc dạy trọng âm trong tiếng Anh ở Việt Nam nói chung, đặc biệt ở môi trường chuyên ngữ hệ đại học, còn hạn chế. Là một giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh lâu năm, tác giả bài viết nhận thấy sinh viên Việt Nam thường mắc lỗi về trọng âm khi phát âm các từ tiếng Anh. Dựa trên các nghiên cứu trước đây, bài viết đề cập đến các vấn đề như: các loại lỗi trọng âm sinh viên Việt Nam thường mắc phải; nguyên nhân và hậu quả của việc phát âm sai các trọng âm; và một số giải pháp khắc phục được đề xuất. Tác giả hy vọng bài viết góp phần giúp sinh viên và giáo viên tiếng Anh có được một bức tranh khái quát về lĩnh vực này, hướng tới góp phần cải thiện việc dạy và học phát âm tiếng Anh.

Phonetics always draws attention of both teachers and researchers. Much has been studied about syllable, stress, rhythm, and intonation in English. However, There has been little research on how to teach English stress in Vietnam especially in English major courses at tertiary level. As an experienced teacher of English, the author reckons that Vietnamese students often make pronunciation mistakes with English stress. Based on previous studies, this article examines key issues such as typical pronunciation mistakes with stress by Vietnamese students; causes and consequences of wrong stress; and suggested solutions. The author hopes that the paper can help teachers and students of English to have an overall picture of this issue and move towards further improvement of teaching and learning English pronunciation.”

  

9. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI Một số mô hình năng lực giao tiếp và ứng dụng của nó trong dạy và học ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài viết này phân tích sự ra đời của lí thuyết “năng lực giao tiếp” do Dell Hymes phát biểu vào năm 1970. Kể từ sau đó, rất nhiều những mô hình năng lực giao tiếp được ra đời với mục đích làm sáng tỏ hơn quá trình dạy, học, và kiểm tra đánh giá ngôn ngữ thứ hai. Việc phân tích và so sánh sáu mô hình năng lực giao tiếp có tầm ảnh hưởng lớn (Canale & Swain, 1980; Canale, 1983; Bachman, 1990; Bachman and Palmer, 1997; Celce-Murcia et al, 1995; Celce-Murcia, 2007) cho phép kết luận rằng một người sử dụng ngôn ngữ giỏi phải có kiến thức về ngôn ngữ đó và có khả năng sử dụng kiến thức đó trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Bài viết cũng đưa ra một số gợi ý về hướng nghiên cứu của lĩnh vực này trong tương lai.

This paper briefly mentions the birth of a term “communicative competence” coined by Dell Hymes in 1970. Since then various communicative models have been advanced for better explanation of how second language learning, teaching and testing work. Through the review and comparison of six influential models (Canale & Swain, 1980; Canale, 1983; Bachman, 1990; Bachman and Palmer, 1997; Celce-Murcia et al, 1995; Celce-Murcia, 2007) knowledge about language and skills to use that knowledge in communicative events emerge as two dominant elements of a competent language user. Some considerations for future research in this area are also suggested in this paper.”

 
 
10. HOÀNG LIÊNVăn hóa Nhật Bản trong hoạt động giảng dạy và giao lưu của giáo viên và sinh viên Khoa tiếng Nhật, Trường Đại học Hà Nội (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Đứng từ góc độ nhà quản lý, thành viên ban tổ chức một số hoạt động giao lưu và là giảng viên bộ môn Văn học và văn hóa văn minh, tác giả bài viết cung cấp cho bạn đọc khái quát về nội dung giảng dạy môn học “Đất nước và văn hóa Nhật Bản” trong chương trình đào tạo cử nhân ngành ngôn ngữ Nhật tại Trường Đại học Hà Nội (ĐHHN), những đánh giá, góp ý cho môn học của sinh viên và gợi ý, đề xuất của tác giả về việc lồng ghép giảng dạy văn hóa để tạo hứng thú và nâng cao khả năng ngôn ngữ của người học trong một số giờ học mà tác giả tham gia giảng dạy.

Một số hoạt động giao lưu văn hóa trong và ngoài Trường ĐHHN và những tác động trực tiếp tới việc tiếp nhận văn hóa của sinh viên, cũng như phản hồi của sinh viên về các hoạt động giao lưu cũng được đề cập trong bài viết.

As an administrator, member of organising committee of exchange activities and lecturer of literature and civilisation, the author briefly describes the content of the unit “The country and culture of Japan” in the BA in Japanese at Hanoi University, course evaluation by students and author’s recommendations for the integration of teaching culture in order to motivate and improve the use of language for learners during lessons conducted by the author.

Some cultural exchange activities within and beyond Hanoi University and direct impacts on cultural reception by students as well as students’ feedback on those exchange activities are also mentioned in the paper.”