logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 43 (Tháng 6/2015)


lý luËn ng«n ng÷

1. TRẦN HỮU QUỐC HUY – Một số vấn đề về các hình thái perfect cơ bản trong tiếng Anh.

2. HOÀNG THANH HƯƠNG – Tổng quan tình hình nghiên cứu hành vi hỏi trong tiếng Hán và tiếng Việt.

ph­¬ng ph¸p gi¶ng d¹y

3. TRẦN VĂN CÔNG – Tạo hứng khởi trong giờ học văn học Pháp.

4. NGUYỄN NGỌC NGÀ – Ngữ liệu trong giảng dạy tiếng Anh và khảo sát việc sử dụng cấu trúc “how about/what about” trong câu gợi ý từ ngữ liệu quốc gia Anh BNC.

5. HOÀNG HỮU CƯỜNG, NGUYỄN BÍCH NGỌC – Đánh giá hoạt động học theo phương thức học ngoại ngữ dựa trên các tác vụ được giao: Bằng chứng từ thực tế.

6. NGUYỄN NGỌC VŨ, ĐÀO THỊ MINH THƯ – Sử dụng Facebook dạy viết tiếng Anh cho học sinh trung học phổ thông.

7. HOÀNG THANH LIÊN – Dạy từ vựng trong lớp học tiếng Anh trẻ em ở Việt Nam hiện nay – Dạy gì và dạy như thế nào?

8. NGUYỄN THU HỒNGKhen thưởng người học: Cách làm hiệu quả và cách làm phản tác dụng.

9. ROBERTO MALDONADO MARTÍNEZ Phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ thông qua hoạt động.

10. TRỊNH THỊ KIM NGỌC, LƯU THỊ NAM HÀDạy và học thành ngữ trong môi trường đa văn hóa.

DÞCH THUËT

11. ĐOÀN THỊ BÍCH NGÀ – Từ vay mượn trong tiếng Nga và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt.

TRAO §æI TH¤NG TIN

12. HOÀNG VĂN THÁI – Đổi mới đánh giá kết quả học tập trong đào tạo ngoại ngữ du lịch.

 

Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quang Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội • ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  • Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT

 

1. TRẦN HỮU QUỐC HUY – Một số vấn đề về các hình thái perfect cơ bản trong tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Các hình thái perfect trong tiếng Anh là những hình thái khá phức tạp. Những phát hiện mới sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về các hình thái này. Ở đây, chúng tôi nêu ra sự định vị thời gian của ba hình thái perfect cơ bản trong tiếng Anh: present perfect, past perfect, và future perfect. Nội dung bài viết nêu bật những phát hiện mới, khác với các quan điểm thông thường hay được dùng trong nhà trường.

The forms of the perfect verb tenses in English are complicated. New discoveries give us better insights into these forms. In this article, we present the time reference of the three basic forms of the perfect: present perfect, past perfect, and future perfect. The article highlights the new findings different from common views often used at schools.”

 
2. HOÀNG THANH HƯƠNG – Tổng quan tình hình nghiên cứu hành vi hỏi trong tiếng Hán và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)

“Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù từ những năm 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hành vi “hỏi”, song vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung khái quát tình hình nghiên cứu hành vi “hỏi” trong tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình nghiên cứu về hành vi hỏi. Kết quả nghiên cứu của bài viết có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn đối với việc nghiên cứu hành vi lời nói nói chung và hành vi “hỏi” nói riêng.

According to the results of our study, since the 80s of the 20th century, although there has been extensive research on question asking behavior, this area can still be further studied. In this article, from the review of the literature on question asking behavior in Chinese and Vietnamese, we identify existing issues in the process of asking behavior. The findings of the article make practical and theoretical contributions to the study of Speech Acts in general and asking behavior in particular.”


3. TRẦN VĂN CÔNG – Tạo hứng khởi trong giờ học văn học Pháp (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Trong những năm gần đây, môn văn học nước ngoài dường như ngày càng bị coi nhẹ trong các chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngữ: số giờ dạy-học văn học giảm, giáo trình không được cập nhật, ít giáo viên lựa chọn dạy môn này, sinh viên ít hứng thú với giờ học… Tuy nhiên, các văn bản văn học là những tài liệu hoàn chỉnh nhất cung cấp cho người học các kỹ năng ngôn ngữ cũng như kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội, tâm lý của từng thời kỳ. Thông qua các văn bản văn học, sinh viên có thể khám phá nhân sinh quan của các tác giả, của nhân vật và so sánh với cách nhìn nhận của chính bản thân mình về cuộc sống. Cảm thụ tốt một tác phẩm văn học cho phép sinh viên thể hiện bằng ngôn từ cảm xúc cá nhân cũng như quan điểm riêng của mình đối với vấn đề được đề cập. Như vậy, văn bản văn học là công cụ giúp sinh viên hoàn thiện ngôn ngữ, mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài và phát triển tư duy phê bình, lập luận.

Để đem lại cho môn văn học vị trí đích thực của nó trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngữ nói chung, cử nhân ngành tiếng Pháp nói riêng, bài viết này đề xuất những giải pháp sư phạm tạo hứng khởi cho người dạy và người học. Sau khi đã xác định rõ ràng các mục tiêu giảng dạy, tác giả sẽ đưa ra một chiến lược sư phạm với các bước lên lớp phù hợp với đối tượng sinh viên học ngoại ngữ, sao cho môn học này trở nên hấp dẫn tương xứng với vai trò của nó trong tổng thể chương trình đào tạo và phù hợp với phương pháp giao tiếp đang phổ biến hiện nay.

In recent years, little attention has been paid to literature subject in undergraduate foreign language training programs: the number of hours for literature teaching has been reduced, textbooks outdated. Consequently the subject has been chosen by a few lecturers, and students were demotivated. However, literary texts remain the most complete documents providing learners with language skills as well as historical, cultural, social and psychological skills of each period. Through literary texts, students could explore the world views of authors, characters and reflect with their own perceptions of life. Good acquisition of a literary work allows students to express their personal choices of emotional words as well as their own points of view on the issue discussed. Therefore, literary texts are the tool to help students perfect their language, expand their vision to the outside world and develop their critical thinking.

In an attempt to truly position literature subject in the undergraduate foreign language programs in general, the French language program in particular; this paper proposes pedagogical solutions to motivating both teachers and students. After the teaching objectives are clearly defined, the author will touch on a pedagogical strategy with lesson plans appropriate for language students so as to make this subject appealing to the training program and in line with the currently popular communicative language teaching approach.”

 
4. NGUYỄN NGỌC NGÀ – Ngữ liệu trong giảng dạy tiếng Anh và khảo sát việc sử dụng cấu trúc “how about/what about” trong câu gợi ý từ ngữ liệu quốc gia Anh BNC (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

“Cấu trúc “How about/what about” thường được dùng trong các câu gợi ý trong tiếng Anh. Chính vì thế, 2 cấu trúc này rất hay được dạy cho người học để tạo ra những ý nghĩa như vậy. Tuy nhiên, 2 cấu trúc này dường như còn biểu thị thêm những ý nghĩa khác, đặc biệt là khi chúng đi với những từ/lớp từ khác nhau. Trong bài viết này, những hàm nghĩa mới sẽ được khám phá trong quá trình nghiên cứu cách dùng thực tế của người bản ngữ được ghi chép lại trong khối liệu quốc gia Anh (BNC). Dựa trên những khám phá mới này, tác giả giới thiệu một vài bài tập mẫu được thiết kế để giúp người học hiểu rõ hơn về hai cấu trúc này.

“How about/What about” structures are often employed in making suggestions and recommendations in English. Thus, these structures are frequently taught to ESL learners in making such meanings. However, these phrases turn out to embed more than those two main uses, especially when they go with different words. In this article, new meanings will be explored in the investigation of “How about/ what about” in the actual use of native speakers from the British National Corpus (BNC). From the results, the author introduces some sample tasks that are designed to deepen ESL students’ understanding of these two structures.”

 
5. HOÀNG HỮU CƯỜNG, NGUYỄN BÍCH NGỌC – Đánh giá hoạt động học theo phương thức học ngoại ngữ dựa trên các tác vụ được giao: Bằng chứng từ thực tế (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Phương pháp giảng dạy và học ngoại ngữ dựa trên các nhiệm vụ thực tế (các tác vụ được giao) [tên tiếng Anh: Task-Based Language Teaching (TBLT) hay Task-based Language Learning (TBLL) hoặc Task-based Instruction (TBI)] nhằm mục đích giúp cho người học có thể giao tiếp ở những hoàn cảnh khác nhau bằng cách cung cấp cho học viên nhiều ngữ liệu đầu vào và tạo điều kiện cho họ sử dụng ngôn ngữ đích để giao tiếp trong lớp (Ellis, 2003). Mặc dù phương pháp này được cho là hữu hiệu, rất nhiều nhà nghiên cứu vẫn nghi ngờ tính hiệu quả của nó. Hưởng ứng lời kêu gọi của Rod Ellis về việc bổ sung các bằng chứng về lý thuyết và thực tế để bảo vệ phương pháp giảng dạy này, nghiên cứu này nhằm đánh giá một nhiệm vụ có trọng tâm (focused task) được dùng để giảng dạy tại một trường ngôn ngữ quốc tế tại Auckland (New Zealand). Nghiên cứu cũng nhằm so sánh cách học sinh châu Á và học sinh từ các nước Nam Mỹ tham gia vào giao tiếp trong lớp học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không những focused task này thành công về mặt sư phạm mà học sinh còn rất hứng thú với phương pháp giảng dạy này. Nghiên cứu còn cho thấy để nâng cao hiệu quả giảng dạy giáo viên cần chọn những chủ đề phù hợp để giúp học sinh châu Á vượt qua sự e dè và tham gia vào giao tiếp. Nghiên cứu khuyến khích sự áp dụng rộng rãi các focused task trong việc dạy học sinh châu Á.

Task-Based Language Teaching (TBLT), also known as Task-based language learning (TBLL) or task-based instruction (TBI), aims to help learners communicate in diverse contexts by employing a wide range of inputs and creating focus-on-meaning interaction in class (Ellis, 2003). Although TBLT is commonly considered an effective approach towards language teaching, some scholars still doubt its effectiveness. In response to Ellis’s call for theoretical evaluation and empirical evidence for mounting “a defence of TBLT” (2009, p.223), this study provides a micro evaluation of a focused task for teaching at an international language school in Auckland. It also attempts to figure out how Asian students engage in interaction during the task. The results not only reveal that the task has fulfilled its pedagogical aim but also presents students’ positive attitudes towards TBLT. It suggests that teachers should choose a task with familiar topic and help Asian students to overcome their shyness. The study claims for wider application of focused tasks for Asian students.”

 
6. NGUYỄN NGỌC VŨ, ĐÀO THỊ MINH THƯ – Sử dụng Facebook dạy viết tiếng Anh cho học sinh trung học phổ thông (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Nghiên cứu này tìm hiểu lợi ích của Facebook nói chung và việc dùng Facebook Group nói riêng để dạy viết tiếng Anh cho học sinh THPT Việt Nam vốn phần lớn tin rằng viết tiếng Anh là điều khó khăn. Nghiên cứu được tiến hành ở trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM với sự tham gia của 55 học sinh lớp 11. Kết quả cho thấy việc sử dụng Facebook Group có những tác động tích cực không chỉ với kết quả học viết của học sinh mà còn cả ý kiến và thái độ của các em đối với việc dùng Facebook cho mục đích học tập. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với việc dạy tiếng Anh ở TP.HCM, nơi mà CNTT đang làm thay đổi giáo dục nhanh chóng.

This study aims at shedding light on the benefits of Facebook in general and Facebook Group in particular as an online educational tool in teaching writing to Vietnamese high school students, most of whom hold a belief that writing in English is a real challenge. The research site was Tran Dai Nghia High School for The Gifted in Ho Chi Minh city, where 55 students in two classes of grade 11 were involved in the study.The result analysis shows that the use of Facebook Group has positive impacts on not only the students’ performance in writing but also their opinions and attitudes towards using Facebook for educational purposes. This outcome has meaningful implications for English language teaching in Ho Chi Minh city where technology is driving changes rapidly.”

 

7. HOÀNG THANH LIÊN – Dạy từ vựng trong lớp học tiếng Anh trẻ em ở Việt Nam hiện nay – Dạy gì và dạy như thế nào? (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Cùng với sự phát triển của phương pháp dạy ngôn ngữ theo hướng giao tiếp và nhằm đạt được mục tiêu đề ra của Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020”, dạy tiếng Anh cho trẻ em đã có những bước chuyển biến đáng kể trong những năm gần đây. Vì vậy, việc dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ cũng khác nhiều so với trước. Bài viết này nghiên cứu và tìm hiểu giáo viên ở Việt Nam hiện dạy gì liên quan đến từ vựng và dạy như thế nào trong lớp học tiếng Anh trẻ em. Nghiên cứu cho thấy trẻ em được dạy cả ý nghĩa và hình thức của từ (cách viết và cách phát âm). Một số đặc điểm ngữ pháp của từ như dạng số nhiều theo quy tắc và bất quy tắc của danh từ cũng được giảng dạy. Nghiên cứu còn cho thấy giáo viên sử dụng những phương pháp khác nhau để dạy từ vựng cho học sinh, gồm phương pháp sử dụng hình ảnh và nhắc lại, phương pháp trực tiếp, phương pháp giao tiếp (CLT) và sử dụng cơ thể (TPR) và phương pháp dịch Anh-Việt truyền thống.

Influenced by the development of Communicative Language Teaching approach and the goal stated in Decision 1400/QĐ-TTg dated 30 September, 2008 of the Prime Minister on the Approval of the Project entitled “Teaching and Learning Foreign Languages in the National Education System, Period 2008-2020”, English Language Teaching in young learners’ classes in Vietnam has undergone considerable changes for the past few years. Teaching English vocabulary to young learners is, therefore, different compared to that in the past. This paper aims at investigating what to teach and how to teach vocabulary for young learners in contemporary Vietnam. It is found that the children have been taught not only the meaning but also the form of the words (spelling and pronunciation). Certain grammatical features, for example regular and irregular plural forms of the nouns and past forms of irregular verbs have also been taught. In addition, the study reveals that teachers have used various techniques in teaching vocabulary to young learners, namely visualizing and repeating, direct method, Total Physical Response and Communicative Language teaching approach along with the traditional method (English-Vietnamese translation).”


8. NGUYỄN THU HỒNGKhen thưởng người học: Cách làm hiệu quả và cách làm phản tác dụng (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Thực tế giảng dạy cho thấy giáo viên thường chú ý tìm và sửa lỗi cho người học mà quên mất rằng nhiều lúc họ cần được khích lệ bằng một lời khen hoặc một phần thưởng nhỏ. Nếu lưu tâm thích đáng đến việc khen-thưởng một cách phù hợp thì có thể làm tăng động lực học tập đáng kể và giúp người học đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, có phải chỉ cần lặp đi lặp lại cụm từ “Tốt lắm!”, “Xuất sắc!” là đủ khích lệ, hay phải dùng một phần thưởng giá trị thật cao mới giúp sinh viên tiến bộ? Bài viết này trả lời cho những câu hỏi trên khi phân biệt cách khen ngợi mang lại hiệu quả sư phạm cao và cách động viên kém tác dụng hơn, từ đó đưa ra một số gợi ý về phương pháp khen ngợi của giáo viên đối với học viên. Ngoài ra, bài viết cũng trình bày những quan điểm khác nhau về việc sử dụng phần thưởng trong giảng dạy và đưa ra một số khuyến nghị giúp giáo viên sử dụng phần thưởng đạt hiệu quả cao nhất.

Realities show that many teachers often comment on students’ errors and want to correct them rather than praising or rewarding students’ achievements. If teachers pay due attention to giving praises as well as rewards, and have appropriate corresponding techniques, they can highly motivate learners, and accordingly ensure a higher success in students’ academic quality. However, the question is whether monotonous repetition of “Good!”, “Well done!” is encouraging enough, and whether the most costly reward always brings the best outcome. This article provides an answer to these questions by distinguishing between a good way of praising and a bad one. Some techniques in giving an effective praise are also embedded. At the same time, the article highlights different views on using rewards in teaching and suggests guidelines for deciding how to best use rewards in motivating learners.”

 
9. ROBERTO MALDONADO MARTÍNEZ Phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ thông qua hoạt động (Ngôn ngữ viết: tiếng Tây Ban Nha)

Trong lịch sử giảng dạy tiếng Tây Ban Nha như một ngoại ngữ, ngữ pháp đã được thừa nhận ở nhiều cấp độ khác nhau, từ chỗ đóng vai trò chính trong quá trình dạy và học, sau đó trở thành yếu tố thứ yếu, cho đến khi Phương pháp học theo hoạt động được áp dụng, coi việc giảng dạy ngữ pháp cũng quan trọng như kỹ năng giao tiếp. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày về sự phát triển của Phương pháp học theo hoạt động và cách mà phương pháp đã giúp đưa ngữ pháp ngang tầm với kỹ năng giao tiếp. Đồng thời, chúng tôi đi sâu phân tích cách xử lý các giai đoạn khác nhau trong giảng dạy ngữ pháp để đạt được mục tiêu đề ra.

Throughout history of teaching Spanish as a foreign language, Spanish grammar has experienced different levels of importance, ranging from the primary role of the teaching and learning process to the less important role. It was only when the Task Based Learning approach came into play that grammar was granted the same importance as the communicative skills. In this paper, we will present the evolution of the Task Based Learning approach in Spanish as a foreign language. We will explore how the approach nurtured the teaching of grammar to be at the same level of importance as the communicative skills. Finally, we will take a closer look at how this approach deals with various stages of teaching grammar in order to reach the objectives.”

 
10. TRỊNH THỊ KIM NGỌC, LƯU THỊ NAM HÀDạy và học thành ngữ trong môi trường đa văn hóa (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Trên cơ sở các khái niệm truyền thống về thành ngữ, bài viết đã đúc kết, tổng hợp một số quan điểm hiện đại với những cách nhìn mới về đơn vị từ vựng được coi là đặc ngữ này. Bài viết cũng đề xuất một quan niệm rằng quá trình dạy học ngoại ngữ, dù được diễn ra trên phạm vi hay qui mô nào, cũng đều có thể coi là quá trình chuyển giao văn hóa, mà ở đó thành ngữ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Đặc biệt trong giảng đường ngoại ngữ ở Việt Nam hiện nay, quá trình dạy học đang diễn ra trong môi trường luôn có sự cọ sát, hội nhập, đan xem, thậm chí xung đột lẫn nhau giữa các nền văn hóa – mà các tác giả gọi là môi trường đa văn hóa. Trong bài viết này, các tác giả cũng đồng thời nêu bật được những ưu thế của thành ngữ khi chúng được coi như một đơn vị dạy học, cũng như những khó khăn mà quá trình dạy-học thành ngữ có thể gặp phải tại các giảng đường ngoại ngữ ở Việt Nam. Với mục tiêu nhằm nâng cao hơn chất lượng dạy học ngoại ngữ ở nước ta, bài viết đồng thời gợi ý một số bài tập cho việc dạy-học ngoại ngữ nói chung và dạy học thành ngữ nói riêng đạt hiệu quả mong muốn.

On the basis of traditional concepts on idioms, this article collates some of the modern views on idiomatic vocabulary. The authors argue that foreign language teaching and learning, in whatever scope, can be regarded as a cross-cultural process where idioms play a significant role. Especially in foreign language teaching in Vietnam today, the teaching and learning take place in the context of exchange, integration, interplay and even conflict of cultures. It can be called a multicultural environment. In this paper, the authors highlight advantages of idioms, when they are seen as a unit of teaching, as well as difficulties in teaching and learning idioms at schools in Vietnam. To improve the quality of foreign language teaching in our country, this paper also makes some suggestions for the types of language practice exercises in general and for idiom teaching and learning in particular to achieve the desired outcome.”


11. ĐOÀN THỊ BÍCH NGÀ – Từ vay mượn trong tiếng Nga và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

“Xét về nguồn gốc, từ vựng tiếng Nga bao gồm hai loại: từ thuần Nga và từ vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Từ vay mượn xuất hiện nhiều trong tiếng Nga khi xã hội Nga có những thay đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao nên các nghiên cứu từ vay mượn trong tiếng Nga thường tập trung vào các giai đoạn như vào thời Pi-ốt Đại đế (vay mượn nhiều thuật ngữ khoa học từ các nước Châu Âu), thế kỉ XVIII-XIX (chủ yếu vay mượn từ tiếng Pháp), cuối thế kỉ XX- đầu thế kỉ XXI (chủ yếu vay mượn từ tiếng Anh).

Từ vay mượn thường được nghiên cứu ở các khía cạnh như nguồn gốc của từ, sự đồng hóa của từ và các đặc điểm về văn phong hành chức của từ trong ngôn ngữ tiếp nhận. Bài viết này tập trung nghiên cứu từ vay mượn trong tiếng Nga theo một hướng mới - dưới góc độ dịch thuật, cụ thể là nghiên cứu các phương thức chuyển dịch từ vay mượn trong tiếng Nga sang tiếng Việt. Trong quá trình chuyển dịch các văn bản tiếng Nga, các dịch giả Việt Nam thường gặp một số khó khăn khi chuyển dịch sang tiếng Việt các từ vay mượn trong các văn bản này, đặc biệt là nhóm từ vay mượn từ tiếng Anh giai đoạn đầu thế kỉ XXI vì nhóm từ này chưa được đồng hóa hoàn toàn trong tiếng Nga, chưa được ghi lại trong các từ điển từ ngoại lai của Nga và do đó chưa xuất hiện trong các từ điển song ngữ Nga-Việt. Bài viết tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: nghiên cứu mức độ đồng hóa của các từ vay mượn trong tiếng Nga; phân loại các từ vay mượn thành hai nhóm: từ chỉ các sự vật hiện tượng chung và từ chỉ các sự vật hiện tượng đặc thù; khái quát các phương thức chuyển dịch từ vay mượn trong tiếng Nga sang tiếng Việt. Những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp các dịch giả tháo gỡ một số khó khăn khi chuyển dịch các từ vay mượn trong các văn bản tiếng Nga sang tiếng Việt.

In terms of origin, Russian vocabulary can be categorized into two types: native Russian terms and terms borrowed from other languages. Borrowed terms frequently emerged in the Russian language as Russian society witnessed major changes in its economy, politics, civilization, and diplomacy; therefore, studies on Russian borrowed terms mostly focus on such periods as that of Peter the Great (most borrowed terms are scientific jargons from European countries), the XVIII-XIX centuries (most borrowed terms are of French origin), and from the end of XX century to the beginning of the XXI century (most borrowed terms are of English origin).

Borrowed terms have usually been researched in such aspects as etymology, assimilation, and characteristics of their functional styles in the target language. This article examines borrowed words in Russian in a new direction, which is the translation perspective, particularly the ways of translating Russian loan words into Vietnamese. When translating Russian documents, translators often find it hard to transfer Russian borrowed terms, especially those of English origin in the beginning of the XXI century into Vietnamese, as those terms have neither been completely assimilated into Russian nor recorded in Russian dictionaries, consequently seem nonexistent in Russian-Vietnamese dictionaries. The article concentrates on the following issues: researching on the assimilation level of Russian borrowed words; categorizing borrowed words into two types, namely general terms and specific terms; and outlining ways of translating Russian borrowed terms into Vietnamese. The results of this study will help translators disentangle problems arising in the process of translating Russian borrowed words into Vietnamese.”

 
12. HOÀNG VĂN THÁI – Đổi mới đánh giá kết quả học tập trong đào tạo ngoại ngữ du lịch (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Bài viết trình bày khái quát về lý luận đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ du lịch, thực trạng và một số biện pháp nhằm đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ du lịch trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

The paper reviews the literature on assessing the learning outcomes of foreign language for tourism and its current situations in Vietnam. It also proposes some practical measures for renovating the assessment in foreign language for tourism in the context of radical and comprehensive reform in education in Vietnam.”