logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 44 (Tháng 9/2015)


LÝ LUẬN NGÔN NGỮ


1. NGUYỄN VĂN KHANG – Cái tôi trong giao tiếp ngôn ngữ và vận dụng vào dạy ngoại ngữ (qua tư liệu tiếng Việt).


2. NGUYỄN VĂN HIỆP –
“Đây đi đây đây!”: Vai trò của trật tự từ đối với việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

3. PHẠM NGỌC HÀM – Hiện tượng sử dụng linh hoạt của từ loại và trạng ngữ đặt sau trong tiếng Hán hiện đại.

4. ĐỖ TIẾN QUÂN – Sự khác biệt giữa hai bổ ngữ “” và “ trong kết cấu “V” và “V” của tiếng Hán hiện đại.

5. NGUYỄN HƯƠNG GIANG – Biểu hiện của mạch lạc qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

6. ĐOÀN THIỆN THUẬT – Yêu cầu của việc dạy tiếng Việtnhư một ngoại ngữ.

7. HOÀNG VĂN VÂN – Khái niệm “Thế nào là biết một ngoại ngữ” và những hàm ý cho nghiên cứu trong dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ.

8. NGUYỄN MINH THUYẾT – Phương pháp giao tiếp và dạy tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp.

VĂN HÓA-VĂN HỌC

9. DƯƠNG QUỐC CƯỜNGGiao thoa văn hóa trong giao tiếp ngôn ngữ và trong dạy-học tiếng Nga.

10. ĐỖ THỊ PHƯƠNG MAI – Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong quảng cáo thương mại.

DỊCH THUẬT

11. NGUYỄN THÀNH CÔNGBàn về phương pháp trực dịch và dịch ý trong dịch báo chí.

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

12. VƯƠNG TOÀN – Ba mối tương quan thể hiện trong chính sách ngoại ngữ của Việt Nam thời hội nhập.



Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quang Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  •
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT
 
1. NGUYỄN VĂN KHANG – Cái tôi trong giao tiếp ngôn ngữ và vận dụng vào dạy ngoại ngữ (qua tư liệu tiếng Việt) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Trong giao tiếp ngôn ngữ, con người luôn mang “cái tôi” (self) vào trong đó, vì thế, qua giao tiếp bộc lộ cái tôi của người giao tiếp. Cái tôi phản ánh vị trí nhóm cùng các mối quan hệ liên nhân, theo đó, cái tôi bao giờ cũng gắn với một nền văn hóa cụ thể. Việc nghiên cứu cái tôi trong giao tiếp ngôn ngữ gắn với các cộng đồng giao tiếp sẽ góp phần vào dạy-học ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng.

People always bring their ‘self’ into language interactions, through which their self is expressed. The self reflects an individual's position in a group and interpersonal relationships. The ‘self’, therefore, is always associated with a specific culture. Research on self in language interactions and communication communities will contribute to teaching and learning of languages in general and foreign languages in particular.”


2. NGUYỄN VĂN HIỆP – “Đây đi đây đây!”: Vai trò của trật tự từ đối với việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Bài viết xem xét vai trò của trật tự từ trong câu tiếng Việt. Sự thay đổi trật tự từ được xem như là phương thức ngữ pháp để biểu thị một số loại ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. Bằng cách nêu ra và phân tích một số ví dụ tiêu biểu, bài viết chứng minh rằng người nước ngoài muốn học tốt tiếng Việt thì phải có hiểu biết sâu về vai trò của trật tự từ trong tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập điển hình.

The paper deals with the role of word order in sentences in Vietnamese. The change of word order is considered as the grammatical device in expressing some kinds of grammatical meaning and function. By using funny examples, the author has proved that the acquisition of Vietnamese as a second language must be based on deep knowledge of the role of word order in Vietnamese, a typical isolating language.”

 
3. PHẠM NGỌC HÀM – Hiện tượng sử dụng linh hoạt của từ loại và trạng ngữ đặt sau trong tiếng Hán hiện đại (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)

“Trong quá trình phát triển, tiếng Hán hiện đại đã kế thừa và duy trì một số đặc điểm ngôn ngữ trong văn ngôn. Nếu đi sâu tìm hiểu các hiện tượng văn ngôn trong tiếng Hán hiện đại và liên hệ với tiếng Việt, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, điều này sẽ có tác dụng tích cực cho việc học tập và nghiên cứu tiếng Hán của người Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi bước đầu bàn về hiện tượng sử dụng linh hoạt của từ loại và hiện tượng trạng ngữ đặt sau động từ trong tiếng Hán hiện đại – những hiện tượng ngôn ngữ thường gặp trong văn ngôn. Trên cơ sở đó một lần nữa khẳng định mối liên hệ giữa văn ngôn, bạch thoại và tiếng Việt, góp phần giải quyết khó khăn cho sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập tiếng Hán.

In its development process, modern Chinese has inherited and maintained some characteristics of the text language. The deep exploration of the written language in modern Chinese in its relation with Vietnamese, pointing out similarities and differences of the two languages, will be useful for Vietnamese researchers to study the Chinese language. In this paper, we discuss the flexible use of parts of speech, and the use of adverb after main verbs in modern Chinese which are common phenomena in the written language. Then we go on to affirm the relation between the written language, spoken language and Vietnamese, trying to solve difficulties faced by Vietnamese students during their study of Chinese.”

 
4. ĐỖ TIẾN QUÂN – Sự khác biệt giữa hai bổ ngữ “” và “ trong kết cấu “V” và “V” của tiếng Hán hiện đại (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Dưới góc độ ngôn ngữ học so sánh, bài viết tiến hành phân tích hai bổ ngữ “” và “” trong kết cấu “V” và “V” trên các phương diện ngữ nghĩa, cấu trúc câu, động từ sử dụng kết hợp. Ý nghĩa xu hướng của “V” biểu thị thông qua hành động, người hoặc sự vật rời khỏi điểm xác định vốn có và có xu hướng rời xa khỏi phía người nói, điểm đích đến của người hoặc sự vật có thể tìm thấy trong câu, cũng có thể tìm thấy trong ý của đoạn trước hoặc sau câu văn đó. Ý nghĩa của “V” biểu thị sự rời xa điểm xác định, nhưng hướng hoặc điểm đích đến của người hoặc sự vật không xuất hiện trong câu có “V”.

Under the perspective of comparative linguistics, the article analyzed two complements “” and “” in the structure “V” and "V" in terms of semantics, sentence structure and collocations. Directional meaning of “V” denotes actions, persons or things that depart from original position and tend to move away from the speakers, or the destination point of person or thing can be found in the sentence, and can also be found in the paragraph before or after that sentence. Meaning of the “V” denotes the leaving away from a designated point, but the direction or destination point of person or thing does not appear in the sentence with “V”.”
 

5. NGUYỄN HƯƠNG GIANG – Biểu hiện của mạch lạc qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Mạch lạc là một yêu cầu không thể thiếu đối với tất cả các thể loại văn bản. Trong văn nói cũng như văn viết, nếu nội dung giao tiếp không được trình bày mạch lạc thì hiệu quả giao tiếp sẽ không cao, thậm chí có thể gây ra hiểu sai, hiểu lầm. Vì vậy, nếu một văn bản hợp đồng không được soạn thảo lô gic, rõ ràng và mạch lạc sẽ gây ra những rủi ro về kinh tế và pháp lý. Tuy nhiên, mạch lạc không phải là một vấn đề dễ nắm bắt. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung khảo sát những biểu hiện của mạch lạc qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh với hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giải quyết những vấn đề về soạn thảo và dịch thuật các văn bản này.

Coherence is an indispensable requirement for all types of texts. If the spoken or written content is not presented coherently, effective communication will not be achieved, even this may cause misinterpretation or misunderstanding. Therefore, if a business contract is not written clearly and coherently, it will lead to economic and legal risks. However, coherence is not an easy to grasp. That is the reason why in this research we focused on studying coherence through discourse relations in English business contracts in a hope that this research will help those who are interested in this issue overcome the fundamental difficulties to succeed when writing and translating English business contracts.”
 

6. ĐOÀN THIỆN THUẬT – Yêu cầu của việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Muốn dạy một ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp thì phải học, cho đến khi làm chủ được ngoại ngữ đó. Nếu coi tiếng Việt như một ngoại ngữ thì cũng cần thiết chuẩn bị một hành trang với ít nhiều công sức tương tự. Nhưng trong thực tế vấn đề không được quan tâm như vậy. Người truyền thụ tiếng Việt (TV) bao gồm những người biên soạn sách và người trực tiếp giảng dạy thường nghĩ rằng một khi TV đã là bản ngữ thì cần gì phải học. Điều đó không đúng vì đâu phải dạy truyền khẩu mà là truyền thụ những quy tắc, để từ đó người tiếp nhận có thể sản sinh ra số lượng vô hạn cách diễn đạt ý tưởng trong những tình huống đa dạng, chứ không phải là lặp lại một câu đã học theo kiểu thầy nói trước trò nói sau: cần hiểu rằng người bản ngữ không phải ai và bao giờ cũng ý thức được đầy đủ cấu trúc của những phát ngôn mình đã sử dụng và lại càng không biết được sự khác biệt giữa bản ngữ và các ngôn ngữ khác. Công sức bỏ ra để chuẩn bị cho việc truyền thụ TV như một ngoại ngữ chính là ở chỗ lấp đầy cái hố kiến thức còn khiếm khuyết đó. Nói khác đi người học phải trau dồi TV một cách thích đáng để biết được những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa của người Việt trước và trong khi truyền thụ, cũng như cách truyền bá những điều đó.

Dưới đây là đôi điều gợi ý lần lượt về ngôn ngữ và văn hóa.

If you want to teach a foreign language such as English or French, you need to learn until you master that language. It is also the case for Vietnamese as a foreign language. However, realities show that this issue is not paid due attention to. Those who disseminate Vietnamese including textbook writers and classroom teachers often think that once Vietnamese is their mother tongue, they do not need to learn it. This is not true because the teaching of Vietnamese is not through the word of mouth but it is the teaching of rules so that the receivers can produce endless expressions of ideas in diversified situations rather than repeating a sentence after the teacher. It is necessary to understand that not all mother tongue speakers are fully aware of the structures of their utterances or the differences between their mother tongue and other languages. The efforts to prepare for the dissemination of Vietnamese as a foreign language lie in the filling of such knowledge deficiency. In other words, the learners need to practice Vietnamese properly to understand the characteristics of the language and culture of the Vietnamese people before and during their teaching and dissemination of the Vietnamese language.

Below are some of suggestions on language and culture.”


7. HOÀNG VĂN VÂN – Khái niệm “Thế nào là biết một ngoại ngữ” và những hàm ý cho nghiên cứu trong dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Mục đích của bài viết này là nhằm trả lời câu hỏi: “Những nội dung và những hướng nghiên cứu nào thuộc lĩnh vực dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ?”. Nhận thấy rằng câu hỏi này có mối quan hệ chặt chẽ với câu hỏi: “Thế nào là biết một ngoại ngữ?”, bài viết dự định trả lời câu hỏi “Thế nào là biết một ngoại ngữ?” trước bằng cách kiểm tra lại các quan điểm khác nhau trong các mô hình khác khau: mô hình truyền thống như nó được khái luận hoá trong phương pháp ngữ pháp – dịch, mô hình cấu trúc do Fries phát triển, mô hình năng lực ngôn ngữ hay mô hình tạo sinh do Chomsky phát triển, mô hình năng lực giao tiếp do Canale và Swain phát triển, và các mô hình ngôn ngữ học ứng dụng khác như đường hướng giao tiếp, đường hướng dựa vào kĩ năng, đường hướng dựa vào nhiệm vụ giao tiếp, đường hướng dựa vào năng lực, và đường hướng dựa vào so sánh – đối chiếu. Phần cuối cùng tóm tắt lại những nội dung đã nghiên cứu, trình bày một số khía cạnh được cho là hình thành nên khái niệm “Thế nào là biết một ngoại ngữ?” và nêu một số hàm ý cho nghiên cứu trong lĩnh vực dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ.

The aim of this paper is to address the question, “What research contents and research directions belong to the field of EFL?” Realizing that this question is closely related to the question, “What does it mean to know a foreign language?”, the paper first attempts to answer the question by re-examining various models: the traditional model as conceptualized in the grammar-translation method, the structuralist model as developed by Fries, the generative or linguistic competence model as developed by Chomsky, the communicative competence model as developed by Canale and Swain, and various applied linguistic models such as the communicative approach, the skill-based approach, the communicative task-based approach, the competency-based approach, and the comparison & contrast-based approach. The final section summarizes what has been explored, presents the different aspects that are supposed to constitute the concept of “what it means to know a foreign language” and offers some implications for EFL research.”

 
8. NGUYỄN MINH THUYẾT – Phương pháp giao tiếp và dạy tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài viết trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến phương pháp giao tiếp trong dạy học như khái niệm phương pháp giao tiếp và quá trình hình thành phương pháp giao tiếp. Tác giả so sánh phương pháp giao tiếp với các phương pháp dạy học khác nhằm làm nổi bật ưu thế của phương pháp giao tiếp trong dạy học, đồng thời điểm qua tình hình áp dụng phương pháp giao tiếp ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Tác giả cũng giới thiệu một số biện pháp dạy học theo phương pháp giao tiếp như điền khuyết thông tin, thu thập thông tin, chuyển đổi thông tin, xử lí thông tin, trò chơi, đóng vai, v.v.. Những biện pháp này có thể ứng dụng hiệu quả trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

The paper introduces main issues of communicative teaching method such as the definition and the establishment of the method. The communicative method is compared with other teaching methods in order to emphasize its advantages, as well as its application in some countries and Vietnam. The paper also introduces several important skills of communicative method such as filling information, collecting information, transforming information, playing games, role-playing, etc. These skills can be effectively applied in teaching Vietnamese as a second language.”

 
9. DƯƠNG QUỐC CƯỜNGGiao thoa văn hóa trong giao tiếp ngôn ngữ và trong dạy-học tiếng Nga (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Ngôn ngữ là sản phẩm đặc biệt của xã hội-lịch sử, gắn liền với nền văn hóa dân tộc trong quá trình hành chức của mình. Mỗi cộng đồng ngôn ngữ có tư duy ngôn ngữ và kinh nghiệm giao tiếp ngôn ngữ, vừa có tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù ở các cấp độ ngôn ngữ và cả cấp độ thực hành ngôn ngữ. Khoảng những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, trong ngôn ngữ học xuất hiện thuật ngữ “văn hóa”. Đặc biệt, với thuật ngữ này nổi trội lên nhất là khái niệm giao thoa văn hóa (cross-cultural) với nhiều nhà khoa học có tên tuổi. Và cách tiếp cận ngôn ngữ từ góc độ văn hóa làm cho bức tranh nghiên cứu ngôn ngữ học trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Bài viết tập trung trình bày giao thoa văn hóa trong diễn đạt ngôn ngữ và đặt vấn đề về những tác động của giao thoa văn hóa đối với giao tiếp ngôn ngữ trong dạy-học tiếng Nga.

Language is a special product of history and society, closely connected with the national culture throughout its development. Each language community has its own logic of thinking and experience of language communication with generalization and specification at different levels of language and language practice. The 1960s, 1970s marked the occurrence of the term “culture” in linguistics, especially the “cross-cultural” concept introduced by a number of famous linguists. This approach to language makes the field of linguistics research more diverse than ever. This article is to discuss the cross-culture in expressing language and suggest impacts of cross-culture in discourse in Russian teaching and learning.”

 
10. ĐỖ THỊ PHƯƠNG MAI Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong quảng cáo thương mại (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Từ những năm 1970, đã có rất nhiều nghiên cứu về hình ảnh của phụ nữ trong quảng cáo được tiến hành ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Việt Nam, không có nhiều những nghiên cứu như vậy. Thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu nội dung (content analysis), bài viết này sẽ phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thể hiện trong 73 mẩu quảng cáo trên tạp chí trong ba tháng cuối năm 2014. Kết quả đạt được chỉ ra rằng phụ nữ Việt Nam vẫn được khắc họa trong những vai trò truyền thống của mình. Kết quả này đã gợi ý rằng các nhà quảng cáo và các nhà marketing cần thay đổi các chiến thuật quảng cáo của mình cho phù hợp với thời đại mới.

A number of studies have been carried out by the developed countries on portraits of women in advertising since the 1970s; however, there have been very few studies conducted in developing countries, particularly in the case of Vietnam. Using content analysis, this research, therefore, aimed at examining female portrayals in Vietnamese magazine advertisements through the analysis of 73 magazine ads in 2014. The results of the study show that Vietnamese women are still depicted in their traditional roles. This suggests advertisers, practitioners and marketing managers make some changes in their advertising strategies in order to take the greatest advantage of their ads.”

 
11. NGUYỄN THÀNH CÔNGBàn về phương pháp trực dịch và dịch ý trong dịch báo chí (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)

“Đặc điểm nổi bật của dịch báo chí là ở chức năng báo chí của bản dịch, có nghĩa là khi dịch của một văn bản báo chí, ngoài việc phải đảm bảo các tiêu chuẩn của dịch thuật còn phải thỏa mãn các yêu cầu của báo chí, bởi nó có giá trị thông tin truyền thông ngang bằng với văn bản gốc. Trong dịch báo chí, hai phương pháp thường dùng là “trực dịch” và “dịch ý”. Trực dịch là cách dịch vừa giữ nguyên nội dung, tư tưởng của văn bản gốc, vừa đảm bảo sự tương ứng về hình thức, cấu trúc (bao gồm từ ngữ, cấu trúc câu, phương pháp tu từ…) của văn bản dịch với văn bản gốc. Dịch ý là cách mà người dịch có thể thay đổi hình thức, cấu trúc ngôn ngữ của văn bản gốc để phù hợp với văn bản dịch trên cơ sở chuyển đổi chính xác nội dung thông tin của văn bản gốc.

Bài viết đã tìm hiểu, tóm lược các nghiên cứu của học giả phương Tây và Trung Quốc về các phương pháp dịch văn bản nói chung cũng như về “trực dịch” và “dịch ý” nói riêng. Và trên cơ sở đó, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong dịch báo chí, tác giả cho rằng từ góc độ nghiên cứu lý luận về phương pháp dịch, cần thiết phải làm rõ hai khái niệm “trực dịch” và “dịch ý” để tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa chúng, để thấy rõ vai trò nòng cốt của trực dịch và vai trò hỗ trợ, bổ sung của “dịch ý”. Song trên thực tế, đặc biệt với thực tế dịch báo chí, không nên quá nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa “trực dịch” và “dịch ý”, phải quy định khi nào thì “trực dịch” khi nào thì “dịch ý”, chúng cần được kết hợp vận dụng linh hoạt trong một chỉnh thể thống nhất. Mục đích cuối cùng của bản dịch là đạt được các tiêu chuẩn của dịch thuật và có giá trị báo chí truyền thông.

The striking feature of newspaper translation is the newspaper features of the translation work, meaning that the translation of a newspaper article not only ensures the standards of translation but also satisfies requirements of newspapers because it has the same value of communication as the source message. In newspaper translation, there are two common methods, namely “direct translation” and “communicative translation”. Direct translation is the translation method both retaining the content and intent of the source language, and ensuring the correspondence in terms of forms and structures (including words, sentence structures, parts of speech, etc.) in the target language. Communicative translation is the method where translators can change the forms, sentence structures of the source language text to be suitable with the translation work on the basis of accurately transferring content and information of the source message.

This paper investigates and summarises the studies of Western and Chinese authors regarding translation methods in general as well as “direct translation” and “communicative translation” in particular. On that basis of practical experience in newspaper translation, the author argues that from the view of analytical studies of translation methods, it is necessary to clarify two concepts “direct translation” and “communicative translation” in order to examine the interlocking relations between them, to see the major role of the direct translation method and the supportive and supplementary role of the communicative translation method. Howerver, in reality, especially in the reality of newspaper translation, it is advisable not to emphasise the differences between “direct translation” and “communicative translation”. Instead, it is necessary to identify when to apply “direct translation” and when to use “communicative translation”. These two methods need to be coordinated and used flexibly. The aim of the translation is to reach the standards of translaton and to maintain the value of communication.”

 
12. VƯƠNG TOÀN – Ba mối tương quan thể hiện trong chính sách ngoại ngữ của Việt Nam thời hội nhập (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Ngoại ngữ cần thiết cho mọi thế hệ, nhất là giới trẻ, trong thời kỳ hội nhập với khu vực và quốc tế. Mỗi ngôn ngữ có vị thế của nó khi cùng hành chức trong đời sống xã hội (thể hiện rõ nhất trong giáo dục).

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa dạng văn hóa. Việc chọn lựa một ngoại ngữ không chỉ cần đặt trong tương quan với các ngoại ngữ khác và ngôn ngữ quốc gia, mỗi ngoại ngữ còn được đặt trong quan hệ với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong nước, đặc biệt là với các ngôn ngữ láng giềng. Đó là ba mối tương quan không thể không quan tâm thích đáng, khi đề xuất chính sách ngôn ngữ nói chung, chính sách ngoại ngữ nói riêng, để Việt Nam có thể làm bạn với tất cả các nước và đất nước này hướng tới trạng thái đa ngữ trong đa dạng văn hóa.

Foreign languages are necessary for all generations, especially the young, in the era of international and regional integration. Each language has its own position in the social life (most clearly reflected in education).

Vietnam is a multi-ethnic nation with cultural diversity. The choice of a foreign language needs to be situated not only in the relation with other foreign languages and the national language, but each foreign language needs to be placed in the relation with the languages of other ethnic moritities in the country, especially with neighbor languages. These are the three correlations which should be given due attention in the suggestion of a language policy in general, and a foreign language policy in particular, so that Vietnam can befriend with all countries and this country can move towards the status of multi languages in cultural diversity.”