logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 45 (Tháng 12/2015)

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

1. NGUYỄN XUÂN HÒA – Nhân tố văn hóa trong đối chiếu ngôn ngữ và dịch thuật (trên ngữ liệu các thành ngữ Việt, Nga, Anh).

2. VÕ ĐẠI QUANG, NGUYỄN THỊ VÂN ANH – Một số đặc điểm ngữ dụng của các kiểu câu hỏi chính danh tiếng Anh.

3. PHẠM VĂN LAM – Khái quát về quan hệ nhân quả trong tiếng Việt.

4. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Ẩn dụ ý niệm quốc gia là một tòa nhà (Nation is a Building) trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh trong sự liên hệ với tiếng Việt.

 

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

5. TRẦN THỊ CHUNG TOÀN – Bàn về việc xây dựng chương trình đào tạo tiếng Nhật dành cho các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ tại Việt Nam.

6. NGUYỄN NGỌC HƯƠNG GIANG – Google Forms: Không chỉ là biểu mẫu.

7. PHẠM THỊ TỐ LOAN – Sử dụng phương pháp sửa bài chéo nhằm nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh: Nghiên cứu trường hợp tại Khoa tiếng Anh - Trường Đại học Thương mại.

 

VĂN HÓA-VĂN HỌC

8. NGUYỄN NGỌC LÂN, QUÁCH VĂN ĐẨU – So sánh hình ảnh người trí thức và nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn.

DỊCH THUẬT

9. NGUYỄN THỊ THANH HÀ – Đại từ nhân xưng я, ты, вы trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” và việc chuyển dịch sang tiếng Việt (dựa trên cách xưng hô của Pa-ven với đồng đội và kẻ thù).

 

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

10. PHÙNG THU THỦY, TRẦN THỊ THANH VÂN – Thói quen và thái độ sử dụng điện thoại thông minh để học tiếng Anh của sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Hà Nội.

11. Thông tin khoa học

 

Tổng biên tập: PGS.TS. VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS. NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS. Trần Quang Anh, PGS.TS. Trần Quang Bình, TS. Nguyễn Tô Chung, GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp, ThS. Lê Quốc Hạnh, GS.TS. Nguyễn Văn Khang, PGS.TS. Đường Công Minh, TS. Lê Văn Nhân, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS. Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS. Nguyễn Văn Trào, GS.TS. Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS. Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS. Tôn Quang Hòa; Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,  
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT

 

1. NGUYỄN XUÂN HÒA – Nhân tố văn hóa trong đối chiếu ngôn ngữ và dịch thuật (trên ngữ liệu các thành ngữ Việt, Nga, Anh) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Ở mỗi ngôn ngữ, thành ngữ được tàng trữ và lưu giữ theo cách riêng, do đó, khi những người bản ngữ khác nhau giao tiếp, dù muốn hay không, đều phải bằng mọi cách có được một kênh hiểu biết chung giữa người phát và người nhận.

Khi đối chiếu hai ngôn ngữ ta thấy giữa chúng những khác biệt được bộc lộ ra không chỉ ở mặt hình thái cấu trúc mà đặc biệt hơn ở những khía cạnh khác nhau của sự phản ánh đặc tính phạm trù hóa hiện thực ở mỗi dân tộc. Bởi vậy, khi đối chiếu thành ngữ của hai ngôn ngữ cần lưu ý đến sự tạo nghĩa (kết hợp ngữ nghĩa) của các thành tố để tạo ra một nghĩa chung của đơn vị thành ngữ được dùng trong giao tiếp. Nói cách khác, khi đối chiếu các ngôn ngữ thuộc các nền văn hóa khác nhau cần phải làm sáng tỏ những đặc thù dân tộc, những nghĩa hàm ẩn chìm sâu trong cấu trúc hình thức các thành ngữ liên quan đến khế ước cộng đồng người bản ngữ.

Each language has its own ways of preserving idioms. Thus, when people speaking different mother tongues communicate with one another, they must make all possible efforts to create a shared knowledge channel between the speakers and the listeners.

When comparing two languages, we can see that differences between them are manifested not only in terms of structural patterns but also, more specifically, in various aspects of the specific categorization of reality of each nation. Therefore, while comparing idioms and proverbs, it is necessary to pay attention to the compilation of meanings (semantic combinations) of their parts into overall meaning to be used in real communication. In other words, when comparing idioms or proverbs of two languages, it is necessary to explore connotative meanings related to national culture of each nation.”

 

2. VÕ ĐẠI QUANG, NGUYỄN THỊ VÂN ANH – Một số đặc điểm ngữ dụng của các kiểu câu hỏi chính danh tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Phân loại theo mục đích giao tiếp, câu (sentences) trong các ngôn ngữ có thể được phân loại thành câu tường thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh và câu cảm thán. Câu hỏi là loại hình câu được sử dụng với tần suất cao. Câu hỏi thực hiện nhiều chức năng ngữ dụng đa dạng, đa chiều trong giao tiếp. Hỏi để thu nhận thông tin. Hỏi để tác động lên nhận thức, tình cảm của các tham thể giao tiếp. Hỏi để thuyết phục. Hỏi để cảnh báo, đe dọa. Hỏi để dồn người đối thoại vào thế bị động,… Trên cơ sở cách phân loại truyền thống, bài viết này bàn về cách phân loại, đặc điểm của các tiểu loại câu hỏi chính danh tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng. Cụ thể là:

-           Đặc điểm ngữ dụng của câu hỏi lựa chọn hiển ngôn;

-           Đặc điểm ngữ dụng của câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn;

-           Đặc điểm ngữ dụng của câu hỏi không lựa chọn.

When classified in accordance with purposes of communication, sentences in human languages can be categorized into statements, questions, commands, and exclamations. Pragmatically, questions are mult-functionally and multi-dimensionally employed at high frequency in communication. Questions are used for information seeking. Questions can be used to affect conversation partners’ emotion and thinking. Questions have convincing power. Questions can be used as a means for warnining and threatening. Questions are employable in driving interlocutors into the corner in a verbal interaction… On the basis of traditional approaches, this article is aimed at providing as meticulous as possible an account of the features of the three different types of questions pragmatically established. These are as follows:

-           Pragmatic features of explicit alternative questions;

-           Pragmatic features of implicit alternative questions;

-           Pragmatic features of non-alternative questions.”

 

3. PHẠM VĂN LAM – Khái quát về quan hệ nhân quả trong tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Quan hệ nhân quả là một loại quan hệ quan trọng, có trong mọi hoạt động của con người. Quan hệ này đã được nghiên cứu từ lâu, dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau, như triết học, tâm lí học, ngôn ngữ học. Riêng trong ngôn ngữ học, quan hệ nhân quả cũng được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh, như ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và diễn ngôn. Ở Việt ngữ học, quan hệ nhân quả đã được đề cập đến trong ngữ pháp; quan hệ nhân quả với tư cách là một quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng vẫn chưa được gọi tên và nghiên cứu một cách chính thức. Vì thế, bài viết này được thực hiện nhằm: (1) sơ lược về việc nghiên cứu quan hệ nhân quả nói chung và quan hệ nhân quả trong ngôn ngữ nói riêng; (2) khái quát về các phương tiện biểu hiện của quan hệ nhân quả trong tiếng Việt; (3) khái quát về quan hệ nhân quả trong hệ thống từ vựng tiếng Việt.

The causal is such an important relation in any human activities. This relation has been investigating under different view points such as philosophy, psychology, linguistics. In linguistics, causal relation is studied from many angles like grammar, semantics, pragmatics and discourse. In Vietnamese linguistics, causal relation is mentioned in grammar, yet the causal as a semantic relation in lexical system has not been a subject of study. Thus, this article aims at: (1) reviewing causal relation study in general and in linguistics in particular; (2) generalizing expression mediums of causal relation in Vietnamese; (3) generalizing causal relation in Vietnamese lexical system.”

 

4. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Ẩn dụ ý niệm quốc gia là một tòa nhà (Nation is a Building) trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh trong sự liên hệ với tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Theo Lakoff và Johnson (1980), ẩn dụ có mặt cả trong ngôn ngữ, trong tư duy và trong hành động. Ẩn dụ được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày và trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học. Bài viết này sẽ trình bày vấn đề sử dụng ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (NATION IS A BUILDING) trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh trong sự liên hệ với tiếng Việt và chứng minh rằng có sự tương đồng mang tính phổ quát về cách diễn đạt ẩn dụ ý niệm này trong các diễn ngôn chính trị ở cả hai thứ tiếng.

According to Lakoff and Johnson (1980), metaphor is pervasive not just in language but also in thought and action. Metaphor is widely used in daily conversations as well as in politics, culture, education and science. The article investigates the use of the conceptual metaphor NATION IS A BUILDING in English and Vietnamese political discourses, and points out the general similarities in the expression of this conceptual metaphor in both languages.”

 

5. TRẦN THỊ CHUNG TOÀN – Bàn về việc xây dựng chương trình đào tạo tiếng Nhật dành cho các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ tại Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Trong khuôn khổ Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”1, Trường Đại học Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GĐ&ĐT) giao nhiệm vụ xây dựng Chương trình tiếng Nhật cho các trường cao đẳng, đại học thuộc khối không chuyên ngữ, với mục tiêu đạt chuẩn đầu ra bậc 3 trong Khung NLNN 6 bậc của Việt Nam. Góp phần thực hiện nhiệm vụ này, tác giả bài viết nêu ra một số quan điểm về việc xây dựng Chương trình liên quan đến: 1) cách hiểu các thuật ngữ “tiếng Nhật phổ thông”, “tiếng Nhật dành cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Nhật”, “tiếng Nhật chuyên ngành”; 2) quan điểm về thời điểm giới thiệu nội dung ngoại ngữ chuyên ngành; 3) những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng nội dung Chương trình và mối tương quan với chuẩn CEFR và các chuẩn của Nhật Bản; 4) Các nội dung cơ bản của Chương trình chi tiết được thiết kế theo mẫu qui định mới nhất của Bộ GĐ&ĐT; 5) một số nội dung khác cần lưu ý trong việc triển khai Chương trình.

Các nội dung nêu trên đây nằm trong chuỗi các vấn đề cơ bản và thiết thực cần thảo luận khi triển khai nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT giao cho ngành ngôn ngữ Nhật của Trường Đại học Hà Nội.

In the frame of National Foreign Languages Project 2020, Hanoi University is authorized by MOET to develope Japanese language program for in non-language majored tertiary education and training institutions aiming at level 3 in 6-level language competency framewwork. This article denotes a certain viewpoints on the development of Japanese language program: (1) conceptualizing the term ‘general Japanese’, ‘Japanese as a major’ and ‘Japanese for specific purposes’; (2) timing for introduction of foreign languages for specific purposes; (3) main principles in the development of Japanese language program in relations with CEFR and other standards for Japanese language learning; (4) the main contents of syllabus designed in accordance with the latest requirement by MOET; (5) notes in implementation of Japanese language program.” 

 

6. NGUYỄN NGỌC HƯƠNG GIANG – Google Forms: Không chỉ là biểu mẫu (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Google và các ứng dụng, tiện ích thông minh của Google luôn được hàng triệu người dùng trên thế giới hưởng ứng. Google Forms - Biểu mẫu - là một trong những tiện ích như vậy. Bài viết này tập trung hướng dẫn cách sử dụng Google Forms trong giảng dạy ngoại ngữ. Với các dạng câu hỏi và tính năng của nó, Google Forms có thể được dùng thiết kế phiếu điều tra, phiếu đánh giá, các loại bài tập, bài kiểm tra, v.v.. Người dùng có thể gửi Biểu mẫu trực tuyến và nhận phản hồi trực tuyến. Phản hồi được thể hiện dưới dạng biểu bảng hoặc trên một trang bảng tính exel. Điểm nhấn của bài báo là việc phân tích điểm mạnh điểm hạn chế của Google Forms trong tương quan với Hot Potatoes và Quiz trong Moodle và rút ra kết luận tại sao Google Forms hoàn toàn khả thi dùng tại Trường Đại học Hà Nội (HANU). Các thày cô dạy ngoại ngữ có thể sử dụng ứng dụng này qua thư điện tử, các trang mạng xã hội, blogs cá nhân, website cá nhân, website của bộ môn, của khoa hoặc của Trường.

Google and its smart applications have been of interest and usefulness to millions of users worldwide. Google Forms is one such app. This article focuses on analyzing strengths and weakness of Google Forms in comparison with Hot Potatoes and Quiz in Moodle and emphasizes why it is feasible to be applied now in Hanoi University (HANU). It also provides a step-by-step guide to creating a form using Google Forms with its different types of questions and features. A form can be designed into a survey questionnaire, a feedback or evaluation rubric, a test, and a quiz of any type. After that, it can be sent to the target users who are required to fill it in online. A summary of responses can be viewed as coloured charts/graphs or on a spreadsheet. Language teachers should utilize the available tools like emails, social networks, personal blogs, individual websites, and institutional wesbites to share the links to the forms that they want to be completed.”

 

7. PHẠM THỊ TỐ LOAN – Sử dụng phương pháp sửa bài chéo nhằm nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh: Nghiên cứu trường hợp tại Khoa tiếng Anh - Trường Đại học Thương mại (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xem xét hiệu quả của phương pháp sửa bài chéo trong kỹ năng viết tiếng Anh tại Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Thương mại. Thông qua bảng câu hỏi và kết quả của bài kiểm tra pretest và posttest đối với 62 sinh viên, bài nghiên cứu đã thu được kết quả khả quan về tính khả thi của phương pháp. Đại đa số sinh viên có thái độ tích cực với hoạt động sửa bài chéo và mong muốn tiếp tục áp dụng phương pháp này vào những học phần khác. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất cho giáo viên và sinh viên nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của phương pháp này, giúp sinh viên Việt Nam cải thiện kỹ năng viết, nâng cao sự tự tin để đến với thế giới công việc trong tương lai.

The study aims at investigating the effectiveness of peer feedback in writing skill at Faculty of English – Vietnam University of Commerce. Through survey questionnaire and the result from pretest and posttest of 62 students, the method proves to be significantly efficient and feasible. Most of the students show positive attitude towards peer feedback and express their willingness to apply this method in other subjects. In this study, the author also puts forth some recommendations for both teachers and students to maximize the effectiveness of peer feedback in order to help Vietnamese students improve their English writing skill and enhance their confidence in the world of work.”

 

8. NGUYỄN NGỌC LÂN, QUÁCH VĂN ĐẨU – So sánh hình ảnh người trí thức và nông dân trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)

 Trên văn đàn Việt Nam, Nam Cao là một nhà văn hiện thực phê phán. Các tác phẩm của ông có sức ảnh hưởng lan tỏa sâu rộng trong giới văn chương và toàn xã hội. Trên văn đàn Trung Quốc, Lỗ Tấn là một nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng, là người đặt nền móng cho văn chương hiện đại của Trung Quốc. Một người ở Việt Nam, một người ở Trung Quốc, song hai ông đã gặp nhau ở chung một điểm trong sáng tác văn chương: đó là tư tưởng sáng tác xoay quanh số phận của người tri thức tiểu tư sản, và hình ảnh người nông dân thuần phác trong chế độ phong kiến. Hai nhà văn có phong cách viết và quan điểm sáng tác giống nhau ở điểm nào, nghệ thuật xây dựng cốt truyện ra sao? Điều đó rất đáng để giới nghiên cứu tiếp tục bình luận và đánh giá. Bài viết đi sâu tìm hiểu những điểm giống và khác nhau trong việc khắc họa hình ảnh người tri thức tiểu tư sản và người nông dân trong chế độ cũ của hai nhà văn Nam Cao và Lỗ Tấn, đồng thời đi sâu phân tích so sánh về thân phận hai loại hình nhân vật trong sáng tác của hai tác giả, góp phần bổ sung thêm những tư liệu giá trị về nghiên cứu so sánh giữa hai nhà văn Nam Cao và Lỗ Tấn.

In the Vietnamese literary circles, Nam Cao, whose works had made extensive impact on not only national but also international literatures, is a critical realistic writer. Meanwhile in China, Lu Xun is a famous critical realistic writer who set the first step in the Chinese modern literature. Two writers, one Vietnamese and one Chinese, had a common point in their writing careers, which is that their works focused on the fates of the petty bourgeoisies and on the image of the honest peasants in the feudalism. Exploring the commons in their points of view, their writing styles, as well as in their arts of making plot are tempting whoever has a mania for literature. So that this article will not only help us learn more about the similarities as well as the differences in the way of describing the knowledge petty bourgeoisies and the peasants in the previous regimes of Nam Cao and Lu Xun but also point out how the two writers told the stories of these two types of characters very vividly, which attributes to the valuable storage for researches and comparisons between Nam Cao and Lu Xun.”

 

9. NGUYỄN THỊ THANH HÀ – Đại từ nhân xưng я, ты, вы trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” và việc chuyển dịch sang tiếng Việt (dựa trên cách xưng hô của Pa-ven với đồng đội và kẻ thù) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Trong giao tiếp bằng tiếng Nga cũng như bằng các ngôn ngữ khác, đại từ nhân xưng được sử dụng rộng rãi và là công cụ thực hiện giao tiếp. Tuy nhiên, để có được sự hứng thú khi giao tiếp thì cần phải dùng đúng các đại từ ты và вы bởi đây là phương tiện chính xác lập mối quan hệ và duy trì sự giao tiếp với người đối thoại. Đối với người Việt Nam học tiếng Nga, để sử dụng đúng hai đại từ này là không dễ. Bên cạnh đó, cách diễn đạt chúng từ tiếng Nga sang tiếng Việt khá phức tạp. Với mục đích giúp người học nắm rõ hơn về cách sử dụng và ý nghĩa của các đại từ này, bài viết đi sâu phân tích ý nghĩa và liệt kê cách dịch sang tiếng Việt các đại từ nhân xưng я, ты, вы dựa trên ngữ liệu là các lời đối thoại giữa nhân vật Pa-ven với những người đồng chí và với kẻ thù trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy”.

In communication in Russian as well as in other languages, personal pronouns are used extensively and they are known as tools of communication. However, if you want to get the excitement in communicating, it is necessary to know how to use pronouns ты and вы because this is the main means to establish relationships and maintain communication process. For Vietnamese who learn Russian, using these two pronouns correctly is not easy. Besides, the translating them from Russian into Vietnamese is quite complicated. Helping students understand more about the usage and the meaning of these pronouns, article analyzed the significance and listed the translation of pronouns я, ты, вы based on the dialogues between Pavel with his comrades and the enemy in novel “How the steel was tempered” by N.Ostrovsky.

 

10. PHÙNG THU THỦY, TRẦN THỊ THANH VÂN – Thói quen và thái độ sử dụng điện thoại thông minh để học tiếng Anh của sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Hà Nội (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu thói .quen sử dụng điện thoại thông minh (ĐTTM) và quan điểm của sinh viên năm thứ hai Khoa tiếng Anh tại Trường Đại học Hà Nội về việc sử dụng ĐTTM như một công cụ học tiếng Anh. Kết quả khảo sát cho thấy đa phần sinh viên được hỏi đều sở hữu ĐTTM và đã chủ động sử dụng các phần mềm trên điện thoại để học tiếng Anh. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên do dự về việc sử dụng ĐTTM trong môi trường lớp học bởi khả năng gây xao lãng của thiết bị này.

This paper analyzes students’ usage of smartphones and their attitudes towards them for the purpose of learning English. The findings reveal that smartphones were prevalent among EFL students and these students actively used several types of mobile applications to study English. While students regarded smartphones as an efficient educational tool, they appeared to hesitate over their integration in classroom contexts for the fear of distraction they can cause.” 

 

11. Thông tin khoa học: Chúc mừng các nhà giáo của Trường Đại học Hà Nội được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.