logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 46 (Tháng 3/2016)

CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ

1. NGUYỄN VĂN KHANG – Một số vấn đề về chính sách của Việt Nam đối với ngoại ngữ.

2. HOÀNG VĂN VÂNVai trò và vị thế của tiếng Anh trong thời kì hội nhập và một số hàm ý cho việc hoạch định chính sách ngoại ngữ ở Việt Nam.


LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

3. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị.

4. NGUYỄN TÔ CHUNG – Những biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật.

5. TRẦN THU HIÊN – Nghiên cứu đối chiếu vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Hán và tiếng Việt.

6. VŨ HƯNG – Giới hạn và phân loại động từ trạng thái trong tiếng Hán hiện đại.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

7. TRẦN TÍN NGHỊ – Áp dụng mô hình “lớp học đảo ngược” trong hoạt động dạy học ngoại ngữ.

DỊCH THUẬT

8. ĐOÀN THỊ BÍCH NGÀ – Các từ mang nghĩa ẩn dụ thuộc chủ đề chính trị trong tiếng Nga và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

9. TRƯƠNG VĂN VỸ – Những biến đổi mạnh mẽ trong từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Nga hiện nay và sự lý giải từ phía xã hội.

10. NGUYỄN VĂN NHÂN – Nghiên cứu khoa học trong sinh viên: Cách tiếp cận và các bước thực hiện.

 

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Quản lí Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. , 
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT

1. NGUYỄN VĂN KHANG – Một số vấn đề về chính sách của Việt Nam đối với ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài viết này nhìn lại chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với ngoại ngữ và khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến ngoại ngữ. Sự quan tâm này thể hiện ở các chủ trương, quyết sách cũng như biện pháp thực thi đối với ngoại ngữ luôn phù hợp với từng giai đoạn lịch sử-xã hội của Việt Nam. Thông qua đó, bài viết, từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, nêu ra vai trò của ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng trong thời kì toàn cầu hóa và hội nhập.

This article looks into policies of the Party and State of Vietnam on foreign languages and affirms their focus on foreign languages. Such concern is reflected in many guidelines, policies and implementation measures taken in the field of foreign languages which have been appropriate to each socio-historical period in Vietnam. Accordingly, the article, from a sociolinguistics’ perspective, points out certain roles of foreign languages in general, and English in particular, in the era of globalization and world integration.”

 
2. HOÀNG VĂN VÂNVai trò và vị thế của tiếng Anh trong thời kì hội nhập và một số hàm ý cho việc hoạch định chính sách ngoại ngữ ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Mục đích của bài viết này là khảo sát vai trò và vị thế của tiếng Anh trong thời kì hội nhập, từ đó nêu một số hàm ý cho việc xây dựng chính sách ngoại ngữ phù hợp ở Việt Nam. Bài viết gồm năm phần. Phần một trình bày khái quát tình hình phát triển của tiếng Anh và vị thế của tiếng Anh trên thế giới. Phần hai giải thích tại sao tiếng Anh lại có được vị thế của một ngôn ngữ toàn cầu quan trọng nhất hiện nay. Phần ba trình bày vị thế hiện tại và dự đoán triển vọng của tiếng Anh ở Việt Nam trong tương lai. Phần bốn thảo luận một số thách thức của tiếng Anh đối với tiếng Việt và đối với các ngoại ngữ khác đang được dạy và sử dụng ở Việt Nam. Phần năm tóm lược lại những nội dung đã trình bày, nêu một số kết luận và hàm ý cho việc xây dựng chính sách ngôn ngữ phù hợp nói chung và chính sách ngoại ngữ phù hợp nói riêng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

The aim of this article is to explore the role and status of the English language in the context of world integration and thence to provide some implications for the formulation of an appropriate foreign language policy in Vietnam. The article consists of five parts. Part one provides an overview of the development of the English language and its status in the world. Part two explains why English has gained its status as the most important global language today. Part three presents the current status of English in Vietnam and anticipates its prospect in the future. Part four discusses some of the challenges of English to Vietnamese and other foreign languages curently taught and used in Vietnam. And part five gives a résumé of what has been discussed, makes some conclusions and implications for the formulation of an appropriate language policy in general and an appropriate foreign language policy in particular in Vietnam in the context of world integration and globalization.”

 
3. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Diễn ngôn chính trị bao gồm các loại hình diễn ngôn có đối tượng là cách thức quản lí của nhà nước, của các tổ chức chính trị, của các nhân vật chính trị, là công cụ quan trọng để nhà chính trị hay tổ chức chính trị theo đuổi và thực hành quyền lực. Để tạo ảnh hưởng tích cực và có tính thuyết phục đối với công chúng - người nghe, một trong những công cụ ngôn ngữ được các diễn giả chính trị sử dụng một cách phổ biến là ẩn dụ. Bài viết này sẽ trình bày vấn đề sử dụng ẩn dụ trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh và chỉ ra những ẩn dụ ý niệm được sử dụng một cách phổ biến trong thực tế.

Political discourses comprise all kinds of discourse covering the management of not only the states but also varied political organizations and individuals. They serve as an instrument for politicians and/or political organizations to pursue and execute power. To exert positive and persuasive effects on the public - listeners, political speakers frequently opt to using metaphors. The article investigates the use of metaphors in political discourses made in English language and attempts to present the commonly used conceptual metaphors in the real political life.”

 

4. NGUYỄN TÔ CHUNG – Những biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Kính ngữ trong tiếng Nhật là những từ ngữ, cách nói biểu thị sự tôn trọng, lễ phép, khiêm tốn, lịch sự. Thông qua việc sử dụng kính ngữ, người ta có thể phân biệt được mức độ quan hệ giữa những đối tượng tham gia giao tiếp. Sự hiện diện hay vắng mặt của kính ngữ không chỉ tùy thuộc vào mục đích biểu đạt sự tôn kính hay địa vị xã hội, mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như mối quan hệ thân thiết, xã giao, mối quan hệ bên trong-bên ngoài (uchi-soto)... Bài viết này giới thiệu khái quát về lối nói kính ngữ, về mối quan hệ giữa kính ngữ và ngữ pháp, về kính ngữ và thể văn, về cấu tạo của kính ngữ, và phân loại kính ngữ trong tiếng Nhật.

Honorifics in Japanese are terms, expressions which show respect, courtesy, humility, politeness. People can distinguish the levels of relations with others in communication through the use of honorifics. Using honorifics or not relates not only to the expression of deference or social status, but also to other factors such as intimacy-etiquette, uchi-soto (inside-outside relationship)... This article presents an overview of honorific speech in Japanese; the relationship between honorifics and grammar, honorifics and writing style; and the composition and classification of honorifics in Japanese.”

 
5. TRẦN THU HIÊN – Nghiên cứu đối chiếu vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Hán và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)

“Giới ngôn ngữ học Trung Quốc thường coi vị từ trong tiếng Hán là thành phần trung tâm của câu và tán thành với “thuyết vị từ trung tâm”, điều đó có nghĩa là nghĩa của vị từ quyết định biểu hiện cú pháp của nó. Nói cách khác, sự hình thành cấu trúc cú pháp của các câu trên một bình diện rộng được quyết định bởi nghĩa của vị từ trong câu. Vì vậy, nghiên cứu nghĩa của vị từ luôn là vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu cú pháp. Trong lĩnh vực nghiên cứu các vị từ tam trị tiếng Hán, các nhà ngôn ngữ học cũng rất coi trọng nghiên cứu sự kết hợp giữa ngữ nghĩa và ngữ pháp. Vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Hán mang ba tham tố (hay còn gọi là vai nghĩa), bao gồm vai tác thế, vai tiếp thể và vai bị thể, cấu trúc cú pháp được hình thành cũng khá phức tạp, do vậy, sinh viên Việt Nam khi học loại từ này thường hay mắc phải lỗi như: “孔子的学习方法给我有很多好处。”. Người học dường như hiểu rõ ý nghĩa của vị từ trong câu nhưng lại không nắm vững ý nghĩa ngữ pháp. Theo lý thuyết vai nghĩa và lý thuyết cấu trúc vị từ - tham tố, quá trình hình thành từ vị từ cho đến câu trong giao tiếp thường đề cập đến ba nội dung chính: vị từ, vai nghĩa (hay còn gọi là tham tố), và cấu trúc cú pháp. Dựa trên kết quả nghiên cứu bản thể đối với vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Trung, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu với các vị từ tương đương trong tiếng Việt với mục đích tìm ra mối quan hệ tương ứng giữa các vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Cụ thể bài viết nghiên cứu ba vấn đề sau:

(1) Quan hệ tương ứng về ngữ nghĩa của vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Hán và tiếng Việt;

(2) Quan hệ tương ứng của các vai nghĩa mà các vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Hán và tiếng Việt đề cập đến;

(3) Quan hệ tương ứng trong cấu trúc cú pháp được hình thành bởi các vị từ tam trị mang nghĩa “cho” trong tiếng Hán và tiếng Việt.

Linguists in China often refer to predicates in Chinese as a central component of a sentence and support the “theory of central verb”, which suggests that the meaning of a predicate decides its syntax form. In other words, the formation of the syntactic structures of sentences in a large scale is determined by the meaning of predicates. The examination on the meaning of predicates, thus, is always the focus of reseach on syntax. In reseach studies on Chinese trivalent verbs, linguists pay much attention to the combination of semantics and grammar. The trivalent verb expressing ‘for’ in Chinese has three actants (also called semantic roles), including an agent, an object and a recipient. Moreover, the formation of syntax structures is also complicated. As a result, when learning this part of a sentence, Vietnamese students often make such mistakes as “孔子的学习方法给我有很多好处。”. Learners seem to clearly understand the semantic meaning of predicates in a sentence yet fail to get the grammatical meaning. According to the theory of semantic roles and predicate-variable structure, in communication, the formation of a sentence from a predicate often includes three main concepts: predicate, semantic roles (also called varible) and syntactic structure. Based on the findings on the essence of expressing ‘for’, the esearch is carried out to compare and contrast Chinese predicates with their Vietnamese equivalents with an aim to determine the corresponding relationship between trivalent verbs meaning ‘for’ in Chinese and Vietnamese.

In particular, the article discusses three issues following issues:

(1) The corresponding relation in terms of semantics of trivalent verbs meaning ‘for’ in Chinese and Vietnamese;

(2) The corresponding relation of semantic roles that the trivalent verbs meaning ‘for’ in Chinese and Vietnamese have performed;

(3) The corresponding relation in syntactic structures formed by trivalent verbs meaning ‘for’ in Chinese and Vietnamese.”

 
6. VŨ HƯNG – Giới hạn và phân loại động từ trạng thái trong tiếng Hán hiện đại (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)

“Cho đến nay, khái niệm về động từ trạng thái (ĐTTT) trong tiếng Hán vẫn chưa thống nhất. Về thể loại động từ này, các nhà nghiên cứu có nhiều nhận định và trường phái không rõ ràng. Có trường phái cho rằng ĐTTT trong tiếng Hán là một hình thức đối lập, đối xứng của động từ chuyển động, lại có trường phái khẳng định ĐTTT là một lớp tiểu loại động từ biểu thị trạng thái tâm lý. Bài nghiên cứu này căn cứ vào ngữ nghĩa của động từ để nhận định về ĐTTT, đồng thời dựa vào một đại từ điển động từ tiếng Hán để phân loại cụ thể ĐTTT trong tiếng Hán hiện đại.

Up until now, a final conclusion regarding the concept of Chinese stative verbs still has yet to be drawn. Researchers have different opinions about this part of speech. Some scholors think that in Chinese, stative verbs is an opposite form of action verbs, while others claim that it is just a small sort of verbs denoting psychological states. This research tries to identify the concept of stative versb based on semantic features of verbs as well as to classify stative verbs in modern Chinese according to a massive disctionary of Chinese verbs.”

 
7. TRẦN TÍN NGHỊ – Áp dụng mô hình “lớp học đảo ngược” trong hoạt động dạy học ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

“Phương pháp dạy học ngoại ngữ có sử dụng Công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi cả về chất và mô hình tổ chức lớp học trong thời đại công nghệ. Trong bài viết này tác giả trình bày phương pháp Tổ chức mô hình lớp học đảo ngược trong hoạt động giảng dạy ngoại ngữ hiện nay và những ưu điểm của mô hình này so với cách thức dạy và học truyền thống. Nói cách khác, xây dựng mô hình đảo ngược là phát triển một hệ thống hỗ trợ mới để xem xét quá trình học tập của người học. Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin là nhằm kích thích hơn nữa tính tích cực, chủ động của người học ngoại ngữ.

The foreign language teaching methodology using Information Technology has rapidly changed both the quality and procedure of teaching and learning. This article presents the steps for applying Flipped classroom model in foreign language teaching as well as its advantages over the traditional ones. In orther words, the flipped classroom model provides a new support system to examine students’ learning process. The application of the flipped classroom model in teaching a foreign language in the age of IT aims to further stimulate positive and active learners.”

 
8. ĐOÀN THỊ BÍCH NGÀ – Các từ mang nghĩa ẩn dụ thuộc chủ đề chính trị trong tiếng Nga và các phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

“Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật này bằng tên một sự vật khác trên cơ sở mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật đó. Ẩn dụ đóng vai trò quan trọng trong các văn bản báo chí, đặc biệt là các văn bản đề tài chính trị, trở thành một trong những phương tiện ngôn ngữ làm tăng hiệu quả diễn đạt, tạo tính hấp dẫn đối với người đọc. Bài viết này tập trung nghiên cứu các từ thuộc chuyên ngành thể thao, kinh tế... mang nghĩa ẩn dụ chỉ các khái niệm chính trị. Bên cạnh đó bài viết cũng đề cập đến hai phương thức dịch Nga-Việt phổ biến nhất là dịch bằng từ tương đương và dịch theo văn cảnh.

Metaphor is a figure of speech in which a word or phrase is applied to an object or action to which it is not literally applicable as it it based on similarities of the two things. Metaphor plays an important role in press documents, especially those with political topics, by increasing the effectiveness of language expression and the appeal for readers. The article focuses on the metaphor of technical words and phrases in sports, economy… as political concepts. Besides, the article also discusses the two most common Russian-Vietnamese translation methods for metaphoric terms, namely equivalent-based and context-based.”

 
9. TRƯƠNG VĂN VỸ – Những biến đổi mạnh mẽ trong từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Nga hiện nay và sự lý giải từ phía xã hội (dựa trên cách xưng hô của Pa-ven với đồng đội và kẻ thù) (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Từ vựng tiếng Nga đang trong quá trình biến đổi mạnh mẽ, xuất hiện nhiều khuynh hướng biến đổi khác nhau trong cấp độ ngôn ngữ nhạy cảm này. Bên cạnh đó, Ngữ nghĩa tiếng Nga cũng không đứng ngoài những biến đổi chung trong ngôn ngữ và ngoài xã hội. Trong phạm vi của Từ vựng học và Ngữ nghĩa học tiếng Nga, đã xuất hiện những thay đổi, những khuynh hướng mới. Trong bài viết này, chúng tôi cố gắng chỉ ra những thay đổi chủ yếu trong lĩnh vực từ vựng-ngữ nghĩa, cùng một số đặc trưng nổi bật liên quan đến nghĩa của từ tiếng Nga hiện nay.

Russian vocabulary is undergoing significant changes with various trends. Semantics is not an exception to general changes in the Russian language and society. There have been new changes in Lexicology and Semantics of Russian. The article tries to determine the changes in the field of vocabulary-semantics along with some typical characteristics of the meaning of current Russian words.

 
10. NGUYỄN VĂN NHÂN – Nghiên cứu khoa học trong sinh viên: Cách tiếp cận và các bước thực hiện (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

“Số lượng sinh viên của Trường Đại học Hà Nội tham gia nghiên cứu khoa học đã tăng lên đáng kể trong vòng 10 năm trở lại đây, trong đó phải kể đến một tỉ lệ không nhỏ những sinh viên làm luận văn tốt nghiệp. Hình thức tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên cũng khá đa dạng: “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” (cấp bộ), “Tài năng khoa học trẻ Trường Đại học Hà Nội”, “Hội thảo khoa học sinh viên” (cấp khoa)… Tuy nhiên, tính thụ động trong học tập vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Sinh viên chỉ “xoay quanh” giảng đường với bài học trên lớp, chưa chủ động tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chưa tích cực tìm tòi cơ hội được học tập, nâng cao kiến thức thực tiễn.

Vậy cách tiếp cận, đánh giá, tổ chức và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong sinh viên như thế nào để cho các hoạt động này không phải là cái gì đó quá xa vời mà nằm ngay trong các hoạt động đào tạo của trường, khoa và bộ môn, trở thành một hoạt động thường xuyên, thực sự bổ ích và thiết thực, thu hút được nhiều người tham gia và sản phẩm nghiên cứu được đưa vào ứng dụng trong quá trình học tập tại trường. Đó cũng là nội dung mà chúng tôi muốn trao đổi trong bài viết này.

The number of Hanoi University’s undergraduates conducting scientific research, particularly graduation papers, has significantly increased during the last 10 years. There are various kinds of researching activities dedicated to students: prizes for Vietnam Young Talents in Scientific Research (MOET), HANU’s Young Talents in Scientific Research, Undergraduate Scientific Seminars,… However, students in general still remain a bit passive: they focus only on lessons and knowledge attained in classrooms and rarely engage themselves in doing research, or searching for opportunities to learn and attain practical experiences.

It is important to involve research activities in training events of the university, faculty and division, and make them more regular, useful and practical to attract more participants and apply more research products in teaching and learning. Thus, the article discusses some ways to approach, evaluate, organize and provide instruction for students to carry out scientific research.”