logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 47 (Tháng 6/2016)

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
1. NGUYỄN VIỆT TIẾN – Hướng tới việc phân loại câu trả lời.
2. VŨ THÚY NGAThời và một số vấn đề liên quan đến giảng dạy thời trong tiếng Nhật.

3. VŨ HƯNG – Đối chiếu động từ trạng thái “” trong tiếng Hán hiện đại và động từ “chết” trong tiếng Việt.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

4. VŨ VĂN ĐẠI, PHẠM THỊ THANH HÀ – Giao thoa ngôn ngữ: Rào cản vô hình đối với giao tiếp bằng ngoại ngữ.

5. HUANG FU QUAN (黄甫全), TRẦN KHAI XUÂN (陈开春) – Bước đầu tìm hiểu mô hình thiết kế bài giảng môn tiếng Trung Quốc tổng hợp theo phương thức học kết hợp: Khảo sát trường hợp Khoa tiếng Trung, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

6. HOÀNG NAM HẢI – Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy kĩ năng đọc hiểu: Lợi ích, thách thức và giải pháp.

VĂN HÓA-VĂN HỌC

7. NGUYỄN MINH NGUYỆT – Giao tiếp liên văn hóa trong hội nhập nghề nghiệp Pháp ngữ.

8. TRỊNH THỊ THU HÀ – Một số đặc trưng văn hóa Thái Lan qua các thành ngữ có chứa từ “nước”.

9. MITSUHIRO TOKUNAGA – Quan điểm về khai sáng văn minh: Phong cách sống và tư duy của nhân vật Daisuke Nagai trong tác phẩm Từ đó (And Then) của Soseki Natsume.

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

10. PHAN THỊ KIM NGÂN, PHẠM THỊ PHƯỢNG – Tác động của định hướng thị trường tới sự hài lòng của sinh viên về lựa chọn trường đại học.
 

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Quản lí Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail:  This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,  
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503


NỘI DUNG TÓM TẮT

 

1. NGUYỄN VIỆT TIẾN – Hướng tới việc phân loại câu trả lời (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)

“Cặp Câu hỏi-Trả lời, được sử dụng như khung nghiên cứu đã chứng tỏ được tính hữu dụng của nó trong các nghiên cứu về câu hỏi và hành vi hỏi. Tuy nhiên, cho đến nay, câu trả lời vẫn còn chưa được đề cập đến như một đối tượng nghiên cứu độc lập. Một nghiên cứu trên bình diện hệ thống và dụng học của câu trả lời (định nghĩa, mô tả, chức năng, giá trị và phân loại) sẽ cho phép hiểu rõ hơn và do vậy, sẽ sử dụng tốt hơn từng cá thể cũng như quan hệ hành chức của bộ ba hành vi hỏi-câu hỏi-câu trả lời trong các nghiên cứu về ngôn ngữ, giao tiếp và giáo học pháp ngoại ngữ. Bài viết này đưa ra những cơ sở đầu tiên đi theo hướng trên, nhằm góp phần bổ khuyết thiếu hụt trên trong các nghiên cứu hiện nay.

Từ khoá: cặp câu hỏi-trả lời, bộ ba hành vi hỏi-câu hỏi-câu trả lời, câu trả lời (định nghĩa, giá trị, phân loại), câu đáp.

The Question-Answer pair used as a research framework has proved useful in studies on questions and questioning behaviors. However, until now, the answer has yet been mentioned as an independent research subject. A study on systematic and pracmatic aspects of the answer (definition, description, function, value and category) would facilitate deeper understanding, thus, better use of each component as well as functional relation among questioning behavior – question – answer in studies on language, communication and foreign language teaching methodology. This article attempts to provide the first step in this research direction, helping to narow the gaps in current research.

Keywords: question-answer pair, questioning behavior-question-answer, answer (definition, value and category), response.

 

2. VŨ THÚY NGA – Thời và một số vấn đề liên quan đến giảng dạy thời trong tiếng Nhật (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

“Trong tiếng Nhật, Thời là thành phần ngữ pháp không thể thiếu trong câu. Ngoài lớp từ vựng chỉ thời gian, Thời trong tiếng Nhật được biểu hiện nhất quán cả ở động từ, tính từ và cấu trúc vị ngữ chứa danh từ. Trong khi đó, tiếng Việt là ngôn ngữ không ngữ pháp hóa Thời nên việc nắm bắt và chuyển dịch các biểu hiện thời gian giữa hai ngôn ngữ Nhật-Việt được cho là khó khăn không nhỏ đối với người sử dụng. Bài viết nhằm góp phần nâng cao ý thức cũng như hiệu quả sử dụng Thời trong việc dạy và học tiếng Nhật.

Từ khoá: Thời, tiếng Nhật, tiếng Việt, nắm bắt, chuyển dịch.

In the Japanese language, Tense is a vitally important part of a sentence. Besides words expressing time, tense in Japanese is shown through verbs, adjectives and also predicate noun compounds. The Vietnamese language, however, has no grammatical tense signals, causing big difficulty in understandingas well as translating time expressions from/to the two languages. This study could be an attempt to focus on the Tense in Japanese teaching.

Keywords: Tense, Japanese,Vietnamese, understand, translate.”

 

3. VŨ HƯNG – Đối chiếu động từ trạng thái “” trong tiếng Hán hiện đại và động từ “chết” trong tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)

Bài nghiên cứu căn cứ vào đặc điểm chức năng cú pháp và chức năng ngữ nghĩa của từng loại động từ vận dụng phương pháp đối chiếu so sánh, khảo sát động từ trạng thái “sǐ” của tiếng Hán và động từ tương đương “chết” của tiếng Việt. Từ đó, tìm ra điểm khác biệt và lý do dẫn đến sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ trên phương diện chức năng cú pháp và chức năng ngữ nghĩa.

Từ khóa: Tiếng Hán hiện đại; động từ trạng thái; sǐ; chết; đối chiếu.

This paper investigates the Chinese stative verb ‘si’ and its equivalent ‘chết’ in Vietnames based on contrastive analysis and the syntactic and semantic functions each verb. Thence, it identifies the differences in syntactic and semantic-functional aspect between the two languages as well as their causes.

Keywords: Modern Chinese, Stative verbs, si, Chet, contrastive.

 

4. VŨ VĂN ĐẠI, PHẠM THỊ THANH HÀ – Giao thoa ngôn ngữ: Rào cản vô hình đối với giao tiếp bằng ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Giao thoa ngôn ngữ là sự chuyển di tiêu cực từ ngôn ngữ 1 (L1) sang ngôn ngữ 2 (L2) và ngược lại khi có sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ. Hiện tượng này đã được nhiều nhà nghiên cứu xem xét từ góc độ tâm lý học, ngôn ngữ học và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp cận vấn đề từ một góc độ khác, góc độ tâm lý-ngôn ngữ học, và cho rằng giao thoa là việc người học sử dụng các công cụ diễn đạt của L2 để dịch tư duy bằng L1, theo đúng sơ đồ tư duy của L1. Từ cách tiếp cận này chúng tôi đề xuất hai phương hướng khắc phục lỗi: tăng cường năng lực L2 và học cách tư duy bằng L2.

Từ khóa: tiếp xúc ngôn ngữ, giao thoa, chuyển di tiêu cực, lỗi, tâm lý ngôn ngữ học, dịch tư duy.

Language interference is a negative transfer from one language (L1) to another (L2) and backwards when users are exposed to two languages. This phenomenon has caught researchers' attention from the perspective of psychology, linguistics, and foreign language teaching methodology. In this article, a different approach - psycholinguistic perspective, is adopted, assuming that language nterference occurs when a learner uses L2 tools of ideas expression to translate from L1, copying L1 thinking. Thence, we offer two recommendations to correct errors: enhancing the proficency of L2 and learning to think in L2.

Keywords: language exposure, interference, negative transfer, error, psycholinguistic, thoughts transfer.”

 

5. HUANG FU QUAN (黄甫全), TRẦN KHAI XUÂN (陈开春) – Bước đầu tìm hiểu mô hình thiết kế bài giảng môn tiếng Trung Quốc tổng hợp theo phương thức học kết hợp: Khảo sát trường hợp Khoa tiếng Trung, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)

Với sự bùng nổ của việc công nghệ thông tin hóa giáo dục đại học, công nghệ thông tin đang thay đổi cách thức học tập của sinh viên với tốc độ kinh ngạc. Sau giai đoạn cao trào của nghiên cứu và ứng dụng đại trà, chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề công nghệ thông tin hóa một cách kỹ lưỡng và toàn diện hơn. Tuy phương pháp học tập trực tuyến mang nhiều ưu điểm vượt trội,… nhưng lại không thể thay thế hoàn toàn hoạt động dạy học trên lớp do thiếu sự can thiệp của giáo viên. Trong bối cảnh đó, khái niệm ứng dụng phương pháp học tập kết hợp (Blending Learning) ra đời. Làm thế nào để phân tích đầy đủ mức độ can dự vào quá trình học tập của phương pháp học tập trực tuyến? Làm thế nào phát huy vai trò của giáo viên và chuyên gia giáo dục trong phương pháp học này? Hai câu hỏi trên là vấn đề chúng ta cùng quan tâm. Học tập kết hợp là phương pháp kết hợp dạy học truyền thống trên lớp với dạy học từ xa mà trong đó giáo viên đóng vai trò chủ đạo và học sinh đóng vai trò chủ thể. Phương pháp này vừa phát huy ưu thế của học tập trực tuyến, vừa thu được hiệu suất cao nhất với mức đầu tư thấp nhất. Trên cương vị là giáo viên trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy hiệu quả của dạy học trên lớp không cao, người học thiếu động lực học tập. Đồng thời, việc dạy học của giáo viên chỉ dừng ở phạm vi lớp học, do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin chỉ diễn ra trong phạm vi lớp học. Hiện nay, việc kết hợp một cách hợp lý phương pháp truyền thống với công nghệ thông tin sẽ tác động tích cực đến quá trình đổi mới dạng thức, nâng cao chất lượng của việc giảng dạy tiếng Trung. Con đường kết hợp này thúc đẩy động cơ học tập, nâng cao hiệu quả học tập của người học, đồng thời định hình được mô hình giảng dạy mới.

Chúng tôi nhận thấy phương pháp học tập kết hợp chính là con đường để thực hiện các mục tiêu nói trên. Phương pháp này không những phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục trong thời đại công nghệ thông tin, mà còn đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình đào tạo của trường chúng tôi.

Từ khóa: học tập kết hợp, thiết kế chương trình đào tạo, học phần “tiếng Trung Quốc tổng hợp”.

With its increasing use in tertiary-level training, information technology (IT) is changing the way students learn with incredable speed. It is necessary to take a more careful and comprehesive look at the application of IT after massive research into it. Despite its considerable advantages, online learning fails to completely replace offline learning due to the lack of teachers’ intervention. In this context, the term blended learning was coined. How to fully analyse the level of intervention in learning process using online learning? How to maximize the role of teachers and educators in this studying method? These questions are of great interest. Blended learning is a method combining traditional and distance training, in which teachers and students play leading and subjective roles, respectively. This method not only promotes advantages of online learning but also obtains highest performance with less investments. As teachers, we realize the low outcomes of traditional learning and the lack of motivation among students. Besides, teaching activities only occur within classrooms, thus, the application of IT also remains within classrooms. The appropriate combination of traditional learning and IT will exert positive effects on the improvement of Chinese language teaching. It provides motivation for students, enhances learning outcomes and develops a new teaching model.

We are aware that blended learning is a way to achieve these goals. It is effective not only in education renovation in information technology era but also curriculum improvement of our university as well.

Keywords: blended learning, curriculum development, ‘general Chinese language’ module.” 

 

6. HOÀNG NAM HẢI – Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy kĩ năng đọc hiểu: Lợi ích, thách thức và giải pháp (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

“Tại Trường Đại học Hà Nội, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy luôn được lãnh đạo nhà trường và các đơn vị động viên, tạo điều kiện tối đa. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin chia sẻ những lợi ích và các cách sử dụng công nghệ thông tin trong việc dạy kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên Việt Nam. Hy vọng rằng bài viết sẽ góp phần giúp cho những bài giảng đọc hiểu trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn, đồng thời thúc đẩy sinh viên tham gia tích cực hơn vào quá trình tự trau dồi kỹ năng đọc hiểu bằng tiếng Anh.

Từ khóa: công nghệ thông tin, giảng dạy kỹ năng đọc hiểu, đọc hiểu.

At Hanoi University, the use of Information and Communication Technology (ICT) in teaching and learning has become increasingly encouraged by educational leaders in all the majors/subjects taught. Within the scope of this paper, I would like to address the following main issues: the benefits of using ICT in teaching reading and how to use ICT in teaching reading effectively with the available ICT facilities at Hanoi University. Challenges in ICT application and solutions to those challenges in teaching reading are also presented in the final section of this paper.

Keywords: ICT, teaching reading comprehension skills, reading comprehension.”

 

7. NGUYỄN MINH NGUYỆT – Giao tiếp liên văn hóa trong hội nhập nghề nghiệp Pháp ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)

“Nghiên cứu này đề cập tới việc các chủ thể giao tiếp luôn cố gắng hòa hợp “cái tôi” của họ với người đối diện trong khi tương tác và trong các tình huống nghề nghiệp. Trên thực tế, họ thực sự tôn trọng các quy tắc chung và mong thích ứng được với các tình huống giao tiếp. Tuy nhiên, dù không chủ ý, họ đã tự tạo thêm cho mình khó khăn khi giao tiếp bởi vì các chiến lược họ sử dụng khi tương tác vô hình trung cản trở ý đồ giao tiếp của họ.

Từ khóa: giao tiếp liên văn hóa, hội nhập nghề nghiệp, Pháp, hợp tác, chiến lược tương tác, Việt Nam.

This research discusses the efforts of communicators to adapt to each other when interacting in profession-related encounters. In fact, they really obey general rules and expect to adapt themselves in communication situations. However, the subjects unconsciously make difficulties for themselves when communicating as their interactional strategies somehow hinder their intentions.

Keywords: intercultural communication, professional integration, French, cooperation, interactional strategies, Vietnam.”

 

8. TRỊNH THỊ THU HÀ – Một số đặc trưng văn hóa Thái Lan qua các thành ngữ có chứa từ “nước” (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có hình thái - cấu trúc bền vững, có ý nghĩa hoàn chỉnh, bóng bẩy, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ1. Do tính chất đặc thù về cấu tạo hình thức và về nội dung ý nghĩa nên thành ngữ thường lưu giữ rất nhiều những đặc trưng phản ánh rõ cách tư duy, đặc điểm lịch sử văn hóa cũng như không gian, môi trường tự nhiên và xã hội của con người là chủ nhân của kho tàng thành ngữ đó. Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn cung cấp cho bạn đọc một cách tiếp cận, khám phá mới những nét đặc trưng của đất nước và con người Thái Lan qua những câu thành ngữ có chứa từ “nước”, từ đó giúp cho những người quan tâm nâng cao hiểu biết của mình hơn về đất nước và con người Thái Lan, đặc biệt là trên bình diện văn hóa.

Từ khoá: đặc trưng, văn hóa, thành ngữ, nước, khẩu ngữ.

An idiom is a fixed expression with stable structural pattern that has a complete, figurative meaning. Idioms are widely used in daily communication, particularly in informal language. Because of its syntactic and semantic features, an idiom clearly reflects ways of thinking, socio-cultural identities, natural and social contexts of the users. In this article, we hope to provide a new approach to Thai national identity through idioms containing ‘water’, thus, widen the knowledge of readers about Thai culture and people.

Keywords: characteristics, culture, idioms, water, informal language.”

 

9. MITSUHIRO TOKUNAGA – Quan điểm về khai sáng văn minh: Phong cách sống và tư duy của nhân vật Daisuke Nagai trong tác phẩm Từ đó (And Then) của Soseki Natsume (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

“Việc nghiên cứu phong cách sống và tư duy của nhân vật chính Daisuke Nagai trong tác phẩm “Từ đó” (And Then) của Soseki Natsume chú trọng đến nhiều vấn đề liên quan đến khai sáng văn minh của Nhật Bản thời Minh Trị, khi đất nước trải qua công cuộc hiện đại hóa một cách mạnh mẽ. Dù hoàn thành xuất sắc bậc đại học nhưng Daisuke không tìm việc làm và bằng lòng với cuộc sống nhờ vào tài sản của cha. Anh biện minh cho tình trạng của mình bằng cách tuyên bố rằng những người có việc làm trên khắp thế giới phải dành hết thời gian vất vả cho công việc, do đó mất đi sự tự do tinh thần để suy nghĩ. Daisuke đặc biệt nghĩ nhiều về cha mình – ông Toku, anh trai Seigo và những người bạn như Hiraoka. Tuy nhiên, sau khi Daisuke tìm cách cướp Michiyo – vợ của Hiraoka, cha anh đã tức giận cắt hết các khoản hỗ trợ tài chính cho anh và chính điều này đã khiến Daisuke phải tìm việc làm. Yếu tố phê bình văn hóa trong cuốn tiểu thuyết này chỉ có thể thấy được từ góc nhìn của các nhà phê bình và người đọc. Dựa vào phát hiện này, bài viết làm sáng tỏ các điều kiện và vấn đề liên quan đến khai sáng văn minh tại Nhật Bản hiện đại bằng cách giải mã những suy nghĩ của Daisuke và phân tích quan hệ của nhân vật với những người xung quanh.

Từ khóa: Soseki Natsume, “Từ đó”, Daisuke Nagai, Nhật Bản, khai sáng văn minh, hiện đại hóa, tốt nghiệp đại học hạng ưu, tự do tinh thần, chỉ trích văn hóa, vấn đề.

An examination of the way of thinking and living espoused by Daisuke Nagai, the protagonist of Soseki Natsume’s “And Then”, brings into focus various issues brought about by Japan’s cultural enlightenment in the Meiji period, during which the country underwent rapid modernization. Although Daisuke was one of the university-educated elites, he did not seek employment and was content to live off the assets of his father. He rationalized his situation by claiming that working people throughout the world toil their time away, thereby losing the spiritual freedom to think. Daisuke’s thoughts turned specifically to his father Toku, his elder brother Seigo, and to such people as his friend Hiraoka. Nevertheless, after Daisuke attempted to steal Hiraoka’s wife Michiyo, he was cut off financially by his infuriated father, and found himself in the position of needing to find a job. At that time, it became clear that the cultural criticism that arouse in the novel could only have been conceived from the condescending attitudes of critics and spectators. Based on this revelation, this article attempts to elucidate the conditions and problems associated with cultural enlightenment in modern Japan by deciphering Daisuke’s thoughts and analyzing his relationships with those around him.

Key words: Soseki Natsume, ‘And Then’, Daisuke Nagai, Japan, cultural enlightenment, modernization, university-educated elite, spiritual freedom, cultural criticism, issues.”

 

10. PHAN THỊ KIM NGÂN, PHẠM THỊ PHƯỢNG – Tác động của định hướng thị trường tới sự hài lòng của sinh viên về lựa chọn trường đại học (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

“Bài nghiên cứu đề cập một khía cạnh của lĩnh vực marketing được thực hiện trong bối cảnh giáo dục đại học, đó là tác động của định hướng thị trường tới sự hài lòng của sinh viên. Sinh viên là nhóm khách hàng chính của các trường đại học và nghiên cứu đã thực hiện điều tra đối với sinh viên một trường đại học lớn ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên hài lòng với sự lựa chọn trường đại học của mình, và định hướng thị trường của trường đã tác động tới sự hài lòng đó mặc dù sự tác động này không chi phối nhiều sự hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu chỉ ra định hướng thị trường có thể giúp trường đại học thay đổi các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của sinh viên, nâng cao uy tín cho trường.

Từ khóa: định hướng thị trường, sự hài lòng của sinh viên, mô hình MARKO, giáo dục đại học.

The study presents a relevant aspect of marketing approach in the context of tertiary education namely market orientation and its effects on satisfaction of students, who are main customers of higher education institutions. The respondents in the study were students at a big university in Hanoi. The result shows that students were satisfied with their choice of university and the market orientation of university do have some effects on students’ satisfaction. It is pointed out in the research that market orientation can help universities alter their activities to meets their students’ needs and expectation, thus, improve their reputation

Key words: market orientation, student satisfaction, MARKO model, tertiary education.”