logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 48 (Tháng 9/2016)

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

1. VŨ VĂN ĐẠI – Lý thuyết tác ngữ học và những ứng dụng.
2. NGUYỄN QUANG NGOẠN – Các chiến lược diễn tả sự bất đồng trong tiếng Anh.

3. NGUYỄN THỊ HUYỀN – Chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt – Một cách nhìn từ bình diện dụng học.
4. HOÀNG THANH HƯƠNG, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG – Đặc điểm về từ loại của từ ngữ rút gọn trong tiếng Hán hiện đại
5. VŨ HƯNG – Khảo sát tính giới hạn của động từ trạng thái trong tiếng Hán hiện đại
6. NGHIÊM HỒNG VÂN – Đối chiếu ẩn dụ và hoán dụ biểu đạt sự tức giận trong tiếng Nhật và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

7. BÙI PHÚ HƯNG, ĐỖ PHÁT LỢI – Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy từ vựng cho trẻ em.
8. NGUYỄN THỊ HÀ – Phát huy tính tự chủ của người học trong những lớp học kỹ năng viết tiếng Anh.

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

9. PHẠM THỊ THANH THÙY – Chức năng của các biểu thức rào đón trong các bài nghiên cứu kinh tế tiếng Anh.
10. HOÀNG VĂN THÁI – Đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành của sinh viên cao đẳng du lịch theo tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng chuẩn quốc gia và khu vực ASEAN.
11. NGUYỄN THỊ THANH HÀ – Một số vấn đề về phát triển tiếng Nga tại Việt Nam góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.



Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •

Thư ký: TS NGUYỄN TÔ CHUNG •

Ban biên tập: TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân

Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •

Trụ sở: Phòng Quản lí Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503



NỘI DUNG TÓM TẮT

1. VŨ VĂN ĐẠI – Lý thuyết tác ngữ học và những ứng dụng (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Tác ngữ học (praxématique) ra đời vào đầu những năm 70 ở Pháp là một trường phái lý thuyết độc đáo, có nhiều điểm mới liên quan đến mối quan hệ giữa nghĩa do ngôn ngữ biểu hiện và hiện thực khách quan, giữa hiện thực và biểu tượng về hiện thực do ngôn ngữ tạo ra, và vai trò điều chỉnh của xã hội, của chủ thể nói năng trong quá trình kiến tạo nghĩa. Khả năng ứng dụng của tác ngữ học cũng rất lớn và trong nhiều lĩnh vực, như nghiên cứu về định danh (dénomination), về biểu tượng (représentation) và dịch thuật... Bài viết này nhằm trình bày những luận điểm cơ bản của trường phái này và một số đường hướng ứng dụng.

Từ khoá: tác ngữ học, tác vị, cận tác vị, hiện thực hoá, đối thoại luận, kiến tạo nghĩa, biểu tượng, định danh, điều chỉnh xã hội.

Praxématique, first appeared in the 1970s in France, is a unique linguistic theory with many new points relating to the semantic relations between meanings expressed by language and objective reality, between reality and symbols of reality formed by language, and the adjusting roles of the society, of speaker in creating meanings. The applications of praxématique are also popular in different fields, such as the study on denomination, representation and translation… This article aims to discuss basic arguments of this theory and provide some application directions.

Keywords: praxématique, operator, para-operator, realization, dialogism, creating meanings, symbols, denomination, adjusting society.

2. NGUYỄN QUANG NGOẠN – Các chiến lược diễn tả sự bất đồng trong tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Bài viết giới thiệu và phân tích các chiến lược ngôn từ dùng để diễn đạt sự bất đồng trong tiếng Anh. Hai mươi tám chiến lược đã được nhận diện và phân tích dựa trên khung lý thuyết của Brown và Levinson (1987) và các kết quả nghiên cứu hành vi ngôn ngữ nêu trên. Chúng được hệ thống hóa và trình bày giản lược kèm với các ví dụ minh họa. Hệ thống các chiến lược diễn tả sự bất đồng như một hành vi đe dọa thể diện được mô tả từ việc không thực hiện hành vi đến việc thực hiện hành vi. Khi thực hiện hành vi, người nói có thể chọn cách nói thẳng, nói giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh tùy mục đích của mình. Tuy nhiên, các chiến lược này được trình bày theo nguyên tắc nhẹ về lý thuyết, nặng về ứng dụng, giúp người đọc có thể cảm nhận dễ dàng khi giảng dạy, nghiên cứu hay vận dụng hành vi giao tiếp đã nêu.

Từ khoá: người nói (S), người nghe (H), người nhận (A), hành động đe dọa thể diện (FTA).

This paper discusses linguistic strategies for expressing disagreement in English. Twenty eight strategies were systemized and analyzed with illustrations based on the theoretical framework by Brown and Levinson (1987) and the findings in major studies on these linguistic behaviors. The system of strategies for expressing disagreement as a face threatening act (FTA) was describe in details, from not doing the act to doing the act. When performing FTA, the speaker (S) can choose a direct, softened or emphasized disagreement based on their purposes. However, it should be noted that the disagreeing strategies were presented in a practical rather than theoretical manner with the hope that they can be successfully applied to teaching, studying, and expressing disagreement in English.

Keywords: speaker (S), hearer (H), addressee (A), face threatening act (FTA).

3. NGUYỄN THỊ HUYỀN – Chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt – Một cách nhìn từ bình diện dụng học (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Bài viết là kết quả khảo sát ứng dụng mô hình đánh dấu (Markedness model) của Myers-Scotton trong nghiên cứu chuyển mã ngôn ngữ để khảo sát hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp hội thoại tiếng Việt của sinh viên chuyên ngữ Việt Nam. Kết quả cho thấy chuyển mã tiếng Anh là hành vi khá phổ biến trong giao tiếp hội thoại của sinh viên chuyên ngữ nói riêng, giới trẻ và các nhóm xã hội khác biết tiếng Anh ở Việt Nam nói chung. Kết quả cũng cho thấy, từ góc độ dụng học, chuyển mã có đánh dấu là hành vi chuyển mã phổ biến hơn bởi với hành vi đó, người nói đạt được những ý đồ, những chiến lược giao tiếp nhất định.

Từ khóa: chuyển mã đánh dấu, hội thoại sinh viên song ngữ, mô hình đánh dấu, bình diện ngữ dụng, chiến lược giao tiếp.

The paper provides findings of the survey on the application of Markedness model by Myers-Scotton’s language code-switching analysis to study English code-switching phenomenon in conversations by Vietnamese students of English. It is found that English code-switching appears to be predominantly widespread in English majors’ conversations in particular and in the youth and other social groups who know English in Vietnam in general. It is also revealed that from the perspective of pragmatics, marked code-switching is more popular because it makes it easier for speakers to express ideas and achieve certain communication strategies.

Keywords: marked code-switching, bilingual students’ conversations, markedness model, pragmatics view, communication strategies.

4. HOÀNG THANH HƯƠNG, NGUYỄN THỊ PHƯƠNG – Đặc điểm về từ loại của từ ngữ rút gọn trong tiếng Hán hiện đại (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Từ ngữ rút gọn trong tiếng Hán (缩略语, súc lược ngữ), dưới đây viết tắt là “TNRG” được hình thành chủ yếu bằng cách rút gọn các yếu tố cấu thành tổ hợp từ nguyên gốc để trở thành các đơn vị từ vựng như từ, cụm từ. Tuy vậy, trong bài viết này chúng tôi không đơn thuần trình bày phương thức rút gọn và kiểu kết cấu của TNRG. Trên cơ sở khảo sát cuốn “Từ điển từ ngữ rút gọn tiếng Hán hiện đại” của Viên Huy, Nguyễn Hiển Trung (“现代汉语缩略语词典”, 袁辉, 阮显忠,语文出版社, 2002) với 7.856 mục từ, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đặc điểm về từ loại của TNRG, trong đó kết quả nghiên cứu có đề cập đến bình diện phương thức cấu tạo và kiểu kết cấu của TNRG.

Từ khoá: từ ngữ rút gọn, tiếng Hán, đặc điểm, từ loại.

Chinese Abbreviations (缩略语), referred to as “TNRG” in Vietnamese, are mainly formed by shortening the components of original combinations in order to create lexical units as words and phrases. This article not only introduces shortening methods and structural style of TNRG but also studies characteristics of the part of speech of TNRG from the perspective of forming methods and structural styles based on Yuan Hui, Ruan Xianzhong’s book called “The Dictionary of Abbreviations in modern Chinese” with 7,856 lexical items.

Keywords: abbreviations, Chinese, characteristics, part of speech.

5. VŨ HƯNG – Khảo sát tính giới hạn của động từ trạng thái trong tiếng Hán hiện đại (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)

“Tính giới hạn” không chỉ đơn thuần là khái niệm liên quan đến danh từ chỉ sự vật. Quá trình biểu thị hành vi của động từ, vốn tồn tại những điểm khởi đầu và điểm kết thúc, có thể được xem là một loại tính giới hạn. Bài viết này dựa trên cơ sở của sự thiết lập tính giới hạn của danh từ chỉ sự vật, thảo luận những vấn đề tính giới hạn của động từ trạng thái, sau đó đưa ra phán đoán và phân loại tính giới hạn của 373 động từ trạng thái trong “Đại từ điển động từ Hán ngữ hiện đại”..

Từ khoá: tiếng Hán hiện đại, động từ trạng thái, ranh giới, phân loại.

The boundary does not merely refer to nouns indicating things. The process of expressing behaviors through verbs has both beginning and end points, thus, can be considered a boundary. The article, based on the formation of boundary of nouns indicating things, discusses issues relating to the boundary of Chinese stative verbs. It then provides a classification of boundary of 373 stative verbs in “Modern Chinese Verbs Dictionary”.

Keywords: Modern Chinese, stative verb, boundary, classification.

6. NGHIÊM HỒNG VÂN – Đối chiếu ẩn dụ và hoán dụ biểu đạt sự tức giận trong tiếng Nhật và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Ngôn ngữ viết: tiếng Nhật)

Ẩn dụ và hoán dụ là những khái niệm quan trọng trong ngôn ngữ học tri nhận. Chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức của con người và các phạm trù trừu tượng như cảm xúc… thường được diễn đạt qua phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. Ẩn dụ và hoán dụ bắt nguồn từ kinh nghiệm nghiệm thân và chịu ảnh hưởng của mô hình văn hóa. Trong phạm vi bài báo này, chủ yếu chúng tôi sử dụng một số ẩn dụ ý niệm như “TỨC GIẬN LÀ NHIỆT”, “TỨC GIẬN LÀ LỬA”, “TỨC GIẬN LÀ CHẤT NÓNG LỎNG TRONG BÌNH CHỨA”, “TỨC GIẬN LÀ ĐỘNG VẬT NGUY HIỂM”, “TỨC GIẬN LÀ ĐỐI THỦ”, “TỨC GIẬN LÀ GÁNH NẶNG”… được đề xướng trong Lakoff và Kovecses (1987) để so sánh, đối chiếu ẩn dụ ý niệm biểu thị cảm xúc “tức giận” được thể hiện như thế nào trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Kết quả là, ẩn dụ ý niệm “TỨC GIẬN LÀ LỬA” và “TỨC GIẬN LÀ CHẤT LỎNG NÓNG TRONG VẬT CHỨA” đều tồn tại trong cả tiếng Nhật và tiếng Việt. Tuy nhiên, Tiếng Việt còn có một ẩn dụ khác là TỨC GIẬN LÀ KHÍ NÉN mà chúng tôi không quan sát thấy phiên bản này trong tiếng Nhật. Ngoài ra, chúng tôi còn chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt khác trong ẩn dụ và hoán dụ ý niệm biểu thị cảm xúc tức giận trong hai thứ tiếng.

Từ khoá: ẩn dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm, cảm xúc, tức giận, tiếng Nhật, tiếng Việt.

Metaphor and metonymy are important concepts in the cognitive linguistics. They play vital roles in human’s conceptualization and such abstract categories as emotion are often expressed through metaphor and metonymy. These figures of speech are derived from personal experience and influenced by cultural models. In this paper, such conceptual metaphors of anger as “heat”, “heat of a fluid in a container”, “fire”, “dangerous animal, “opponent”, “burden”… proposed by Lakoff and Kovecses (1987), are used to compare and contrast Japanese and Vietnamese conceptual metaphors of anger. It is found that both in Japanese and Vietnamese, fire and the heat of a fluid in a container can represent anger. However, anger can also be understood as “KHÍ-気” in Vietnamese, which cannot be found in Japanese. Besides, the article also pointed out some other similarities and differences in the conceptual metaphor and metonymy of anger in the two languages.

Keywords: conceptual metaphor, conceptual metonymy, emotion, anger, Japanese, Vietnamese.

7. BÙI PHÚ HƯNG, ĐỖ PHÁT LỢI – Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy từ vựng cho trẻ em (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Dạy tiếng Anh là ngôn ngữ hai hay ngoại ngữ đối với trẻ em có thể rất phức tạp vì trẻ em có trải nghiệm giới hạn và những đặc điểm riêng. Thuyết đa trí tuệ đưa ra nhiều ứng dụng cho việc giảng dạy tiếng Anh. Bài viết này trình bày cách ứng dụng thuyết này vào những đường hướng và phương pháp dạy tiếng Anh. Với những phân tích sâu sắc, bài viết trình bày mô hình dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ em và đưa ra những kiến nghị về dạy từ vựng cho trẻ em với hy vọng các giáo viên tiếng Anh ở trường tiểu học sẽ hướng dẫn các em thành công trong việc tiếp thu và học tiếng Anh.

Từ khoá: Thuyết đa trí tuệ, dạy từ vựng, trẻ em.

Teaching English as a foreign or second language to young learners can be complicated since they have limited prior experience and distinct characters. The Theory of Multiple Intelligences has many implications in English language teaching. This paper is to shed light on how to incorporate this theory into current approaches and methods of English language teaching. With profound analyses, a model of teaching English vocabulary to young learners is proposed. Finally, recommendations on teaching vocabulary to young learners are made in the hope that primary school teachers of English will lead pupils to success in English language acquisition and learning.

Keywords: Multiple intelligences Theory, teaching vocabulary, young learners.

8. NGUYỄN THỊ HÀ – Phát huy tính tự chủ của người học trong những lớp học kỹ năng viết tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Trong số các yếu tố như người học, người dạy, giáo trình và phương pháp giảng dạy, thì người học đóng vai trò quan trọng nhất trong bất kỳ một quá trình học tập nào. Nói một cách khác, người học muốn thành công trong quá trình học tập cần phải có trách nhiệm với việc học của chính mình. Đối với người học, đặc biệt là người học tiếng Anh như một ngoại ngữ, sự chủ động trong học tập đóng vai trò không nhỏ. Do đó, giáo viên cần phải phát huy được tính tự chủ của người học trong những lớp học tiếng Anh nói chung và những giờ học kỹ năng viết tiếng Anh nói riêng. Vì viết là một kỹ năng đòi hỏi người học cần phải suy nghĩ và bày tỏ quan điểm về một vấn đề nên giáo viên cần tạo nhiều cơ hội hơn nữa để học sinh tư duy và đưa ra ý kiến. Bài viết bàn luận những khái niệm về tính tự chủ trong học tập, vai trò của người dạy và người học trong những lớp học mà người học có tính tự lập trong quá trình học tập. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra một số gợi ý để phát huy tính tự chủ trong học tập kỹ năng viết tiếng Anh.

Từ khoá: tính tự chủ, kỹ năng viết.

In any process of learning the learner takes the most important role of all the factors In any process of learning, learner plays the most important role among such factors as teacher, learner, course material and teaching methods. In other words, learners who want to be successful in the learning process need to take charge of their own learning. Therefore, it is important for learners, especially those of English as a foreign language to have great autonomy in learning. It is also important for teachers to promote the learner autonomy in English classrooms in general and English writing classrooms in particular. As writing is a productive skill, learners in English writing classes should be encouraged to be autonomous and given more opportunities to think critically, to initiate learning and express themselves. This paper aims at discussing the concepts of learner autonomy, and the roles of teacher and learner in an autonomous classroom. Furthermore, it suggests ways to promote learner autonomy in learning writing skill.

Keywords: autonomy, writing skill.

9. PHẠM THỊ THANH THÙY – Chức năng của các biểu thức rào đón trong các bài nghiên cứu kinh tế tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Bài viết đề cập tới chức năng giao tiếp của các biểu thức rào đón trong các bài báo nghiên cứu kinh tế dựa trên việc tổng hợp số liệu từ 15 bài báo nghiên cứu tiếng Anh trong lĩnh vực kinh tế. Bài viết cho thấy các tác giả kinh tế thường tìm sự đồng tình từ phía độc giả bằng những chứng cứ rõ ràng cho những nhận định quan trọng của mình trong khi vẫn tạo ra một không gian mở tiếp nhận các ý kiến trái ngược. Các biểu thức rào đón cho phép các tác giả kinh tế tăng hoặc giảm mức độ lập luận của mình nhằm củng cố các nhận định đó bằng cách thừa nhận những hạn chế trong nghiên cứu, và mở ra một không gian cho các độc giả chuyên nghiệp tham gia tranh luận. Các tác giả kinh tế thường chọn những biểu thức rào đón có chức năng hỗ trợ việc trình bày những nhận định khoa học một cách chính xác hơn và đồng thời có thể bảo vệ họ trước những phản ứng thiếu tích cực có thể có từ phía độc giả trong quá trình tranh luận khoa học.

Từ khoá: rào đón, biểu thức rào đón, bài nghiên cứu kinh tế, chức năng giao tiếp.

The paper sets out to characterize the communicative role of hedging in economic research articles (RAs) based on a corpus of 15 English RAs in economic field. The paper finds out that economic writers often seek agreement and support for the strongest claims with clear evidence, while also look for the possibility of opposition. Hedges allow economic writers to upgrade or downplay their statements and strengthen their arguments by admitting limitations, uncertainties, and leave a place for peers to participate in approving knowledge. Economic writers often select a hedge that functions to present a claim with greater accuracy or with an assessment of its reliability or a hedge that provides some protection from the professional damage that might result from a claim.

Key words: hedge, hedging, economic research articles, communicative function.

10. HOÀNG VĂN THÁI – Đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành của sinh viên cao đẳng du lịch theo tiếp cận năng lực nhằm đáp ứng chuẩn quốc gia và khu vực ASEAN (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Đánh giá kết quả học tập trong dạy học ngoại ngữ chuyên ngành du lịch một cách khoa học, chính xác và gắn với yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người học vươn lên trong quá trình học tập ngoại ngữ ở các trường cao đẳng du lịch. Trong bài viết, tác giả trao đổi một số vấn đề cơ bản về phương phức đánh giá kết quả học tập ngoại ngữ chuyên ngành của sinh viên cao đẳng du lịch theo tiếp cận năng lực và đề xuất kiến giải triển khai phương thức đánh giá mới này để các trường cao đẳng du lịch tham khảo trong tiến trình nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo theo hướng giúp sinh viên đáp ứng được các chuẩn quốc gia và khu vực ASEAN.

Từ khóa: Đánh giá, kết quả học tập, ngoại ngữ chuyên ngành, du lịch, năng lực.

Sound and adequate learning outcome assessment (LOA) in teaching and learning foreign languages for tourisms purposes would generate motivation for students at tourism colleges in learning foreign languages. The article discusses fundamental issues of assessing tourism college students’ foreign language learning outcome with the competency - based approach. It also provides practical suggestions of the implementation of such new assessment method, and regarded as a useful reference source for tourism colleges in their continuous improvements of training quality and effectiveness, towards helping their graduates meet both Vietnam and ASEAN standards. 

Key words: Assessment, learning outcome, foreign languages for specific purposes (FLSP), tourism, competency.

11. NGUYỄN THỊ THANH HÀ – Một số vấn đề về phát triển tiếng Nga tại Việt Nam góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Nga-Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Với 65 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga, ngành Nga ngữ học khá phát triển tại Việt Nam, tiếng Nga đã giúp nhiều người Việt Nam hiểu được tâm hồn và văn hoá phong phú của Nga. Đó chính là nền tảng không chỉ để phát triển hợp tác kinh tế-thương mại, mà còn nhân rộng quan hệ hữu nghị và tin cậy giữa các thế hệ lãnh đạo và người dân hai nước thời gian qua. Tuy nhiên, để tiếng Nga thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước trong bối cảnh mới thì việc phát triển tiếng Nga tại Việt Nam đang trở thành nhu cầu thiết yếu.

Từ khóa: tiếng Nga, quan hệ Việt-Nga, Nga ngữ học, hội nhập, phát triển.

During 65 years of the friendly relation between Vietnam and Russia, Russian language Studies as a science, has been relatively popular in Vietnam. It has helped many Vietnamese people know more about the rich culture and soul of Russian people. This is the foundation of not only the trade and economic development but also the relationship between the two countries’ governments and people. However, in order to make Russian become an efficient tool in promoting the comprehensive strategic cooperation between the two countries in the new context, it is essential to facilitate Russian language learning in Vietnam. 

Key words: Russian, Vietnam-Russia relationship, Russian language Studies, integration, development.