logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 49 (Tháng 12/2016)

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
1. BÙI PHÚ HƯNG – Ngôn ngữ học tri nhận và ứng dụng trong dạy tiếng Anh.
2. HOÀNG TRÀ MY – Những chiến lược kết thúc hội thoại ở văn phòng giữa nhân viên và người quản lý bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
3. NGUYỄN TÔ CHUNG – Các dạng thức kết hợp trong tiếng Nhật.

4. PHẠM THÚY HỒNG – Điểm lại những nghiên cứu về nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt
5. LƯU DINH – Suy nghĩ về việc giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài từ góc độ thụ đắc ngôn ngữ thứ hai.
6. ĐÀO THỊ THANH HẢO – Dạy ngôn ngữ dựa trên tác vụ nhằm nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
7. PHẠM THỊ PHƯỢNG – Hình thành và nâng cao tính tự chủ của sinh viên trong việc học nói tiếng Anh.
8. PHẠM THỊ TỐ LOAN – Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giảng viên tiếng Anh tại các trường đại học ở Việt Nam: Gợi ý cho giảng viên và các nhà quản lý.

TRAO ĐỔI THÔNG TIN
9. LÊ VĂN SỰ – Giáo dục từ cách nhìn của chủ nghĩa thực dụng.
10. PHẠM NGỌC THẠCH, NGUYỄN VĂN KÉP – Mức độ hài lòng của sinh viên tốt nghiệp với chương trình đào tạo của Trường Đại học Hà Nội.
11. VŨ VĂN ĐẠI – Điểm sách: “Từ điển khái niệm ngôn ngữ học”: Một công cụ không thể thiếu đối với những người nghiên cứu ngôn ngữ.

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: TS NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. BÙI PHÚ HƯNG – Ngôn ngữ học tri nhận và ứng dụng trong dạy tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Dạy ngoại ngữ là một lĩnh vực khá phức tạp và gây ra nhiều tranh luận. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc học ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ không khác biệt với học tiếng mẹ đẻ (L1 = L2). Tuy nhiên, một số khác cho rằng tiếng mẹ đẻ luôn có ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ (L1 interference). Ngôn ngữ học tri nhận đã làm sáng tỏ một số vấn đề trong việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ; và đã đưa ra những khuyến cáo mà giáo viên cần lưu ý khi dạy tiếng Anh như ngoại ngữ. Bằng những ví dụ và mô hình minh họa cho các quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận và trình bày các nghiên cứu trên thế giới, tác giả bài viết này đã phác họa và giải thích các hiện tượng ngôn ngữ và rút ra kết luận về việc ứng dụng ngôn ngữ học tri nhận trong dạy tiếng Anh.
Từ khoá: ngôn ngữ học tri nhận, dạy tiếng Anh, giản đồ hình ảnh.
English language teaching is a relatively complicated and controversial area. Some researchers postulate that there is no difference in one’s acquisition of a second or foreign language and that of the first language (L1 = L2). However, other linguists believe that one’s native language always interferes with his or her learning of a second or foreign language (L1 interference). Cognitive linguistics has shed light on some issues of second or foreign language acquisition English language teaching, and then made implications for teaching English as a foreign language. With examples and models demonstrating perspectives of cognitive linguistics and reviews of international studies, the author outlines and explains language phenomena and draws conclusion on applying Cognitive linguistics to English language teaching.
Key words: Cognitive Linguistics, English Language Teaching, image schema.

2. HOÀNG TRÀ MY – Những chiến lược kết thúc hội thoại ở văn phòng giữa nhân viên và người quản lý bằng tiếng Anh và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Nghiên cứu này nhằm so sánh cách nhân viên và quản lý người Việt và người Anh sử dụng ngôn ngữ lời nói để kết thúc hội thoại ở văn phòng với dữ liệu là 120 cuộc thoại (60 bằng tiếng Anh và 60 bằng tiếng Việt) trên phim. Với phương pháp phân tích nội dung, chiến lược hội thoại được tổng hợp, mã hóa và so sánh giữa hai ngôn ngữ. Kết quả chứng minh rằng cả hai đều có xu hướng nói “cảm ơn”, “xin chào” hoặc đề cập đến hành động hay liên lạc tiếp theo. Tuy nhiên, so với người Anh, người Việt nói nhiều hơn, vòng vo hơn và khoảng cách quyền lực giữa nhân viên và quản lý được thể hiện rõ hơn.
Từ khoá: kết thúc hội thoại; chiến lược kết thúc hội thoại; chiến lược kết thúc hội thoại bằng lời; hội thoại ở văn phòng; hội thoại giữa nhân viên và quản lý.
The study aims to compare and contrast how English and Vietnamese staff and managers verbally end their conversations at offices based on the data from 120 conversations (60 English and 60 Vietnamese) conducted in films. With content analysis, verbal closing strategies are noted down, coded and compared in both languages. The results show that they both frequently use “thank you”, “goodbye” or refer to future actions or contacts in closing sections. However, Vietnamese subjects produce much lengthier closing sections with the employment of more types and numbers of verbal strategies than English ones. Additionally, through the use of verbal strategies, the power distance between Vietnamese staff and managers is displayed more significantly than that of English ones.
Key words: conversational closings; closing sections; conversational closing strategies; verbal strategies; staff-manager conversations.

3. NGUYỄN TÔ CHUNG – Các dạng thức kết hợp trong tiếng Nhật (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Hiện nay có rất nhiều tài liệu bổ trợ, tài liệu hướng dẫn, luyện tập, luyện thi được xuất bản, nhằm hỗ trợ người học giúp họ có thể tự học tập, tự nghiên cứu, tự ôn luyện để tham gia được Kỳ thi năng lực tiếng Nhật quốc tế. Những tài liệu nói trên đã hệ thống, giải thích khá đầy đủ các mẫu câu tiếng Nhật trình độ trung, cao cấp. Tuy nhiên, để giúp cho việc dạy học tiếng Nhật được thực hiện một cách dễ dàng hơn nữa, đồng thời giúp người học có thể nắm bắt được một cách hệ thống kiến thức cú pháp tiếng Nhật, trên cơ sở những tài liệu đã công bố của các tác giả Nhật Bản chúng tôi đã tiến hành phân loại các nhóm dạng thức kết hợp trong tiếng Nhật theo chức năng ngữ pháp-ngữ nghĩa và trình bày trong bài viết này.
Từ khóa: năng lực tiếng Nhật, dạng thức kết hợp cú pháp, nhóm dạng thức cú pháp, mẫu câu.
Nowadays, there are a large number of materials on test practice and examination preparation to support learners' self-study for the Japanese Language Proficiency Test. Such documents have provided a relatively sufficient system and explanation of intermediate and advanced Japanese sentence structures. However, in order to further facilitate Japanese teaching and help learners have systematic understanding of Japanese syntax, based on recent publications of Japanese researchers, we conducted a study to categorize combination formats in Japanese in accordance to grammatical-semantic functions. This paper discusses the results of our research.
Key words: Japanese language proficiency, syntactic combination formats.

4. PHẠM THÚY HỒNG – Điểm lại những nghiên cứu về nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)
Từ cuối thế kỷ XIX, nhóm từ tâm lý tình cảm đã thu hút nhiều học giả Việt Nam và Trung Quốc quan tâm nghiên cứu, coi đó là một phần quan trọng trong nghiên cứu từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Những nghiên cứu về nhóm từ này chủ yếu xuất phát từ hai góc độ: ngữ nghĩa và khả năng kết hợp từ. Bài viết này điểm lại những nghiên cứu nổi bật về nhóm từ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt.
Từ khoá: từ tâm lý tình cảm.
Since late nineteenth century, many Vietnamese and Chinese scholars’ has been interested in conducting research on the group of psycho-emotional words and considered it an important part in the study of vocabulary, grammar and meaning. Such research takes on two dimensions: meaning and ability to combine words. This article reviews typical studies on the group of psycho-emotional words in Chinese and Vietnamese.
Key words: psycho-emotional words.

5. LƯU DINH – Suy nghĩ về việc giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người nước ngoài từ góc độ thụ đắc ngôn ngữ thứ hai (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Hiện nay, lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai đã được áp dụng khá phổ biến trong việc giảng dạy ngoại ngữ ở Trung Quốc nói riêng, cả thế giới nói chung. Việc giảng dạy tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ ngày càng được phát triển nhanh và mạnh ở ngoài Việt Nam. Từ vựng là nội dung khá quan trọng đối với giảng dạy ngoại ngữ. Vì thế, để nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành tiếng Việt, việc giảng dạy từ vựng tiếng Việt vừa phải xuất phát từ đặc điểm của từ tiếng Việt, vừa phải quan tâm đến lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai.
Bài viết của chúng tôi, dựa trên nhận thức về đặc điểm từ vựng tiếng Việt và lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của Stenphen D. Krashen, trình bày một vài phân tích thực tế về những điều cần chú ý khi giảng dạy từ vựng tiếng Việt cho người học không phải là người Việt.
Từ khoá: thụ đắc ngôn ngữ, giảng dạy ngoại ngữ, từ vựng tiếng Việt.
Nowadays, the theory of second language acquisition has been widely applied in teaching foreign languages in China in particular and around the world in general. Teaching Vietnamese as a foreign language has witnessed fast development beyond Vietnam. Vocabulary plays a vital role in teaching foreign languages. Therefore, to improve the quality of training Vietnamese majors, Vietnamese vocabulary teaching needs to take into consideration not only characteristics of Vietnamese words but also the theory of second language acquisition.
The paper, based on the awareness of characteristics of Vietnamese vocabulary and Stenphen D. Krashen’s theory of second language acquisition, discusses some practical analyses of factors to be considered in teaching Vietnamese vocabulary to non-Vietnamese speakers.
Key words: second language acquisition, foreign language teaching, Vietnamese vocabulary.

6. ĐÀO THỊ THANH HẢO – Dạy ngôn ngữ dựa trên tác vụ nhằm nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Việc giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên chú trọng vào khả năng giao tiếp thay vì chỉ học ngữ pháp và từ vựng thông thường đã và đang là xu hướng phổ biến ở nhiều trường đại học. Trong các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tập trung vào khả năng giao tiếp, phương pháp dạy dựa trên nhiệm vụ thực tế (hay tác vụ được giao) đã chứng tỏ được nhiều ưu điểm vượt trội. Bài viết này trình bày về thực tế áp dụng Phương pháp dạy ngoại ngữ dựa trên tác vụ trong giảng dạy kĩ năng Nghe-Nói cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc tế, Trường Đại học Hà Nội nhằm nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các học viên. Thời gian nghiên cứu diễn ra trong 5 tuần, hai công cụ khảo sát được tiến hành bao gồm các bài kiểm tra kĩ năng giao tiếp qua hình thức đóng kịch, và phỏng vấn. Nghiên cứu cho thấy bằng phương pháp này, sinh viên đã củng cố được khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp của mình, đồng thời dữ liệu thu thập được cũng ghi nhận thái độ tích cực của sinh viên khi phương pháp này được áp dụng trong các giờ học kĩ năng Nghe-Nói.
Từ khoá: Phương pháp dạy ngoại ngữ dựa trên tác vụ được giao, khả năng giao tiếp.
There has been a popular trend to focus on communication skill rather on grammar translation when teaching English at tertiary settings. Among different approaches to obtain this focus, Task-based Language Teaching appears to be prominent in helping learners improve their communicative competence. This paper presents a research on the use of TBLT in teaching Listening and Speaking skills for students at International Education Center, Hanoi University in order to enhance their communicative competence. The treatment with TBLT lasted for 5 weeks; two instruments to collect data were employed namely Pre-Role-play Test and Post-Role-play Test, and Individual Interview. The study reveals that after the experimental time, the students’ communicative competence improved considerably and their attitudes toward TBLT were rather positive.
Key words: Task-based Language Teaching (TBLT), Communicative competence.

7. PHẠM THỊ PHƯỢNG – Hình thành và nâng cao tính tự chủ của sinh viên trong việc học nói tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới sự thành công trong việc học ngoại ngữ là tính tự chủ hay tính chủ động học tập (learner’s autonomy). Tuy vậy, mức độ tự chủ của sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam chưa được như mong đợi. Ngay cả khi có động lực học tập, sự đầu tư về thời gian và công sức cho việc học tiếng Anh của sinh viên còn rất ít. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện để nâng cao tính tự chủ của sinh viên trong việc học nói tiếng Anh bằng cách áp dụng một chương trình hành động gồm việc nâng cao nhận thức và thời gian đầu tư luyện kỹ năng nói tiếng Anh. Phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát lớp được dùng làm công cụ điều tra. Kết quả cho thấy tính tự chủ cũng như khả năng nói tiếng Anh của sinh viên được nâng cao sau khi áp dụng một chương trình hành động. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc nâng cao tính tự chủ của sinh viên đòi hỏi nỗ lực của cả người dạy và người học.
Từ khoá: tính tự chủ, tính chủ động, học tiếng Anh, kỹ năng nói, chương trình hành động.
Learner autonomy is considered one of the robust components in the success in second language acquisition. However, the levels of autonomy among the students at Vietnamese universities have yet been up to expectations. Even when they have motivation to study English, their time and effort investment is not sufficient. This research was, therefore, implemented to foster this kind of autonomy by conducting an action plan which includes raising students’ awareness and encouraging them to practice speaking more. To validate the results of the study, a combined questionnaire, follow-up interviews and classroom observations were used intergratedly as research instruments. It was revealed that these learners were able to enhance their autonomy as well as their spoken English, and it also suggested a way of gauging students’ responsibility for their own learning and that learner autonomy can only be achieved with the efforts of both the teacher and the learners.
Key words: learner’s autonomy, motivation, responsibility.

8. PHẠM THỊ TỐ LOAN – Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giảng viên tiếng Anh tại các trường đại học ở Việt Nam: Gợi ý cho giảng viên và các nhà quản lý (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu quan điểm và sự tham gia của giảng viên tiếng Anh vào việc phát triển năng lực nghề nghiệp và từ đó đưa ra một số gợi ý cho giảng viên và nhà quản lý. Để đạt được mục tiêu này hai công cụ nghiên cứu đã được áp dụng: (1) câu hỏi khảo sát dành cho 30 giáo viên tại ba trường đại học ở Hà Nội và (2) phỏng vấn sâu sáu trong số họ. Từ dữ liệu thu thập, nghiên cứu nêu ra gợi ý cho giảng viên như: họ nên chủ động trong việc nâng cao năng lực nghề nghiệp; tham gia nhiều hơn các hoạt động như hội thảo, nghiên cứu hành động và xuất bản bài báo khoa học; đồng thời tăng cường sự hợp tác với đồng nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản lý nên quy định chuẩn năng lực giảng dạy; hỗ trợ giáo viên về mặt thời gian và tài chính, khuyến khích môi trường học tập và đầu tư mua các ấn phẩm về giảng dạy ngoại ngữ.
Từ khoá: phát triển năng lực nghề nghiệp, đại học, giáo viên tiếng Anh, nhà quản lý, hoạt động.
This study aims at exploring teachers’ perceptions of and engagement in professional development and then offering implications for both teachers and administrators. To achieve these aims, two research instruments were employed: (1) a questionnaire administered to 30 teachers from three universities in Hanoi and (2) in-depth interviews with six of them. From the data, the study puts forth some implications for teachers, for example: they should play an active role in their own professional development; participate more in activities such as conference, action research and journal publication; and strengthen the collaboration among colleagues. Additionally, administrators are suggested to set teaching standard; support teachers in terms of time and money; encourage learning culture and invest in purchasing updated books and publications about language teaching.
Key words: professional development, university, English teacher, administrator, activities..

9. LÊ VĂN SỰ – Giáo dục từ cách nhìn của chủ nghĩa thực dụng (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Với hơn 200 năm hình thành và phát triển, nước Mỹ đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về mọi mặt: kinh tế, khoa học công nghệ, quân sự. Bí mật của sự thành công đó nằm trong một từ duy nhất là “Education” (giáo dục). Bài viết trình bày một cách khái quát quan niệm của chủ nghĩa thực dụng Mỹ về giáo dục với hy vọng qua đó rút ra một số bài học cho giáo dục Việt Nam hiện nay, giúp chúng ta sớm loại bỏ những nội dung, chương trình giáo dục quá hàn lâm, phi thực tế, giáo dục nặng về hoài cổ, nhanh chóng tiếp nhận một nền giáo dục năng động tân tiến vì mục đích phát triển đất nước.
Từ khoá: Chủ nghĩa thực dụng; Triết lý giáo dục; Giáo dục thực dụng; Nguyên tắc dân chủ; Chủ nghĩa công cụ; Xã hội hoá giáo dục; Xã hội học tập; Học tập thường xuyên.
With over 200 years of development, the United States has risen to a leading position in all fields such as economy, science and technology, military. The secret of this success lies in a single word - "Education". The paper presents an overview of the concept of American pragmatism education, hoping to draw out some lessons for current Vietnamese education, help remove too academic, unrealistic, outdated contents and curricula, and quickly receive a dynamic, modern education for the purpose of development of the country.
Key words: Pragmatism; Philosophy of Education; Pragmatic education; Democratic Principle; Instrumentalism; Socialization of Education; Learning Society; Regular Learning.

10. PHẠM NGỌC THẠCH, NGUYỄN VĂN KÉP – Mức độ hài lòng của sinh viên tốt nghiệp với chương trình đào tạo của Trường Đại học Hà Nội (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Bài viết này trình bày kết quả khảo sát hơn 600 sinh viên tốt nghiệp năm 2016 thuộc các chuyên ngành đào tạo khác nhau của Trường Đại học Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên hài lòng với chương trình của chuyên ngành đào tạo và chương trình của môn học. Kết quả phân tích cũng cho thấy xếp loại tốt nghiệp của sinh viên có mối tương quan với sự hài lòng của họ với chương trình của chuyên ngành đào tạo và chương trình môn học. Nghiên cứu đưa ra đề xuất là Trường cần tập trung đầu tư hơn nữa vào việc tăng cườngbồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên, đồng thời thêm nội dung thực hành và môn học tự chọn trong chương trình đào tạo.
Từ khoá: sự hài lòng, chương trình đào tạo, việc làm, kỹ năng, kiến thức, hành trang, sinh viên tốt nghiệp.
This paper presents the findings of a survey on 600 different majors who graduated in 2016 from Hanoi University. The findings show that a majority of graduates express their satisfaction with the major curricula and syllabi. It is also revealed that the rankings of graduates correlate with the degrees of satisfaction with curricula and syllabi. The study suggests that there is a need for the University to pay more attention to providing students with more training of soft skills and add practical contents and selective subjects in the curricula.
Key words: satisfaction, curriculum, employment, skill, knowledge, graduate.

11. VŨ VĂN ĐẠI – Điểm sách: “Từ điển khái niệm ngôn ngữ học”: Một công cụ không thể thiếu đối với những người nghiên cứu ngôn ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)