logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 50 (Tháng 3/2017)

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
1. NGUYỄN THIỆN GIÁP – Những quan điểm khác nhau trong việc xác định từ và hình vị tiếng Việt.
2. TRẦN THỊ LỆ DUNG – Đối chiếu động từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở cấu trúc tham tố.

3. ĐẶNG THỊ THU HIỀN – Khả năng viết nghị luận khoa học bằng tiếng Đức của sinh viên Việt Nam qua việc sử dụng các phương tiện ngữ pháp thể hiện tính “khách quan”.
4. TRƯƠNG VĂN VỸ – Những khuynh hướng biến đổi trong cấu tạo từ tiếng Nga hiện nay.
5. PHẠM HỒNG NHUNG – Biểu hiện của mạch lạc qua các mối quan hệ trong thư tín thương mại phàn nàn bằng tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh).

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
6. NGUYỄN THỊ MINH TÂM – Định hướng nghề nghiệp, thúc đẩy động lực học tập và năng lực tư duy cho sinh viên theo đường hướng dạy học giải quyết vấn đề.
7. NGUYỄN THỊ MINH TRÂM – Phân tích nhu cầu của khóa học giao tiếp nói tiếng Anh dựa trên năng lực cho sinh viên quản trị kinh doanh ở Việt Nam.
8. DƯƠNG THU MAI, NGUYỄN THỊ CHI, PHẠM THỊ THU HÀ – Thiết kế khóa học đánh giá ngoại ngữ theo định hướng năng lực dành cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh.
9. ĐỖ THỊ THU GIANG – Giảng dạy tiếng Pháp thương mại trong các trường đại học kinh tế ở Việt Nam.

DỊCH THUẬT
10. NGUYỄN NGỌC LONG – Vai trò của lý luận dịch trong dạy-học môn dịch nói (từ thực tế đối dịch Trung-Việt).
11. NGUYỄN THỊ HUYỀN, HOÀNG THỊ LAN – Những vấn đề sinh viên năm thứ ba chuyên ngành tiếng Anh - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thường gặp khi ghi chép trong dịch đuổi.

TRAO ĐỔI THÔNG TIN
12. NGUYỄN TÔ CHUNG – Giáo dục đại học Nhật Bản - Một số đề xuất cho giáo dục đại học Việt Nam

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: TS NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. NGUYỄN THIỆN GIÁP – Những quan điểm khác nhau trong việc xác định từ và hình vị tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài báo trình bày ba quan điểm khác nhau trong việc xác định từ và hình vị tiếng Việt. Quan điểm thứ nhất là của Nguyễn Tài Cẩn, học giả này coi hình vị là đơn vị cơ bản của tiếng Việt. Nguyễn Tài Cẩn cho rằng hình vị tiếng Việt trùng với âm tiết, chính vì thế ông mới gọi là “tiếng” hoặc hình tiết. Ông cũng không đồng nhất tiếng với từ mà nhận định chỉ những tiếng độc lập mới được coi là từ. Cũng giống như ngôn ngữ học cấu trúc Mĩ, các đơn vị do tiếng kết hợp với tiếng mà thành được Nguyễn Tài Cẩn gọi chung là kết cấu. Kết cấu lại được chia thành kết cấu cố định và kết cấu tự do. “Tiếng” là đơn vị gốc của ngữ pháp tiếng Việt; “Từ ghép” là thuộc các kết cấu cố định; “Đoản ngữ” thuộc các kết cấu tự do. Quan điểm thứ hai là của Cao Xuân Hạo, coi “tiếng” là đơn vị cơ bản của tiếng Việt. Theo nhà nghiên cứu này, cái đơn vị có chất liệu là âm tiết trong tiếng Việt có thể hoạt động với tư cách vừa là từ, vừa là hình vị, vừa là âm vị. Chính vì thế mà người ta nói đến hiện tượng “một thể ba ngôi” trong tiếng Việt. Quan điểm thứ ba là quan điểm chung của hầu hết các các nhà Việt ngữ học, coi từ là đơn vị cơ bản của tiếng Việt. Tuy nhiên, việc nhận diện từ và hình vị tiếng Việt của đa số các nhà Việt ngữ học theo quan điểm nói trên chưa nhất quán, chưa hợp lí, và chưa phù hợp với thực tế. Tác giả bài viết cũng theo quan điểm coi từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, nhưng trong các công trình của mình chúng tôi đã xác định từ và hình vị tiếng Việt một cách nhất quán, phù hợp với lí luận và thực tiễn tiếng Việt.
Từ khoá: hình vị, hình tiết, tiếng, nguyên vị, liên tố, từ, ngữ, từ ghép, từ láy, thành ngữ, từ chính tả, từ ngữ âm, từ hoàn chỉnh, từ từ điển học.

This article presents three different views on defining Vietnamese words and morphemes. The first view was held by Nguyen Tai Can, considering morphemes basic units of Vietnamese and that Vietnamese morphemes coincided with syllables, therefore, called them ‘syllabemes’ or morphosyllabemes. He equated only independent syllabemes with words. The units formed by combination of syllabemes are generally called structures as in American structural linguistics. These structures are classified into fixed and free structures. ‘Syllabemes’ are roots of Vietnamese grammar; ‘Compound words’ are fixed structures; ‘Phrases’ belong to free structures. Another linguist, Cao Xuan Hao, whereas considering ‘syllabemes’ basic units in Vietnamese, thinks that material units – syllables - in Vietnamese can operate as words, morpheme, and also phonemes. This leads to the phenomenon of "Trinity" in Vietnamese. The third view is shared by most Vietnamese scholars referring to words as fundamental units of Vietnamese. However, the identification of Vietnamese words and morphemes remains inconsistent, not logical, and impractical. Adhering to the view on words as basic units of the language, the writer of the article identified Vietnamese words and morphemes consistently in accordance with the existing theories and practice in the field of Vietnamese.
Keywords: morphemes, morphosyllabemes, syllabemes, monemes, conjunctional affixes, words, phrasal lexemes, compound words, reduplicative words, idioms, orthographic words, phonetic word, global word, dictionary words.

2. TRẦN THỊ LỆ DUNG – Đối chiếu động từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở cấu trúc tham tố (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp để phân tích đối chiếu ngữ nghĩa một số dãy động từ đồng nghĩa tiêu biểu tương ứng nhau về ngữ nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết cấu trúc tham tố của động từ, từ đó rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của các từ đồng nghĩa giữa hai ngôn ngữ được đối chiếu.
Từ khoá: từ đồng nghĩa, cấu trúc tham tố, các nhóm đồng nghĩa, tiếng Việt, tiếng Anh.

In this article, a case-study approach is used to analyse and contrast typical semantically corresponding synonymous groups of verbs in English and Vietnamese on the basis of verb argument-structure theory in order to identify similarities and differences between synonyms in the two languages.
Keywords: synonyms; argument structure; synonymic groups; Vietnamese; English, verbs.

3. ĐẶNG THỊ THU HIỀN – Khả năng viết nghị luận khoa học bằng tiếng Đức của sinh viên Việt Nam qua việc sử dụng các phương tiện ngữ pháp thể hiện tính “khách quan” (Ngôn ngữ viết: tiếng Đức)

Việc phát triển khả năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục đại học. Đối với những ngành đào tạo dạy bằng ngoại ngữ và đặc biệt là những ngành mà đối tượng nghiên cứu là ngoại ngữ thì việc truyền đạt những phương tiện ngôn ngữ sử dụng trong văn phong khoa học của từng thứ tiếng là một bước quan trọng để đạt mục tiêu này. Bài viết dưới đây giới thiệu những phương tiện ngữ pháp trong tiếng Đức biểu hiện tính “khách quan” trong văn phong khoa học và nghiên cứu khả năng sử dụng những cấu trúc này của sinh viên Khoa tiếng Đức, Trường Đại học Hà Nội sau 4 năm học đại học qua việc đánh giá một số luận văn tốt nghiệp. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng khả năng viết văn bản khoa học cho sinh viên của Khoa.
Từ khóa: văn phong khoa học, tính khách quan, phương tiện ngôn ngữ, hình ảnh tác giả, sự ẩn danh.

Improving students’ research skills has been considered one of the most significant goals in tertiary education. For majors conducted in foreign languages rather than Vietnamese, especially for foreign languages majors, it is important to convey linguistic means used in scientific language style of each language to achieve this goal. The article introduces German grammatical means to express “objectivity” in scientific language style and explores the ability to use these structures of students at the German Department, Hanoi University through some graduation papers. The findings form a basis for ways to improve the Department’s students’ skills in research writing.
Keywords: scientific language style, objectivity, linguistic means, author image, anonymity.

4. TRƯƠNG VĂN VỸ – Những khuynh hướng biến đổi trong cấu tạo từ tiếng Nga hiện nay (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Tiếng Nga hiện nay đang trong một quá trình biến đổi hết sức mạnh mẽ, diễn ra ở hầu khắp mọi cấp độ ngôn ngữ. Trong lĩnh vực cấu tạo từ, tiếng Nga cũng đang có những quá trình biến đổi rất đáng ghi nhận.
Từ khoá: cấu tạo từ, tiếng Nga, phi chuẩn, biến đổi ngôn ngữ.

In recent days, Russian language has undergone dramatic changes in almost all language levels, including word formation. The article discusses the tendences for changes in word formation in modern Russian.
Keywords: word-formation, Russian, normlessness, language change.

5. PHẠM HỒNG NHUNG – Biểu hiện của mạch lạc qua các mối quan hệ trong thư tín thương mại phàn nàn bằng tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Mạch lạc trong văn bản là kết quả của nhiều yếu tố, biểu hiện qua các phép liên kết và các mối quan hệ của các câu văn và đoạn văn trong văn bản. Văn bản được coi là mạch lạc khi người đọc có thể hiểu được ý nghĩa một cách dễ dàng. Để có được một văn bản mạch lạc, người viết cần tạo lập được các câu văn, đoạn văn mạch lạc và đặt chúng trong các mối quan hệ chặt chẽ cùng tập trung diễn đạt về một chủ đề chung. Tính mạch lạc được biểu hiện trong tất cả các loại văn bản, trong đó có thư phàn nàn, một loại điển hình của thư tín thương mại. Theo quan sát của chúng tôi, để đạt được hiệu quả cao nhất, thư phàn nàn cần biểu hiện tính mạch lạc thông qua các mối quan hệ trong văn bản như quan hệ giữa các từ ngữ trong câu, quan hệ về đề tài - chủ đề giữa các câu, quan hệ về trật tự hợp lí giữa các câu hay quan hệ lập luận giữa các câu.
Từ khoá: mạch lạc, thư phàn nàn.

Coherence in texts is the result of many factors, represented by cohesion and relations of sentences and paragraphs in a paper. Thanks to coherence, readers can easily absorb the ideas writers want to convey. To achieve coherence, a writer should write comprehensible and logical sentences and paragraphs to express a common topic. Coherence is presented in all sorts of writing, including letter of complaint – a typical type of business correspondence. To maximize the effectiveness, letters of complaint should present coherence through relations between words in a sentence, topic of sentences, logical order or arguments among sentences.
Keywords: coherence, letters of complaint.

6. NGUYỄN THỊ MINH TÂM – Định hướng nghề nghiệp, thúc đẩy động lực học tập và năng lực tư duy cho sinh viên theo đường hướng dạy học giải quyết vấn đề (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Đường hướng dạy học dựa trên việc giải quyết vấn đề (problem-based learning approach – PBL), được hình thành dựa trên giả thiết “quá trình học tập diễn ra khi người ta giải quyết những vấn đề gặp phải hàng ngày” (Barrows & Jamblyn 1980: 1), tức là học thông qua thực hành. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng PBL giúp giáo viên đánh giá mức độ hình thành kiến thức, kỹ năng và thúc đẩy quá trình này ở người học vì những vấn đề được nêu ra và giải quyết giúp duy trì và nâng cao hứng thú học tập của họ. Với yêu cầu là giải quyết các vấn đề đặt ra, quá trình học tập trở thành một quá trình có định hướng, có mục đích rõ ràng; việc giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập giúp người học thấy được ý nghĩa ứng dụng của những kiến thức, kỹ năng được học, từ đó tăng động lực học tập nội sinh. Trong quá trình học tập, để giải quyết được các vấn đề nêu ra, người học cũng được định hướng sử dụng một số kỹ năng tư duy bậc cao như phân tích có đánh giá, có so sánh đối chiếu, phân tích đa chiều và quan trọng nhất là kỹ năng đưa ra quyết định để lựa chọn phương án phù hợp nhất (kèm lý giải) cho vấn đề đã nêu. Bài viết mô tả một nghiên cứu, trong đó, PBL được ứng dụng để thiết kế các hoạt động học và KTĐG trong học phần Ngôn ngữ học tiếng Anh với đối tượng sinh viên (SV) chuyên ngữ tại Hà Nội nhằm nâng cao hứng thú học tập và định hướng nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy cho SV. Từ các kết quả thu được, tác giả đưa ra đề xuất cụ thể để ứng dụng PBL trong các môn lý thuyết ngôn ngữ.
Từ khoá: giải quyết vấn đề, PBL, động lực nội sinh, năng lực tư duy, ngôn ngữ học.

Problem-based learning approach (PBL) was established based on the theory claiming that “In our attempts to solve the many problems we face everyday, learning occurs” (Barrows & Jamblyn 1980: 1), which means learning from practice. Many studies have pointed out that PBL helps teachers assess the levels of aquired knowledge, skills and facilitates learners’ acquisition because their learning interest is maintained and stimulated. Because of a demand for solutions to posed problems, learning becomes an oriented process with a clear purpose. By dealing with problems in the learning process, learners find knowledge and skills practically meaningful, thus, strengthen their internal learning motivation. During the learning process, learners are also oriented to use sophisticated thinking skills, such as evaluation, comparison and contrast, multidimensional analysis, and most importantly, decision-making to choose the most appropriate solution (with explanantion) to a problem. The article describes a research in which PBL is applied to design learning, assessment and testing activities for English Linguistics module to improve learning motivation, professional orientation and thinking capacity of English majors in Hanoi. Based on the findings, the author provides recommendations to apply PBL to theoretical language subjects.
Keywords: problem-solving, PBL, internal motivation, thinking capacity, linguistics.

7. NGUYỄN THỊ MINH TRÂM – Phân tích nhu cầu của khóa học giao tiếp nói tiếng Anh dựa trên năng lực cho sinh viên quản trị kinh doanh ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Sự chênh lệch giữa năng lực giao tiếp nói tiếng Anh (GTNTA) của sinh viên Quản trị Kinh doanh (QTKD) ở Việt Nam và yêu cầu nơi làm việc ngày càng lớn. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích tiến hành phân tích nhu cầu (PTNC) của một khóa học GTNTA dựa trên năng lực cho sinh viên QTKD. Trong bài nghiên cứu này, cả dữ liệu định tính và định lượng được thu thập trong một nghiên cứu hỗn hợp, gồm có phỏng vấn và bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu này có thể giúp làm phong phú thêm lý thuyết của PCNC khi không chỉ dựa trên quan điểm học thuật (giáo viên, sinh viên) mà còn các bên liên quan (nhà sử dụng lao động và sinh viên tốt nghiệp), và góp phần vào việc áp dụng phương pháp hỗn hợp trong NCNC để bổ sung sự thiếu hụt của các nghiên cứu liên quan đến khóa học GTNTA cho sinh viên QTKD.
Từ khoá: giao tiếp nói trong tiếng Anh, năng lực, Quản trị Kinh doanh.

The discrepancies between Vietnamese Business Administration (BA) majors’ English oral communication (EOC) competencies and workplace requirements have been increasingly urgent. Thus, the study aims at conducting a needs analysis (NA) of a competency-based EOC course for BA undergraduates. The research employed a mixed method study to collect both qualitative and quantitative data from interviews and a questionnaire. The study can help enrich the theory of NA which is not only based on academic perspectives (i.e., teachers, undergraduates) but also all the stakeholders’ (i.e., employers and graduates) and contribute to the application of mixed methods in NA in an attempt to fill the gap of studies on EOC course for BA majors.
Keywords: English oral communication, competency, Business Administration.

8. DƯƠNG THU MAI, NGUYỄN THỊ CHI, PHẠM THỊ THU HÀ – Thiết kế khóa học đánh giá ngoại ngữ theo định hướng năng lực dành cho sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Vấn đề đổi mới các khóa học theo định hướng năng lực hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Đồng thời, trong bối cảnh đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục đại học Việt Nam từ chương trình học cho đến hình thức đánh giá (ĐG), năng lực ĐG trở nên quan trọng trong hệ thống các khóa học sư phạm. Bài báo trình bày quá trình xây dựng khóa học Đánh giá ngoại ngữ tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN-ĐHQGHN), chuyển từ định hướng đào tạo kiến thức, kỹ năng sang định hướng năng lực, đồng thời tóm tắt kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên sau khi học khóa học mới được xây dựng này.
Từ khoá: thiết kế khóa học, định hướng năng lực, đánh giá ngoại ngữ.

Renovation to capacity-oriented courses is still facing many difficulties in tertiary education in Vietnam. Besides, in the context of comprehensive renovation to Vietnam’s higher education, from curriculum to assessment methods, assessment competence has a more critical role to play in teacher education programs. This article aims to present the development of a Language Assessment Course at the University of Languages and International Studies - Vietnam National University, from a knowledge and skill-based module into a competence-based course. Findings from the survey on this new-designed course among student attendees are also summarized.
Keywords: course development, competence-based trend, foreign language assement.

9. ĐỖ THỊ THU GIANG – Giảng dạy tiếng Pháp thương mại trong các trường đại học kinh tế ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)

Tiếng Pháp thương mại được giảng dạy tại một số trường đại học kinh tế ở Việt Nam. Việc giảng dạy tiếng Pháp chuyên ngành – một phân môn của bộ môn phương pháp giảng dạy tiếng Pháp nói chung – có đáp ứng được nguyện vọng của sinh viên kinh tế khối Pháp ngữ hay không? Dựa trên lý thuyết về biểu trưng xã hội và phương pháp luận giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành, chúng tôi mong muốn trả lời câu hỏi trên thông qua một nghiên cứu về biểu trưng (những suy nghĩ, nhận xét, quan niệm, đánh giá) của sinh viên và giảng viên một số trường đại học kinh tế ở Việt Nam về học phần tiếng Pháp thương mại trong chương trình đào tạo.
Từ khoá: biểu trưng xã hội, tiếng Pháp thương mại.

Business French has been taught at several universities of economics in Vietnam. Can this teaching of French for special purposes - a branch of the FLE (French as a Foreign Language) satisfy Vietnamese students learning economics in French? This study was based essentially on the theory of social representation and the methodology of teaching language for specific purposes. It attempts to identify representations (thoughts, comments, perceptions, evaluations) of business French generated by students and teachers in some universities.
Keywords: Social representation, business French.

10. NGUYỄN NGỌC LONG – Vai trò của lý luận dịch trong dạy-học môn dịch nói (từ thực tế đối dịch Trung-Việt) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Lý luận dịch đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ sở lý thuyết cho định hướng, giải thích hướng dẫn và lựa chọn phương án chuyển ngữ trong thực tiễn hoạt động dịch và nghiên cứu về dịch thuật.
Việc kết hợp vận dụng những nội dung, nguyên tắc cơ bản của lý luận dịch trong quá trình biên soạn, đào tạo, rèn luyện đánh giá năng lực người dịch cũng như chất lượng dịch phẩm góp phần không ngừng nâng cao chất lượng của hoạt động đào tạo dịch và năng lực nghiên cứu về dịch thuật.
Từ khoá: tương đương trong dịch thuật, bất khả dịch, nội ngôn, nguyên bản, bản dịch, ngữ nguồn, ngữ đích, văn bản, ngôn bản.

Translation theory plays a significant role in providing a theoretical basis for orientation, explanation, guidance and selection of translation in practice and research on translation.
The combination of fundamental contents and principles of translation theory in composing, training and assessing translators’ capacity as well as quality of translated materials also make a substantial contribution to improving the quality of training and research on translation.
Keywords: equivalence in translation, inconceivable, intercourse, original, translated version, source language, target language, text.

11. NGUYỄN THỊ HUYỀN, HOÀNG THỊ LAN – Những vấn đề sinh viên năm thứ ba chuyên ngành tiếng Anh - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thường gặp khi ghi chép trong dịch đuổi (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài viết trình bày những khó khăn mà sinh viên năm thứ ba Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) thường gặp trong quá trình ghi chép khi dịch đuổi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sinh viên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong kỹ năng ghi chép trong thực hành dịch đuổi, đặc biệt là việc xác định từ khóa chính, khả năng nghe và liên kết ý để truyền tải thông tin sang ngôn ngữ đích. Nguyên nhân là do sinh viên không thực sự hiểu bản chất của kỹ năng ghi chép trong dịch đuổi, thường ghi chép quá nhiều và phụ thuộc chủ yếu vào bản ghi chép khi dịch thông tin sang ngôn ngữ đích. Qua đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học kỹ năng ghi chép trong dịch đuổi tại Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐHCNHN.
Từ khoá: kỹ năng ghi chép, dịch đuổi, vấn đề, giải pháp.

This research was conducted to identify note-taking problems in consecutive interpreting encountered by the third-year English majors at Faculty of Foreign Languages, Hanoi University of Industry (FFL, HaUI) and to provide some suggested solutions. The findings of the study indicated that the most common problems for students include defining keywords, listening skills and linking ideas to interpret information into target language. These problems resulted from students’ insufficient understanding of the nature of note-taking in consecutive interpreting. They noted too much and mainly depended on notes while interpreting. Accordingly, the researchers proposed some ways to higher quality of teaching and learning note-taking skill in consecutive interpreting at FFL, HaUI.
Keywords: note-taking, consecutive interpreting, problems, solutions.

12. NGUYỄN TÔ CHUNG – Giáo dục đại học Nhật Bản - Một số đề xuất cho giáo dục đại học Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Dù ở thời đại nào, nguồn lực con người - sản phẩm trực tiếp của giáo dục luôn là yếu tố quyết định sự phát triển và đảm bảo sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay, chỉ có quốc gia nào quan tâm đầu tư cho giáo dục, có một nền giáo dục tiên tiến, hiệu quả đáp ứng được nhu cầu về nhân lực chất lượng cao thì mới có thể phát triển bền vững và hội nhập quốc tế thành công. Giáo dục Nhật Bản đặc biệt là giáo dục đại học, là một trong những nền giáo dục tiên tiến, có uy tín hàng đầu thế giới. Bài viết này giới thiệu khái quát những đặc trưng cơ bản của giáo dục đại học Nhật Bản, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất cho giáo dục đại học Việt Nam.
Từ khoá: giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục Nhật Bản, giáo dục Việt Nam.

In all time, human resource – a direct product of education, is always a determinant of the development and prosperity of a nation. Nowadays, in the context of knowledge-based economy, sustainable development and successful international integration can only be ensured by a country’s interests in education invesment and advanced, efficient education system meeting the social demand for high-quality human resources. Japanese education, especially at tertiary level, is one of the world leading education systems. This article presents an overview of the basic characteristics of Japanese tertiary education, accordingly, provides some thoughts on Vietnamese higher education system.
Keywords: Education, tertiary/higher education, Japanese educational system, Vietnamese educational system.