logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 51 (Tháng 6/2017)

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

1. ĐẶNG NGUYÊN GIANG – Thành tố ngữ nghĩa của thành ngữ ví von trong tiếng Anh và tiếng Việt.
2. NGHIÊM HỒNG VÂN – Ẩn dụ ý niệm “TỨC GIẬN là SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN” trong tiếng Việt và tiếng Nhật.
3. PHẠM THỊ NGỌC – Vai giao tiếp của kính ngữ tiếng Hàn trong mối tương quan với tiếng Việt.

4. PHÙNG THỊ HƯƠNG GIANG – So sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa từ láy trong tiếng Việt và tiếng Thái.
5. TRỊNH THỊ THU HÀ – Ẩn dụ ý niệm qua các từ ngữ biểu thị tính cách, tâm trạng và cảm xúc có thành tố từ chỉ bộ phận cơ thể người “trái tim” - “jai” trong tiếng Thái.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

6. VÕ THỊ KIM ANH – Thiết kế xây dựng và đánh giá việc sử dụng khóa học trực tuyến trên website Myelt cho giáo trình Life cấp độ B1.
7. ĐỖ TIẾN QUÂN – Một số chú ý khi giảng dạy từ ngoại lai trong tiếng Hán hiện đại.

VĂN HÓA-VĂN HỌC

8. VŨ HƯNG – Đối chiếu ý nghĩa văn hoá của từ “ngựa” trong thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt.

DỊCH THUẬT

9. NGUYỄN NGỌC HÙNG – Ngôn ngữ học và các mô hình lý thuyết dịch.
10. NGHIÊM THỊ THU HƯƠNG – Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa của chỉ tố hồi tưởng 더 trong tiếng Hàn.
11. NGUYỄN THÀNH CÔNG – So sánh đầu đề báo tiếng Việt, tiếng Trung và vấn đề đối dịch.

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

12. LÊ VĂN SỰ – Sự chuyển vai của người thầy trong đào tạo theo tín chỉ

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: TS NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. ĐẶNG NGUYÊN GIANG – Thành tố ngữ nghĩa của thành ngữ ví von trong tiếng Anh và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Bài viết bàn về thành tố ngữ nghĩa của thành ngữ ví von trong tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ ví von tiếng Anh và tiếng Việt trên hai bình diện: (1) mức độ thúc đẩy tường minh của các thành tố, và (2) kết cấu ngữ nghĩa của các thành tố. Phân tích thành tố, miêu tả, so sánh và đối chiếu là các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này.

Từ khóa: thành ngữ ví von, thành tố ngữ nghĩa, mức độ thúc đẩy tường minh, kết cấu ngữ nghĩa.
The paper discussed the semantic components of similized idioms in English and Vietnamese. The findings of the study pointed out the similarities and differences between English and Vietnamese similized idioms in terms of (1) motivation degrees, and (2) semantic framework of the components. Componential analysis, descriptive analysis, comparison and contrast were main methods used in the present study.
Key words: similized idioms, semantic components, motivation degree, semantic framework.

2. NGHIÊM HỒNG VÂN – Ẩn dụ ý niệm “TỨC GIẬN là SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN” trong tiếng Việt và tiếng Nhật (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Theo Lakoff và các cộng sự, bản chất tình cảm con người rất trừu tượng và trong một chừng mực nhất định, nó được ý niệm hóa và diễn tả qua ẩn dụ dựa trên quá trình nghiệm thân kết hợp với mô hình văn hóa. Lakoff tổng hợp một số ẩn dụ diễn đạt cảm xúc “tức giận” của con người như “TỨC GIẬN là NHIỆT”, “TỨC GIẬN là LỬA”, “TỨC GIẬN là CHẤT LỎNG NÓNG TRONG BÌNH CHỨA”, “TỨC GIẬN là MẤT KIỂM SOÁT”, “TỨC GIẬN là ĐỐI THỦ (trong cuộc chiến)”, “TỨC GIẬN là THÚ DỮ”, “TỨC GIẬN là GÁNH NẶNG”. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, trong tiếng Việt và tiếng Nhật còn tồn tại ẩn dụ ý niệm “TỨC GIẬN là SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN” mà không được Lakoff đề cập tới. Bài viết này thống kê số lượng biểu thức ẩn dụ “TỨC GIẬN là SỨC MẠNH THIÊN NHIÊN” thu thập được từ hệ thống ngữ liệu truyện ngắn tiếng Việt và tiếng Nhật cũng như tạm bàn về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các biểu thức loại này trong hai thứ tiếng.

Từ khoá: ẩn dụ ý niệm, cảm xúc, tức giận, sức mạnh thiên nhiên.
According to Lakoff and his partners, human emotion by nature is very abstract and to a certain extent, is conceptualized and expressed through metaphors based on human-body experiences and cultural models. Lakoff aggregates some metaphors for ‘anger’ such as “ANGER is HEAT”, “ANGER is FIRE”, “ANGER is THE HOT FLUID IN A CONTAINER”, “ANGER is THE LOSS OF CONTROL”, “ANGER is AN OPPONENT (in a struggle)”, “ANGER is A DANGEROUS ANIMAL”, “ANGER is A BURDEN”. However, our survey shows that in Vietnamese and Japanese, there exists a conceptual metaphor "ANGER is NATURAL FORCE" which is not mentioned in Lakoff's thesis. This paper summarizes the number of metaphorical expressions "ANGER is NATURAL FORCE" collected from the Vietnamese and Japanese short stories and discusses the similarities and differences in such metaphor in the two languages.
Key words: conceptual metaphor, emotion, anger, natural force.

3. PHẠM THỊ NGỌC – Vai giao tiếp của kính ngữ tiếng Hàn trong mối tương quan với tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Các vai giao tiếp trong hệ thống kính ngữ tiếng Hàn gồm vai chủ thể, vai khách thể, vai tiếp nhận và vai phát ngôn. Vai phát ngôn sẽ dựa trên mối quan hệ liên nhân giữa các vai giao tiếp để sử dụng các biểu hiện kính ngữ tương đương. Kính ngữ tiếng Hàn biểu hiện trên cả hai phương diện của ngữ pháp là từ pháp và cú pháp nhưng trong tiếng Việt phương thức biểu hiện qua cú pháp không được sử dụng do đặc thù của loại hình ngôn ngữ đơn lập khác với ngôn ngữ chắp dính của tiếng Hàn. Trái lại, tiếng Việt lại khác tiếng Hàn ở việc sử dụng các hư từ biểu thị tình thái như trợ động từ, tiểu từ, cảm thán từ để đề cao các đối tượng giao tiếp mà phương thức biểu hiện kính ngữ trong tiếng Hàn lại không áp dụng.

Từ khoá: vai giao tiếp, kính ngữ, mối quan hệ liên nhân.
Communicative roles in Korean honorifics include subject, object, addressee and speaker. The speaker uses equivalent expressions of honorifics based on the interpersonal relationships between communicative roles. Honorifics in Korean – an agglutinative language, are expressed in both aspects of grammar which are vocabulary and syntax, whereas, those in Vietnamese – an isolating language, cannot be identified through syntax. In contrast, in Vietnamese, function words of status such as auxiliary verbs, particles, exclamatory words are uttered to promote the communicative roles which cannot be found in the expression of honorifics in Korean.
Key words: communicative roles, honorifics, interpersonal relationship.

4. PHÙNG THỊ HƯƠNG GIANG – So sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa từ láy trong tiếng Việt và tiếng Thái (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Từ láy trong tiếng Việt và tiếng Thái là lớp từ có phương thức cấu tạo rất đặc biệt mà trong đó các thành tố gốc được kết hợp với nhau chủ yếu dựa theo quan hệ ngữ âm. Đây là lớp từ có số lượng lớn và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày trong cả hai ngôn ngữ. Nội dung bài viết này tập trung nghiên cứu, khảo sát các phương thức cấu tạo từ láy đôi trong tiếng Việt và tiếng Thái, đồng thời đối chiếu so sánh ngữ nghĩa của từ láy đôi trong tiếng Việt và tiếng Thái. Từ đó chỉ ra được những nét tương đồng và khác biệt trên phương diện phương thức cấu tạo và ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt và từ láy tiếng Thái.

Từ khoá: từ láy, từ láy đôi, tiếng Thái Lan, tiếng Việt.
Reduplicated words in Vietnamese and Thai are the class of words with special formation in which original elements are combined together based on phonetic relationships. This is a large-scale word class which is commonly used in daily life in both languages. This article focuses on examining and studying the formation of double reduplicated words in Vietnamese and Thai as well as comparing and contrasting their semantic meanings. It, thereby, points out the similarities and differences in terms of formation and semantic meaning between Vietnamese and Thai reduplicated words.
Key words: reduplicated words, double reduplicated words, Thai language, Vietnamese language.

5. TRỊNH THỊ THU HÀ – Ẩn dụ ý niệm qua các từ ngữ biểu thị tính cách, tâm trạng và cảm xúc có thành tố từ chỉ bộ phận cơ thể người “trái tim” - “jai” trong tiếng Thái (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Ẩn dụ ý niệm từ lâu đã được coi là một công cụ tri nhận hữu hiệu để con người ý niệm hóa các nội dung trừu tượng. Nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người là một trong những nhóm từ ra đời sớm nhất gắn với sự quan sát, nhận thức từ buổi sơ khai của con người và được xếp vào nhóm từ vựng cơ bản của các ngôn ngữ. Tuy nhiên trong đời sống giao tiếp nhóm từ trên được sử dụng một cách khác nhau ở mỗi ngôn ngữ từ cách biểu đạt định danh đến cách thức chuyển nghĩa và cấu tạo nên các cụm từ hoặc được ẩn dụ hóa để biểu trưng các trạng thái tâm lí, tình cảm khác nhau của con người tùy thuộc vào phương thức tư duy và đặc trưng văn hóa của từng dân tộc. Trong bài viết này, tác giả sẽ thu thập và phân tích ẩn dụ ý niệm qua những từ ngữ biểu thị tính cách, tâm trạng và cảm xúc có thành tố từ chỉ bộ phận cơ thể “trái tim” - “jai” trong tiếng Thái dưới góc nhìn của lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận.

Từ khóa: ẩn dụ ý niệm, trái tim, tính cách, tâm trạng, cảm xúc.
Conceptual metaphor has long been considered an effective cognitive tool for human to conceptualize abstract contents. The human body vocabulary is one of the earliest word groups formed on the basis of early human observation and considered the fundamental words of languages. However, in daily conversations, this word group is used differently in each language from the nominative expression to semantic conversion and formation of phrases; or is metaphorized to represent various human psycho-emotional states depending on ways of thinking and cultural features of each nation. In this study, the researcher collects and analyzes conceptual metaphor through words indicating characteristics, mood and emotions with elements expressing ‘heart’ – ‘jai’ in Thai from the perspectives of cognitive linguistic theory.
Key words: conceptual metaphor, heart, characteristics, mood, emotion.

6. VÕ THỊ KIM ANH – Thiết kế xây dựng và đánh giá việc sử dụng khóa học trực tuyến trên website Myelt cho giáo trình Life cấp độ B1 (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu “Xây dựng khóa học mẫu trên website w.w.w.myelt.heinle.com cho giáo trình Life ở cấp độ B1”. Nghiên cứu được thực hiện ở Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng nhằm tối ưu hóa việc khai thác giáo trình Life theo đường hướng dạy và học kết hợp trực tuyến năm 2016, chủ yếu dựa trên phương pháp định tính. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu dựa trên thiết kế khóa học được lựa chọn cho đề tài. Kết quả nghiên cứu là một khóa học mẫu trên website w.w.w.myelt.heinle.com và những lưu ý khi sử dụng khóa học theo đường hướng kết hợp trực tuyến.

Từ khoá: giáo trình Life, học tập kết hợp trực tuyến, sách bài tập trực tuyến, khóa học trực tuyến, khung năng lực sáu bậc của Việt Nam.
The paper presents the findings of the research “Designing an exemplary online course on website w.w.w.myelt.heinle.com for Life textbook, level B1”. The study based mainly on qualitative approach was conducted at the Department of English under College of Foreign Language Studies, Danang University to effectively exploit the textbook “Life” using blended learning approach 2016. Specifically, design-based research approach was selected for the research. The results of the study include an exemplary online course offered on w.w.w.myelt.heinle.com and some suggestions for offering the course using blended learning approach.
Key words: Life textbook, blended learning, online workbook, online course, Vietnam six-level foreign language proficiency framework.

7. ĐỖ TIẾN QUÂN – Một số chú ý khi giảng dạy từ ngoại lai trong tiếng Hán hiện đại (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Từ ngoại lai là loại từ được chuyển dịch từ một ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ đang sử dụng, vì thế nó còn được gọi là từ mượn. Sự xuất hiện và tồn tại của từ ngoại lai là hiện tượng tất yếu do sự tiếp xúc và ảnh hưởng giữa các ngôn ngữ và các nền văn hóa khác nhau. Vì thế, trừ một số ngôn ngữ do cách biệt với thế giới bên ngoài, còn lại, từ ngoại lai đều tồn tại trong hầu hết tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Trong tiếng Hán hiện đại, từ ngoại lai tồn tại với số lượng lớn. Đồng thời, người dạy và người học khi sử dụng loại từ này đều gặp phải những khó khăn nhất định. Từ góc độ ngôn ngữ học so sánh, nghiên cứu cho thấy, là một bộ phận cấu thành từ vựng tiếng Hán hiện đại, đa số các từ ngoại lai đã đạt được sự thống nhất theo sáu xu thế chính, số chưa đạt được sự thống nhất chiếm một tỉ lệ tương đối thấp. Kết quả nghiên cứu về xu thế thống nhất cách sử dụng từ ngoại lai trong tiếng Hán hiện đại là cơ sở để bài viết đưa ra một số lưu ý khi giảng dạy hiện tượng ngôn ngữ này, góp phần vào việc dạy học ngôn ngữ nói chung, tiếng Hán nói riêng.

Từ khoá: từ ngoại lai, tiếng Hán, xu thế thống nhất, lưu ý.
The borrowed word is a kind of word changing from this language to another language which is being used, so it is also called the loan. The appearance and existence of the loanwords is an inevitable phenomenon due to the interaction and influence between languages and different cultures. Therefore, except for some languages isolated by the outside world, the loanwords exist in almost languages in the world. In modern Chinese, the loanwords exist in large numbers. And also appeared a number of problems to both teachers and learners when using this type of word. In terms of comparative linguistics, this research has shown that being an integral part of modern Chinese vocabulary, the majority of the loanwords has achieved the unity under six major trends with a relatively low rate of uniformed foreign words. The study of unified trends of how to use loanwords in modern Chinese is a basis through which we can give some recommendations about the teaching methods of this linguistic phenomenon, contributing to language teaching in general and Chinese in particular.
Key words: loanwords, modern Chinese, unified trend, notices.

8. VŨ HƯNG – Đối chiếu ý nghĩa văn hoá của từ “ngựa” trong thành ngữ tiếng Trung và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung)

Một số loài động vật phục vụ tích cực cho cuộc sống hàng ngày của người dân. Sau khi thuần dưỡng, và nắm được những đặc tính tự nhiên cơ bản của chúng, con người đã tổng kết sự tri nhận của mình dưới dạng các câu thành ngữ. Điều này giải thích vì sao trong tiếng Trung và tiếng Việt đều có nhiều thành ngữ chứa tên các loài động vật, trong đó có “ngựa”. Tuy nhiên do sự khác biệt giữa hai nước về văn hóa, tư duy dân tộc, môi trường địa lý và phong tục tập quán nên sự liên tưởng và tri nhận cũng có sự khác biệt. Chính vì thế, ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa văn hóa của các thành ngữ liên quan tới động vật trong tiếng Trung và tiếng Việt mang sắc thái riêng, phản ánh rõ nét đặc sắc của mỗi ngôn ngữ. Thực tế cho thấy, học viên Việt Nam khi học những thành ngữ tiếng Trung rất dễ nhầm lẫn do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Nhằm giúp họ giải quyết khó khăn này, tác giả bài viết thu thập những thành ngữ liên quan đến ngựa và tiến hành phân tích so sánh ý nghĩa văn hoá của loại thành ngữ này.

Từ khoá: thành ngữ; Ngựa; ý nghĩa văn hóa; so sánh tiếng Trung-tiếng Việt.
Some types of animals make useful contribution to people’s lives, including their language. After taming them and being aware of their fundamental natural habitats, human aggregate the knowledge of animals into idioms. In Chinese and Vietnamese, as a result, there are a lot of idioms related to animals, including ‘horse’. However, due to the discrepancies in cultural background, ways of thinking, geographical environment and traditonal customs between China and Vietnam, their association and acquisition differ. Thus, there are differences in the conceptural meaning and cultural meaning of Chinese and Vietanmese idioms related to animals, reflecting the distinctive features of each language. Vietnamese students easily make errors when they study Chinese animal idioms because of the influcence of their mother tongue. To help them tackle the problem, the author collects idioms related to ‘horse’ then analyzes and compares their cultural meanings.
Key words: idioms; horse; cultural meaning; comparison between Chinese and Vietnamese.

9. NGUYỄN NGỌC HÙNG – Ngôn ngữ học và các mô hình lý thuyết dịch (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Một trong những thành tố quan trọng trong chương trình dạy dịch cho sinh viên chuyên ngành phiên/biên dịch là phần lý thuyết dịch: lý thuyết dịch đại cương và lý thuyết dịch cho từng cặp ngôn ngữ. Để bước đầu giúp những người muốn đi vào công việc dịch thuật, dưới đây chúng tôi giới thiệu tóm tắt những “mô hình lý thuyết dịch” dựa trên cơ sở ngôn ngữ học với định hướng so sánh tiếng Việt – ngôn ngữ điển hình cho loại hình ngôn ngữ đơn lập phân tích tính và tiếng Nga – ngôn ngữ điển hình cho loại hình ngôn ngữ biến tố tổng hợp tính.

Từ khoá: mô hình lý thuyết, biểu vật, ngôn ngữ học cấu trúc, ngữ pháp cải biến, ngữ pháp tạo sinh; tính tương đương, tính tương đương; các tương ứng có qui luật.
One of the important components in translation curriculum for translation/interpretation majors is the theory of translation: theory of general translation and theory of translation between languages. To help translator-to-be, we introduce an overview of ‘models of translation theory’ on the basis of linguistics and the comparison between Vietnamese – a typical analytic and isolating language – and Russian – a typical flexional and synthetic language.
Key words: translation theory model, denotation, structural linguistics, transformational grammar, generative grammar; equivalence; corresponding rules.

10. NGHIÊM THỊ THU HƯƠNG – Nghiên cứu hình thức, ý nghĩa của chỉ tố hồi tưởng 더 trong tiếng Hàn (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Chỉ tố 더 trong tiếng Hàn được xếp cùng nhóm các chỉ tố chỉ thời (thì) 었/았/했 (quá khứ), 습니다/습니까 (hiện tại) và 겠/ㄹ 것 (tương lai) với chức năng biểu hiện ý nghĩa “hồi tưởng”. Tuy nhiên, chỉ tố hồi tưởng더 trong tiếng Hàn không có tương đương rõ ràng trong tiếng Việt dù là hư từ hay thực từ. Trong quá trình giảng dạy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thói quen sử dụng tiếng Hàn của đối tượng người học là người Việt, thường thấy tâm lý lảng tránh không sử dụng chỉ tố hồi tưởng này. Vì vậy, tác giả thấy cần nghiên cứu kỹ hơn về chỉ tố này và giải thích cho người học hiểu hơn về ý nghĩa của chỉ tố hồi tưởng này (bao gồm cả nghĩa thông tin và nghĩa gợi cảm xúc) trong tiếng Hàn để giúp họ có thể sử dụng tốt hơn.

Từ khoá: chỉ tố hồi tưởng, nghĩa hồi tưởng, sắc thái biểu cảm, nghĩa thông tin, nghĩa gợi cảm.
The deixis 더 in Korean is considered temporal deixis 었/았/했 (past), 습니다/습니까 (present) and 겠/ㄹ 것 (future) whose function is to express ‘reminiscence’. However, reminiscence deixis 더 in Korean does not have any proper equivalents, either function words or content words, in Vietnamese. During her teaching, the author conducted a study on Vietnamese learners’ habits of using Korean and identified the reluctance to use this reminiscence deixis. The author, therefore, felt the need to dig deeper into this deixis and explain to learners about its meaning (including both its referential and emotive meanings) in Korean to facilitate their use.
Key words: reminiscence morpheme, reminiscence meaning, emotive function, connotative meaning, denotative meaning.

11. NGUYỄN THÀNH CÔNG – So sánh đầu đề báo tiếng Việt, tiếng Trung và vấn đề đối dịch (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài viết bàn về chức năng của đầu đề báo với tư cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong một bài báo, so sánh đầu đề báo tiếng Việt, tiếng Trung từ góc độ từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa chúng. Bài viết khẳng định quan điểm dịch báo chí (trong đó có dịch đầu đề báo từ tiếng Việt sang tiếng Trung) là nhằm mục đích thực hiện hành vi truyền thông một cách có mục đích. Để hành vi ấy đạt hiệu quả, khi dịch nên ứng dụng lý thuyết dịch chức năng, bởi lý thuyết này phù hợp với việc dịch báo chí và bản dịch có giá trị thông tin hơn. Trong phần cuối, trên cơ sở kết quả so sánh giữa đầu đề báo Việt-Trung, kết hợp với những gợi ý của lý thuyết dịch chức năng, bài báo giới thiệu một số cách dịch cụ thể khi dịch đầu đề báo và đưa nhiều ví dụ cụ thể để chứng minh.

Từ khoá: đầu đề báo; lý luận dịch chức năng; chiến lược dịch.
The study discusses the functions of newspaper headlines as a vital component of an article and compares Vietnamese and Chinese headlines from the lexical, grammatical and structural perspectives to point out similarities and differences between them. The study affirms that press translation (including Vietnamese-Chinese headline translation) serves the purpose of communication. In order to perform effective communication, functional translation theory should be applied as it is appropriate with press translation, making translated text more informative. Finally, based on the results of comparing Vietnamese and Chinese headlines and suggestions from functional translation theory, the study introduces some specific translation strategies as well as particular examples in headlines translation.
Key words: healines, functional translation theory, translation strategies.

12. LÊ VĂN SỰ – Sự chuyển vai của người thầy trong đào tạo theo tín chỉ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Giáo dục là lĩnh vực đặc thù của đời sống văn hóa tinh thần đòi hỏi luôn thay đổi theo sự biến động của cuộc sống. Trong quá trình hình thành và phát triển, giáo dục đại học quốc tế đã nhiều lần cải cách, nhưng cuộc cải cách mang tính đột phá là chuyển đổi từ mô hình đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Bài viết cung cấp một số thông tin cơ bản về sự chuyển đổi này, trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự chuyển đổi vai trò của người thầy với tư cách là chủ thể cơ bản trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục.

Từ khoá: đào tạo tín chỉ; đào tạo niên chế; trao đổi sinh viên; huấn luyện viên; cố vấn; bàn tay vô hình.
Education is a specific field of spiritual and cultural life that requires constant changes in accordance to movements in life. In the process of formation and development, international teritiary education has gone through several reforms; including the breakthrough in shifting from an annual training model to credit-based training. The paper provides some basic information about this transition. In particular, the author strongly emphasizes changes in the lecturer’s role as the primary determinant of education quality.
Key words: credit-based training; yearly training; student exchange; instructor; adviser; invisible hand.