logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 52 (Tháng 9/2017)

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ

1. VŨ VĂN ĐẠI – André Martinet và ngữ pháp chức năng tiếng Pháp.
2. NGUYỄN VĂN KHANG – Đặc điểm của khả năng tạo từ của các đơn vị đơn tiết tiếng Việt.
3. PHẠM THỊ THANH THÙY – Ánh xạ của ẩn dụ ý niệm trong các bài báo kinh tế tiếng Anh.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

4. NGUYỄN VIỆT HÀ – Các hình thức chữa lỗi sai gián tiếp và sự tiến bộ trong kỹ năng viết của sinh viên ngoại ngữ.
5. NÔNG THỊ HIỀN HƯƠNG, SOUBAKEAVATHI RETHINASAMY – Đánh giá bài kiểm tra tiếng Anh chương trình tiên tiến tại một trường đại học công lập ở Việt Nam.
6. NGUYỄN NGỌC ANH – Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số phạm trù văn hoá đến việc học tiếng Anh tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá.
7. VŨ THÚY NGA – Một số phương thức biểu thị thời gian cần lưu ý trong giảng dạy tiếng Việt cho người Nhật từ góc độ đối chiếu ngôn ngữ Việt-Nhật.

VĂN HÓA-VĂN HỌC

8. NGUYỄN THU HƯƠNG – Đặc trưng dân tộc của một số cách tiếp nhận lời khen trong văn hóa giao tiếp của người Nga và người Việt.
9. NGUYỄN THU HẠNH – Phân tích chuyển tác về sự bực bội của nữ nhân vật trong truyện ngắn “Ấm ức”.

DỊCH THUẬT

10. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – Khảo sát những khó khăn của người Việt khi giải thích nghĩa các từ ghép trong các bài báo tiếng Anh.

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

11. TRƯƠNG VĂN VỸ – Động từ tiếng Nga – Một vài biến đổi hiện nay

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: TS NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. VŨ VĂN ĐẠI – André Martinet và ngữ pháp chức năng tiếng Pháp (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Công trình “Ngữ pháp chức năng tiếng Pháp” do nhà ngôn ngữ học Pháp nổi tiếng André Martinet chủ biên, công bố năm 1979, là sự ứng dụng vào tiếng Pháp những nguyên lí của ngôn ngữ học chức năng. Công trình này có nhiều điểm mới so với ngữ pháp truyền thống nhưng chưa được giới thiệu đầy đủ ở Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích những điểm mới độc đáo trong công trình của Martinet và cộng sự nhằm giới thiệu một cách nhìn mới về chức năng luận. Trước hết chúng tôi phân tích quan điểm của tác giả về ngữ pháp, tiếp theo trình bày những khái niệm quan trọng của ngữ pháp chức năng, sau đó giới thiệu nguyên tắc phân loại các lớp monème (nguyên vị) trong tiếng Pháp, cuối cùng là trình bày những đóng góp của nhóm nghiên cứu đối với cú pháp chức năng tiếng Pháp.
Từ khóa: ngữ pháp chức năng, monème, lớp monème, synthème (hợp vị), cú pháp.
“French Functional Grammar” edited by a famous French linguist André Martinet, published in 1979, represents the application of principles of functional linguistics in French. Despite some new points compared to traditional grammar, this work has yet been widely introduced in Vietnam. This article focuses on analyzing unique features in the work of Martinet and his colleagues in order to introduce a new view on functionalism. First, we examine the authors’ opinions about grammar, then present important concepts of functional grammar followed by principles of classifying monème in French. Finally, contributions of the research group to French functional grammar are discussed
Key words: functional grammar, monème, synthème, syntax.

2. NGUYỄN VĂN KHANG – Đặc điểm của khả năng tạo từ của các đơn vị đơn tiết tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Các đơn vị đơn tiết Hán Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Từ góc độ cấu tạo từ, có thể nói, có bao nhiêu đơn vị đơn tiết Hán Việt thì có bấy nhiêu đơn vị tạo từ Hán Việt (hình vị/từ tố). Bài viết này xem xét khả năng tạo từ của các đơn vị đơn tiết Hán Việt ở các bình diện như: từ hóa hình vị để tạo ra từ đơn tiết Hán Việt; đồng hóa về ngữ nghĩa, cấu trúc cũng như khả năng tạo ra từ mới theo mô hình cấu tạo từ tiếng Việt để tạo nên các từ đa tiết Hán Việt. Nhờ đó, với một số lượng khoảng 3.500 đơn vị đơn đơn tiết Hán Việt có thể tạo ra một số lượng lớn các từ ngữ Hán Việt và khả năng này luôn ở trạng thái “mở”.
Từ khoá: đơn vị đơn tiết Hán Việt, cấu tạo từ.
The Sino-Vietnamese monosyllabic units have a vital part in Vietnamese vocabulary. It can be, from the perspective of word-formation, said that the number of Sino-Vietnamese monosyllabic units equals that of Sino-Vietnamese word formation ones (morphemes). This study examines word formation ability of Sino-Vietnamese monosyllabic units in such aspects as the morpheme-based formation of Sino-Vietnamese monosyllabic words; semantic and structural assimilation, structures as well as the formation of Sino-Vietnamese polysyllabic words based on that of Vietnamese ones. Thence, around 3,500 Sino-Vietnamese monosyllabic units can coin an “open” great number of Sino-Vietnamese words and expressions.
Key words: Sino-Vietnamese monosyllabic unit, word formation.

3. PHẠM THỊ THANH THÙY – Ánh xạ của ẩn dụ ý niệm trong các bài báo kinh tế tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Bài viết phân tích về hiện tượng ẩn dụ trong một số tờ báo kinh tế góp phần tăng nhận thức của độc giả về hiện tượng này trong lĩnh vực kinh tế. Thông qua bài viết này, miền khái niệm trừu tượng “kinh tế” sẽ được ánh xạ lên một miền khác để hiểu được miền khái niệm này theo một cách mới, cụ thể hơn. Cứ liệu phân tích của bài báo được rút ra từ các mục tài chính và kinh tế của 15 bài báo kinh tế tiếng Anh được cập nhật gần đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy phép ẩn dụ KINH TẾ LÀ MỘT CƠ THỂ SỐNG chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các ẩn dụ ngôn ngữ được sử dụng trong cứ liệu.
Từ khoá: ánh xạ, bài báo kinh tế, phép ẩn dụ, phép ẩn dụ ý niệm.
The study analyzes how the use of metaphor in some economic newspapers helps raise readers’ awareness. In this article, the abstract concept “economy” is mapped in another domain to have a new and deeper insight into it. Financial and economic sections of 15 recent English economic articles were used for document analysis. The study shows that the metaphor THE ECONMY IS A LIVING ORGANISM accounts for the highest proportion of linguistic metaphors used in the analyzed documents.
Key words: mapping, economic articles, metaphor, conceptual metaphor.

4. NGUYỄN VIỆT HÀ – Các hình thức chữa lỗi sai gián tiếp và sự tiến bộ trong kỹ năng viết của sinh viên ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Nghiên cứu này tập trung phân tích những hình thức chữa lỗi hiệu quả mà sinh viên ưa thích nhất ở trình độ sơ trung cấp. Ba nhóm sinh viên được chữa lỗi với các hình thức khác nhau: mã hóa, không mã hóa, và không được chữa lỗi. Sự tiến bộ của các nhóm này được phân tích qua thuật toán SPSS cùng với kết quả từ công cụ nghiên cứu khác chỉ ra rằng chữa lỗi sai dạng mã hóa là hình thức chữa lỗi hiệu quả nhất và cũng được ưa thích nhất. Tuy nhiên, thành công của việc chữa lỗi không đảm bảo bài viết mới không lặp lại các lỗi sai cũ.
Từ khoá: lỗi sai, tự sửa lỗi, kỹ năng viết.
The research aims at identifying the most effective and favorable corrective feedback form among students at pre-intermediate level. Three groups of participants’ had their errors treated differently, using coded feedback, non-coded feedback, and no feedback. Their improvements in writing skill were analyzed by SPSS. Besides, results from other research tools showed that coded feedback was the most effective and highly evaluated form. However, success in revision task did not guarantee error-free subsequent writings.
Key words: writing errors, self editing, writing skill.

5. NÔNG THỊ HIỀN HƯƠNG, SOUBAKEAVATHI RETHINASAMY – Đánh giá bài kiểm tra tiếng Anh chương trình tiên tiến tại một trường đại học công lập ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Kiểm tra đánh giá là một phần quan trọng của việc dạy và học. Trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, nhiều bài thi tiếng Anh thương mại luôn có sẵn nhưng tương đối đắt và không phù hợp cho từng nhu cầu cụ thể. Do đó, nhiều trường đại học đã xây dựng các bài kiểm tra tiếng Anh cấp cơ sở. Bài nghiên cứu đánh giá ba lĩnh vực: giá trị tiêu chuẩn đồng hành, giá trị dự đoán và giá trị nội dung của bài kiểm tra tiếng Anh chương trình tiên tiến tại một trường đại học công lập ở Việt Nam. Kết quả cho thấy bài kiểm tra tiếng Anh có mối quan hệ tương quan với điểm IELTS và điểm trung bình học tập toàn khóa. Tuy nhiên, giá trị nội dung và phương thức chuẩn bị cho bài kiểm tra ở mức độ trung bình.Các tác giả sẽ thảo luận các bước để nâng cao độ giá trị của bài kiểm tra tiếng Anh. Hy vọng rằng nghiên cứu này được coi là một mô hình đánh giá các bài kiểm tra ngôn ngữ cấp cơ sở.
Từ khoá: Kiểm tra ngôn ngữ, độ giá trị của bài kiểm tra, kiểm tra độ giá trị, xác nhận kiểm tra.
Testing and assessment plays an integral role in teaching and learning. In language teaching, despite their ready availability, many Commercial English proficiency tests seem rather costly and not appropriate for specific needs. Thus, many universities have designed their own English proficiency tests. This study evaluated three types of validity of the Advanced Educational Program English Test (AEPET) at a public university in Vietnam: concurrent, predictive and content validity. The results revealed that AEPET scores significantly correlate with IELTS scores and CGPA; whereas, the content validity and preparation for the test remain moderate. The paper will discuss the steps to further improve AEPET’s validity. It is hoped that this research will serve as a model for the evaluation of in-house language tests.
Key words: Language testing, test validity, test validation.

6. NGUYỄN NGỌC ANH – Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số phạm trù văn hoá đến việc học tiếng Anh tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Những kiến thức về văn hoá đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giao tiếp giao văn hoá do mối quan hệ không thể tách rời giữa ngôn ngữ và văn hoá. Với mục đích giúp sinh viên sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả hơn, tác giả tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của ba phạm trù giao văn hoá: Chủ quan – Khách quan, Gián tiếp – Trực tiếp, Chính xác – Không chính xác đến việc học tiếng Anh tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá thông qua hai mẫu phiếu điều tra. Nghiên cứu cũng rút ra một số ứng dụng trong việc dạy và học tiếng Anh với hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về giao văn hoá của sinh viên nhằm tăng khả năng giao tiếp.
Từ khoá: văn hóa, phạm trù giao văn hóa, giao tiếp.
Cultural knowledge plays a vital role in the cross-cultural communication process thanks to the inseperable relationship between language and culture. Therefore, with an aim to facilitate students’ use of English, the study investigated the effects of three important cross-cultural dimensions: Subjectivity – Objectivity, Directness – Indirectness, Accuracy – Inaccuracy on English learning at Thanh Hoa Medical College through two questionnaires. Some implications for English teaching and learning English are also provided in the hope that they will help raise students’ cross-cultural awareness in order to enhance their communicative competence.
Key words: culture, cross-cultural dimensions, communication.

7. VŨ THÚY NGA – Một số phương thức biểu thị thời gian cần lưu ý trong giảng dạy tiếng Việt cho người Nhật từ góc độ đối chiếu ngôn ngữ Việt-Nhật (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, không có các hình thức ngữ pháp đặc trưng biểu thị thời gian như trong tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật,... Thời gian trong tiếng Việt được biểu thị chủ yếu bằng phương tiện từ vựng, các trạng từ chỉ thời gian như “hôm nay”, “ngày mai”, “trước đây”,... các phó từ như “đã”, “sẽ”, “đang”,… Phương thức biểu thị này gây không ít khó khăn cho người nước ngoài nói chung và người Nhật học tiếng Việt nói riêng. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả đối chiếu các phương thức biểu thị thời gian trong tiếng Việt với phạm trù "thời" trong tiếng Nhật, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong cách biểu thị thời gian giữa hai ngôn ngữ, từ đó đưa ra một số lưu ý khi giảng dạy tiếng Việt cho người Nhật.
Từ khoá: Biểu thị thời; yếu tố từng vựng, yếu tố ngữ pháp; tiếng Việt; tiếng Nhật; người Nhật.
Vietnamese is an isolating language which does not have typical grammatical expressions of time as in English, French, Japanese … The expression of time in Vietnamese is mainly through the use of vocabulary, adverbs of time such as “today”, “tomorrow”, “before”, … and adverbs like “did”, “will”, “are”… This expression causes difficulties for foreigners in general and Japanese learners of Vietnamese in particular. This paper compares and contrasts expressions of time in Vietnamese and the category “tense” in Japanese, points out similarities and differences in the ways to express time between the two languages. Thence, it offers some recommendations for teaching Vietnamese to Japanese learners.
Key words: Time expressions; vocabularies; grammar; Vietnamese language; Japanese language; Japanese people.

8. NGUYỄN THU HƯƠNG – Đặc trưng dân tộc của một số cách tiếp nhận lời khen trong văn hóa giao tiếp của người Nga và người Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Bài báo đề cập đến các cách thức tiếp nhận lời khen mang đặc trưng dân tộc như cảm ơn, khẳng định/nâng cao mức độ khen ngợi, chia sẻ thông tin và khen phản hồi. Tác giả nghiên cứu các phản ứng này trên cơ sở các ngữ liệu thu thập được từ các bộ phim, các truyện hiện đại của Nga và Việt Nam.
Từ khoá: cách thức tiếp nhận lời khen, cảm ơn, khẳng định/nâng cao mức độ khen ngợi, chia sẻ thông tin, khen phản hồi.
This article discusses the ways to receive compliments containing national characteristics such as thanks, affirmation/enhancement of praises, sharing information and returning compliments. The author studies these reactions on the basis of the texts collected from modern Russian and Vietnamese films and stories.
Key words: ways to receive compliments, thanks, affirmation/enhancement of praise, sharing information, returning compliments.

9. NGUYỄN THU HẠNH – Phân tích chuyển tác về sự bực bội của nữ nhân vật trong truyện ngắn “Ấm ức” (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Bài viết này sử dụng lý thuyết của Halliday và cộng sự về sự chuyển tác để tìm hiểu sự bực bội của người phụ nữ được Olga Masters phác họa như thế nào trong truyện ngắn “Ấm ức”. Qua đó nghiên cứu phân tích sâu hơn liệu nhân vật nữ trong tác phẩm sẽ chấp nhận số phận và những định kiến xã hội hay không. Bài viết còn xem xét mối quan hệ xã hội nam nữ giữa nhân vật nữ và người chồng trong vòng xoáy gia trưởng, thể hiện nhân vật nữ đã không thể đạt được ước nguyện. Thông qua việc phân tích này, bài viết làm rõ quan điểm của Olga Masters về bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử đối với nữ giới.
Từ khóa: Sự bực bội, Olga Masters, Halliday, quá trình chuyển tác, bất bình đẳng giới.
This paper employs Halliday and his associates’ linguistic theory about Transitivity to find out how anger is depicted in Olga Masters’ “A Dog That Squeaked”. It then carries out a closer analysis of whether the female character would accept and adhere to social prejudice. The study also examines the social relationship between the female protagonist and her husband in the circle of patriarchy, which shows how this woman fails to achieve her desires. Through the analysis, the study clarifies Olga Massters’ view on gender inequality and discrimination against women.
Key words: Anger, Olga Masters, Transitivity, Halliday, inequality, gender.

10. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – Khảo sát những khó khăn của người Việt khi giải thích nghĩa các từ ghép trong các bài báo tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)

Đọc báo hiện là một nhu cầu của nhiều người trong xã hội hiện đại, khi hầu hết mọi thông tin đều có thể được tiếp cận thông qua báo, đặc biệt là báo mạng điện tử. Tuy nhiên, người Việt Nam gặp một số khó khăn trong việc giải thích nghĩa các từ ghép trên báo tiếng Anh, không chỉ bởi cấu trúc phức tạp của các từ ghép trong tiếng Anh, mà còn do sự khác biệt khá lớn giữa cấu trúc của danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Bài viết này phân tích về sự ảnh hưởng do sự khác biệt của trật tự từ trong tiếng Anh và tiếng Việt đối với người Việt đọc báo bằng tiếng Anh khi họ muốn hiểu nghĩa của các từ ghép – một trong những cách thức hiệu quả nhất nhưng cũng khó khăn nhất trong việc thể hiện nghĩa của các bài báo tiếng Anh.
Từ khoá: thông tin, báo mạng điện tử, giải thích nghĩa từ ghép, sự khác biệt, cấu trúc của danh ngữ.
People in modern society have a great demand for reading newspapers since information of all kinds could be achieved through newspapers, especially online ones. However, the Vietnamese have difficulty interpreting compounds in English newspapers, because of not only the complicated structure of English compounds but also the big differences in structures between English and Vietnamese noun phrases. This study aims at discussing how the differences in word order in English and Vietnamese affect Vietnamese readers of English newspapers in understanding the meaning of compounds – one of most effective yet difficult way to express meaning in English articles.
Key words: information, online newspapers, interpreting compounds, difference, structure of noun phrase.

11. TRƯƠNG VĂN VỸ – Động từ tiếng Nga – Một vài biến đổi hiện nay (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)

Ngữ pháp tiếng Nga, bao gồm Từ pháp và Cú pháp, là cấp độ ngôn ngữ bền vững và ổn định nhất, nằm sâu nhất trong các tầng lớp của hệ thống ngôn ngữ tiếng Nga. Song, chính ở cấp độ này đang xuất hiện những biến đổi, mặc dù không dễ nhận thấy, nhưng rất đáng quan tâm và rất có ý nghĩa. Nói đến từ pháp học không thể không đề cập đến các từ loại, và chính trong lĩnh vực này những biến đổi đang diễn ra nhiều nhất. Trong các từ loại thì danh từ biến động mạnh nhất, sau đó là động từ, và tiếp theo là tính từ, đại từ, trạng từ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi trình bày những quan sát của mình liên quan đến một vài những thay đổi trong động từ - một trong những từ loại quan trọng của tiếng Nga hiện nay.
Từ khóa: từ loại, động từ, tiếng Nga, phi chuẩn, biến đổi ngôn ngữ.
Russian grammar, including Lexicology and Syntax, lies in the most stable level of Russian language system. However, it is at this level that important and meaningful changes occur athough they are not easy to be recognized. When comes to lexicology, it is impossible not to mention word classes in which most changes takes place. Among the parts of speech, the widest fluctuations occur in nouns, then verbs, adjectives, pronouns and adverbs. Within the scope of this study, we discuss some changes in verbs – one of the most important parts of speech in Russian nowadays.
Key words: parts of speech, verb, Russian, normlessness, language change.