logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 53 (Tháng 12/2017)

DỊCH THUẬT
1. VŨ VĂN ĐẠI – Vấn đề nội địa hoá thông tin

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
2. NGUYỄN THỊ MAI YÊN – Ngôn ngữ sử dụng trong giờ học ngữ pháp tiếng Đức
3. PHẠM NGỌC THẠCH – Yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo tại khoa Anh-Pháp-Đức: góc nhìn từ phía người học

4. VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO – Vận dụng đánh giá thực vào giảng dạy kĩ năng viết học thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội
5. VŨ THUỲ DƯƠNG – Tiềm năng ứng dụng mạng xã hội trong môi trường giảng dạy tiếng Anh
6. ĐẶNG NGÂN GIANG – Nhận thức của giáo viên về việc đánh giá trên lớp học
7. VŨ VÂN HẠNH – Sử dụng nguồn tài liệu báo chí nguyên bản trong giảng dạy kĩ năng đọc tiếng Anh
8. ĐỖ HỒNG PHƯƠNG – Sử dụng phương pháp đánh giá chéo trong việc dạy và học kĩ năng thuyết trình bằng tiếng Anh
9. NGUYỄN THANH THUÝ, NGUYỄN THANH LOAN – Nhận diện những khó khăn thường gặp trong quá trình viết nghiên cứu của sinh viên năm thứ hai Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội
10. HOÀNG THU TRANG – Phương pháp dạy học hợp tác trong việc giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên
11. ĐOÀN QUANG TRUNG – Một số cách tiếp cận đánh giá năng lực tiếng Anh

VĂN HÓA-VĂN HỌC
12. HOÀNG LIÊN – Bàn về tình hình giảng dạy văn học Nhật Bản tại Việt Nam

TRAO ĐỔI THÔNG TIN
13. VŨ VĂN ĐẠI – Điểm sách: “Lược sử Việt ngữ học”: Một công trình đồ sộ tổng kết các nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển tiếng Việt
14. Thông tin bảo vệ luận án tiến sĩ
15. Tổng mục lục các số Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ năm 2017 (từ số 50 đến số 53)

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: TS NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 04 – 35530728; Fax: 04 – 38544550; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. VŨ VĂN ĐẠI – Vấn đề nội địa hoá thông tin (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Một trong những hệ quả của quá trình toàn cầu hóa trên bình diện địa-ngôn ngữ là xu hướng nội địa hóa thông tin quốc tế nhằm tăng hiệu quả truyền thông của nguồn tư liệu. Xu hướng này diễn ra như thế nào? Việc biên soạn những bài báo nội địa hóa phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Nhà báo-dịch giả thực hiện thao tác dịch tài liệu nguồn, hay chỉ coi đó là một nguồn cung cấp ngữ liệu để từ đó biên soạn một bài viết mới theo những chuẩn mực ngôn ngữ văn hóa, chính trị, đạo đức và hệ tư tưởng của xã hội tiếp nhận? Đây là những vấn đề mà chúng tôi đề cập trong bài viết này gồm hai phần chính: phần 1 trình bày cơ sở lí luận và nguyên tắc nội địa hóa thông tin, phần 2 là một đề xuất ứng dụng trong giảng dạy dịch.
Từ khóa: nội địa hóa thông tin, cải biên, nguồn tư liệu, chuẩn ngôn ngữ-văn hóa, hệ tư tưởng, độc giả đích.
One of the consequences of globalization on language is the tendency to localize international information in order to increase the effectiveness of communication of the source. How does this tendency happen? Which principles does the compilation of localized articles have to follow? Do journalists-translators translate the source materials or only consider them a source of materials to compose a new article according to the cultural, political, ethical, and ideological norms of the receiving society? These issues are addressed in the paper which includes two main parts: theoretical basis and principles of localizing information and a recommendation for offering translation lessons.
Key words: localizing information, modification, source material, language-culture standard, ideology, target audience.

2. NGUYỄN THỊ MAI YÊN – Ngôn ngữ sử dụng trong giờ học ngữ pháp tiếng Đức (Ngôn ngữ viết: tiếng Đức)
Trong lịch sử dạy học ngoại ngữ, bên cạnh những quan niệm khác nhau về tầm quan trọng của các kĩ năng tiếng thì vai trò của ngôn ngữ được giáo viên sử dụng (tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ) khi truyền đạt nội dung trong giờ học, cũng được các nhà phương pháp học quan tâm. Giảng viên của Khoa tiếng Đức, Trường Đại học Hà Nội cũng thường áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm của sinh viên về những phương pháp đó như thế nào vẫn chưa được khảo sát.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ giới thiệu khái quát về sinh viên và tình hình giảng dạy tiếng Đức tại Khoa tiếng Đức, Trường Đại học Hà Nội và vai trò của tiếng mẹ đẻ trong giờ dạy ngữ pháp. Trên cơ sở đó tác giả thực hiện một khảo sát với sinh viên của Khoa để tìm hiểu về đánh giá của họ về ngôn ngữ được giảng viên sử dụng khi giảng dạy ngữ pháp. Qua bài khảo sát tác giả mong muốn tìm ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của sinh viên đối với ngôn ngữ trong giờ học và đề xuất cho việc giảng dạy tiếng Đức sau này.
Từ khóa: Việc giảng dạy tiếng Đức ở Trường Đại học Hà Nội, các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, vai trò tiếng mẹ đẻ.
In the history of foreign language teaching, beside various views on the importance of language skills, the role of language of instruction used by teachers (mother tongue or foreign language) has also caught significant attention. Lecturers at the German Department, Hanoi University often employ different methods. However, there has been little research on students’ viewpoints of those methods.
This study provides an overview of the current German teaching and learning at the German Department, Hanoi University as well as the role of students’ mother tongue in teaching grammar. On this basis, the author conducts a survey on the students to investigate their assessment of the language used by teachers in teaching grammar. The author hopes to identify some factors affecting students’ evaluation of language of instruction and propose recommendations for future German teaching.
Key words: teaching German at Hanoi University, foreign language teaching methods, role of mother tongue.

3. PHẠM NGỌC THẠCH – Yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo tại khoa Anh-Pháp-Đức: góc nhìn từ phía người học (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi nỗ lực từ lãnh đạo, giảng viên, cán bộ và cả sinh viên của cơ sở giáo dục. Bài viết trình bày kết quả phân tích dữ liệu khảo sát hơn 1.200 sinh viên của các khoa tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức, Trường Đại học Hà Nội về chất lượng giảng dạy một số môn học thực hiện trong năm thứ hai và thứ ba của năm học 2016-2017. Sử dụng phương pháp phân tích tần suất, phép kiểm định T-test và mô hình bội quy, vận dụng quan điểm chất lượng đào tạo của hệ thống đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học ASEAN (AUN-QA), tác giả trình bày kết quả so sánh chất lượng giảng dạy một số môn học tại 3 khoa, đồng thời đưa ra khuyến nghị cải tiến chất lượng giảng dạy trên 3 bình diện: tổ chức thực hiện môn học, giảng viên và thi, kiểm tra đánh giá môn học.
Từ khóa: chất lượng, phân tích tần suất, phép kiểm định T-test, mô hình bội quy, AUN-QA
It is important that leaders, administrators, teachers and students of educational institutions be involved in training quality improvement. This paper analyzes the results gained from a survey on teaching quality of some subjects offered for over 1,200 second-year and third-year students from English Department, France Department and German Department at Hanoi University within 2016-2017. By applying frequency analysis method, T-test and logistic regression model as well as the perspective of ASEAN University Network – Quality Assurance (AUN-QA) on training quality at institutional level, the author compares the teaching quality of some subjects at the three departments, then proposes recommendations for teaching from three aspects: course organization, lecturers and exams, testing and assessment.
Key words: quality, frequency analysis, T-test, logistic regression model, AUN-QA

4. VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO – Vận dụng đánh giá thực vào giảng dạy kĩ năng viết học thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Bài viết này trình bày khái niệm và các đặc điểm của đánh giá thực (authentic assessment) cũng như quá trình áp dụng đánh giá thực vào việc dạy và học kĩ năng viết học thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Trường Đại học Hà Nội. Trong số các loại hình đánh giá thực được đề cập, tác giả tập trung chủ yếu vào hồ sơ học tập (portfolio) và tự đánh giá (student self-assessment) vì đây là hai hình thức đánh giá được vận dụng tại Bộ môn Thực hành tiếng của Khoa tiếng Anh. Phần mô tả vận dụng bao gồm các nội dung sơ lược về việc dạy và học kĩ năng viết học thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tại Bộ môn, khả năng ứng dụng công nghệ của giáo viên và sinh viên, cách thức sử dụng và đánh giá kết quả ban đầu việc sử dụng hồ sơ học tập và tự đánh giá đối với sinh viên năm thứ nhất tại Khoa, và các đề xuất triển khai mở rộng phạm vi vận dụng.
Từ khóa: Đánh giá thực, Kĩ năng viết học thuật, Hồ sơ học tập, Tự đánh giá, Ứng dụng công nghệ
This paper discusses the definition and characteristics of authentic assessment as well as its application to teaching and learning academic writing for English majors in Hanoi University. Among authentic assessment types, the author mainly focuses on portfolio and student self-assessment since they have been carried out at the Language Foundation Division, English Department. The study provides a brief description of teaching and learning academic writing for English majors at the Division, the teachers’ and students’ ability to apply technology, methods to employ first-year students’ portfolios and self-assessment and to assess their initial results as well as some recommendations for further application.
Key words: authentic assessment, academic writing skill, portfolio, student self-assessment, application of technology

5. VŨ THUỲ DƯƠNG – Tiềm năng ứng dụng mạng xã hội trong môi trường giảng dạy tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Trong kỷ nguyên số ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, tạo ra nhiều thay đổi trong mọi lĩnh vực, bao gồm giáo dục. Các giảng đường ngày nay đang ngày càng đề cao việc ứng dụng và kết nối với mọi người bằng công nghệ như một kĩ năng cần thiết để đạt được thành công trong tương lai. Tương tự, việc ứng dụng công nghệ nói chung và mạng xã hội nói riêng vào giảng dạy tiếng Anh đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục. Bằng cách tích hợp mạng xã hội vào lớp học tiếng Anh truyền thống các nhà giáo dục hy vọng tạo ra một công cụ hỗ trợ để thúc đẩy tương tác giữa các học viên với nhau và với giáo viên đồng thời thúc đẩy động lực cho người học. Để có được cái nhìn sâu hơn về những mặt tốt và chưa tốt của việc ứng dụng này, tác giả bài viết này sẽ tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu gần đây; từ đó, tác giả mong muốn đưa ra những bài học và gợi ý cho việc tích hợp mạng xã hội vào bối cảnh giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm Giáo dục Quốc tế, Trường Đại học Hà Nội.
Từ khóa: Mạng xã hội, tiềm năng ứng dụng công nghệ, giảng dạy tiếng Anh, cách thức khai thác
Recently in digital world, science and technology has become an integral part of human life and brought about many changes in all fields, including education. Using and connecting with others through web-based technology are now increasingly essential skills for successful future. Likewise, the application of technology in general and social networks in particular to English teaching has aroused increasing interest from educators. Integrating social networks into traditional English classes is hoped to create a supportive tool to facilitate interaction among students and with teachers, thus, enhance learning motivation. This paper reviews some recent empirical research studies on the use of social networks for teaching and learning in order to have a deeper insight into its pros and cons. Lessons and suggestions for using social networks in English classes are thence drawn from the teaching context at the International Education Center (IEC), Hanoi University.
Key words: social network, potential of technology application, English teaching, exploiting method

6. ĐẶNG NGÂN GIANG – Nhận thức của giáo viên về việc đánh giá trên lớp học (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Từ lâu, đánh giá luôn là công việc quan trọng và gây nhiều tranh cãi nhất cả về mục tiêu lẫn phương thức thực hiện. Bài viết này nhằm tìm hiểu nhận thức chung của giáo viên về việc thực hiện đánh giá trên lớp học thông qua phương pháp phỏng vấn nhóm tiến hành tại Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo viên có quan điểm tương đối rõ ràng về các nguyên tắc thực hiện đánh giá trên lớp học và tính hữu dụng của nó, đặc biệt là những lợi ích mang lại bởi sự tham gia của người học vào quá trình đánh giá. Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra một số góc khuất trong nhận thức của giáo viên và những khó khăn họ gặp phải khi thực hiện đánh giá trên lớp. Vì vậy, nghiên cứu kêu gọi nỗ lực của cả các nhà quản lý giáo dục và giáo viên nhằm củng cố nhận thức về đánh giá trên lớp học trong bối cảnh triết lí giáo dục đang thay đổi.
Từ khóa: nhận thức, đánh giá, đánh giá trên lớp học.
Assessment has always been a crucial part of education. This study explores teachers’ general perceptions of classroom-based assessment (CBA) through focus group interviews conducted at the English Department, Hanoi University. The results show that the participants had a relatively clear idea of the basic principles of CBA and recognize its usefulness, especially the benefits of involving their students in the assessment process. It also sheds light to some hidden corners of teachers’ perceptions and some obstacles hindering their CBA practices. The study then calls for due attention from both educational administrators and teachers to be paid to improve the perceptions of CBA in the context of changing educational philosophy.
Key words: perception, assessment, classroom-based assessment

7. VŨ VÂN HẠNH – Sử dụng nguồn tài liệu báo chí nguyên bản trong giảng dạy kĩ năng đọc tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Sử dụng nguồn tài liệu báo chí nguyên bản trong giảng dạy kĩ năng đọc tiếng Anh là vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên việc lựa chọn và ứng dụng các nguồn tài liệu này trong lớp học đọc tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL) vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Mục đích của bài viết là xem xét tính giá trị của nguồn báo nguyên bản trong giảng dạy kĩ năng đọc, phân tích các quan điểm khác nhau về tài liệu đích thực tương ứng với các phong cách ngôn ngữ khác nhau, những đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá, liên quan tới loại tài liệu này và ảnh hưởng của chúng đối với người học. Cùng với đó đề xuất các nguyên tắc lựa chọn tài liệu, tổ chức giảng dạy có tính tới các đặc thù tâm lí của sinh viên và đặc điểm ngôn ngữ văn hoá Việt Nam có thể ảnh hưởng đến việc nắm bắt các tài liệu này, giúp người học rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh.
Từ khóa: tài liệu nguyên bản, sử dụng bài báo, giảng dạy kĩ năng đọc, dạy và học tiếng Anh như ngoại ngữ
Using authentic materials in teaching English reading skill has attracted considerable interest from researchers. However, scant attention has been drawn to the selection and application of such materials in EFL reading classes. The study aims at examining the values of authentic materials in teaching reading skill. It first analyzes various opinions on authentic materials in accordance with different language styles, and then investigates linguistic and cultural features of such materials and their effects on learners. It then recommends some principles to select materials and organize teaching activities to facilitate learning by taking into consideration their psychological characteristics and the cultural and linguistic features of Vietnamese language that may affect students’ comprehension of these materials.
Key words: authentic materials, using newspapers, teaching reading, EFL teaching and learning.

8. ĐỖ THỊ HỒNG PHƯƠNG – Sử dụng phương pháp đánh giá chéo trong việc dạy và học kĩ năng thuyết trình bằng tiếng Anh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Đã từng có thời trong các lớp học ngoại ngữ, sinh viên đơn thuần chỉ là người tiếp nhận thông tin một cách thụ động; còn giáo viên vừa là nguồn cung cấp thông tin, vừa là người đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng bên cạnh đánh giá của giáo viên thì việc sinh viên đánh giá kết quả học tập của bạn mình (đánh giá chéo) cũng được coi là một hình thức đánh giá và phản hồi hữu hiệu. Điều này cũng không ngoại lệ đối với các lớp dạy và học kĩ năng thuyết trình tiếng Anh.
Bài viết này nêu một vài điểm chính liên quan đến định nghĩa, ưu và nhược điểm, cũng như một số nguyên tắc áp dụng cho đánh giá chéo trong kĩ năng thuyết trình. Tác giả bài viết cũng mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc thiết kế một bản đánh giá chéo áp dụng được cho cả giáo viên và sinh viên trong lớp thuyết trình của mình tại Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội.
Từ khoá: đánh giá chéo, thuyết trình, dạy và học kỹ năng nói
Traditionally, students were seen as passive receivers of information in the classroom. Teachers were both the source of information and the judge who evaluated student success. However, it is proved that along with teacher assessment, one of the ways in which students internalize the characteristics of quality work is by evaluating the work of their peers. That is to say, peer assessment is considered a noteworthy channel in assessing and feedback giving. This is also true in oral presentation classes.
This paper is aimed at giving some main ideas about the definition, advantages, disadvantages as well as principles to apply peer assessment. The author also shares experiences of creating a peer rating sheet and the actual procedure of instructing students to effectively use peer assessment in her own presentation class at the English department, Hanoi University.
Key words: peer assessment, presentation, teaching and learning speaking skill.

9. NGUYỄN THANH THUÝ, NGUYỄN THANH LOAN – Nhận diện những khó khăn thường gặp trong quá trình viết nghiên cứu của sinh viên năm thứ hai Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Hà Nội (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Bồi dưỡng phát triển năng lực làm nghiên cứu được coi là một trong những đặc thù của đào tạo bậc cao, và là một kĩ năng có tính chất khung quan trọng giúp cho sinh viên có thể phát triển sâu và xa hơn với các môn chuyên ngành trong quá trình học lên cao. Tuy nhiên, để hình thành được kĩ năng đó, sinh viên phải trải qua một quá trình rèn luyện cách tư duy theo một thứ tự khoa học nhất định, bao gồm: lựa chọn đề tài, tìm kiếm thông tin, tổng hợp và phân tích lý thuyết từ đó nhận diện những khoảng trống còn để ngỏ trong lĩnh vực nghiên cứu, để sau đó, phát triển công cụ đo lường và đánh giá kết quả của quá trình nhằm có được cái nhìn toàn diện và chân thực về vấn đề sinh viên đó đang quan tâm. Đó là một quy trình tương đối phức tạp, đòi hỏi sự chuyển biến rất lớn giữa tư duy cảm tính đơn giản ở những bậc học trước sang tư duy biện chứng khoa học. Vì vậy, hầu hết các sinh viên trong lần đầu tiên tiến hành đều gặp không ít khó khăn.
Nghiên cứu này được tiến hành với đối tượng sinh viên năm thứ 2, kỳ 4 học môn Nghiên cứu sơ cấp tại Khoa tiếng Anh nhằm mục đích tìm hiểu chính xác những vướng mắc mà đa số sinh viên đang gặp phải trong quá trình làm quen với kĩ năng này. Bài viết tập trung đánh giá việc hiểu lý thuyết môn Nghiên cứu sơ cấp của sinh viên cũng như một số vấn đề cụ thể mà sinh viên gặp phải khi viết phần Lược sử nghiên cứu. Tổng quan bài viết sẽ đối chiếu mức độ nhận thức giữa sinh viên của các lớp với nhau và tìm hiểu lý do có sự chênh lệch (nếu có) giữa các lớp. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi sẽ chỉ ra những khó khăn chung của sinh viên mà giáo viên cần lưu ý trong quá trình giảng dạy, nhằm có được kết quả chính xác hơn, phản ánh đúng hơn nỗ lực của các em cho môn học này.
Từ khoá: Nghiên cứu sơ cấp, nghiên cứu, viết học thuật, sinh viên năm thứ hai, cơ sở lý thuyết, thách thức, học tập
Research capacity strengthening has been considered a characteristic of higher education and an essential skill to facilitate students’ deeper learning of specialized subjects. However, to acquire this skill, students have to undergo a certain scientific process, including choosing a topic, reviewing literature, synthesizing and analyzing theories to recognize research gaps, thence, developing measurement tools and assessing the results to have a comprehensive and practical look at their issue of interest. This relatively complicated procedure requires significant transformation from simple irrational thinking at previous learning levels to critical thinking. Thus, almost all students encounter numerous difficulties in conducting their first research.
This study investigates second-year students who study Primary research at the English Department to identify obstacles hindering their acquisition of this skill. It focuses on evaluating students’ understanding of Primary research theories as well as some specific problems they have in writing Literature review. The study then compares and contrasts levels of perceptions among students and explored reasons for the differences (if there is any). Based on the findings, the authors identify students’ common barriers in research writing that teachers need to take in consideration to yield more precise outcomes of their ability.
Key words: Primary research, research, academic writing, second year students, theoretical basis, challenges, learning

10. HOÀNG THU TRANG – Phương pháp dạy học hợp tác trong việc giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Đọc hiểu luôn được coi là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, ở một số trường đại học sinh viên ngoại ngữ nói chung thường cảm thấy chán nản và không hứng thú học trong các giờ đọc hiểu. Việc nâng cao chất lượng và đổi mới cách tiếp cận trong dạy kĩ năng đọc hiểu cũng luôn là một trong những mối quan tâm của các giáo viên tại các trường đại học hiện nay. Bài viết này tập trung phân tích một số khó khăn của sinh viên trong việc đọc hiểu tiếng Anh và đề xuất một số phương pháp dạy học hợp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên. Hi vọng bài viết sẽ góp phẩn giúp cho những bài giảng đọc hiểu trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn, tăng cường hứng thú học kĩ năng đọc hiểu nói riêng và việc đọc sách nói chung.
Từ khóa: dạy học hợp tác, giảng dạy kỹ năng đọc hiểu, đọc hiểu
Reading comprehension has always been considered one of the most important skills in teaching and learning English in Vietnam in recent years. However, EFL students tend to feel bored and lack learning motivation in reading lessons. Thus, improving the quality of teaching reading comprehension in tertiary education has become an increasingly considerable matter of concern. This paper identifies some of the students’ difficulties in English reading comprehension and suggests some cooperative activities in teaching reading comprehension. It is hoped that this paper would make a positive contribution to enhancing the quality of teaching and learning reading as well as to increasing students’ learning motivation and reading engagement.
Key words: Cooperative teaching and learning, teaching reading, reading comprehension

11. ĐOÀN QUANG TRUNG – Một số cách tiếp cận đánh giá năng lực tiếng Anh (ngôn ngữ Việt)
Bài viết trình bày một số cách tiếp cận đánh giá năng lực tiếng Anh dựa theo sự phát triển của học thuyết về khái niệm năng lực tiếng Anh cũng như sự thay đổi về quan điểm và phương pháp dạy học tiếng Anh, mô tả đặc trưng, đưa ra ví dụ và phân tích những điểm mạnh, điểm hạn chế của các phương thức tiếp cận đánh giá khác nhau ra đời từ các phương pháp dạy học tiếng Anh theo Lý thuyết Hành vi (Behaviorism), Lý thuyết Ngôn ngữ có đặc điểm đơn nhất (Unitary Trait Hypothesis) và Lý thuyết Dạy ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching).
Từ khoá: Kiểm tra, đánh giá, dạy và học tiếng Anh, kiểm tra các thành tố ngôn ngữ riêng biệt, kiểm tra tích hợp, đánh giá năng lực giao tiếp, lý thuyết học Hành vi, lý thuyết Ngôn ngữ có đặc điểm đơn nhất.
The article presents a number of approaches to the assessment of English proficiency based on the development of theories on English competence as well as shifting sands of English teaching methods. The present article provides the description, examples and analysis of different assessment approaches with connection to English teaching and learning methods which are anchored in the theories of Behaviorism, Unitary Trait Hypothesis and Communicative Language Teaching.
Key words: testing, assessment, English teaching and learning, discrete-point testing, integrative testing, assessment of communicative competence, Behaviorism, Unitary Trait Hypothesis

12. HOÀNG LIÊN – Bàn về tình hình giảng dạy văn học Nhật bản tại Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển toàn diện. Hai nước đã trở thành đối tác chiến lược của nhau. Những năm gần đây, mối quan hệ này có tác động lớn đến nhu cầu về nguồn nhân lực tiếng Nhật. Vì vậy, việc giảng dạy và nghiên cứu văn hóa ngôn ngữ Nhật ngày càng được chú trọng, trong đó có việc giảng dạy văn học Nhật Bản.
Trong bài viết này, tác giả khái quát về tình hình giảng dạy văn học Nhật Bản tại Việt Nam, về chương trình đạo tạo, sách giáo khoa, giáo trình, nội dung giảng dạy ở bậc phổ thông trung học và ở bậc đại học từ đó nêu lên một số đề xuất, giải pháp. Bài viết cũng mong muốn giới thiệu tới độc giả cái nhìn và cách tiếp cận sâu hơn với nội dung giảng dạy môn văn học Nhật Bản trong chương trình đào tạo cử nhân ngôn ngữ Nhật tại Trường Đại học Hà Nội và một số kết quả đánh giá của sinh viên về môn học này.
Từ khóa: văn học Nhật Bản, chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, học phần, phương pháp giảng dạy.
Recently, the comprehensive strategic partnership between Vietnam and Japan has boosted the demand for Japanese speaking human resources. Thus, Japanese culture and language teaching, learning and researching have attracted significant attention, including teaching Japanese literature.
This paper discusses current Japanese literature teaching in Vietnam with a focus on curricula, course book, textbook, and teaching contents at high schools and universities teaching Japanese, thence produces some recommendations and solutions. It is hoped to introduce a deeper approach to Japanese literature teaching for Japanese majors in Hanoi University and some results and students’ assessment of the subject.
Key words: Japanese literature, curriculum, course book, textbook, module, teaching method.