logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 54 (Tháng 3/2018)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. PHẠM THỊ NGỌC – Những nhân tố tác động và chi phối việc lựa chọn và sử dụng kính ngữ tiếng Hàn trong giao tiếp
2. DANIELE PICCINI – Dante và vinh quang ngôn ngữ

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

3. LÊ THỊ HỒNG ANH – Phân tích những quan điểm về việc sử dụng trò chơi phân vai trong giảng dạy tiếng Italia ở Việt Nam
4. PHẠM BÍCH NGỌC – Quá trình thụ đắc âm /r/ của người Việt Nam học tiếng Italia như một ngôn ngữ thứ hai (L2)
5. STEFANO COCO – Khả năng nhận diện những phát ngôn đánh dấu ở cấp độ siêu đoạn tính của người Việt học tiếng Italia
6. LIDIA CALABRÒ – Âm tiết trong ngữ trung gian của người Thái học tiếng Italia như một ngoại ngữ (LS): Phân tích lỗi sai
7. PAOLO COLUZZI – Những khó khăn trong giảng dạy ngôn ngữ Italia tại Malaysia và một số giải pháp đề xuất
8. GIORGIA BASSANI – Phân tích đặc điểm ngữ âm của sinh viên Châu Á- Đề xuất giải pháp giảng dạy tại môi trường tiếng Italia như một ngoại ngữ và như ngoại ngữ thứ hai
9. CARLA MARELLO, TRẦN THU TRANG – Phân tích văn bản viết của sinh viên Việt Nam trong nguồn ngữ liệu Valico phục vụ cho giảng viên dạy tiếng Italia ở môi trường nước ngoài
10. BÙI THỊ BẠCH DƯƠNG – Xây dựng nội dung và áp dụng phương pháp giảng dạy chú trọng phát triển năng lực cá nhân cho môn tiếng Hàn du lịch

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: PGS.TS NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, PGS.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. PHẠM THỊ NGỌC – Những nhân tố tác động và chi phối việc lựa chọn và sử dụng kính ngữ tiếng Hàn trong giao tiếp (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Kính ngữ tiếng Hàn rất phát triển nhưng cũng phức tạp hơn so với các hình thức ngôn ngữ biểu thị tính lịch sự, kính trọng và lễ phép trong tiếng Việt. Những nhân tố tác động và chi phối việc lựa chọn và sử dụng kính ngữ tiếng Hàn trong giao tiếp gồm hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp, mục đích giao tiếp và chiến lược giao tiếp. Những nhân tố này có sự tương hỗ và gắn kết không thể tách rời trong tác động và quyết định lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, trong đó có kính ngữ tiếng Hàn trong hội thoại giao tiếp. Do đó người học cần phải nắm bắt rõ các nhân tố có tính quyết định này để lựa chọn và sử dụng kính ngữ tiếng Hàn phù hợp với những quy tắc, quy ước và chuẩn mực xã hội của Hàn Quốc.
Từ khóa: kính ngữ, hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp, mục đích giao tiếp, chiến lược giao tiếp.
Honorifics in Korean are more complex than those expressing politeness, respect and civility in Vietnamese. Determinants of selection and use of Korean honorifics in communication include communicative circumstances, roles, purposes and strategies. These intertwined factors support each other in determining how to choose and utilize means of language, including Korean honorifics in communication. Consequently, learners need to have thorough understandings of these decisive factors in order to select and use Korean honorifics in accordance with Korea's rules, conventions and social norms.
Key words: honorifics, communicative circumstances, communicative roles, communicative purposes, communicative strategies.

2. DANIELE PICCINI – Dante và vinh quang ngôn ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Italia)
Bài viết thảo luận về định nghĩa nổi tiếng của Dante về “vinh quang của ngôn ngữ” (trích chương “Purgatory” XI 97-99), đồng thời nêu bật vai trò quyết định của tác phẩm “Thần khúc” trong lịch sử ngôn ngữ Italia. Bài viết chỉ ra rằng Dante nhận thức được tầm quan trọng của “Thần khúc” như là điểm sáng rực rỡ nhất trong nền thơ ca Italia. Vì vậy, chỉ có tác giả của “Thần khúc” mới thực sự có thể đạt tới “vinh quang của ngôn ngữ” bằng việc viết một bài thơ thiêng liêng, có giá trị đúc kết và vượt qua tất cả các truyền thống trước đó.
Từ khóa: Dante, thơ Italia, lịch sử ngôn ngữ Italia, Thần khúc, vinh quang ngôn ngữ.
The article discusses Dante’s well-known definition of “the glory of language” (as cited in Chapter “Purgatory” XI, p.97-99) as well as highlights the decisive role of “Divine Comedy” in Italian language history. It is pointed out in the article that Dante acknowledged the importance of “Divine Comedy” and considered it to be the preeminent work in Italian poetry. Therefore, the author of “Divine Comedy” is the only one to truly reach “the glory of language” by composing a sacred, valuable poem that surpasses all previous traditions.
Key words: Dante, Italian poetry, Italian language history, Divine Comedy, glory of language.

3. LÊ THỊ HỒNG ANH – Phân tích những quan điểm về việc sử dụng trò chơi phân vai trong giảng dạy tiếng Italia ở Việt Nam. (Ngôn ngữ viết: tiếng Italia)
Trong lĩnh vực sư phạm ngoại ngữ, trò chơi phân vai được biết đến với vai trò là một thủ pháp giảng dạy rất linh hoạt, hữu ích, không chỉ góp phần cải thiện kĩ năng nói mà còn bổ trợ những kĩ năng khác của người học. Tuy nhiên, bản thân trò chơi phân vai cũng có những hạn chế riêng khi được ứng dụng trong môi trường đặc thù. Ngoài ra, mỗi người học có thể có cách đón nhận và trải nghiệm khác nhau về công cụ này. Bài viết trước hết sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản về trò chơi phân vai trong giảng dạy ngoại ngữ, sau đó mô tả tóm tắt một khảo sát quy mô nhỏ do tác giả thực hiện với sự phối hợp và giúp đỡ của tập thể giáo viên và học viên quốc tế trong các khóa học tiếng Italia của Trường Đại học dành cho người nước ngoài Perugia, nhằm tìm hiểu quan điểm của người học tiếng Italia đối với trò chơi phân vai và tác động của nó đối với người học, từ đó giúp giáo viên tìm ra cách sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, một khảo sát tương tự mới được thực hiện, sẽ tập trung vào đối tượng sinh viên Việt Nam, với sự hợp tác của một nhóm nhỏ sinh viên Khoa tiếng Italia, Trường Đại học Hà Nội. Đó cũng sẽ là bước khởi đầu cho một nghiên cứu chuyên sâu hơn của tác giả bàii viết này về trò chơi phân vai, phục vụ việc giảng dạy tiếng Italia ở Việt Nam.
Từ khóa: role play, giảng dạy ngôn ngữ, sư phạm, đường hướng giao tiếp.
In foreign language pedagogy, role play is known as a flexible, effective teaching method that improves not only learner’s speaking skill but also others. However, role-play still has its own shortcomings when being applied in typical learning environments. Besides, each learner may have different responses to and experiences of this method. The article, first, reviews fundamental knowledge of role play in teaching foreign languages, then briefly describes a small-scale survey conducted by the writer with the support of teachers and international students in Italian courses of University for Foreigners of Perugia. It aims to explore the viewpoints of learners of Italian on role play and its effects on them, thence, improves teachers’ use. A similar recent survey focuses on Vietnamese learners, particularly students at the Italian Department of Hanoi University. This serves as an initial step to the writer’s deeper research on role play with a goal of facilitating Italian teaching in Vietnam.
Key words: role play, language teaching, pedagogy, communication pathway.

4. PHẠM BÍCH NGỌC – Quá trình thụ đắc âm /r/ của người Việt Nam học tiếng Italia như một ngôn ngữ thứ hai (L2) (Ngôn ngữ viết: tiếng Italia)
Người Việt Nam học tiếng Italia gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát âm phụ âm /r/ vì âm này cũng như tổ hợp phụ âm chứa nó đều không tồn tại trong tiếng Việt. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về quá trình thụ đắc âm /r/ được tác giả tiến hành trong vòng một năm trên 10 đối tượng sinh viên Việt Nam đang học tại Palermo (Italia). Trên cơ sở ngữ âm học, với sự hỗ trợ của phần mềm Praat (phiên bản 5.3.56), nghiên cứu đã tìm ra những đặc điểm phát âm của người học và những lỗi thường gặp trong việc phát âm phụ âm này. Ngoài ra, với việc sử dụng phương pháp phân tích phương sai, nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình thụ đắc âm /r/ như giới tính, năng lực ngôn ngữ và thời gian tiếp xúc ngôn ngữ.
Từ khoá: thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, ngữ âm và âm vị học, ngữ âm học âm học, tiếng Italia như một ngôn ngữ thứ hai, phụ âm /r/.
Vietnamese learners of Italian encounter numerous difficulties in pronouncing the /r/ sound due to its unavailability in Vietnamese. This article describes the results of a one-year research on the acquisition of /r/ made by 10 Vietnamese students in Palermo (Italia). With the support of the software Praat (version 5.3.56), the research, on the phonetic basis, identified learners’ pronunciation characteristics and common mistakes in pronouncing this consonant. In addition, by utilizing ANOVA, the research also evaluates the effects of some factors in the acquisition of /r/, including gender, linguistic competence and language exposure time.
Key words: second language acquisition, phonetics and phonology, acoustic phonetics, Italian as a second language, consonant /r/.

5. STEFANO COCO – Khả năng nhận diện những phát ngôn đánh dấu ở cấp độ siêu đoạn tính của người Việt học tiếng Italia (Ngôn ngữ viết: tiếng Italia)
Những đặc điểm siêu đoạn tính, đặc biệt là ngôn điệu, trong ngữ trung gian của người học Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình (De Meo 2011, Pettorino 2012). Những công trình đó nghiên cứu khả năng nhận diện đúng hành động diễn đạt ngữ âm của hành động ngoài lời, trong đó có sự nhượng bộ, ra lệnh và yêu cầu. Tuy nhiên, những đặc điểm siêu đoạn tính có thể đóng vai trò quan trọng cả trong hành động ngoài lời nói mang thông tin đơn giản, như diễn đạt ý nghĩa đặc biệt hoặc biểu đạt tâm trạng. Đây là một nghiên cứu thực nghiệm, điều tra khả năng nhận biết ý nghĩa đặc biệt của các mệnh đề có cấu trúc cú pháp giống nhau nhưng được thể hiện bằng lời nói theo các cách khác nhau. Nhóm đối tượng nghiên cứu là sinh viên Việt Nam có năng lực tiếng Italia khác nhau (từ A1 đến B2 theo khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu). Phần ghi âm lời nói được thực hiện trong quá trình kiểm tra bởi nhóm người bản ngữ đến từ nhiều nơi ở Italia cũng được gửi kèm.
Từ khóa: ngữ trung gian, người Việt Nam, tiếng Italia như một ngôn ngữ thứ hai, thụ đắc ngôn ngữ, đặc điểm siêu đoạn tính, hành động ngoài lời nói mang thông tin.
A lot of research has been conducted on suprasegmental characteristics, especially prosody, in the intermediate language of Vietnamese learners (De Meo 2011, Pettorino 2012). These studies examine the ability of non-verbal behaviors to identify phonetic expressive actions, including concession, order and request. However, suprasegmental characteristics can play a crucial role in non-verbal behaviors that transfer simple information, such as special meanings or mood. This empirical study explores the ability to identify special meanings of propositions in similar syntactic structures yet verbally expressed in various ways. The research subjects include Vietnamese students with different levels of Italian proficiency (from A1 to B2 in the Common European Framework of Reference for Languages). The verbal tests were recorded so as to be sent to native speakers across Italy for reference.
Key words: intermediate language, Vietnamese people, Italian as a second language, language acquisition, suprasegmental characteristics, informational non-verbal actions

6. LIDIA CALABRÒ – Âm tiết trong ngữ trung gian của người Thái học tiếng Italia như một ngoại ngữ (LS): Phân tích lỗi sai. (Ngôn ngữ viết: tiếng Italia)
Những đặc điểm siêu đoạn tính, đặc biệt là ngôn điệu, trong ngữ trung gian của người học Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình (De Meo 2011, Pettorino 2012). Những công trình đó nghiên cứu khả năng nhận diện đúng hành động diễn đạt ngữ âm của hành động ngoài lời, trong đó có sự nhượng bộ, ra lệnh và yêu cầu. Tuy nhiên, những đặc điểm siêu đoạn tính có thể đóng vai trò quan trọng cả trong hành động ngoài lời nói mang thông tin đơn giản, như diễn đạt ý nghĩa đặc biệt hoặc biểu đạt tâm trạng. Đây là một nghiên cứu thực nghiệm, điều tra khả năng nhận biết ý nghĩa đặc biệt của các mệnh đề có cấu trúc cú pháp giống nhau nhưng được thể hiện bằng lời nói theo các cách khác nhau. Nhóm đối tượng nghiên cứu là sinh viên Việt Nam có năng lực tiếng Italia khác nhau (từ A1 đến B2 theo khung tham chiếu ngôn ngữ Châu Âu). Phần ghi âm lời nói được thực hiện trong quá trình kiểm tra bởi nhóm người bản ngữ đến từ nhiều nơi ở Italia cũng được gửi kèm.
Từ khóa: ngữ trung gian, người Việt Nam, tiếng Italia như một ngôn ngữ thứ hai, thụ đắc ngôn ngữ, đặc điểm siêu đoạn tính, hành động ngoài lời nói mang thông tin.
A lot of research has been conducted on suprasegmental characteristics, especially prosody, in the intermediate language of Vietnamese learners (De Meo 2011, Pettorino 2012). These studies examine the ability of non-verbal behaviors to identify phonetic expressive actions, including concession, order and request. However, suprasegmental characteristics can play a crucial role in non-verbal behaviors that transfer simple information, such as special meanings or mood. This empirical study explores the ability to identify special meanings of propositions in similar syntactic structures yet verbally expressed in various ways. The research subjects include Vietnamese students with different levels of Italian proficiency (from A1 to B2 in the Common European Framework of Reference for Languages). The verbal tests were recorded so as to be sent to native speakers across Italy for reference.
Key words: intermediate language, Vietnamese people, Italian as a second language, language acquisition, suprasegmental characteristics, informational non-verbal actions.

7. PAOLO COLUZZI – Những khó khăn trong giảng dạy ngôn ngữ Italia tại Malaysia và một số giải pháp đề xuất. (Ngôn ngữ tiếng viết: Italia)
Bài viết là một phần của công trình nghiên cứu đang trong quá trình hoàn thiện, phát triển từ các nghiên cứu về sự thụ đắc âm tiết trong tiếng Italia (Banfi, 2003; Costamagna, 2011), trong tiếng Thụy Điển (Abrahamsson, 2003) và trong tiếng Anh (Hansen 2001; 2004) của học viên nói tiếng Trung và tiếng Anh của học viên người Thái (Hancin Bhatt, 2000). Các nghiên cứu trước đây đã phân tích kỹ các cấu trúc được nhấn mạnh theo lý thuyết Ekmann (1977; 1991), đào sâu về vấn đề gặp phải trong việc thụ đắc âm tiết trong âm vị học ngữ trung gian của người học tiếng Anh như một ngoại ngữ (LS) và người học tiếng Italia như một ngôn ngữ thứ hai (L2), giới thiệu những lỗi thường gặp nhất và những cách thay đổi phổ biến nhất. Tác giả phân tích các phát âm tiếng Italia của 12 học viên người Thái học tiếng Italia như một ngoại ngữ (LS) để phát hiện lỗi và phân loại chúng theo các quy trình khác nhau về ngữ âm: hoán vị, đồng hóa, xóa phụ âm ở đầu, ở giữa và cuối của âm tiết, chêm âm , chuyển /l/ hoặc /r/ thành /n/, thay đổi trọng âm, chuyển từ tiếng Anh và thay đổi từ vựng. Nghiên cứu này có thể là một sự đối chiếu hữu ích với âm vị học ngữ trung gian của người châu Á học tiếng Italia như một ngoại ngữ, và là cơ sở để áp dụng những kỹ thuật giảng dạy nhằm mục tiêu tăng cường nhận thức ngữ âm của người học trong quá trình sử dụng, thực hành ngoại ngữ.
Từ khóa: âm tiết, tiếng Italia như một ngoại ngữ thứ hai, tiếng Thái như tiếng mẹ đẻ.
The article is a part of an ongoing research developed from those on the acquisition of syllables in Italian (Banfi, 2003; Costamagna, 2011), Swedish (Abrahamsson, 2003) and English (Hansen 2001; 2004) of Chinese speakers, as well as English of Thai speakers (Hancin Bhatt, 2000). Previous studies have given in-depth analyses of Ekmann theory-based structures (1977; 1991) as well as problems encountered in the acquisition of syllables in intermediary language phonology by learners of English as a second language and those of Italian as a second language. They also introduced the most common mistakes and solutions. The writer analyzes the Italian pronunciation of 12 Thai learners of Italian as a second language to identify mistakes and put them into different phonetic categories: permutation, assimilation, elision, epenthesis, transformation of /l/ or /r/ into /n/, word stress changes, borrowing from English and lexical changes. This research may offer a useful contrast to the intermediate language phonology of Asian learners of Italian as a second language. It may also serve as a basis to apply teaching techniques with an aim to raise learners’ awareness of phonetics during their use of foreign languages.
Key words: syllable, Italian as a second language, Thai as a mother tongue

8. GIORGIA BASSANI – Phân tích đặc điểm ngữ âm của sinh viên Châu Á- Đề xuất giải pháp giảng dạy tại môi trường tiếng Italia như một ngoại ngữ và như ngoại ngữ thứ hai. (Ngôn ngữ viết: tiếng Italia)
Bài viết đưa ra một số nhận xét của tác giả với kinh nghiệm 10 năm giảng dạy tiếng Italia ở Đông Nam Á (Brunei và Malaysia). Đặc biệt tác giả tập trung nhận xét ba khía cạnh chính: 1) thiếu tài liệu học tập dành cho đối tượng người học châu Á, đặc biệt khi học viên nói nhiều ngôn ngữ khác nhau với cấu trúc đơn giản hơn tiếng Italia; 2) thiếu các cơ hội để sử dụng ngôn ngữ; 3) tầm quan trọng của động lực mạnh mẽ trong việc học một ngôn ngữ, có thể giúp vượt qua những khó khăn vốn có.
Sau khi giới thiệu chung về ngôn ngữ tiếng Italia tại Malaysia, bài viết xem xét ba điểm nêu trên, đồng thời đưa ra ý kiến cá nhân về những điều có thể làm để cải thiện hiệu suất của người học tiếng Italia.
Từ khóa: sự yêu thích, tiếng Italia, Malaysia, tài liệu giảng dạy, động lực, website.
The article presents some comments of the writer with 10 years of teaching Italian in Southeast Asia (Brunei and Malaysia) on three major aspects: 1) lack of learning materials for Asian learners, especially speakers of languages simpler than Italian; 2) lack of opportunities for practice; 3) the importance of motivation in learning a language. These aspects can help learners overcome difficulties.
The article provides an overview of Italian language in Malaysia, then examines the above three aspects as well as gives his own opinion on what can be done to improve the performance of learners of Italian.
Key words: interest, Italian language, Malaysia, teaching materials, motivation, website.

9. CARLA MARELLO, TRẦN THU TRANG – Phân tích văn bản viết của sinh viên Việt Nam trong nguồn ngữ liệu Valico phục vụ cho giảng viên dạy tiếng Italia ở môi trường nước ngoài ( Ngôn ngữ viết: tiếng Italia)
VALICO - Varietà di Apprendimento della Lingua Italiana Corpus Online - là nguồn ngữ liệu đầu tiên thu thập các bài viết bằng tiếng Italia của sinh viên nước ngoài, có thể truy cập tự do trên mạng internet kể từ năm 2004. Hiện tại nguồn ngữ liệu gồm 382.098 từ có thể quy về 6.935 mục từ phân bổ trong 2502 văn bản. Một phần năm số văn bản do sinh viên khu vực Đông Nam Á viết, trong đó có 145 văn bản được thu thập tại Việt Nam, 231 tại Nhật Bản, 24 tại Thái Lan. Ngoài ra có 106 bài viết của sinh viên người Trung Quốc (thu thập tại Trung Quốc và Italia).
Những đặc điểm nổi bật của ngữ liệu này là:
1. Dữ liệu được thu thập từ đề bài bằng hình ảnh (các câu chuyện kể bằng 4-6 bức tranh không có lời minh họa và một hình vẽ nhà ga tàu hỏa gồm nhiều hành động diễn ra ở nhiều tầng khác nhau);
2. Cơ sở dữ liệu ngôn ngữ học xã hội của tác giả văn bản có thể được tra cứu đồng thời (ví dụ: có thể tìm văn bản của tác giả có tiếng mẹ đẻ là tiếng Tây Ban Nha, đã học tiếng Italia từ hai năm trở lên và văn bản có động từ ở thức giả định);
3. Có thể thực hiện tìm kiếm bằng phương pháp tọa độ địa lý thực;
Ngữ liệu của người nói tiếng Italia VINCA - Varietà di Italiano di Nativi Corpus Appaiato – gồm các văn bản được thu thập từ đề bài bằng hình ảnh và có thể tìm kiếm giống như trên ngữ liệu VALICO.
Trong bài viết này, chúng tôi phân tích những khía cạnh đáng quan tâm trong việc dạy tiếng Italia cho sinh viên Việt Nam: những khía cạnh liên quan đến văn bản, bởi trung bình mỗi bài viết chứa 185 từ, và lỗi giao thoa với tiếng Việt, cũng như với các ngôn ngữ châu Âu sinh viên từng học trước đó (cụ thể là 108 sinh viên nói rằng họ biết tiếng Anh, 10 sinh viên biết tiếng Pháp, 8 sinh viên biết tiếng Hàn Quốc và tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, 4 sinh viên biết tiếng Trung, 2 sinh viên biết tiếng Nhật và 2 sinh viên biết tiếng Thái ngoài tiếng Anh và tiếng Italia).
Từ khóa: ngữ liệu của người học, người Việt học tiếng Italia như một ngôn ngữ thứ hai, giao thoa tiếng Việt và tiếng Anh trong việc học tiếng Italia như một ngôn ngữ thứ hai.
VALICO - Varietà di Apprendimento della Lingua Italiana Corpus Online – is the first database collecting Italian writings by foreign students with free access on the Internet since 2004. This database currently includes 382.098 words of 6.935 categories in 2502 texts. One fifth of the documents were written by Southeast Asian students, of which 145 texts were collected in Vietnam, 231 in Japan, 24 in Thailand. Besides, there are 106 texts written by Chinese students (collected in China and Italy).
Typical features of this corpus include:
Data are collected from images (stories told through 4-6 unscripted pictures and a drawing of a train station depicting various actions at different levels);
The authors’ database of social linguistics can be searched simultaneously (for example, texts with verbs in subjunctive mood written by Spanish authors having learnt Italian for at least two years);
Searching can be performed using geographical coordinates;
The corpus of speakers of Italian VINCA (Varietà di Italiano di Nativi Corpus Appaiato) consists of texts collected from image-based exercises and can be searched as in VALICO.
In this article, we analyze important aspects of teaching Italian to Vietnamese students: text-related aspects as one text contains 185 words in average, and the interference of Vietnamese language as well as other languages they have learnt (in fact, 108 students speak English, 10 speak French, 8 speak Korean and English or French, 4 speak Chinese, 2 speak Japanese and 2 speak Thai apart from English and Italian).
Key words: learner corpus, Vietnamese learners of Italian as a second language, interference of Vietnamese and English in learning Italian as a second language.

10. BÙI THỊ BẠCH DƯƠNG – Xây dựng nội dung và áp dụng phương pháp giảng dạy chú trọng phát triển năng lực cá nhân cho môn tiếng Hàn du lịch (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Môn Tiếng Hàn du lịch là môn học cung cấp nhiều kiến thức không chỉ đối với những học viên có định hướng trở thành hướng dẫn viên du lịch, mà còn quan trọng đối với bất kỳ người học ngoại ngữ nào khi phải đón tiếp hay hỗ trợ khách trong quá trình làm việc của mình. Môn học hiện đang được giảng dạy tại Khoa tiếng Hàn Quốc, Trường Đại học Hà Nội với tập tài liệu do giảng viên trong khoa tự biên soạn, tuy nhiên về nội dung và các phương pháp triển khai giảng dạy và hướng dẫn học viên vẫn còn nhiều điểm hạn chế, đặc biệt khi áp dụng sang hệ thống tín chỉ với đặc trưng cơ bản là học viên phải tự học nhiều. Bài viết này tập trung vào việc gợi ý xây dựng mới các nội dung chính cho phù hợp với yêu cầu môn học, có áp dụng các phương pháp dạy học đại học theo định hướng phát triển năng lực cá nhân người học, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho việc giảng dạy và học tập.
Từ khóa: môn tiếng Hàn du lịch, giảng dạy môn tiếng Hàn du lịch, xây dựng nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy đại học, phát triển năng lực cá nhân.
Korean for tourism purposes provides wide knowledge for not only trainee tour guides but also any learners of foreign languages to welcome or support tourists. This subject is taught at the Korean Department, Hanoi University with materials compiled by the teachers. However, there exist several shortcomings in the teaching contents and methods, particularly given the credit-based system that requires learners to self-study. With an aim to maximize the effectiveness of teaching and learning, this article focuses on providing suggestions for developing major contents appropriate with the subject requirements and using teaching methods in higher education for individual competence development.
Key words: Korean for tourism purposes, teaching Korean for tourism purposes, developing teaching contents, methods of teaching in higher education, individual competence development.