logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 55 (Tháng 6/2018)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. DƯƠNG XUÂN QUANG – Biến thể cú pháp tỉnh lược thành tố từ góc nhìn chức năng
2. NGUYỄN THỊ THU TRANG – Về cách phân loại câu vô nhân xưng trong tiếng Pháp

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

3. ĐOÀN QUANG TRUNG – Đánh giá thực trong đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại các trường Đại học ở Việt Nam
4. PHẠM THỊ THÙY LINH – Nghiên cứu hiện tượng và lý thuyết phê phán: Luận bàn về mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
5. HOÀNG TRÀ MY – Chiến lược chào hỏi của nhân viên và người quản lý trong tiếng Anh và tiếng Việt
6. HÀ THỊ NGỌC BẢO – Vai trò và chức năng của hình ảnh tĩnh trong dạy và học tiếng Pháp ở các lớp song ngữ Pháp - Việt cấp THCS tại Việt Nam
7. ĐÀO THỊ BÍCH NGUYÊN – Nhận thức của giáo viên Việt Nam về bài tập dự án như một phương pháp đánh giá quá trình học tập

VĂN HÓA – VĂN HỌC

8. NGUYỄN VĂN CHIẾN – Tiếp cận đối chiếu văn học – đất nước học qua một số truyện ngắn của A.Moravia và Nguyễn Huy Thiệp
9. NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA – Đổi mới phương pháp dạy môn Văn học nước ngoài cho sinh viên ngoại ngữ từ thực tế dạy-học môn Văn học Trung Quốc tại Khoa tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Hà Nội

DỊCH THUẬT

10. VŨ VĂN ĐẠI – Bàn về dịch nội ngữ.

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

11. LÊ VĂN SỰ – Triết lý giáo dục của Mạnh Tử: Lịch sử vấn đề và giá trị hiện thời

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: PGS.TS NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, PGS.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. DƯƠNG XUÂN QUANG – Biến thể cú pháp tỉnh lược thành tố từ góc nhìn chức năng (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Tỉnh lược là một hiện tượng đã được nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học quan tâm, nhưng những nghiên cứu về tỉnh lược trong tiếng Việt chủ yếu chọn điểm nhìn từ bình diện cấu trúc hình thức. Theo chúng tôi, tỉnh lược là một dạng biến thể cú pháp của câu tiếng Việt. Chúng được hình thành do chịu tác động của các chức năng cụ thể: chức năng nhấn mạnh thông tin quan trọng, chức năng biểu lộ thái độ của người nói, chức năng duy trì mạch lạc trong chuỗi phát ngôn. Bài viết này sẽ bàn thêm về hiện tượng tỉnh lược qua việc lý giải chúng từ bình diện chức năng.
Từ khóa: Biến thể cú pháp, tỉnh lược, chức năng.
Ellipsis is a phenomenon that has many linguists interested in Vietnamese language. However, Vietnamese linguists research ellipsis from structural and formal perspective. In our opinion, an ellipsis is a syntactic variant. This variant is affected by functions, as: emphasizing important information (focus), expressing the attitude of the speaker, and maintaining coherence of utterances in discourse. This article will discuss this phenomenon by explanation them from functional perspective.
Key words: Syntactic variant, Ellipsis, Function.

2. NGUYỄN THỊ THU TRANG – Về cách phân loại câu vô nhân xưng trong tiếng Pháp (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Câu vô nhân xưng là một hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng, được sử dụng phổ biến trong tiếng Pháp nhưng thực tế gây khá nhiều khó khăn cho học viên Việt Nam. Thế nhưng, trong các sách ngữ pháp tiếng Pháp, việc phân loại và định nghĩa kiểu câu này không nhất quán, tùy thuộc vào mỗi tác giả. Nhằm giúp người học dễ dàng lĩnh hội kiểu câu này hơn, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ thảo luận về tiêu chí nhận diện “câu vô nhân xưng” và “cấu trúc vô nhân xưng” cũng như cách phân loại các loại câu đó trong tiếng Pháp, từ đó đưa ra những đề xuất cụ thể phù hợp với người học Việt Nam.
Từ khóa: Câu vô nhân xưng; cấu trúc vô nhân xưng; phân loại; nhận diện; đề xuất.
The impersonal phrase, which is a typical linguistic phenomenon and frequently used in the French language, actually causes difficulties for Vietnamese learners. However, in French-language books, the classification and the identification of this type of sentence are inconsistent and vary according to each author. In this study, we will discuss how to identify “impersonal construction” and “impersonal phrase” as well as how to classify the impersonal phrase in French, from which to propose the specific suggestions for Vietnamese learners.
Key words: impersonal phrase; impersonal construction; classification; identification; suggestions.

3. ĐOÀN QUANG TRUNG – Đánh giá thực trong đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh tại các trường Đại học ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Bài viết tập trung vào một số vấn đề liên quan đến việc ứng dụng hình thức đánh giá thực vào đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên đại học ngành Ngôn ngữ Anh. Bài viết trình bày về sự ra đời và định nghĩa của đánh giá thực, tổng hợp và phân tích đặc điểm của đánh giá thực cũng như quy trình, công cụ và cách thức tích hợp đánh giá thực vào quá trình dạy-học và đánh giá năng lực tiếng Anh.
Từ khóa: Năng lực tiếng Anh, đánh giá thực, đánh giá năng lực tiếng Anh, dạy học phát triển năng lực tiếng Anh, sinh viên đại học ngành ngôn ngữ Anh, sinh viên học tiếng Anh như một ngoại ngữ,
The present article briefly reviews the history, presents the definition and describes the characteristics of authentic assessment. Then the article places its focus on the analysis of authentic assessment tools and procedure with the view to helping EFL teachers integrate authentic assessment effectively in their teaching and the assessment of English proficiency of undergraduate EFL students (English majors).
Key words: English proficiency, authentic assessment, assessment of English proficiency, EFL instruction, undergraduate EFL students, English major students.

4. PHẠM THỊ THÙY LINH – Nghiên cứu hiện tượng và lý thuyết phê phán: Luận bàn về mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Bài viết này thảo luận chi tiết hai quan điểm lý thuyết của nghiên cứu định tính là: nghiên cứu hiện tượng (phenomenology) và lý thuyết phê phán (critical theory), đồng thời bàn luận mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh dựa trên hai lý thuyết này. Bài viết cho thấy trong khi nghiên cứu hiện tượng tập trung vào các trải nghiệm cá nhân, và cách họ giải thích hiện tượng trong cuộc sống dựa trên các trải nghiệm đó, lý thuyết phê phán phân tích vấn đề ở tầm vĩ mô hơn. Đối với chủ đề sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, nghiên cứu hiện tượng nhấn mạnh quan điểm cá nhân của giáo viên và học sinh về mối quan hệ của họ trong lớp học. Mặt khác, lý thuyết phê phán tập trung vào các bất lợi của học sinh như một đối tượng ít quyền lực trong lớp học, và cách ứng xử giải quyết sự mâu thuẫn, nhằm mang lại sự thay đổi cho học sinh, trường của họ và cả xã hội. Ngoài ra, chủ đề sự tương tác giữa giáo viên và học sinh cũng được đặt trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, nơi mà quyền lực xã hội và kiến thức giữa giáo viên và học sinh được coi là không đối xứng.
Từ khoá: nghiên cứu định tính, nghiên cứu hiện tượng, lý thuyết phê phán, quyền lực của giáo viên, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, Việt Nam.
This article aims to provide detailed accounts of phenomenology and critical theory, and discusses the teacher-student relationship in light of the two perspectives. While phenomenology focuses on individuals’ experiences and how they interpret their meaning to phenomenon, critical theory looks at the big picture at a macro level. In the topic of teacher and student relationship, the phenomenology approach highlights the personal perceptions and experiences of teachers and students on the topic and how their thoughts affect their relationship in the classroom. On the other hand, critical theory tends to look at the disadvantages of students as powerless enterprise in the classroom and their conflict handling behaviors in order to bring transformation to them, their schools and society as a whole. The topic of teacher and student relationship is then examined in the context of Vietnam, where the distribution of social power and knowledge between teacher and student is asymmetrical.
Key words: qualitative research, phenomenology, critical theory, teacher power, teacher-student relationship, Vietnam.

5. HOÀNG TRÀ MY – Chiến lược chào hỏi của nhân viên và người quản lý trong tiếng Anh và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Nghiên cứu nhằm miêu tả chiến lược chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên 214 đoạn thoại tiếng Anh và 197 đoạn thoại tiếng Việt trên phim ảnh. Dữ liệu được mã hóa thủ công bằng phương pháp phân tích nội dung. Kết quả cho thấy, chiến lược gọi người đối thoại được dùng trong cả hai ngôn ngữ và qua hành vi chào hỏi, quyền lực giữa hai đối tượng được bộc lộ. Tuy nhiên, tần số xuất hiện và cấu trúc của chiến lược chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt lại khác nhau. Chào hỏi trong tiếng Anh đơn giản và mang tính công thức còn trong tiếng Việt phức tạp với nhiều lựa chọn về từ chỉ thân tộc, chức danh và sự lịch sự.
Từ khóa: chiến lược chào hỏi, chiến lược chào hỏi trong tiếng Anh, chiến lược chào hỏi trong tiếng Việt, hành vi chào hỏi, phân tích nội dung.
This study is to find out and describe English and Vietnamese greeting strategies based on 214 English and 197 Vietnamese staff-manager conversations gathered in movies. The data are coded manually with qualitative content analysis method. The findings indicate that, regarding similarities, calling the other’s address term is the only common greeting strategy by both subjects and through greetings, power distance between two parties can be revealed. As to differences, English and Vietnamese greeting strategies differ in their frequency of occurrence and formulaic structures. English greeting strategies are rather formulaic and simple to construct with the use of time-bound greetings and greeting propers while Vietnamese ones are more complicated with the various choice of kinship terms, titles and polite particles.
Key words: greeting strategies, English greeting strategies, Vietnamese greeting strategies, greeting acts, content analysis.

6. HÀ THỊ NGỌC BẢO – Vai trò và chức năng của hình ảnh tĩnh trong dạy và học tiếng Pháp ở các lớp song ngữ Pháp-Việt cấp THCS tại Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)
Được hình thành từ năm 1992, hiện nay để đáp ứng với sự phát triển của xã hội, chương trình các lớp song ngữ Pháp-Việt cần đuợc cải cách về định hướng phương pháp giảng dạy sao cho các giờ học trở nên năng động và hấp dẫn hơn, đồng thời xác định được các tài liệu giảng dạy phù hợp.
Hình ảnh nói chung, và ảnh tĩnh nói riêng, dù không phải là tài liệu sư phạm hoàn toàn mới, lại xuất hiện rất nhiều trong các cuốn sách giáo khoa của chương trình, vẫn có thể được dùng như một tài liệu giảng dạy đáp ứng một cách hiệu quả yêu cầu cải cách này.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi giới thiệu cái nhìn tổng quan về sự phát triển ứng dụng của hình ảnh tĩnh trong giảng dạy ngôn ngữ ở một số nước Pháp ngữ và các chức năng cần thiết phải xác định của loại tài liệu này để phù hợp với các nội dung dạy và học trong khuôn khổ chương trình các lớp song ngữ Việt-Pháp cấp trung học cơ sở tại Việt Nam.
Từ khóa: Hình ảnh tĩnh, chức năng, dạy và học tiếng Pháp
Begun in 1992 in Vietnam, the Bilingual Francophone Program currently needs to be renovated on a pedagogical level, in order to make French classes more attractive and dynamic, as well as to find suitable materials for teaching.
The image in general and the fixed image in particular, not being a new pedagogical tool and presenting itself in quantity in the French textbooks, would be one of the effective and inexpensive means from the financial point of view to answer this requirement.
In the context of this article, we firstly present a global vision on the evolution of the fixed image in pedagogy and secondly the determination of the functions of this visual support in relation to the taught contents, for its suitable and effective use in the context of the bilingual Vietnamese-French program.
Key words: fixed image, functions, French teaching

7. ĐÀO THỊ BÍCH NGUYÊN – Nhận thức của giáo viên Việt Nam về bài tập dự án như một phương pháp đánh giá quá trình học tập (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Nghiên cứu nhằm mục đích mô tả tình hình thực tế của việc áp dụng bài tập dự án trong giáo trình Tiếng Anh thí điểm và tìm hiểu nhận thức của giáo viên đối với việc sử dụng bài tập dự án như một công cụ đánh giá cho quá trình học tập. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, với công cụ thu thập dữ liệu là phỏng vấn đối với giáo viên và quan sát lớp học. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện bài tập dự án gặp những cản trở nhất định do các nguyên nhân liên quan đến cấu trúc chương trình giáo dục và văn hóa, mặc dù giáo viên có những nhận thức tích cực về phương pháp đánh giá này.
Từ khóa: bài tập dự án, đánh giá học tập, nhận thức
The aim of the study is to describe the current situation of the assessment of projects in the piloted Tieng Anh textbook and explore teachers' perception of the use of projects as an assessment tool. Using a qualitative research design, the study employs interviews and classroom observations as data collection instruments. The results of the research have shown that the implementation of alternative assessment of projects meets certain structural and cultural barriers despite teacher's growing perceptions of this assessment method.
Key word: projects, assessment tool, perceptions

8. NGUYỄN VĂN CHIẾN – Tiếp cận đối chiếu văn học – đất nước học qua một số truyện ngắn của A.Moravia và Nguyễn Huy Thiệp (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Giữa hai bậc thầy truyện ngắn A. Moravia (Italia) và Nguyễn Huy Thiệp (Việt Nam) có nhiều điểm chung về phát hiện những tình tiết éo le trong cuộc sống con người để xây dựng bố cục, cốt truyện khái quát chính xác và sắc sảo về tâm lý, lối sống và quan niệm nhân sinh trong tâm thức con người thuộc hai dân tộc Italia và Việt Nam. Cả hai nhà văn đều tạo nên một tổng hòa cuộc đời đan xen các lát cắt xã hội khác nhau thông qua cốt truyện hấp dẫn, ngôn ngữ đặc trưng cho các tầng lớp dân cư trong xã hội, bố cục gọn, chặt chẽ, hệ thống nhân vật điển hình phản ảnh đặc thù bản sắc nhận thức và hành động của con người Italia và Việt Nam. Một số truyện ngắn được lựa chọn phân tích trong bài này chứng minh cho những khái niệm sáng tạo mang tính văn học – đất nước học được diễn hình một cách hiện thực, ẩn dụ và tượng trưng. Những chi tiết đó tuy đời thường nhưng có tầm giá trị triết học rất cao và có thể giúp người đọc tự vấn bản thân để suy tư về cuộc đời.
Tính hấp dẫn và độ thuyết phục trong sáng tác của hai nhà văn đã vượt ra ngoài câu chữ bình thường nhờ nghệ thuật cấu trúc tự sự đan xen ý thức và hành vi. Thủ pháp này nhằm khơi gợi liên tưởng để người đọc tự nhận thức không chỉ lẽ sống của bản thân mà cả những lý do khiến người ta lạc lối. Nhưng đằng sau các cốt truyện thấm đẫm sự sống ấy là ngọn lửa lãng mạn, một đam mê vốn vẫn khu trú ẩn khuất trong thế giới tình cảm và lý trí thầm kín của con người Việt Nam và Italia.
Từ khóa: lát cắt, cuộc sống, xung đột, Italia, Việt Nam, gia đình, phụ nữ, thông điệp, tư duy nghệ thuật, nhận diện, đạo đức giả, hạnh phúc, hiển ngôn, nan đề.
As the masters of short stories both Alberto Moravia and Nguyen Huy Thiep have revealed a lot of common characteristics in finding out the circumstances full of surprises in human life that aim at creating the general, accurate and incisive images of mental nature, lifestyle and conception of life expressed by people in Italia and Vietnam. Both of the writers have done a fascinating mosaic by means of attractive plots, distinguishing speech types for population of different social classes, the solid and compact disposition, the system of typical characters uncovering the Italian and Vietnamese faculty of perceiving the existence. The stories selected and analysed in this writing are able to prove the creative literary and regional study concepts that are exposed masterfully. Although these concepts seem to be workaday, they disclose high philosophical ideas that could help their readers interrogate themselves and reflect upon life of theirs and of others.
The strength in the creative works by Alberto Moravia and Nguyen Huy Thiep has escaped from ordinary words owing to the composed thoughts which stimulate the association of readers so that they can be aware of not only the common senses in their life but also the things causing them to lose their way. However, the romantic perception hidden in sneaking feelings and reasons of Italians and Vietnamese reveals itself behind these story – lines, that are imbued with vitality.
Key words: vignettes, life, conflicts, Italia, Vietnam, family, women, messages, artistic thinking, identification, hypocricy, happiness, explicit, dilemma.

9. NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA – Đổi mới phương pháp dạy môn Văn học nước ngoài cho sinh viên ngoại ngữ từ thực tế dạy-học môn Văn học Trung Quốc tại Khoa tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Hà Nội (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Cách dạy mới có sự tham gia xây dựng bài của chính sinh viên sẽ thay thế cách độc giảng của giáo viên trước kia. Sinh viên tự phân nhóm tìm tài liệu, thiết kế slide trình chiếu về nội dung bài học, tự thuyết trình trước lớp, trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung thuyết trình. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, bổ sung những kiến thức còn thiếu, giảng giải những nội dung khó, tổng kết nội dung chính mà sinh viên cần phải nhớ. Hiệu quả là phát huy được tính chủ động trong nghiên cứu, sáng tạo trong áp dụng công nghệ, hợp tác khi làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên; Giáo viên cũng phải không ngừng nghiên cứu, mở rộng kiến thức để đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên.
Từ khóa: đổi mới phương pháp, dạy học văn học nước ngoài, dạy-học văn học Trung Quốc, sinh viên ngoại ngữ
The new teaching method with students’ firsthand lesson planning would replace teacher-centeredness in the classroom. Small groups of students shared all the tasks of searching for materials, designing presentation slideshows of the lessons, delivering their presentations, and answering all the questions afterwards, all on their own. The teacher just worked as a facilitator, providing the students with necessary knowledge, explaining difficult parts, and summarizing main points which they should memorize. The most obvious influence was that students took an active role in doing research, thus unleashed their creativity in applying hi-tech in their lessons, promoted cooperation through group work, and enhanced their presentation skills. As a matter of fact, teachers are required to further continue lifelong learning, equip themselves with updated knowledge so as to satisfy students’ study needs.
Key words: innovative teaching method, teaching foreign literature, teaching Chinese literature to non-native students.

10. VŨ VĂN ĐẠI – Bàn về dịch nội ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Tiếp cận dịch thuật từ góc độ ngôn ngữ học, R.Jakobson (1959) phân biệt ba loại hình dịch là “dịch nội ngữ” (intralingual translation hoặc rewording), “dịch liên ngữ” (interlingual translation hoặc translation proper) và “dịch liên ký hiệu” (intersemiotic translation hoặc transmutation). Dịch nội ngữ là “sự giải nghĩa các từ ngữ của một ngôn ngữ bằng cách sử dụng chính ngôn ngữ đó”. Dịch liên ngữ (interlingual translation) là loại hình dịch thực sự, nhằm “giải nghĩa các từ ngữ của một ngôn ngữ bằng cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ khác”. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến vị trí và chức năng của dịch nội ngữ trong quá trình dịch liên ngữ với tư cách là một quá trình tri nhận. Bài viết của chúng tôi góp phần làm sáng tỏ những vấn đề này.
Từ khóa: dịch nội ngữ, dịch liên ngữ, giải nghĩa từ ngữ, quá trình tri nhận, giảng dạy dịch
Considering the linguistic aspects of translation, R.Jakobson (1959) distinguishes three kinds of translation: intralingual translation or rewording, interlingual translation or translation proper and intersemiotic translation or transmutation. Intralingual translation is “an interpretation of verbal signs by means of other signs of the same language”; Interlingual translation or translation proper, is “an interpretation of verbal signs by means of another language”. However, the author has not yet specified the position and function of intralingual translation in the process of interlingual translation defined as a cognitive process. Our paper contributes to clarify this problem.
Key words: intralingual translation, interlingual translation, interpretation, cognitive process, teaching and learning of translation

11. LÊ VĂN SỰ – Triết lý giáo dục của Mạnh Tử: Lịch sử vấn đề và giá trị hiện thời (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Ngoài việc trình bày khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Mạnh Tử - triết gia Trung Quốc cổ đại, người được mệnh danh là Á thánh Nho gia - bài viết tập trung phân tích những nội dung cơ bản trong triết lý giáo dục của ông và nêu bật giá trị hiện thời của triết lý này đối với nền giáo dục Việt Nam hiện đại.
Từ khóa: Giáo dục; Nho gia; Tâm; Nhân; Nghĩa; Lễ; Trí.
The paper generally present about Mạnh Tử’s life and his works - Ancient Chines philosopher - who was called The “Second Saint” of Confucanism. The paper simutalaneously analysis fundamental points in Manh tử‘s Educational philosophy and pring out modern values of Manh tử‘s Educational philosophy in Vietnames education today.
Key words: Education; Confucianism; Heart (Soul); Humane; Right; Rituals; Understending (Mind).