logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 56 (Tháng 9/2018)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. VŨ XUÂN ĐOÀN – Thủ pháp tu từ trong phim truyện
2. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn của chủ tịch Hồ Chí Minh

3. ĐỖ QUỲNH HƯƠNG – Phân tích diễn ngôn các bài thuyết trình của hướng dẫn viên Việt Nam nói tiếng Pháp: Kết quả và triển vọng ứng dụng
4. NGUYỄN SINH VIỆN – Việc phổ biến tiếng Pháp ở Việt Nam trong bối cảnh đa ngôn ngữ theo mô hình lực hấp dẫn ngôn ngữ và lý thuyết trò chơi
5. NGUYỄN THU HẠNH, BÙI THỊ THU THỦY – Giới từ “on” trong To Kill A Mockingbird và những tương đương tiếng Việt trong Giết con chim nhại
6. VƯƠNG HUỆ NGHI – Đối chiếu chữ “Dào” trong kết cấu “V+Dào+X” tiếng Hán với hình thức tương đương trong tiếng Việt

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

7. LÊ THỊ TUYẾT HẠNH, NGUYỄN THỊ LIÊN, NGUYỄN DƯƠNG NGỌC – Khảo sát chiến lược học từ vựng tiếng Anh của sinh viên chuyên Anh tại Trường Đại học Vinh
8. PHẠM ĐẶNG TRÂM ANH – Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về thảo luận trực tuyến đồng bộ đối với sự phát triển ngôn ngữ trong bối cảnh giáo dục Việt Nam
9. NGHIÊM THỊ THU HÀ – Nghiên cứu cải tiến sử dụng bản đồ tư duy trong dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên công nghệ thông tin tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
10. NGUYỄN THỊ VÂN KHÁNH – Sử dụng smartphone trong dạy-học dịch nói

VĂN HÓA – VĂN HỌC

11. HOÀNG THỊ YẾN – Đặc trưng văn hóa dân tộc của tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ rồng

DỊCH THUẬT

12. NGUYỄN NGỌC LÂN – Bàn về dịch văn ngôn Trung Quốc sang tiếng Việt

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TSKH NGUYỄN ĐÌNH LUẬN •
Thư ký: PGS.TS NGUYỄN TÔ CHUNG •
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Anh, PGS.TS Trần Quang Bình, PGS.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, ThS Lê Quốc Hạnh, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS Đường Công Minh, TS Lê Văn Nhân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, PGS.TS Trần Thị Chung Toàn, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tôn Quang Hòa; ThS Đinh Thị Hải, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. VŨ XUÂN ĐOÀN – Thủ pháp tu từ trong phim truyện (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Với mục đích tạo xúc cảm mạnh mẽ, phim truyện có sử dụng một số biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, đối ngẫu, thăng-giáng, nghịch lý và phép lặp. Những biện pháp này giúp tạo nên không khí khác biệt và hấp dẫn của các tình huống trong phim.
Từ khóa: Tu từ, hấp dẫn, phim.
For the purpose of generating strong emotions, movies use various figures of speech such as comparison, metaphor, metonymy, hyperbole, gradation, oxymoron, paradox, and repetition. These figures help create a distinctive and attractive atmosphere while keeping a sense of the realism of the movies.
Key words: Figures of speech, attractive, movies.

2. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn của chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Ẩn dụ ý niệm là một công cụ tri nhận quan trọng, giúp con người ý niệm hóa những khái niệm trừu tượng, tạo ảnh hưởng tích cực và thuyết phục đối với người nghe. Bài viết này nghiên cứu những miền nguồn ẩn dụ và những ẩn dụ ý niệm được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng một cách phổ biến trong các diễn ngôn của mình.
Từ khóa: ẩn dụ ý niệm, miền nguồn, diễn ngôn, Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Conceptual metaphors serve as an important instrument of cognition, helping to conceptualize abstract concepts and exert positive and persuasive effects on listeners. The article investigates the source domains and conceptual metaphors commonly used by Vietnam’s President Ho Chi Minh in his discourses.
Keywords: conceptual metaphor, source domain, discourse, President Ho Chi Minh.

3. ĐỖ QUỲNH HƯƠNG – Phân tích diễn ngôn các bài thuyết trình của hướng dẫn viên Việt Nam nói tiếng Pháp: Kết quả và triển vọng ứng dụng (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)
Tiếp cận theo hướng loại hình văn bản và loại hình diễn ngôn là xu hướng mới của giảng dạy ngôn ngữ nói chung và giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi xác định các bài thuyết trình của hướng dẫn viên du lịch Việt Nam nói tiếng Pháp như một loại hình diễn ngôn, vận dụng lý thuyết “hợp đồng giao tiếp” của Charaudeau để phân tích các đặc tính của loại hình diễn ngôn này, để từ đó làm cơ sở cho các đề xuất sư phạm ứng dụng vào việc biên soạn một mô đun dạy thuyết trình cho hướng dẫn viên du lịch tiếng Pháp của chương trình cử nhân Ngôn ngữ Pháp, định hướng Du lịch của Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Hà Nội.
Từ khóa: tiếng Pháp du lịch, phân tích diễn ngôn, thuyết trình, hợp đồng giao tiếp.
Text and discourse-based approaches are a new trend in the teaching of languages in general and foreign languages for specific purposes in particular. This study considers presentations by French-speaking Vietnamese tour guides as a discourse type and uses Charaudeau’s “communication contract” theory to analyze it. Thence, it provides a theoretical basis for pedagogical recommendations implemented in designing a teaching module of presentations for future French-speaking tour guides in the Department of French at Hanoi University.
Keywords: French for tourism, discourse analysis, presentation, communication contract.

4. NGUYỄN SINH VIỆN – Việc phổ biến tiếng Pháp ở Việt Nam trong bối cảnh đa ngôn ngữ theo mô hình lực hấp dẫn ngôn ngữ và lý thuyết trò chơi (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)
Trong thời đại toàn cầu hóa, việc sử dụng ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong phát triển cá nhân và hội nhập của mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Lựa chọn ngoại ngữ để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc gia của các nước, trong đó có Việt Nam, vì thế rất quan trọng. Nó liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của xã hội nói chung, từ thực tế ngày càng gia tăng của các giao lưu, trao đổi ngày nay và được thực hiện với một tầm nhìn chính trị và kinh tế-xã hội đảm bảo sự đa dạng và tăng trưởng bền vững, tôn trọng dân chủ và nhân quyền. Việc thực hành ngoại ngữ ở Việt Nam trong bối cảnh mới này về cơ bản nhằm hướng đến tiếp cận kiến thức và cơ hội nghề nghiệp mà nhu cầu về chất lượng và tính hữu dụng chưa bao giờ được yêu cầu cao và đa dạng như lúc này. Tiếng Pháp, vốn hiện diện từ lâu ở Việt Nam nhưng trong bối cảnh mới đã không còn là ngoại ngữ quan trọng hàng đầu, sẽ là một trường hợp nghiên cứu điển hình thú vị, trong một thực tế đa ngôn ngữ đầy sôi động và cạnh tranh.
Từ khóa: Pháp ngữ, đa ngôn ngữ, chính sách ngôn ngữ, ngôn ngữ quốc tế.
In the context of globalization, the use of languages plays a crucial role in one’s personal development and integration worldwide. The selection of foreign language taught in national education, thus, becomes important to many countries, including Vietnam. It is closely related to social development in general because of increasing exchanges. Besides, it is made with a political and socio-economic vision to ensure diversity and sustainable growth in accordance to democracy and human rights. Foreign language practices in Vietnam in this new context are basically aimed at accessing knowledge and job opportunities which has never required quality and usefulness as it is. The French language, which has been common in Vietnam yet no longer of first importance, is an interesting typical case study given dynamic and competitive multilingual environment.
Keywords: French language, multilingual, language policy, international language.

5. NGUYỄN THU HẠNH, BÙI THỊ THU THỦY – Giới từ “on” trong To Kill A Mockingbird và những tương đương tiếng Việt trong Giết con chim nhại (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Bài viết tập trung nghiên cứu ý nghĩa và cách sử dụng giới từ ON trong tác phẩm To Kill A Mockingbird. Sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu, bài viết chỉ ra nghĩa tiếng Việt tương đương và không tương đương với giới từ ON trong tác phẩm “Giết con chim nhại”. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích nhiều trong dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là giới từ tiếng Anh, cũng như quá trình dịch Anh-Việt.
Từ khóa: Giới từ, tương đương, quy chiếu ngữ nghĩa.
The study focuses on investigating the meaning and the uses of English preposition ON in To Kill A Mockingbird. Using comparative-contrastive methods, it attempts to point out the equivalents and non-equivalents of English preposition ON presented in the Vietnamese translated version of To Kill A Mockingbird. The research results will be useful for improving the teaching and learning of the English language, especially English preposition, as well as English-Vietnamese translation.
Keyword: Preposition, Equivalent, Semantic references.

6. VƯƠNG HUỆ NGHI – Đối chiếu chữ “Dào” trong kết cấu “V+Dào+X” tiếng Hán với hình thức tương đương trong tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Trung Quốc)
Bài nghiên cứu dựa vào đặc điểm chức năng ngữ nghĩa và chức năng cú pháp của từ “dào” trong tiếng Hán, các mẫu câu so sánh được lấy từ tác phẩm song ngữ Trung-Việt, vận dụng phương pháp đối chiếu so sánh. Từ đó khảo sát từ “dào” trong kết cấu “V + dào +X” của tiếng Hán hiện đại và từ tiếng Việt tương đương, tìm ra điểm tương đồng và sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ trên bình diện chức năng ngữ nghĩa và chức năng cú pháp nhằm giúp người dạy dễ dàng dự đoán được lỗi sai của người học.
Từ khóa: “V+dào+X”; “dào”; “được/phải, thấy, đến/tới”; đối chiếu.
This paper is conducted on the basis of semantic and syntactic functions of the Chinese word “dào” as well as comparative structures from bilingual Chinese-Vietnamese publications. Thence, using comparative-contrastive methods, it investigates the word “dào” in the modern Chinese structure “V + dào + X” and its Vietnamese equivalents to identify similarities and differences between the two languages in terms of semantic and syntactic functions. It hopes to assist teachers in predicting learners’ errors.
Keywords: “V+dào+X”, “dào”, “must, see, to”, contrastive.

7. LÊ THỊ TUYẾT HẠNH, NGUYỄN THỊ LIÊN, NGUYỄN DƯƠNG NGỌC – Khảo sát chiến lược học từ vựng tiếng Anh của sinh viên chuyên Anh tại Trường Đại học Vinh (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Bài viết này trình bày những chiến lược học từ vựng tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Vinh. Nghiên cứu định lượng này đã được thực hiện với sự tham gia của 213 sinh viên chuyên Anh tại Trường Đại học Vinh, bao gồm 152 sinh viên năm thứ nhất và 62 sinh viên năm thứ 2. Nghiên cứu đã sử dụng bộ câu hỏi của Schmitt (1997) làm công cụ thu thập số liệu. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chiến thuật tri nhận được sinh viên Trường Đại học Vinh sử dụng nhiều nhất và những chiến lược cộng tác để khám phá nghĩa của từ ít được quan tâm hơn. Bài viết cũng đưa ra một số đề xuất trong việc dạy và học từ vựng tiếng Anh như một ngoại ngữ.
Từ khóa: học từ vựng, chiến thuật học từ vựng, sinh viên chuyên ngữ.
This study examines the use of vocabulary learning strategies (VLS) among EFL students at Vinh University. The quantitative research involved 213 English majors at Vinh University, including 152 first year and 62 second year students. Schmitt (1997)’s VLS questionnaire was employed to collect data. The findings showed that cognitive strategies were the most frequently used and social strategies to consolidate new words are the least favored by EFL students at Vinh University. The paper also provides some recommendations for English vocabulary learning and teaching.
Keywords: vocabulary learning, vocabulary learning strategies, language majors.

8. PHẠM ĐẶNG TRÂM ANH – Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về thảo luận trực tuyến đồng bộ đối với sự phát triển ngôn ngữ trong bối cảnh giáo dục Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Nghiên cứu này tìm hiểu nhận thức của sinh viên Việt Nam về thảo luận trực tuyến đồng bộ đối với sự phát triển ngôn ngữ của sinh viên sau một học kỳ giảng dạy. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng. Đối tượng nghiên cứu gồm các sinh viên thuộc 2 lớp tiếng Anh trình độ B1: một lớp tham gia đóng vai nói trực tiếp và một lớp thảo luận bằng cách chat trên máy tính, với các yếu tố có thể so sánh được. Kết quả thu được như sau: nhóm đóng vai nói trực tiếp đồng ý rằng đóng vai trực tiếp nâng cao kỹ năng nói và kỹ năng nghe, trong khi nhóm thảo luận trực tuyến đồng bộ khẳng định thảo luận bằng cách chat trên máy tính cải thiện kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Kết quả này phù hợp với giả thuyết trước khi can thiệp. Ngoài ra, nhóm thảo luận trực tuyến khẳng định rằng hình thức chat trên máy tính cũng nâng cao kỹ năng nói, tương tự như nhóm đóng vai trực tiếp. Như vậy, thảo luận trực tuyến đồng bộ có đóng góp tích cực vào lớp học ngoại ngữ về phát triển ngôn ngữ của người học.
Từ khóa: thảo luận trực tuyến đồng bộ, đóng vai nói trực tiếp, nhận thức của sinh viên, kỹ năng và lĩnh vực ngôn ngữ, lớp học ngoại ngữ.
The study carried out quantitative and qualitative analyses to explore Vietnamese students’ perceptions of the effects of synchronous online discussions on their language development after one semester. Participants include students of two B1-level English classes with comparable factors: one class participated in oral role plays while the other class held discussions through chatting via computer. The results are as follows: the former group agreed that the oral role plays had improved their speaking and listening skills, whereas, the latter group confirmed that the online discussions had enhanced their reading and writing skills. These findings are in line with the pre-intervention assumptions. In addition, the online discussion group stated that chatting via computer had also increased their speaking skills, similarly to the oral role play group. Synchronous online discussions, thus, make valuable contributions to foreign language classroom, in terms of learners’ language development.
Keywords: synchronous online discussions, oral role plays, students’ perceptions, language skills and areas, foreign language classroom.

9. NGHIÊM THỊ THU HÀ – Nghiên cứu cải tiến sử dụng bản đồ tư duy trong dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên công nghệ thông tin tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra nhiều kỹ thuật dạy tiếng Anh đại cương (GE) và dạy tiếng Anh chuyên ngành (ESP) nói riêng, trong số đó có kỹ thuật sử dụng bản đồ tư duy (mind-mapping) khá hiệu quả. Nghiên cứu cải tiến này nhằm mục đích tìm hiểu hiệu quả của bản đồ tư duy đối với việc tạo hứng thú cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong việc học tiếng Anh nói chung, và tiếng Anh chuyên ngành nói riêng, cũng như đối với việc cải thiện việc học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành của các sinh viên đó. Nghiên cứu sử dụng hai công cụ là phiếu điều tra dành cho sinh viên và phỏng vấn một số sinh viên sau dự án, kết quả cho thấy: (i) đa số sinh viên có thái độ tích cực với việc học tiếng Anh chuyên ngành thông qua bản đồ tư duy; (ii) nhiều sinh viên nhận thấy mình có tiến bộ trong việc học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số đề xuất cải tiến trong việc sử dụng bản đồ tư duy cho dạy tiếng Anh tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Từ khóa: bản đồ tư duy, tiếng Anh chuyên ngành (ESP), từ vựng, thái độ.
Research has shown that there have been many effective techniques in teaching General English (GE) and teaching English for Special Purposes (ESP) in particular, among which mind-mapping technique has been quite effective. This action research study is aimed at investigating whether the use of mind-mapping can help engage the students at Hanoi University of Industry in learning English in general and ESP in particular, as well as their perceived improvement in ESP vocabulary learning. The two main research methods used in the study are questionnaires and semi-structured interviews with some students after the innovation. The results show that (i) the majority of students had positive attitudes towards mind-mapping lessons; (ii) many students believed that they improved their ESP vocabulary learning. Some suggestions and recommendations are provided to improve the use of mind-mapping in English classes at Hanoi University of Industry.
Keywords: Mind-mapping, English for Specific Purposes (ESP), vocabulary, attitudes.

10. NGUYỄN THỊ VÂN KHÁNH – Sử dụng smartphone trong dạy-học dịch nói (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Ngoài việc tăng cường khai thác thiết bị công nghệ cao như điện thoại thông minh trong dạy học ngoại ngữ nói chung, nghiên cứu này nhằm mục đích: (1) giúp sinh viên tăng cường phản xạ đối với nội dung dịch nói; (2) nâng cao ý thức đối với điểm mạnh, yếu của mình khi dịch nói như phát âm, sử dụng từ hay tôn trọng quy tắc ngữ pháp; (3) thúc đẩy việc sinh viên học tập theo nhóm. Để thực hiện nghiên cứu cải tiến này, giáo viên hướng dẫn sinh viên sử dụng điện thoại thông minh để ghi âm một số bài tập dịch nói. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đang học năm thứ 3, ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Hoạt động ghi âm thực hiện theo nhóm theo các cách khác nhau. Kết quả ban đầu cho thấy sinh viên tự tin hơn khi dịch nói, có thể dịch nhanh hơn, chú ý hơn tới việc phát âm và làm việc nhóm tích cực hơn. Dựa vào kết quả trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với việc áp dụng ghi âm bằng điện thoại thông minh đối với dịch nói và những môn có kỹ năng nói.
Từ khóa: ghi âm, Dịch nói, dịch nói có văn bản, học tập theo nhóm.
Apart from promoting the application of hi-tech devices like smartphones in teaching and learning languages, the study aims at: (1) improving students’ responsiveness in interpreting; (2) raising students’ awareness towards their strengths/weaknesses when interpreting in terms of pronunciation, word choice or grammatical structures; (3) strengthening students’ collaborative and cooperative learning. To conduct this action research, the teacher instructs students to use their smartphones to record their interpretation for some exercises in Interpreting class. The students are third year English majors at Hanoi University of Industry. The recording activities are conducted in groups and following different procedures. Initial findings include students’ better confidence, better responsiveness, growing awareness of pronunciation and more contribution to group work. Recommendations are then put forward for the application of recording by smartphones in interpreting and speaking classes.
Keywords: recording, interpreting, sight interpreting, collaborative and cooperative learning.

11. HOÀNG THỊ YẾN – Đặc trưng văn hóa dân tộc của tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ rồng (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Biểu tượng văn hóa được hàm chứa trong ý thức văn hóa dân tộc, và thể hiện ra bằng ngôn ngữ ở một mức độ nào đó, trong đó tục ngữ đóng vai trò quan trọng. Các giá trị văn hóa chứa đựng trong tục ngữ không phải là bất biến mà thay đổi nhằm thích ứng với thời đại. Bài viết sử dụng phương pháp miêu tả phân tích định tính, phân tích thành tố nghĩa, thủ pháp đối chiếu, liên hệ với tiếng Việt, thao tác phân tích, tổng hợp... nhằm làm rõ đặc trưng văn hóa dân tộc của tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố “rồng”. Hình ảnh rồng trong tục ngữ thể hiện quan niệm về giá trị, thế giới quan và nhân sinh quan của người Hàn. Rồng tượng trưng cho sức mạnh, quyền uy, nhân vật cái thế; tượng trưng cho sự phồn vinh, cát tường và phúc lộc, là hình ảnh của sự thần thông biến hóa... Tục ngữ rồng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân tộc Hàn, Việt, đặc biệt, mang giá trị giáo huấn và truyền kinh nghiệm sâu sắc.
Từ khóa: đặc trưng văn hóa, dân tộc Hàn, tục ngữ tiếng Hàn, con rồng.
Cultural symbol is contained in the sense of national culture and expressed in language to a certain degree, in which proverbs play an important role. The cultural values contained in proverbs have changed in order to adapt to the time being. The article uses qualitative analysis methods, semantic component analysis, contrastive method, reference to Vietnamese, analysis and synthesis, etc. to clarify the cultural uniqueness of Korean proverbs involving “dragon”. The dragon image in proverbs represents Korean notions of values, worldview and outlook on life. Dragon symbolizes not only power, authority, prosperity, fortune and blessing but also miraculous transformation, etc. Proverbs involving dragon contains many Korean and Vietnamese cultural values, being especially important in teaching and passing on valuable experience.
Keywords: cultural characteristics, Korean people, Korean proverbs, dragon.

12. NGUYỄN NGỌC LÂN – Bàn về dịch văn ngôn Trung Quốc sang tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Văn ngôn là ngôn ngữ viết dựa trên nền tảng văn nói của tiếng Trung Quốc cổ đại. Trước đây, văn ngôn được sử dụng trong các văn bản chính thức không chỉ ở Trung Quốc, mà cả ở những nước chịu ảnh hưởng Hán học như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Bài viết trên cơ sở phân tích những khó khăn thường gặp trong quá trình chuyển dịch văn ngôn sang tiếng Việt, chỉ ra những phương pháp và kỹ thuật dịch văn ngôn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của bản dịch văn ngôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người học, tìm hiểu và nghiên cứu văn ngôn Trung Quốc.
Từ khóa: Văn ngôn Trung Quốc, Dịch văn ngôn, Kỹ thuật dịch.
Literary Chinese is written language originated from ancient Chinese spoken language. Previously, Literary Chinese was used in official documents not only in China but also in countries under the influence of sinology, namely North Korea, Japan and Vietnam. Through the analysis of the difficulties frequently encountered in the Literary Chinese-Vietnamese translation process, this article will address some methods and techniques for translating Literary Chinese in order to improve the quality and effectiveness of the translation, thus, facilitate learners’ study and research on Literary Chinese.
Keywords: Literary Chinese, the translation of Literary Chinese, translation techniques.