logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 57 (Tháng 01/2019)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Ẩn dụ bản thể “nhân cách hóa” trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt

2. DƯƠNG XUÂN QUANG – Quá trình hiện thực hóa câu, tham chiếu từ mô hình ba bình diện của ký hiệu học

3. NGUYỄN THỊ THU TRANG – Nét tương đồng giữa câu vô nhân xưng trong tiếng Pháp và câu không đề trong tiếng Việt

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

4. ĐINH MINH THU – Tiếp cận độ xác trị nội dung của các bài thi tiếng Anh quan trọng bậc đại học-cao đẳng ở Việt Nam

5. NGUYỄN SINH VIỆN – Đào tạo định hướng nghề và đào tạo nghề: Một hướng tiếp cận mới cho đào tạo ngoại ngữ tiếng Pháp ở bậc đại học trong bối cảnh dịch chuyển nghề nghiệp và đa ngôn ngữ tại Việt Nam

VĂN HÓA – VĂN HỌC

6. ERMILOVA G.G, NGUYỄN THỊ HOÀN – Những giấc mơ của Raxkôlnhikov trong tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt” qua các bản dịch

7. NGUYỄN BẢO KHANH – Cách sử dụng hoán dụ và so sánh của N.V. Gogol trong tác phẩm “Những linh hồn chết” (trên cơ sở ngữ liệu “nhóm từ vựng chỉ trang phục”)

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

8. BÙI THỊ CẦN, PHAN HUY CHÍNH – Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của giảng viên lý luận chính trị trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam

9. NGUYỄN THỊ NHƯ – Chủ tịch Hồ Chí Minh với phương pháp học tập ngoại ngữ

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI • Phó Tổng biên tập: PGS.TS NGUYỄN VĂN TRÀO •
Thư ký: TS NGUYỄN NGỌC LÂN •
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Bình, PGS.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Văn Khang, TS Đinh Thị Bảo Hương, TS Nguyễn Ngọc Lân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, TS Phạm Ngọc Thạch, TS Đặng Xuân Thu, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tăng Bá Hoàng; ThS Đinh Thị Hải; ThS Lê Thị Thành Huế; ThS Đặng Hoàng Giang; ThS Nguyễn Thị Ngà; ThS Vương Nam Quế; Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội •
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. NGUYỄN TIẾN DŨNG – Ẩn dụ bản thể “nhân cách hóa” trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Ẩn dụ ý niệm là một công cụ tri nhận quan trọng trong diễn ngôn chính trị giúp người nói ý niệm hóa những khái niệm trừu tượng, tạo ảnh hưởng tích cực và thuyết phục đối với người nghe. Vì lẽ đó, các diễn giả chính trị thường sử dụng ẩn dụ ý niệm để gia tăng hiệu quả các diễn ngôn chính trị. Bài viết này nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ bản thể “nhân cách hóa“, loại ẩn dụ bản thể tiêu biểu nhất với đặc trưng ý niệm hóa vật thể như một con người trong các diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt – một sự lựa chọn phổ biến của nhiều chính trị gia.
Từ khóa: Ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ bản thể, nhân cách hóa, diễn ngôn chính trị, ánh xạ.
Conceptual metaphors serve as an important instrument of cognition in political discourses, helping speakers to conceptualize abstract concepts and exert positive and persuasive effects on listeners. Hence, politician – speakers tend to employ conceptual metaphors to intensify the effectiveness of their political discourses. The article investigates the use of personification ontological metaphors, the most typical type of ontological metaphor which conceptualizes an object as a person, in English and Vietnamese political discourses – a prefereable choice of many politicians.
Keywords: Conceptual metaphor, ontological metaphor, personification, political discourse, mapping.

2. DƯƠNG XUÂN QUANG – Quá trình hiện thực hóa câu, tham chiếu từ mô hình ba bình diện của ký hiệu học (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Câu là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Trong sự lưỡng phân ngôn ngữ và lời nói của F. de Saussure, câu thuộc về ngôn ngữ và mang bản chất trừu tượng. Nhưng đời sống giao tiếp, (diễn đạt)con người đang nói những phát ngôn cụ thể, mang bóng hình được ánh xạ từ câu trừu tượng. Bài viết này dựa vào ba bình diện kết học - nghĩa học - dụng học của ký hiệu để xem xét quá trình hiện thực hóa câu thành những phát ngôn cụ thể.
Từ khóa: Câu, Ký hiệu học, Kết học, Nghĩa học, Dụng học.
Sentences are the basic unit of language. In F. de Saussure's langue (language) - parole (speech) dichotomy, sentences belong to the former and have an abstract nature. In daily communication, however, people make actual utterances, which are mapped from abstract sentences. On the basis of the three dimensions of semiotics, namely syntactics (syntax), semantics and pragmatics, this article analyses the process of abstract sentences being realized as concrete utterances.
Keywords: Sentence, Semiotics, Syntactics, Semantics, Pragmatics.

3. NGUYỄN THỊ THU TRANG – Nét tương đồng giữa câu vô nhân xưng trong tiếng Pháp và câu không đề trong tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Câu vô nhân xưng trong tiếng Pháp, một kiểu câu đặc trưng của các ngôn ngữ thiên chủ ngữ, cũng được xem là câu không có chủ đề. Đây chính là cơ sở để chúng tôi so sánh giữa câu vô nhân xưng trong tiếng Pháp và câu không đề trong tiếng Việt với mong muốn có thể giúp người sử dụng tiếng Pháp lĩnh hội và dùng đúng kiểu câu này.
Từ khóa: Câu vô nhân xưng, tiếng Pháp, câu không đề, tiếng Việt, nét tương đồng.
Impersonal sentences in French, a type of sentence typical of Subject-prominent languages, is also considered as themeless sentences. This is the basis for us to compare French impersonal sentences and sentences without a theme in Vietnamese in the hope that it can help learners of French to understand and use this type of sentence correctly.
Keywords: impersonal sentence, French, themeless sentence, Vietnamese, resemblance.

4. ĐINH MINH THU – Tiếp cận độ xác trị nội dung của các bài thi tiếng Anh quan trọng bậc đại học-cao đẳng ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Mục tiêu bài báo này là tiếp cận khái niệm xác trị nội dung bài thi trước khi thi, khung xác trị nội dung của các bài thi tiếng Anh quan trọng và gợi ý áp dụng kết quả nghiên cứu ở bậc học đại học-cao đẳng tại Việt Nam. Tác giả dùng phương pháp phân tích tài liệu để đạt mục đích nghiên cứu. Hai kết luận cơ bản của nghiên cứu là: (1) phương pháp đánh giá của chuyên gia (SMEs) (Lawshe, 1975; Sireci & Faulkner-Bond, 2014) có thể kết hợp với khung xác trị của Weir (2005) để xác trị bài thi trước khi thi; (2) việc xác trị nội dung của các bài thi quan trọng ở bậc đại học trước khi thi chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, nhà nghiên cứu đề xuất các nhà thiết kế và phát triển đề thi quan tâm hơn đến khâu xác trị nội dung bài thi trước khi đưa bài thi vào sử dụng để đảm bảo chất lượng bài thi và tạo tác động thi cử tích cực.
Từ khóa: Độ xác trị nội dung, bài thi tiếng Anh quan trọng, các trường đại học và cao đẳng, bảng đặc tả kỹ thuật bài thi.
This paper aims at approaching the prior-to-administration content validity of English language tests in terms of its conceptualization, validation frameworks and its implications for high-stakes English tests at Vietnamese higher education institutions (VHEIs). The author uses documentation analysis to reach the aim. Two principal findings are: (1) The Subject Matter Experts (SMEs) method (Lawshe, 1975; Sireci & Faulkner-Bond, 2014) to validate the test content before the test event can be integrated with Weir's (2005) validation framework; (2) little research on the content validity of VHEIs has been conducted. The research findings suggest that English test designers and developers in Vietnamese tertiary education devote more attention to the issue to enhance English test quality, which can affect all stakeholders positively.
Keywords: content validity, high-stakes English tests, higher education institutions, test specifications.

5. NGUYỄN SINH VIỆN – Đào tạo định hướng nghề và đào tạo nghề: Một hướng tiếp cận mới cho đào tạo ngoại ngữ tiếng Pháp ở bậc đại học trong bối cảnh dịch chuyển nghề nghiệp và đa ngôn ngữ tại Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)
Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại kỳ họp thứ sáu, ngày 19/11/2018 đã thông qua dự án luật sửa đổi một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Trong số những chi tiết được đề cập tại dự luật này (sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019), có hai nội dung đáng lưu ý: quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo đại học và thẩm quyền của các cơ sở này trong việc mở các chuyên ngành đào tạo. Liên hệ với những gì đang diễn ra trong lĩnh vực đào tạo nghề ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng tại nhiều cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam, việc thông qua dự luật này sẽ cho phép mở ra nhiều triển vọng về đổi mới đào tạo vốn liên quan mật thiết với nhu cầu của thị trường lao động và của xã hội, ở đó sinh viên là trung tâm của quá trình đào tạo.
Từ khóa: Đào tạo nghề, tiếng Pháp ngoại ngữ, thị trường lao động, đa ngôn ngữ.
On 19 November 2018, at the sixth plenary session, the 14th National Assembly of Vietnam ratified the amended Higher Education Law, which will come into effect as from July 2018. The two most crucial issues in this law include the autonomy of higher education institutions and the authority of these institutions in administering new training programs. In relation to the current foreign-language-related professional training practices in general and the French-related professional training practices in particular among Vietnamese universities and colleges, the ratification of this law will open new opportunities for reforming training programs, which have a deep connection with labor market needs, in order that they become more learner-centered in essence.
Keywords: Professional training, French as a foreign language, labor market, multilingual.

6. ERMILOVA G.G, NGUYỄN THỊ HOÀN – Những giấc mơ của Raxkôlnhikov trong tiểu thuyết “Tội ác và hình phạt” qua các bản dịch (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)
Để phản ánh trạng thái tâm lý của nhân vật chính trong tiểu thuyết “Tội ác và trừng phạt”, F.M. Dostoevsky đã sử dụng “giấc mơ” như một phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Ở đây, chúng tôi phân tích hai giấc mơ đầu tiên của Roodion Raxkôlnhikov trong cuốn tiểu thuyết này qua các bản dịch tiếng Việt: giấc mơ đầu tiên về cậu bé bảy tuổi Raxkôlnhikov và giấc mơ ở Ai Cập. Hai giấc mơ được miêu tả bằng ngôn từ phong phú, có tính biểu đạt cao, chúng giải thích lý do tại sao một người thông minh, có lương tâm như Raxkôlnhikov lại có thể phạm tội ác giết người. Chúng tôi xin lấy dẫn chứng trong ba bản dịch sang tiếng Việt để phân tích, đồng thời so sánh đối chiếu với nguyên bản tiếng Nga. Từ đó rút ra kết luận rằng khó khăn lớn nhất mà các dịch giả gặp phải nằm ở việc truyền tải những yếu tố phong tục tập quán, tôn giáo của người Nga giữa thế kỷ XIX cũng như vấn đề bản thể luận trong tiểu thuyết. Ngoài ra, chúng tôi xin đề xuất một vài ý kiến làm sáng tỏ những nội dung chưa được thể hiện rõ trong các bản dịch.
Từ khóa: “Tội ác và hình phạt”, giấc mơ, dịch thuật, giao thoa văn hóa, bản thể luận.
To reflect the feelings of the protagonist in the novel ‘Crime and punishment’, F. M. Dostoevsky used ‘dream’ as a means of artistic expression. Based on different Vietnamese translations of the novel, this article analyses the first two dreams of Rodion Rasholnikov: the very first dream about the seven-year-old Rasholnikov and the dream about him being in Egypt. Depicted in richly descriptive language, the dreams explain why such an intelligent person with conscience as Rasholnikov was able to perpetrate murder. Three translations were used for the analysis and were compared and contrasted with the original version in Russian. It is concluded that the greatest difficulties the translators encountered lie in accurately conveying Russian people’s sense of culture and religion in the nineteenth century as well as the ontological matters raised in the novel. Besides, some recommendations on how to clarify ideas not clearly developed in the translations are given in this article.
Keywords: Crime and punishment, dream, translation, cross culture, ontology.

7. NGUYỄN BẢO KHANH – Cách sử dụng hoán dụ và so sánh của N.V. Gogol trong tác phẩm “Những linh hồn chết” (trên cơ sở ngữ liệu “nhóm từ vựng chỉ trang phục”) (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)
Nikolai Vasilyevich Gogol là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng Nga. “Những linh hồn chết” (Мёртвые души) là một trong những tác phẩm lớn nhất của ông. “Những linh hồn chết” thuật lại chuyến phiêu lưu của nhân vật Chichikov, một người trẻ tuổi thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội Nga lúc bấy giờ. Mục đích những chuyến đi của y là mua lại những tá điền hay những nô lệ đã chết nhưng chủ đất chưa khai báo, chưa xóa tên nhằm phục vụ cho dã tâm lừa bịp của bọn địa chủ. Qua đó ông đã vẽ nên một bức ký họa đầy đủ nhất về đời sống con người và xã hội mang tính chất “lừa bịp “dưới chế độ nông nô vào thế kỷ XIX. Tác phẩm còn hướng đến một giá trị cao đẹp hơn là lên án, tố cáo giai cấp thống trị đồng thời thể hiện niềm tin, niềm lạc quan và khát vọng tự do hạnh phúc của nhân dân dưới chế độ Nga lúc bấy giờ.
“Những linh hồn chết” là tác phẩm mang đậm bút pháp văn học hiện thực. Bằng ngòi bút tả thực Gogol đã xây dựng nên bối cảnh xã hội của nước Nga trong giai đoạn thế kỉ XIX.
Có thể nói, Gogol là bậc thầy trong việc châm biếm xã hội Nga qua các tác phẩm của ông. Bút pháp hiện thực của Gogol thường xuyên trở nên sinh động hơn nhờ sự cường điệu trào phúng. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi muốn phân tích cách sử dụng chuyển ngữ (тропы), cụ thể là biện pháp hoán dụ và so sánh mà Gogol sử dụng trong tác phẩm “Những linh hồn chết” nhằm làm nổi bật lên tính cách của từng nhân vật.
Từ khóa: Những linh hồn chết, biện pháp hoán dụ, biện pháp do sánh, từ vựng, trang phục, Nikolai Vasilyevich Gogol.
Nikolai Vasilyevich Gogol is a well-known Russian novelist and playwright. The novel ‘Dead Souls’, one of his greatest literary works, chronicles the journeys of Chichikov, a middle-class young man in the Russian society of the time. The aim of Chichikov’s travels is to purchase dead serfs that have not been declared by their landowners in order to serve the landowners’ dishonest purposes. Through this novel, Gogol vividly describes the human life and the fraudulent society with serfdom in the nineteenth century. The novel also fosters higher values, which are to condemn the contemporary ruling authority as well as to describes the hope, the optimistic attitude and the crave for happiness of Russian people of the time.
Dead Souls is a realist novel that successfully describes the social setting of Russia in the nineteenth century. Gogol is deemed be a master of using satirical language to ridicule the Russian society in his works. The realist writing style of Gogol often becomes lively by means of ironical exaggeration.
This article analyses Gogol’s use of trope, particularly metonymy and simile, in ‘Dead Souls’, as a means of accentuating the characters’ personality traits.
Keywords: Dead Souls, metonymy, simile, lexicon, costumes, Nikolai Vasilyevich Gogol.

8. BÙI THỊ CẦN, PHAN HUY CHÍNH – Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của giảng viên lý luận chính trị trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam đang đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với giảng viên ở các trường đại học, trong đó có giảng viên các môn lý luận chính trị. Bài viết này tập trung phân tích tầm quan trọng và giải pháp nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của giảng viên lý luận chính trị trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam.
Từ khóa: Đào tạo nguồn nhân lực, giảng viên lý luận chính trị, tư duy sáng tạo.
The course of reformation and international integration in Vietnam is imposing several new requirements on university lecturers, including lecturers in political theory. This article focuses on the importance and ways of improving the creative thinking capacity of political theory lecturers in qualified manpower training in Vietnam.
Keywords: qualified manpower training, political theory lecturers, creative thinking.

9. NGUYỄN THỊ NHƯ – Chủ tịch Hồ Chí Minh với phương pháp học tập ngoại ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Bài báo nghiên cứu về phương pháp học tập ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời, Bác Hồ luôn tạo môi trường học tập ở mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi lúc. Với Bác, mỗi một điểm đến đều là một trường đại học. Quá trình học tập đó còn gắn với sự kiên trì, bền bì, tự học không ngừng, vận dụng sáng tạo linh hoạt trong thực tế nơi Bác sống và làm việc. Kết quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thông, viết thạo, sử dụng nhiều ngoại ngữ. Điều đó, đã giúp Bác trở thành nhà ngoại giao xuất chúng. Những kinh nghiệm quý báu của Bác Hồ cũng là những phương pháp học ngoại ngữ cơ bản nhưng rất hiệu quả được cả thế giới biết đến và truyền tụng. Bác đã để lại cho chúng ta một tấm gương tự học ngoại ngữ đầy sáng tạo, những bài học kinh nghiệm quý báu, bài học giá trị sâu sắc trong hành trình học ngôn ngữ.
Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học, kiên trì.
The article discusses the methods that President Ho Chi Minh applied in learning foreign languages. All his life, He always created his own learning environment in every circumstance and at any given place and time. To Him, each destination is a university lecture hall. His learning process goes hand in hand with His persistence and endurance in self-education as well as His creative and flexible employment of acquired knowledge to the reality of each and every place he lived and worked at. He also displayed admirable boldness and confidence in communication and overcame all adversaries He faced along the way. As a result, President Ho Chi Minh became fluent in many different languages which would later enable him to be an outstanding diplomat. His precious experiences are basic – yet incredibly effective – language learning techniques that are globally known and exercised. He was truly a great example for us all to follow when it comes to foreign language studies.
Keywords: President Ho Chi Minh, hand in hand, self-education.