logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 58 (Tháng 3/2019)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. NGUYỄN THIỆN GIÁP – Cái biểu đạt và cái được biểu đạt

2. VÕ ĐẠI QUANG – Nghiên cứu đối sánh phương tiện ngữ dụng trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt: Một số vấn đề lý luận cơ bản

3. NGUYỄN TÔ CHUNG – Các phương thức Nhật hóa từ ngoại lai gốc Ấn - Âu trong tiếng Nhật

4. NGUYỄN THỊ MAI HỮU – Khuyến khích hồi tưởng – kỹ thuật thu thập dữ liệu hữu dụng khi thực hiện các nghiên cứu về quá trình tư duy trong khảo thí ngôn ngữ

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

5. ĐINH THỊ BÍCH NGỌC, VŨ THỊ NHUNG – Lồng ghép hoạt động đọc hẹp vào khóa học kỹ năng đọc chuyên sâu nhằm thúc đẩy động lực đọc của sinh viên

VĂN HÓA – VĂN HỌC

6. PHẠM TRẦN HẠNH TRANG – Nỗi đau của Marguerite Duras qua tác phẩm “Nỗi đau” và “Người tình”

7. TRỊNH THỊ THU HÀ – Một vài đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa của uyển ngữ chỉ cái chết trong tiếng Thái

TRAO ĐỔI THÔNG TIN

8. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG– Phương pháp tiếp cận theo năng lực trong chương trình đào tạo kỹ sư, một vài suy nghĩ về hoạt động giảng dạy môn tiếng Pháp

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI
Phó Tổng biên tập: PGS.TS NGUYỄN VĂN TRÀO
Thư ký: TS NGUYỄN NGỌC LÂN
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Bình, PGS.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Văn Khang, TS Đinh Thị Bảo Hương, TS Nguyễn Ngọc Lân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, TS Phạm Ngọc Thạch, TS Đặng Xuân Thu, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tăng Bá Hoàng; ThS Đinh Thị Hải; ThS Lê Thị Thành Huế; ThS Đặng Hoàng Giang; ThS Nguyễn Thị Ngà; ThS Vương Nam Quế; Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Phương Tú •
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. NGUYỄN THIỆN GIÁP – Cái biểu đạt và cái được biểu đạt (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Bài báo phân tích quan niệm của F.de Saussure về cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Trong tiếng Pháp, F.de Saussure gọi cái biểu đạt là ‘signifiant’, cái được biểu đạt là ‘signifié’. Ông quan niệm ‘signifiant’ là hình ảnh âm thanh, ‘signifié’ là khái niệm hay ý nghĩa (sense) của đơn vị ngôn ngữ. Tác giả đã phê phán quan niệm đó và làm sáng tỏ hai khái niệm cái biểu đạt và cái được biểu đạt trong ngôn ngữ học, tránh sự đồng nhất cái được biểu đạt với ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ.
Từ khóa: cái biểu đạt, cái được biểu đạt, ý nghĩa, hình thức, sở chỉ, từ ngữ âm.
The article analyzes F. de Saussure’s opinion on the signifier and signified. In French, he calls the signifier ‘signifiant’ and the signified ‘signifié’, which is a sound-image and a concept or sense of a linguistic unit, respectively. The writer of this article criticizes the opinion and clarifies the signifier and signified in linguistics so as to distinguish the signified with the sense of a linguistic unit.
Keywords: the signifier, the signified, sense, form, referent, phonetic word.

2. VÕ ĐẠI QUANG – Nghiên cứu đối sánh phương tiện ngữ dụng trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt: Một số vấn đề lý luận cơ bản (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Bài viết này được thiết kế như một nghiên cứu tổng quan các phương tiện ngữ dụng trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt. Hai tâm điểm của bài viết này là:
(i) Cơ sở lý luận và những nội dung cần có của một nghiên cứu đối sánh các phương tiện ngữ dụng trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt; và (ii) Những gợi mở mang tính phương pháp luận trong nghiên cứu đối sánh các phương tiện ngữ dụng trong câu hỏi chính danh tiếng Anh và tiếng Việt.
Từ khóa: phương tiện, ngữ dụng, câu hỏi chính danh, nghiên cứu đối sánh, tiếng Anh, tiếng Việt.
This article is designed as an overview of pragmatics in genuine question in English and Vietnamese. It focuses on: (i) the theoretical basis and necessary contents of a comparative-contrastive research on pragmatics in genuine questions in English and Vietnamese; and (ii) some methodological recommendations for conducting it.
Keywords: pragmatics, genuine questions, comparative-contrastive research, English, Vietnamese.

3. NGUYỄN TÔ CHUNG – Các phương thức Nhật hóa từ ngoại lai gốc Ấn - Âu trong tiếng Nhật (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Cùng với việc từ ngữ nước ngoài ngày càng được du nhập mạnh mẽ vào tiếng Nhật, các hiện tượng như Nhật hóa hay biến đổi các từ ngoại lai cũng bắt đầu diễn ra. Bài viết này khảo sát về sự thay đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, hình thái từ ngoại lai gốc Ấn – Âu được du nhập vào tiếng Nhật, cũng như các phương thức Nhật hóa từ ngoại lai gốc Ấn – Âu trong tiếng Nhật.
Từ khóa: ngữ âm, ngữ nghĩa, từ ngoại lai, tiếng Nhật.
As more foreign words and phrases are used in Japanese, such phenomenon as Japanizing or altering foreign words started to appear. This article surveys the phonetic, semantic and morphological changes of foreign words of Indian-European origins used in Japanese language, as well as methods of Japanizing them.
Keywords: phonetic, semantic, foreign words, Japanese language.

4. NGUYỄN THỊ MAI HỮU – Khuyến khích hồi tưởng – kỹ thuật thu thập dữ liệu hữu dụng khi thực hiện các nghiên cứu về quá trình tư duy trong khảo thí ngôn ngữ (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Phỏng vấn sử dụng khuyến khích hồi tưởng (stimulated recall) và hội thoại ngầm (think aloud) là hai công cụ hữu hiệu chính đã và đang được các nhà nghiên cứu sử dụng để tìm hiểu những gì đang diễn ra trong đầu mỗi người khi họ thực hiện những hoạt động cụ thể. Trong khi nói ra suy nghĩ là cách phỏng vấn để người được phỏng vấn chia sẻ họ đang tư duy như thế nào khi đang thực hiện một hoạt động cụ thể, khuyến khích hồi tưởng cho người được phỏng vấn nghe hoặc xem lại những gì họ đã làm để giúp họ hồi tưởng và chia sẻ họ đã nghĩ gì vào thời điểm cụ thể đó. Trong khảo thí ngôn ngữ, với việc phỏng vấn sử dụng khuyến khích hồi tưởng, người nghiên cứu có thể tìm hiểu suy nghĩ của thí sinh và nguyên nhân ẩn sau những hoạt động cụ thể của thí sinh trong phòng thi. Bài báo này mô tả cụ thể cách thức triển khai phỏng vấn bằng khuyến khích hồi tưởng để thu thập dữ liệu thực hiện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tri nhận trong khảo thí ngôn ngữ.
Từ khóa: khuyến khích hồi tưởng, quá trình tư duy, khảo thí ngôn ngữ.
Think-aloud and stimulated-recall interview protocols are the two main tools that have been applied by researchers in attempts to investigate what goes on inside people’s heads in certain situations. While the former interviews participants about what is inside their heads while they are performing a certain act, the later involves playing to them audio or audio-visual recordings of their own behavior to help them recall and share what was on their minds in that situation. In language testing, with stimulated-recall interview protocol, ethnographers may have insights into test-takers’ inner thinking and rationales underlying their reactions in the test contexts. This article describes how to conduct stimulated-recall interviews to collect data for cognitive studies in language testing.
Keywords: stimulated-recall interview, cognitive, language testing.

5. ĐINH THỊ BÍCH NGỌC, VŨ THỊ NHUNG – Lồng ghép hoạt động đọc hẹp vào khóa học kỹ năng đọc chuyên sâu nhằm thúc đẩy động lực đọc của sinh viên (Ngôn ngữ viết: tiếng Anh)
Nghiên cứu này trình bày sự thay đổi trong quan điểm của sinh viên đối với việc đọc thông qua việc tham gia vào hoạt động đọc hẹp và tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động đọc hẹp trong khóa học dạy kỹ năng đọc tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu có sự tham gia của 68 sinh viên năm thứ hai ngành Ngôn ngữ Anh, đang tham gia khóa học Kỹ năng Đọc hiểu 3 được lồng ghép hoạt động này. Dữ liệu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi thăm dò ý kiến sinh viên. Kết quả chỉ ra rằng hoạt động đọc hẹp có khả năng thúc đẩy động lực đọc tài liệu của sinh viên, đồng thời tăng cường kỹ năng đọc, phát triển kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng tự học của sinh viên. Nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng động lực tác động từ các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng lớn hơn so với động lực tác động từ các yếu tố bên trong của sinh viên khi tham gia hoạt động này. Do vậy, một số gợi ý để triển khai hoạt động một cách hiệu quả được đưa ra nhằm giúp các giảng viên ngoại ngữ có thể áp dụng hoạt động này một cách hiệu quả trong việc giảng dạy kỹ năng đọc cho sinh viên.
Từ khóa: Đọc hẹp, tư duy phản biện, động lực bên ngoài, động lực bên trong, thái độ tích cực, các kỹ năng tự học.
The research presents how narrow reading activity changes students’ attitudes towards reading, and what factors motivate students to participate in narrow reading activity in English reading classes at Hanoi University of Industry. Participants are 68 second-year English- majored students who are in the course of English Reading Skill 3 – a reading course involving narrow reading. Data were collected from questionnaires with students. Findings indicate that narrow reading activity has the potential to facilitate students’ English reading, critical thinking skill and self-study skills, and students show positive attitudes towards the activity. It is also demonstrated that extrinsic motivation has greater influence than intrinsic motivation in doing this activity. Therefore, some recommendations are made to help EFL teachers implement narrow reading effectively in teaching reading.
Keywords: Narrow reading, critical thinking, extrinsic motivation, Intrinsic motivation, positive attitude, self-study skills.

6. PHẠM TRẦN HẠNH TRANG – Nỗi đau của Marguerite Duras qua tác phẩm “Nỗi đau” và “Người tình” (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Trong kho tàng văn học đồ sộ của Marguerite Duras, “Người tình” và “Nỗi đau” là hai tác phẩm không chỉ thể hiện rõ nét nỗi đau đớn đến cùng cực của tác giả, mà còn đánh dấu một dòng văn học mới và duy nhất trong văn học Pháp thế kỉ XX: dòng tiểu thuyết mới. Trong khuôn khổ của nghiên cứu, chúng tôi đặc biệt chú trọng đi sâu vào đánh giá nỗi đau của tác giả trong từng tác phẩm, cũng như đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt của chính nỗi đau đó qua hai tác phẩm, qua đó chỉ ra nguồn gốc bắt nguồn của nỗi đau – trạng thái đau đớn cả về thể xác và tâm hồn mà Marguerite Duras phải chịu đựng kể từ khi còn là thiếu nữ cho tới khi trở thành một người vợ. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên hai tác phẩm bằng tiếng Pháp, lý thuyết về phân tích văn bản văn học và trên những yếu tố có liên quan đến hai dòng văn học: Tự truyện và Tự truyện hư cấu.
Từ khóa: văn học Pháp, nỗi đau, Marguerite Duras.
In the literary treasure of Marguerite Duras, “The lover” and “War: A Memoir” are two works that not only clearly express her extreme pain, but also have marked a new and unique line of literature in twentieth-century French literature - new novels. Within the scope of this study, the author focuses particularly on evaluating the author's pain in each work, as well as evaluating the similarities and differences of the pain itself in two works, in order to determine the origin of pain - the physical and mental state of suffering that Marguerite Duras endured since being a young woman and all the way until becoming a wife. The author conducts the study based on the French version of the two works, the theory of literary text analysis and the factors related to the two lines of literature: Autobiography and Autofiction.
Keywords: French literature, pain, Marguerite Duras.

7. TRỊNH THỊ THU HÀ – Một vài đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa của uyển ngữ chỉ cái chết trong tiếng Thái (trên cơ sở ngữ liệu “nhóm từ vựng chỉ trang phục”) (Ngôn ngữ viết: tiếng Việt)
Trong giao tiếp khi nhắc tới các chủ đề có tính nhạy cảm, con người có xu hướng dùng những từ ngữ nói giảm, nói tránh sao cho tế nhị, tránh làm cho người người nghe, thậm chí là cả người nói lúng túng, khó xử. Những từ ngữ này được gọi chung bằng một thuật ngữ là “uyển ngữ”. Mỗi ngôn ngữ trên thế giới đều có sự hình thành và sử dụng “uyển ngữ” theo cách riêng của mình tùy theo môi trường văn hóa xã hội. Bài viết này tập trung vào phân tích các uyển ngữ chỉ “cái chết” trong tiếng Thái trên bình diện ngôn ngữ và văn hóa, góp phần giúp cho người học tiếng Thái có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc điểm của uyển ngữ tiếng Thái, tránh được những tình huống khó xử và giữ được tính lịch sự trong giao tiếp.
Từ khóa: Uyển ngữ, cái chết, tiếng Thái, ngôn ngữ, văn hóa.
When mentioning sensitive topics in communication, people tend to use indirect words and phrases so as to avoid making listeners, even speakers, embarrassed. These words and phrases are called ‘euphemism’. Euphemisms are formed and used differently in each language worldwide based on socio-cultural conditions. This article focuses on analyzing euphemisms for ‘death’ in Thai language from a perspective of language and culture, helping Thai learners have a deeper look at features of Thai euphemisms and avoid unpleasant and impolite communication.
Keywords: euphemism, death, Thai language, language, culture.

8. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG – Phương pháp tiếp cận theo năng lực trong chương trình đào tạo kỹ sư, một vài suy nghĩ về hoạt động giảng dạy môn tiếng Pháp (Ngôn ngữ viết: tiếng Pháp)
Bài viết này trình bày khái niệm “năng lực” và phương pháp tiếp cận theo “năng lực” được áp dụng trong các trường đại học có sự hỗ trợ của Ủy ban văn bằng kỹ sư Pháp (CTI), cơ quan đảm bảo chất lượng cho chương trình đào tạo trong các trường kỹ thuật. Ngoài ra, tác giả bàn về việc triển khai hệ thống CDIO trong đào tạo tại Việt Nam trong đó có Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (IPH). Cuối cùng, bài viết nhấn mạnh vị trí của việc giảng dạy tiếng Pháp trong quá trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên, một nhu cầu ngày càng lớn đối với thị trường lao động. Một ví dụ minh họa hoạt động giảng dạy thử nghiệm môn học “Hội nhập nghề nghiệp” bằng tiếng Pháp theo mô hình hỗn hợp, phối hợp tại chỗ và từ xa được tiến hành trong hai năm sẽ là minh chứng cho những đổi mới sư phạm có thể áp dụng để giảng dạy tiếng Pháp theo định hướng nghề nghiệp trong các trường đại học Việt Nam.
Từ khóa: năng lực, chuyên nghiệp hóa giáo dục, thực hành giảng dạy, chuẩn đầu ra, hội nhập nghề nghiệp.
This article presents the concept of ‘competency’ and competency-based approach adopted in universities with the support from Commission of the Titles of Engineer (CTI), the organization in charge of ensuring the quality of training programs for technical institutions. Besides, the writer also discusses the implementation of CDIO system in training in Vietnam, including Hanoi University of Science and Technology. Lastly, the article emphasizes the status of French language teaching in soft skills training for students, which is an increasingly important demand for labor market. An example of pedagogical innovations in profession-based French language teaching in Vietnamese universities is the pilot module ‘Career integration’ taught in French. It adopts both in-class and distance learning models and will be carried out in 2 years.
Keywords: competency, professionalizing education, teaching practices, standard output, career integration.