logo
EN
VN

Tạp chí KHNN số 59 (Tháng 10/2019)

LÍ LUẬN NGÔN NGỮ

1. ĐOÀN THỤC ANH – Đối chiếu mô hình cấu trúc của thành ngữ so sánh chứa từ “как” trong tiếng Nga với mô hình cấu trúc của thành ngữ so sánh chứa từ “như” trong tiếng Việt

2. L.M. LUKASHEVICH – Ý nghĩa từ vựng của nhóm từ thổ ngữ thể hiện đánh giá chủ quan trong tiếng Nga

3. BÙI MỸ HẠNH – Hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga và tiếng Việt

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

4. V.A. KAZABEEVA – Đổi mới sách giáo khoa tiếng Nga tại nước Cộng hòa Kazakhsta

5. I.A. NIKULINA – Khía cạnh ngôn ngữ văn hóa trong giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ (qua ví dụ ý niệm “luật sư”)

6. I.A. PRONICHEVA – Xây dựng giáo án môn “Tiếng Nga hiện đại” cho sinh viên nước ngoài định hướng “ngữ văn”

7. Y.G. SMIRNOVA – Vấn đề phân loại các ngữ liệu nghe nhìn trong giảng dạy tiếng Nga: Kinh nghiệm giảng dạy tại trường đại học chuyên ngành kỹ thuật

8. STEPANOVA D. – Sử dụng ứng dụng di động trong quá trình sinh viên tự học tiếng Nga như một ngoại ngữ (minh họa qua ứng dụng “quizlet”)

9. D.S. TRUKHANOVA, V.M. FILIPPOVA – Kinh nghiệm phát triển khả năng tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện văn hóa xã hội cho người học tiếng Nga như một ngoại ngữ kết hợp sử dụng các phương pháp và công nghệ hiện đại (Tổng quan kinh nghiệm giảng dạy sinh viên tại Việt Nam)

10. N.I. CHARKES – Tiềm năng giáo dục từ di sản thư tín của các nhà văn Nga trong nghiên cứu tiếng Nga và văn học

DỊCH THUẬT VÀ GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA

11. N.A. ABRAMOVA – Tiếng Nga và thực tế văn hóa xã hội

12. ĐOÀN THỊ BÍCH NGÀ – Các dạng thức hô ngữ trong tiếng Nga và đặc điểm chuyển dịch sang tiếng Việt

13. A.S. MAMONTOV, M.A. NEFEDKINA – Thành tố văn hoá trong ngữ nghĩa của các thuật ngữ chỉ quan hệ họ hàng trong văn hoá Nga và văn hoá Việt

14. HOÀNG THỊ HỒNG TRANG – Trường tên riêng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Mát-xcơ-va và Việt Nam

15. L.YU. MIRZOYEVA, O.V. SYURMEN – Văn bản tiền lệ - “Trở ngại” trong quá trình dịch (trên ngữ liệu dịch tiểu thuyết “Tên tôi là đỏ” của nhà văn O. Pamuk sang tiếng Nga)

Tổng biên tập: GS.TS VŨ VĂN ĐẠI
Phó Tổng biên tập: PGS.TS NGUYỄN VĂN TRÀO
Thư ký: TS NGUYỄN NGỌC LÂN
Ban biên tập: PGS.TS Trần Quang Bình, PSG.TS Nguyễn Tô Chung, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Văn Khang, TS Đinh Thị Bảo Hương, TS Nguyễn Ngọc Lân, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, TS Phạm Ngọc Thạch, TS Đặng Xuân Thu, GS.TS Hoàng Văn Vân
Trị sự: PGS.TS Trần Quang Bình (Trưởng ban); ThS Tăng Bá Hoàng; ThS Đinh Thị Hải; ThS Lê Thị Thành Huế; ThS Đặng Hoàng Giang; ThS Nguyễn Thị Ngà; ThS Vương Nam Quế; Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Phương Tú
Trụ sở: Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Hà Nội, Km 9, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 024 – 35530728; e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ,
Giấy phép xuất bản số: 744/GP-BTTTT, ngày 16.5.2011 • ISSN: 1859-2503

NỘI DUNG TÓM TẮT

1. ĐOÀN THỤC ANH – Đối chiếu mô hình cấu trúc của thành ngữ so sánh chứa từ “как” trong tiếng Nga với mô hình cấu trúc của thành ngữ so sánh chứa từ “như” trong tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Thành ngữ chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ. Thành ngữ luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của của các nhà nghiên cứu vì các cụm từ cố định này chứa thông tin về lịch sử và văn hoá dân tộc - những yếu tố cho phép coi thành ngữ như đơn vị ngôn ngữ-văn hoá phong phú nhất. Trong kho tàng thành ngữ, các đơn vị thành ngữ có chứa từ “как” trong tiếng Nga và đơn vị thành ngữ chứa từ “như” trong tiếng Việt chiếm số lượng lớn. Cho đến nay, các thành ngữ so sánh tiếng Nga còn chưa được nghiên cứu nhiều, mới chỉ đơn thuần được liệt kê rải rác trong các từ điển thành ngữ. Thành ngữ so sánh tiếng Việt cũng có bức tranh tương tự. Trong bài báo này chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích và mô tả những thuộc tính đặc trưng của thành ngữ so sánh, tiến hành phân tích đối chiếu thành ngữ so sánh trong tiếng Nga và tiếng Việt, đưa ra những luận cứ chứng minh hệ thống thành ngữ so sánh là nhóm thành ngữ độc lập. Trên cơ sở phân tích ngữ liệu thu thập được trong các từ điển thành ngữ và từ điển tường giải tiếng Nga và tiếng Việt, từ các tác phẩm văn học nghệ thuật, chúng tôi đối chiếu các mô hình cấu trúc cơ bản của thành ngữ so sánh với từ как trong tiếng Nga và thành ngữ chứa từ “như” trong tiếng Việt.
Từ khóa: thành tố, dạng cấu trúc, thành ngữ, mô hình.

Idioms play a key role in the lexical system of a language. Idioms often attract researchers’ interest as these fixed phrases contain historical and cultural information for which idioms are considered the most diverse cultural-linguistic unit. There are a large number of idioms containing the word “как” in Russian and the word “như” in Vietnamese. Russian comparative idioms have yet been researched but merely mentioned in idiom dictionaries. A similar picture can be seen in Vietnamese comparative idioms. We conduct this study with an aim to analyze and describe key attributes of comparative idioms, to compare those in Russian and Vietnamese as long as to provide evidences in an independent idiom group system. On the basis of analyzing the corpus collected in idiom dictionaries and Russian-Vietnamese dictionaries as well as literary works, we contrast basic structural models of comparative idioms containing the word “как” in Russian and the word “như” in Vietnamese.
Keywords: component, structural form, idiom, model.

2. L.M. LUKASHEVICH – Ý nghĩa từ vựng của nhóm từ thổ ngữ thể hiện đánh giá chủ quan trong tiếng Nga (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo phân tích ý nghĩa từ vựng của nhóm từ thổ ngữ thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói. Ngữ liệu được sử dụng là 2 cuốn từ điển: Từ điển từ vựng thể hiện sự đánh giá chủ quan lời nói dân gian Nga (chủ biên O.I. Litvinikova) và Từ điển các thổ ngữ dân gian Nga (40 tập). Hiện nay có một số nghiên cứu phân tích ý nghĩa từ vựng của từ thổ ngữ trên cơ sở dữ liệu các thổ ngữ riêng lẻ và chưa có nghiên cứu nào đề cập tới việc phân tích các nhóm từ vựng đã nêu ở bình diện chung của tất cả các thổ ngữ. Đây cũng chính là nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu này. Bài báo phân tích tổng hợp các từ thổ ngữ (nhóm thường xuyên sử dụng, khả năng giải nghĩa, khả năng biểu cảm) được chọn từ các nguồn ngữ liệu từ điển đã nêu trên theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Từ khóa: cấu tạo từ, từ thổ ngữ, ý nghĩa đánh giá chủ quan.

This article analyzes the lexical meanings of subdialects expressing a speaker’s subjective evaluation. The corpus used in this research includes two dictionaries: the Dictionary of vocabulary in Russian folk speech conveying subjective evaluation (edited by O.I. Litvinikova) and the Dictionary of Russian folk subdialects (in 40 volumes). There are a small number of studies conducted to analyze the semantic meanings of subdialects based on individual database, none of which has addressed the lexical groups stated in the common ground of all subdialects. This article aims to provide a comprehensive analysis of subdialects (frequently-used groups, their ability to explain and express feelings) selected from the above-mentioned corpus through random sampling method.
Keywords: word formation, subdialects, subjective evaluation.

3. BÙI MỸ HẠNH – Hiện tượng đồng âm khác nghĩa trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga và tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga và tiếng Việt có thể xuất hiện các hiện tượng liên quan đến các mối quan hệ hình thái – ngữ nghĩa tương hỗ giữa các thành tố của danh từ ghép. Một trong những loại hiện tượng này là đồng âm khác nghĩa.
Trong cấu tạo từ ghép tiếng Nga, hiện tượng đồng âm/tự khác nghĩa xảy ra khi các thành tố khác nhau của các từ ghép có cùng một cấu trúc âm vị (nghĩa là được viết giống nhau) nhưng lại có nghĩa khác nhau, hoặc các nghĩa khác nhau của các thành tố khác nhau có cấu trúc âm vị giống nhau. Sự đồng âm/tự khác nghĩa trong cấu tạo từ của các danh từ ghép tiếng Nga bao gồm những hiện tượng sau: đồng âm/tự khác nghĩa giữa các thành tố của từ ghép (đồng âm/tự khác nghĩa giữa các thành tố phụ và đồng âm/tự khác nghĩa giữa các thành tố chính) và đồng âm/tự khác nghĩa của cả từ ghép.
Tiếng Việt có nhiều từ đồng âm khác nghĩa đóng vai trò là thành tố của danh từ ghép. Các cặp (dãy) danh từ ghép đồng âm khác nghĩa có thể chứa (1) hoặc các từ thuần Việt, (2) hoặc một từ thuần Việt và một từ gốc Hán, (3) hoặc cả hai từ gốc Hán.
Tương tự như cấu tạo danh từ ghép tiếng Nga, trong cấu tạo danh từ ghép tiếng Việt đồng âm khác nghĩa chủ yếu là các thành tố của từ ghép (cả thành tố phụ và thành tố chính), còn cả từ ghép thì hiếm hơn nhiều.
Từ khóa: Cấu tạo từ, đồng âm khác nghĩa, đồng âm khác nghĩa cấu tạo từ, ghép, danh từ ghép.

In the formation of compound nouns in the Russian and Vietnamese languages, there are phenomena connected with mutual morphological-semantic relations between components of a compound noun. One of such phenomena is homonymy.
In the Russian language, homonymy takes place when different components of compound words have identical phonemic form (spelled alike) but express different meanings; or different meanings of different components have identical phonemic form. The homonymy in the formation of Russian compound words involves: homonymy of components of compound words (homonymy of subordinate components and homonymy of main components) and homonymy of the whole compound words.
In Vietnamese, there are many homonyms that act as components of compound nouns. The pairs (or series) of compound nouns that are homonyms may consist of (1) Vietnamese words, or (2) a Vietnamese word and a Sino-Vietnamese word, or (3) two Sino-Vietnamese words.
In both the Russian and Vietnamese languages, components of compound nouns (both subordinate and main components) are often homonyms, while homonymy is rarely found in the whole compound words.
Keywords: word-formation, homonymy, word-formative homonymy, compound nouns.

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

4. V.A. KAZABEEVA – Đổi mới sách giáo khoa tiếng Nga tại nước Cộng hòa Kazakhsta (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Những thay đổi đang diễn ra trên thế giới, sự phát triển của công nghệ và quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Nước Cộng hòa Kazakhstan kể từ năm 2016 đã tiến hành cải cách giáo dục phổ thông, bao gồm việc đưa vào giảng dạy các chương trình giáo dục với nội dung đổi mới. Quá trình cải cách này đã kéo theo việc xuất bản các sách giáo khoa đổi mới. Bài báo miêu tả các dự án sách giáo khoa tiếng Nga được xây dựng trong khuôn khổ chương trình giáo dục đổi mới dành cho học sinh trung học phổ thông lớp 10 và 11. Tập thể tác giả, gồm TS giáo dục, GS Brulyova F.G., TS ngữ văn, PGS Kazabeeva V.A. và giảng viên chính Kornilova T.B. đã biên soạn Bộ Tài liệu Giảng dạy và Phương pháp luận tiếng Nga cho lớp 10, phân ban xã hội nhân văn. Bài báo miêu tả cấu trúc của cuốn Sách giáo khoa, trình bày phương pháp và cách thức đưa vào các nội dung giảng dạy, biện minh các nguyên tắc xây dựng cuốn Sách giáo khoa, giải thích cấu trúc của các cấu phần và việc phân bổ kiến thức ngữ pháp theo chủ đề và đề mục, giới thiệu các đặc điểm của cuốn Sách giáo khoa, vốn được xây dựng dựa trên việc phát triển tư duy phản biện thông qua đọc và viết. Bài báo cũng trình bày cách sử dụng cuốn “Hướng dẫn phương pháp luận” đi kèm với cuốn Sách giáo khoa, cũng như miêu tả Tuyển tập các bài chính tả và văn tường thuật nằm trong Bộ Tài liệu Giảng dạy và Phương pháp luận.
Từ khóa: nước Cộng hòa Kazakhstan, chương trình giáo dục đổi mới, tiếng Nga, lớp 10.

With worldwide changes, technological advances and globalization exerting effects on different fields of human activity, in 2016, the Republic of Kazakhstan adopted reforms in general education, including curriculum renewal. As a result, textbooks with revised contents for schools were published. This article describes the “Russian language” textbook developed within the framework of renovating educational program for Grade 10 and 11. The authors, including Prof. Brulyova F.G., Doctor of Education; Associate Professor Kazabeeva V.A, Doctor of Literature and Kornilova T.B., Lecturer have compiled the Russian Language Teaching Materials and Methodology for Grade 10 specializing in humanities. The article discusses the structure of the textbook, justifies the principles to develop the textbook and provides methods to present teaching contents. It also explains the structures of sections, the topic-based distribution of grammatical knowledge and the features of the textbook aimed at fostering critical thinking through reading and writing. The article also describes the "Methodological guide" to the textbook and the collection of dictation and narration exercises included in the Russian Language Teaching Materials and Methodology.
Keywords: the Republic of Kazakhstan, renewed curriculum, the Russian language, Grade 10.

5. I.A. NIKULINA – Khía cạnh ngôn ngữ văn hóa trong giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ (qua ví dụ ý niệm “luật sư”) (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo nghiên cứu ý niệm “luật sư” nhìn từ góc độ giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ (cấp độ nâng cao), phân tích các khía cạnh khác nhau của khái niệm này. Ngữ liệu phân tích ngôn ngữ văn hóa của bài là các bài diễn văn tố tụng của Plevako F.N. Ngoài ra, bài báo chỉ ra các đặc điểm nghề nghiệp đặc trưng của luật sư, cho phép người học nước ngoài hình dung đầy đủ hơn về hệ thống các giá trị văn hóa Nga.
Từ khóa: ý niệm, luật sư, bức tranh thế giới bằng ngôn ngữ, khía cạnh ngôn ngữ văn hóa của giảng dạy, diễn văn tố tụng.

The article examines the concept of "lawyer" from the perspective of teaching Russian as a foreign language (advanced level), analying different aspects of this concept. The data for linguistic and cultural analysis include judicial speeches by F. N. Plevako. In addition, the article points out specific professional traits of the lawyer, helping foreign students to better understand the system of Russian cultural values.
Keywords: concept, lawyer, language picture of the world, linguistic and cultural aspects of teaching, judicial speech.

6. I.A. PRONICHEVA – Xây dựng giáo án môn “Tiếng Nga hiện đại” cho sinh viên nước ngoài định hướng “ngữ văn” (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo là giáo án một buổi học với chủ đề “Chỉnh âm học. Các chuẩn mực phát âm” dành cho sinh viên nước ngoài năm thứ nhất, định hướng “Ngữ văn”. Nhiệm vụ của giảng viên là đào tạo các nhà ngữ văn hoạt động trong ngành ngữ văn và giảng dạy. Giáo án được trình bày khác biệt với các công trình có cùng chủ đề ở chỗ không áp dụng phương pháp ngữ pháp dịch, làm việc một cách có hệ thống với văn bản dạng viết và văn bản dạng video, cũng như sử dụng các dịch vụ online như là là công cụ xây dựng bài tập. Cấu trúc buổi học bao gồm các thành phần sau: input (dẫn nhập vào tình huống lời nói dựa trên ngữ liệu dễ hiểu với sinh viên), thực hiện các bài tập trước khi đọc, đọc lấy ý chính văn bản thực, thực hiện các bài tập trong khi đọc và sau khi đọc, làm việc với văn bản video thực, làm việc với dịch vụ wizer.me và worditout. Giáo án cho buổi học 90 phút bao gồm tổ hợp bài tập được xây dựng riêng cho chủ đề của giờ học. Các tài liệu này có thể được các giảng viên tiếng Nga như một ngoại ngữ sử dụng trong quá trình tự xây dựng tài liệu giảng dạy của mình.
Từ khóa: cách tiếp cận giao tiếp, tình huống lời nói, input, hoạt động với văn bản, bài giảng video.

The article presents a plan for a lesson themed ““Orthoepy. Pronunciation norms” for international first-year students specializing in Philology. The teacher`s task is to prepare would-be philologists for their professional and pedagogical work. The lesson plan differs greatly from papers on similar topics because the author does not apply grammar-translation method, but introduces a systematic study of written texts and videotexts, as well as uses online services for creating tasks. The structure of the lesson includes the following components: input (introduction to the communicative situation using comprehensible language), doing pre-reading exercises, reading for the main idea of an authentic text, doing during and post-reading exercises, working with an authentic videotext, working with online services wizer.me and worditout. The plan of a 90-minute lesson contains a specially designed set of exercises. These materials can be useful for teachers of Russian as a foreign language who design materials for lessons on their own.
Keywords: communicative approach, communicative situation, input, text-based activities, video lecture.

7. Y.G. SMIRNOVA – Vấn đề phân loại các ngữ liệu nghe nhìn trong giảng dạy tiếng Nga: Kinh nghiệm giảng dạy tại trường đại học chuyên ngành kỹ thuật (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo đưa ra cách tiếp cận hoàn toàn mới trong việc phân loại các ngữ liệu nghe nhìn trong giảng dạy tiếng Nga dựa trên độ dài của văn bản, độ khó của thông tin, thể loại thông tin và các yếu tố khác. Trong bài báo, tác giả đưa ra nhận định rằng khối lượng ngữ liệu văn bản nghe nhìn trong nghiên cứu tiếng Nga ở các trường đại học kỹ thuật hiện nay được mở rộng rất nhiều so với các phương pháp giảng dạy truyền thống và có dẫn minh chứng cụ thể. Mục tiêu của bài báo là đề xuất các cách thức giảng dạy và rèn luyện ngôn ngữ, lời nói của sinh viên nhóm ngành kỹ thuật tích cực và hiệu quả hơn; cũng như tạo hứng thú với việc nghiên cứu ngoại ngữ cho sinh viên dựa trên phiên bản mới của các dữ liệu nghe nhìn xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng Internet.
Từ khóa: phim, video, câu chuyện số, trường đại học kỹ thuật, phương pháp giảng dạy.

The article introduces a new approach to the classification of audio-visual materials in teaching the Russian language basing on the length of the video, the complexity of the information, genre and other factors. The article claims that current teaching of the Russian language at technical universities makes more use of audio-visual corpus than traditional methods. The purpose of the article is to propose teaching methods to make technical majors’ study of the language more interesting and effective, as well as to motivate students in learning Russian through the use of audio-visual corpus popular on the Internet.
Keywords: film, video, digital story, technical university, teaching methods.

8. STEPANOVA D. – Sử dụng ứng dụng di động trong quá trình sinh viên tự học tiếng Nga như một ngoại ngữ (minh họa qua ứng dụng “quizlet”) (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo nghiên cứu khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như ứng dụng di động. Việc sử dụng ứng dụng Quizlet đã chỉ ra cách thức tổ chức giờ học trên lớp và giờ tự học nhờ vào sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại.
Từ khóa: Học trực tuyến, ứng dụng di động, Quizlet.

The article discusses the possibility of using modern teaching aids, such as mobile applications. Using the Quizlet application shows the way to organize classroom and independent work of students with the help of modern teaching aids.
Keywords: online learning, mobile applications, Quizlet.

9. D.S. TRUKHANOVA, V.M. FILIPPOVA – Kinh nghiệm phát triển khả năng tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện văn hóa xã hội cho người học tiếng Nga như một ngoại ngữ kết hợp sử dụng các phương pháp và công nghệ hiện đại (Tổng quan kinh nghiệm giảng dạy sinh viên tại Việt Nam) (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo xem xét vấn đề khả năng tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện văn hóa xã hội như một phần cơ bản trong khả năng giao tiếp của sinh viên nước ngoài trong quá trình nghiên cứu tiếng Nga như một ngoại ngữ. Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn của hàng loạt các nhà phương pháp học, cũng như dựa trên những trải nghiệm thực tế của cá nhân các tác giả (một trong số đó đã có thời gian làm việc tại Việt Nam), tập thể tác giả đề xuất một số biện pháp sử dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ nhằm hỗ trợ việc tối ưu hóa quá trình học tập và phát triển ngôn ngữ thứ hai của người học.
Từ khóa: tiếng Nga như một ngoại ngữ, phương pháp làm dự án, giờ học tự nhiên, khả năng giao tiếp, khả năng tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện văn hóa xã hội.

The paper examines the socio-cultural approach to language as a fundamental dimension of the communicative competence of foreign students learning Russian as a foreign language. Having analyzed both a number of theoretical and practical works of many methodists as well as personal experience, the authors (among whom have worked in Vietnam) suggest some ways of applying modern technologies in teaching Russian as a foreign language to optimize the educational process and contrust learners’ secondary language identity.
Keywords: Russian as a foreign language, project-based method, natural class, communicative competence, socio-cultural approach to language.

10. N.I. CHARKES – Tiềm năng giáo dục từ di sản thư tín của các nhà văn Nga trong nghiên cứu tiếng Nga và văn học (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Sử dụng di sản thư tín của các nhà văn Nga trong giờ học môn văn học Nga góp phần thực hiện đầy đủ các mục tiêu giáo dục của giờ học. Ngoài ra, các di sản thư tín đó còn có thể được sử dụng để tổ chức hiệu quả các hoạt động bổ trợ trong các giờ học Văn học Nga. Bài báo này trình bày các phương pháp lồng ghép thư tín vào giờ học môn Văn học và đề xuất sử dụng di sản thư tín của các nhà văn Nga ở trường học. Tác giả cũng đưa ra ví dụ về việc sử dụng các đoạn trích thư tín của các nhà văn Nga trong giờ học và phân tích tính hiệu quả của cách làm này trên lớp cũng như trong các hoạt động ngoại khóa.
Từ khóa: di sản thư tín, thư của các nhà văn Nga, việc sử dụng ngữ liệu thư tín trên lớp học, mục đích giáo dục, mục đích đào tạo, phương pháp lồng ghép thư tín vào giờ học.

The use of Russian writers' epistolary heritage in Russian literature lesson allows the full achievement of its educational objectives. Also, the epistolary heritage can be successfully used in the organization of the extracurricular activities in the Russian literature classes. The article presents ways of intergrating letters into literature lessons and recommends the use of Russian writers' epistolary heritage at school. Examples of introduction of the letters fragments in the lesson plan are also provided with an analysis of the efficiency of using the epistolary Russian writers' heritage in class and in extracurricular activities.
Keywords: epistolary heritage; letters of Russian writers; the use of letters in the classroom; educational objectives of the lesson; training objectives of the lesson; ways to include letters in the lesson.

DỊCH THUẬT VÀ GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA

11. N.A. ABRAMOVA – Tiếng Nga và thực tế văn hóa xã hội (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo phân tích sự giám sát mức độ hài lòng của người dân trong việc đảm bảo các nhu cầu ngôn ngữ, phân tích các vấn đề đang tồn tại và đề xuất các biện pháp nhằm phổ biến, gìn giữ tiếng Nga một cách hiệu quả và củng cố vị thế của tiếng Nga như một phương tiện quan trọng nhất giúp nước Nga tăng cường hội nhập với các quốc gia thân thiện và tham gia vào không gian kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của thế giới. Bài báo sử dụng kết quả của một nghiên cứu xã hội học về sự phát triển và phổ biến tiếng Nga như là cơ sở tự xác định bản sắc công dân và ngôn ngữ đối thoại quốc tế trong khuôn khổ chương trình cấp nhà nước “Phát triển Giáo dục” của Liên bang Nga, được thực hiện theo sắc lệnh số 240 của Bộ Giáo dục Liên bang Nga ngày 22/11/2018.
Từ khoá: tiếng Nga, ngôn ngữ thế giới, điều tra xã hội học, chương trình mục tiêu liên bang của Bộ giáo dục Liên bang Nga “Tiếng Nga” giai đoạn 2016-2020.

The article analyzes the monitoring of public satisfaction with addressing language needs, discusses existing problems and proposes measures to ensure the effective dissemination, preservation and strengthening of the Russian language as the most important means for Russia to integrate into the world and participate in global economic, political, cultural and educational space. The article uses the results of a sociological study on the development and dissemination of the Russian language as the basis of civil identity and the language of international dialogue in the framework of the national program of the Russian Federation "Development of education", conducted in accordance with the decree of the Ministry of Education of the Russian Federation № 240 of 22/11/2018.
Keywords: the Russian language, world language, sociological survey, Federal target program “Russian language" for 2016-2020 of the Russian Federation’s Ministry of Education.

12. ĐOÀN THỊ BÍCH NGÀ – Các dạng thức hô ngữ trong tiếng Nga và đặc điểm chuyển dịch sang tiếng Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Hô ngữ có một ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống văn phong lời nói của bất kì một ngôn ngữ nào, ở một chừng mực nào đó nó quyết định tiến trình giao tiếp. Bài báo tập trung phân tích cách sử dụng các dạng thức hô ngữ trong tiếng Nga đối chiếu với tiếng Việt. Trên cơ sở các điểm tương đồng và khác biệt được tìm thấy và ví dụ từ các tác phẩm văn học đã chuyển dịch, bài báo phân tích đặc điểm chuyển dịch các dạng thức hô ngữ khác nhau từ tiếng Nga sang tiếng Việt có tính đến các tình huống giao tiếp và đặc điểm của hô ngữ trong tiếng Việt. Từ các tài liệu phân tích có thể đi đến kết luận, các phương thức phổ biến nhất khi chuyển dịch hô ngữ từ tiếng Nga sang tiếng Việt là phiên âm/ chuyển tự.
Từ khoá: văn phong lời nói, dạng thức hô ngữ, hô ngữ, dịch hô ngữ.

Apostrophes have a particular meaning in the system of speech styles of any language and, to a certain extent, they determine the communicative process. This article focuses on contrasting between forms of apostrophe in Russian and Vietnamese. On the basis of the identified similarities and differences as well as examples from translated literary works, the article analyzes the characteristics of translating different forms of Russian addressing into Vietnamese, taking into account the communicative situations and the features of expressions to address in the Vietnamese language. It concludes that transcription / transliteration is the most common way of translating Russian apostrophes into Vietnamese.
Keywords: speech style, forms of apostrophe, translating apostrophes.

13. A.S. MAMONTOV, M.A. NEFEDKINA – Thành tố văn hoá trong ngữ nghĩa của các thuật ngữ chỉ quan hệ họ hàng trong văn hoá Nga và văn hoá Việt (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo xem xét hệ thống thuật ngữ chỉ quan hệ họ hàng ở khía cạnh đối chiếu ngôn ngữ văn hoá Nga, Việt nhằm xác định đặc điểm hoạt động, số lượng và cấu trúc của các đơn vị này. Trong ngôn ngữ học hiện đại vấn đề về các đơn vị từ vựng có cùng nghĩa tố “họ hàng” trong tiếng Nga và tiếng Việt ở khía cạnh này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Để đối chiếu hệ thống thuật ngữ chỉ quan hệ họ hàng tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích ngôn ngữ tổng hợp và phân loại tài liệu nghiên cứu, phương pháp đối chiếu loại hình, phân tích thành tố, phân tích văn hoá ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếng Việt có nhiều thuật ngữ chỉ quan hệ họ hàng hơn, trong đó dấu hiệu ngữ nghĩa “lứa tuổi trong cùng một thế hệ” và “quan hệ họ hàng bên nội hoặc bên ngoại” là những dấu hiệu quan trọng nhất đối với ngôn ngữ văn hoá dân tộc. Đồng thời cả hai nền văn hoá đều có đặc điểm tuân theo thứ bậc và coi trọng nam giới. Nhiều nghĩa tố không được dùng nhiều trong tiếng Nga nhưng là đặc trưng của tiếng Việt.
Từ khoá: tiếng Nga, tiếng Việt, ngôn ngữ văn hoá, nghĩa tố, tập hợp các ý niệm, ý niệm, họ hàng, phân tích thành tố, dấu hiệu ngữ nghĩa.

The article examines the kinship terminology presented through the comparison of Russian and Vietnamese lingua-cultural aspects to identify their functional features, amount and structures. In modern linguistics, the issue of lexical units having the same “kinship” seme in the Russian and Vietnamese languages is relatively under-researched. To contrast the kinship terminologies, the authors use the following methods: comparison, synchronic linguistic analysis and classification of research materials, comparative-typological investigation, component analysis and linguocultural analysis. The research finds that the Vietnamese language has more terms of kinship than the Russian language. Moreover, the semantic features referring to “age in one generation” and “paternal or maternal kinship” play the most important role in Vietnamese linguistic culture. Both cultures are characterized by respect to hierarchy and androcentrism. A lot of semes rarely used in Russian language are typical of Vietnamese language.
Keywords: Russian language, Vietnamese language, linguaculture, seme, sphere of concepts, concept, kinship, component analysis, semantic feature.

14. HOÀNG THỊ HỒNG TRANG – Trường tên riêng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Mát-xcơ-va và Việt Nam (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Bài báo phân tích so sánh tên riêng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Thành phố Mát-xcơ-va và Hồ Chí Minh, thông qua đó làm sáng tỏ những điểm khác biệt của các cơ sở này trên khía cạnh hình thức và ngữ nghĩa. Ngữ liệu của bài báo gồm 1.000 tên riêng ở Hồ Chí Minh và 7.000 tên riêng ở Mát-xcơ-va được thu thập và chọn lọc từ các tờ báo, quảng cáo, biển hiệu và các nguồn trên Internet. Đặc biệt, nghiên cứu này có tính cấp thiết đối với việc phổ biến rộng rãi danh xưng các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và những cấp độ còn thiếu trong việc nghiên cứu chúng. Dựa trên nền tảng nghiên cứu các ngữ liệu có thể đưa ra kết luận về việc phân chia những khác biệt trong tên riêng của các cơ sở dịch vụ này thành một vài nhóm, điển hình là tính đa dạng của việc đặt tên các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và tính đại diện của các nhóm tên vùng miền.
Từ khóa: tên riêng các cơ sở kinh doanh, tên của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, ngữ nghĩa, hình thức.

The article provides a comparative analysis of the proper names of catering businesses in Moscow and Ho Chi Minh City, thence, sheds light on their formative and semantic differences. The corpus used in the article includes 1,000 names in Ho Chi Minh City and 7,000 names in Moscow collected and selected from newspapers, advertisements, signs and online resources. In particular, this study is critical to the dissemination of the names of catering businesses as well as to a gap in the research. The analysis of corpus concluded that the differences in the proper names of catering businesses can be classified into groups, including diversity of naming and representation of regional names.
Keywords: proper names of businesses, names of catering businesses, semantic, form.

15. L.YU. MIRZOYEVA, O.V. SYURMEN – Văn bản tiền lệ - “Trở ngại” trong quá trình dịch (trên ngữ liệu dịch tiểu thuyết “Tên tôi là đỏ” của nhà văn O. Pamuk sang tiếng Nga) (Ngôn ngữ viết: tiếng Nga)

Văn bản tiền lệ là một hiện tượng văn hóa nhấn mạnh thuộc tính của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định và sự xa lạ của người tham gia giao tiếp đối với cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa đó.
Bản chất cuả văn bản này, của trở ngại trong quá trình giao tiếp liên văn hóa là ở chỗ văn bản này có mối liên hệ hữu cơ với văn hóa của người bản ngữ (ngữ nguồn) và hoàn toàn xa lạ với văn hóa của người nói ngôn ngữ đích (ngữ đích). Do đó, trong quá trình dịch thuật, văn bản này có thể hỗ trợ người dịch nhưng cũng có thể gây ra những khó khăn trong quá trình dịch thuật và giao tiếp liên văn hóa. Trong số “các điểm khác biệt nổi bật” có thể kể đến sự khác biệt về tôn giáo của tác giả/người đọc trong ngữ nguồn và sự chênh lệch về thời gian (trong trường hợp này, văn bản mang đặc trưng văn hoá ở một mức độ nhất định không chỉ khó hiểu với nền văn hoá “tiếp nhận” và khó hiểu với chính người bản ngữ.
Bài báo xem xét vai trò của các văn bản tiền lệ trong bản dịch tiểu thuyết “Tên tôi là Đỏ” của O. Pamuk sang tiếng Nga. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp đối chiếu, góp phần nêu bật lên những khó khăn khi dịch các đoạn văn bản này và các giải pháp khắc phục.
Từ khoá: văn bản tiền lệ, ngữ nguồn, ngữ đích.

Precedent text (PT) is a cultural phenomenon which emphasizes the attributes of a certain language community and the strangeness of an interlocutor to that culture and language community.
The essence of PT and the obstacles in intercultural communicative process lies in its relation to natives’ culture (source language) and its strangeness to culture of the target language. Therefore, although PT can assist a translator, it can also cause difficulties for translation and intercultural communication. One of the particular differences can be the religious identity of authors/readers of source language and the time gap. In this case, PT may be difficult for not only readers of target language but also natives.
The article examines the role of precedent texts in Russian version of the novel "My Name is Red" by O. Pamuk. Comparative method is used here in order to identify translation problems arising in the process of translating these texts and to propose solutions to them.
Keywords: precedent text, source language, target language.